Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIEU LUAN MON VH TOC NGUOI, tìm hiểu một số định hướng nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa các tộc người thiểu số ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.23 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

Trang
A- MỞ ĐẦU

2

B- NỘI DUNG

3

I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

3

1.1- Quan niệm về văn hóa

3

1.2. Quan niệm về văn hóa tộc người

5

1.2.1. Quan niệm về tộc người

5

1.2.2. Quan niệm về văn hóa tộc người

7


1.2.3. Các dạng thức của văn hóa tộc người

9

II- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN
HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

10

2.1. Sự biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay

10

2.1.1. Xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc
phù hợp với điều kiện phát triển mới

10

2.1.2. Xu hướng tiếp biến văn hóa thơng qua giao lưu trong nước và hội
nhập quốc tế

10

2.1.3. Xu hướng suy giảm bản sắc văn hóa các DTTS, đặc biệt là văn
hóa phi vật thể

11

2.2. Một số định hướng nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc
thiểu số hiện nay


14

2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa tộc người

14

2.2.2. Một số định hướng nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc
thiểu số hiện nay

16

C- KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


A- MỞ ĐẦU

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII nhấn mạnh: “Di sản văn hố
là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc cốt lõi của bản sắc văn hoá dân
tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. Cần phải hết sức
coi trọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hố truyền thống”. Các tộc người
trong tiến trình lịch sử của mình đều sáng tạo một phức hợp văn hố tạo nên
nét riêng của mình (bản sắc), góp phần làm phong phú văn hóa Việt Nam đa

tộc người. Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay như là một xu thế tất yếu thì
việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống các tộc người thiểu
số ở Việt Nam là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, trong đó vai trị lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước về bảo tồn và phát huy văn hóa hết sức quan
trọng. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn vấn đề “Tìm hiểu một số định hướng
nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa các tộc người thiểu số ở nước ta” làm đề
tài tiểu luận của mình.

B- NỘI DUNG
2


I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1- Quan niệm về văn hóa
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong
quá trình lịch sử của mình.
Trong một số ghi chép ở trang cuối cùng của tập thơ “Nhật ký trong tù”
(1942-1943) lãnh tụ Hồ Chí Minh viết “Ý nghĩa của văn hóa: Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng,
toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Từ nhận thức ấy, Hồ
Chí Minh đưa ra khái niệm về văn hóa: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Có
thể nói, đây là một cách tiếp cận văn hóa từ ý nghĩa khái quát, đặc trưng nhất
của nó, một định nghĩa cơ đọng và chính xác về văn hóa. Quan niệm của Hồ Chí
Minh về văn hóa là xuất phát từ cách tiếp cận mác-xít và rất gần gũi với nhận
thức hiện đại, khi coi văn hóa khơng chỉ đơn thuần là đời sống tinh thần của con

người - xã hội mà từ trong bản chất của mình, nó chính là linh hồn, sức mạnh
trường tồn của cả dân tộc, là sức sống vươn lên của thời đại. Văn hóa khơng
phải là tồn bộ đời sống con người xã hội, mà là phần cốt tử, là tinh hoa được
chưng cất, kết tụ nên cái bản chất, bản sắc, tính cách của dân tộc, của thời đại.
Nó được xuất phát từ cuộc sống, từ năng lực, trình độ và phương thức sống của
mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng. Và đến lượt mình, văn hóa hiện diện trong mọi
hoạt động từ suy tư đến hành động thực tế, từ hoạt động cá nhân đến những vận
động xã hội, từ hoạt động vật chất đến những sáng tạo tinh thần những phát
minh, sáng chế, tạo ra những giá trị mới của sản xuất vật chất, khoa học - kỹ
thuật - công nghệ, văn học - nghệ thuật.
3


Năm 1970, Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa UNESCO
đã thừa nhận khái niệm do Ph.Mây-ơ (F. Mayor) nguyên Tổng Giám đốc của tổ
chức này đưa ra là khái niệm chung, chính thức của cộng đồng quốc tế về văn
hóa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII),
Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh
thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước
và giữ nước…, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh
thế giới để khơng ngừng hồn thiện mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên
tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái
niệm văn hố bao giờ cũng có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và
theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng,
theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu

là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hố, văn hố nghệ thuật…). Giới
hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực
(văn hoá giao tiếp, văn hố kinh doanh…). Giới hạn theo khơng gian, văn hoá
được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn
hoá Nam Bộ…). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị
trong từng giai đoạn (văn hoá Hồ Bình, văn hố Đơng Sơn…).
Theo nghĩa rộng, văn hố thường được xem là bao gồm tất cả những gì do
con người sáng tạo ra.
Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá đã trở thành đối tượng của văn hoá
học (culturology, culture studies, science of culture) - khoa học nghiên cứu về văn
hóa. Trong lĩnh vực này, khởi đầu từ định nghĩa của E.B.Tylor trong cuốn Văn
hoá nguyên thuỷ (Primitive culture) xuất bản ở London năm 1871, đến nay đã có
rất nhiều định nghĩa khác nhau. Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là A.
4


Kroeber và C. Kluckhohn đã viết một cuốn sách chuyên bàn về các định nghĩa
văn hóa nhan đề: Văn hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa
(Culture: a critical review of concepts and definitions), trong đó đã dẫn ra và phân
tích 164 định nghĩa về văn hoá. Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, số
định nghĩa văn hoá đã tăng lên đến trên 200. Cịn hiện nay thì số lượng định nghĩa
về văn hóa khó mà biết chính xác được, có người bảo là 400, có người nói là 500,
lại có người quả quyết rằng chúng lên đến con số nghìn.
2. Quan niệm về văn hóa tộc người
2.1. Quan niệm về tộc người
Tộc người và vấn đề tộc người là điểm xuất phát quan trọng trong nghiên
cứu văn hóa tộc người. Cùng với việc tiếp cận từ các khoa học liên ngành/đa
ngành khác, khi nghiên cứu văn hóa tộc người khơng thể khơng gắn với quan
điểm của dân tộc học. Hầu hết các nhà chuyên môn đều thừa nhận rằng, đối
tượng của Dân tộc học là tất cả các dân tộc, dù ở bậc thang phát triển thấp hay

cao, thiểu số hay đa số, đã tồn tại trong quá khứ hay là đang tồn tại hiện nay,
nghiên cứu ngơn ngữ, văn hóa tộc người là một trong những nhiệm vụ cơ bản
của Dân tộc học.
Tiếp cận từ Dân tộc học là cơ sở quan trọng để nghiên cứu quá trình hình
thành, đặc trưng, vai trị của văn hóa tộc người đối với tiến trình lịch sử nhân
loại và quốc gia.
Trong thực tế của nghiên cứu khoa học và đời sống, khái niệm dân tộc
thường được dùng với hai nghĩa: dân tộc (quốc gia) và dân tộc (tộc người). Phân
biệt khái niệm dân tộc khơng những có ý nghĩa đối với nghiên cứu văn hóa tộc
người, mà cịn có ý nghĩa trong quan niệm về chính sách dân tộc.
Dân tộc (ethnie), dân tộc (tộc người) là khái niệm khoa học mới xuất hiện
từ cuối thế kỷ XIX (1896) được A.Fouillée (Alfred Jules Émile Fouillée) sử
dụng lại. Ban đầu thuật ngữ này được dùng để chỉ các nhóm tộc người hay đơn
vị tộc người, đến nửa đầu thế kỷ XX thuật ngữ này mới được sử dụng rộng rãi
trong giới khoa học.
5


Trong thực tiễn cũng như khoa học, dân tộc (nation) và dân tộc (ethnie) là
hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu dân tộc (nation) phải là một cộng đồng
chính trị, cư dân sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nhà nước, một
chính phủ, thống nhất về luật pháp; thì dân tộc (ethnie) là cộng đồng mang tính
tộc người. Các tộc người không nhất thiết phải cùng cư trú trên một lãnh thổ,
khơng nhất thiết có chung nhà nước và sinh hoạt kinh tế, cũng như không nhất
thiết phải chung sự thống nhất về luật pháp.
Tuy có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu, nhưng về cơ bản
có sự thống nhất trong quan niệm về tộc người (dân tộc - ethnie): Tộc người là
khái niệm chỉ các cộng đồng mang tính tộc người bất kỳ, bao gồm cả các cộng
đồng tộc người chủ thể của các quốc gia và các cộng đồng tộc người thiểu số
trong các quốc gia, vùng miền, khơng phân biệt đó là cộng đồng tộc người tiến

bộ hay cộng đồng tộc người đang trong quá trình phát triển.
Thực tế trong thế giới hiện đại, đang có nhiều quốc gia là quốc gia đa dân
tộc. Sự đang tồn tại của các loại hình cộng đồng dân tộc và cộng đồng tộc người
như hiện nay, rất cần có nhận thức về dân tộc quốc gia và dân tộc tộc người như
trên đây.
Các tiêu chí để xác định dân tộc (tộc người):
Trên thế giới đã tồn tại những quan điểm về các tiêu chí xác định dân tộc
(tộc người). Có thể tham khảo các quan điểm sau đây:
- Quan điểm của các nhà Dân tộc học Xô viết (áp dụng xác định thành phần
dân tộc ở Liên bang Cộng hịa XHCN Xơ viết):
1. Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định;
2. Cùng nói một ngơn ngữ;
3. Có chung các đặc điểm văn hóa;
4. Có cùng ý thức dân tộc (ý thức tự giác tộc người).
- Quan điểm của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, họ vẫn dựa theo quan
niệm của J.V.Stalin (áp dụng xác định thành phần dân tộc ở Trung Quốc), cho
6


rằng: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử có
chung ngơn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế, cùng chung một tố chất tâm lý biểu
hiện trong cùng một văn hóa. Trong đó có hai vấn đề tiên quyết: Dân tộc là một
phạm trù lịch sử của thời đại tư bản chủ nghĩa đang lên, trước đó khơng thể có
dân tộc; và thiếu một trong 4 yếu tố trên (lịch sử, ngôn ngữ, lãnh thổ, tâm lý),
cũng khơng thể xác định đó là một dân tộc.
- Quan điểm có tính phổ biến trên thế giới, cho rằng có 5 tiêu chí để xác
định dân tộc (tộc người):
1. Cùng tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ tộc người thống nhất);
2. Cùng một khu vực lãnh thổ (lãnh thổ tộc người thống nhất);
3. Có nền kinh tế tộc người thống nhất;

4. Có các đặc trưng văn hóa tộc người thống nhất;
5. Có ý thức tự giác tộc người thống nhất...
Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, vấn đề tiêu chí xác định tộc người được
đặt ra từ nhiều thập kỷ trước. Các nhà khoa học Việt Nam thống nhất với quan
điểm cho rằng, có ba tiêu chí để xác định tộc người:
1. Có chung ngơn ngữ mẹ đẻ;
2. Có chung đặc điểm sinh hoạt văn hóa;
3. Có cùng ý thức tự giác tộc người (thể hiện ở tộc danh).
2.2. Quan niệm về văn hóa tộc người
Quan điểm biện chứng khẳng định rằng, sự tồn tại của con người và xã hội
là cuộc đấu tranh nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần trong cuộc sống
của mình. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của xã
hội loài người nói chung và các tộc người.
Sự vận động về mặt vật chất và tinh thần của chủ thể tộc người luôn luôn
gắn với thời gian và không gian cụ thể. Quá trình quan hệ với tự nhiên và xã hội,
các tộc người đã sáng tạo những sản phẩm có giá trị, đồng thời qua đó thể hiện
7


mình trước tự nhiên và xã hội. Văn hóa chính là sự thể hiện mình theo một cách
riêng, trong điều kiện cụ thể của một chủ thể văn hóa. Trong trường hợp này,
một trong những định nghĩa văn hóa sau đây đáp ứng được các ý nghĩa khi tiếp
cận nghiên cứu văn hóa tộc người: “Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt
động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng
tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Trong mối liên hệ với
văn hóa tộc người, văn hóa trước hết là những sáng tạo giá trị mang tính nhân
sinh, là yếu tố để phân biệt đặc tính riêng của các cộng đồng dân tộc.
Trong quá trình vận động, trước cả khi nhà nước xuất hiện, các tộc người
luôn có ý thức xây dựng và bảo vệ tộc danh và ý thức tộc người cũng như kinh
tế và văn hóa của cộng đồng mình. Văn hóa chính vì vậy không những là yếu tố

cấu thành tộc người, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật
pháp, tập quán, sinh hoạt..., mà còn thể hiện bản sắc của nhiều cộng đồng có
chung tộc danh. Những sáng tạo đó thể hiện năng lực con người với tính cách là
thành viên của cộng đồng xã hội, nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và
những đòi hỏi của sự sinh tồn.
Từ sự phân tích trên đây, khái niệm văn hóa tộc người được hiểu như sau:
Văn hóa tộc người là tổng thể sống động các giá trị văn hoá vật thể và phi vật
thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, thể hiện bản
sắc tộc người, là bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia.
Sự hình thành văn hóa tộc người là một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong tiến
trình phát triển của nhân loại. Văn hóa tộc người là cội nguồn, nền tảng hình
thành và phát triển văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại. Bởi nói đến văn hóa tộc
người là nói đến tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong tục và lễ nghi...
căn cứ để phân biệt tộc người này với tộc người khác.
2.3. Các dạng thức của văn hóa tộc người
Một số dạng thức cơ bản của văn hóa tộc người:
8


- Nhà nghiên cứu văn hóa Ngơ Đức Thịnh phân chia các dạng thức văn hóa
ở Việt Nam như sau: (1) Văn hóa cộng đồng (bao gồm văn hóa tộc người; văn
hóa quốc gia; văn hóa làng; văn hóa gia đình, gia tộc và dịng họ; văn hóa tơn
giáo tín ngưỡng; văn hóa nghề nghiệp); (2) Văn hóa cá nhân; (3) Văn hóa vùng
lãnh thổ; (3)Văn hóa sinh thái...
Theo quan điểm trên, văn tộc người là một trong sáu dạng thức quan trọng
của văn hóa cộng đồng. Quan điểm này cũng phân chia văn hóa tộc người Việt
Nam thành các dạng thức dựa trên căn cứ chính là theo nhóm ngơn ngữ:
+ Nhóm Việt - Mường
+ Nhóm Mơn-Khơme

+ Nhóm Tày-Thái
+ Nhóm Nam Đảo (Austronésien)
+ Nhóm Hmơng-Dao
+ Nhóm Tạng-Miến.
- Cũng có thể phân chia các dạng thức văn hóa tộc người dựa trên căn cứ
về nhu cầu và hình thức tồn tại của các sản phẩm sáng tạo. Văn hóa tộc người sẽ
được phân chia dưới hai dạng thức: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của
tộc người. Đây là những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người, kết quả tư duy và
lao động sáng tạo của các cộng đồng tộc người trong quá trình lịch sử tồn tại và
phát triển.
Sự phân chia các dạng thức văn hóa tộc người có ý nghĩa quan trọng trong
nghiên cứu giá trị, bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt nghiên cứu mối quan hệ
giữa văn hóa tộc người trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hóa
quốc gia dân tộc.
II- MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY VĂN
HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Sự biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
9


2.1.1. Xu hướng giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc
phù hợp với điều kiện phát triển mới
Trong dịng chảy tồn cầu hóa, bảo tồn văn hóa truyền thống các DTTS là
nhằm lưu giữ tính đa dạng của văn hóa Việt Nam, làm phong phú kho tàng văn
hóa thế giới, tăng cường khai thác nguồn tài nguyên văn hóa, thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước, nâng cao lịng tự hào, tự tơn dân tộc, chống lại những âm mưu
phá hoại, chia rẽ của các lực lượng thù địch. Việt Nam đã có nhiều cố gắng, và đã
đạt được những kết quả lớn trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy nền văn hóa
truyền thống của các DTTS: kiểm kê, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể; bảo tồn
tiếng nói và chữ viết; xây dựng thí điểm làng văn hóa các dân tộc gắn với phát

triển du lịch sinh thái; tổ chức các lễ hội truyền thống đặc sắc (ngày hội văn hóa
và thể thao các dân tộc, liên hoan cồng chiêng, liên hoan ca múa nhạc dân gian,
triển lãm trang phục các dân tộc). Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của các DTTS, phục dựng các lễ hội các nghề thủ công truyền thống
và ẩm thực dân tộc lồng với các hoạt động du lịch đã góp phần phát triển kinh tế
tại các địa phương, đem lại thu nhập cho chính các chủ thể văn hóa và góp phần
quảng bá rộng rãi văn hóa các DTTS trong nước và ngoài nước.
2.1.2. Xu hướng tiếp biến văn hóa thơng qua giao lưu trong nước và hội
nhập quốc tế
Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- cơng nghệ, q trình tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển kinh tế của đất nước đã tạo điều kiện để văn
hóa các DTTS tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để phát triển văn hóa theo
hướng tích cực, hiện đại và phù hợp hơn với tâm lý, tập quán đồng bào DTTS.
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS được cải thiện và
từng bước được nâng lên đã góp phần tạo mơi trường lành mạnh cho văn hóa
phát triển. Nhiều bản (buôn, ấp, làng) đã xây dựng được quy ước, hương ước,
phục hồi nhiều giá trị văn hóa truyền thống; nhiều phong tục, luật tục được
nghiên cứu, vận dụng vào việc điều hành, quản lý xã hội, góp phần tích cực
trong việc xây dựng nếp sống văn minh và xây dựng đời sống văn hóa lành
10


mạnh. Q trình xây dựng đời sống văn hóa mới, đặc biệt phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, bản (bn, ấp, làng) văn hóa, đạt được những kết quả tích cực,
góp phần phát huy truyền thống cần cù, nâng cao đời sống tinh thần, hình thành
lối sống mới của đồng bào các dân tộc.
Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa được chú trọng. Các địa
phương quan tâm đến xây dựng thiết chế văn hóa, từ trung tâm văn hóa cấp tỉnh
quy mơ lớn, nhà văn hóa cấp huyện đến nhà văn hóa xã, nhà văn hóa cộng đồng
hoặc cơ sở sinh hoạt cộng đồng ở bản (buôn, bon, ấp, làng)... tạo môi trường

thuận lợi cho văn hóa dân tộc phát triển, góp phần nâng cao một bước đời sống
văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS.
Tuy nhiên, hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào
các DTTS ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…còn thấp; sự chênh lệch
mức sống, trình độ dân trí và điều kiện hưởng thụ văn hóa, giáo dục, chăm sóc
sức khỏe giữa thành thị với nông thôn, giữa đồng bào các dân tộc tại chỗ với các
nhóm dân cư khác khơng những khơng thu hẹp mà ngày càng cách xa hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do: mơi trường cho văn hóa phát triển chưa
thật sự hấp dẫn; việc xây dựng các quy chế văn hóa ở cơ sở cịn mang tính
khn mẫu; hệ thống nhà sinh hoạt cộng đồng còn đơn điệu; hoạt động văn hóa,
văn nghệ ở cơ sở chủ yếu để trình diễn, chứ khơng phải để nâng cao trình độ và
mức hưởng thụ các giá trị truyền thống của nhân dân các dân tộc; sự phổ cập
các phương tiện truyền thông thiếu định hướng.
2.1.3. Xu hướng suy giảm bản sắc văn hóa các DTTS, đặc biệt là văn
hóa phi vật thể
Trong quá trình đổi mới, xuất hiện nguy cơ nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của các DTTS bị mai một, lãng quên. Trong số 54 dân tộc Việt Nam, có
những dân tộc chỉ có số dân dưới mười nghìn người như Pà Thẻn, Cờ Lao, Lơ
Lơ, Mảng, Lự, Cống, Bố Y, La Ha, La Hủ... Thậm chí một số dân tộc chỉ có số
dân dưới một nghìn người như Si La (Lai Châu), Pu Péo (Hà Giang), Ơ Đu
(Nghệ An), Rơ Măm, Brâu (Kon Tum)... Những dân tộc này khó có khả năng và
11


điều kiện tự bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của mình.
Thách thức đầu tiên phải kể đến là khả năng đánh mất ngôn ngữ truyền
thống, linh hồn của văn hóa dân tộc, cũng là phương tiện để chuyển tải, trao
truyền nghệ thuật, phong tục tập quán của các tộc người.
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội sẽ phá vỡ cấu trúc hạ tầng kinh tế cũ,
kéo theo sự thay đổi của văn hóa. Các lễ hội văn hóa dân gian được xem như là

bản sắc độc đáo và vốn quý có nguy cơ ngày càng mai một. Một loạt tập tục, lễ
hội bị phá bỏ; nhiều nhạc cụ dân tộc bị thất thoát cùng với việc sinh hoạt văn
hóa dân gian bị suy giảm. Bên cạnh đó, âm nhạc, vũ đạo, trang phục (vốn được
coi là bản sắc của đồng bào DTTS) cũng đứng trước nguy cơ thất truyền. Giống
như đàn bầu của người Việt, tính tẩu (của người Tày, Thái), đàn tơ rưng, cồng
chiêng (của các DTTS ở Tây Nguyên), khèn (của người Mông), những nhạc cụ
điển hình của các dân tộc, hiện nay có ít người biết sử dụng. Tương tự, các loại
hình nghệ thuật (múa sạp, múa chiêng của đồng bào Mường, Thái; múa trống,
múa xúc tép của dân tộc Cao Lan; múa chèo thuyền, múa hoa sen của đồng bào
Khmer Nam Bộ...), những di sản văn hóa tinh thần đặc biệt của các dân tộc,
đang dần ít xuất hiện.
Trước sự phát triển nóng của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, kỹ thuật làm
thủ công các sản phẩm dân gian truyền thống cũng có nguy cơ tiêu vong. Các
mặt hàng sản xuất bằng thủ công (vốn là niềm tự hào, là minh chứng cho óc
sáng tạo, sự khéo léo của người Việt Nam, như: dệt thổ cẩm; thêu hoa văn; chế
tác nhạc cụ dân tộc bằng chất liệu đá, đồng, tre, nứa.) hiện nay do thiếu đầu ra,
lại vấp phải sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp bán sẵn hàng loạt, nên
dần bị mai một, lãng quên.
Quá trình phát triển thời gian qua đã làm cho văn hóa vật chất các tộc
người có nhiều thay đổi. Ở Tây Nguyên, người Ê Đê, người Mnơng, Gia Rai...
khơng cịn sử dụng trang phục truyền thống, kiến trúc nhà cửa cũng mô phỏng
theo kiến trúc của người miền xi. Đối với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,
giá trị văn hóa bậc nhất Tây Ngun, việc bảo tồn và gìn giữ cịn gặp khá nhiều
12


khó khăn. Việc chuyển đổi tập quán canh tác làm nương rẫy sang trồng cây
công nghiệp (cà phê, cao su, ca cao.) đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhưng dẫn đến sự suy giảm những sinh hoạt cồng chiêng gắn với hoạt động sản
xuất truyền thống. Không gian bn làng, khu nhà mồ, bến nước... (khơng gian

văn hóa cồng chiêng) đã bị thu hẹp hoặc thay thế bằng nhà xây kiên cố, giếng
khoan. Đời sống và sinh hoạt hiện đại làm thay đổi nhận thức về tính thiêng và
tính cộng đồng của văn hóa cồng chiêng, nhiều hộ gia đình đã bán đi những bộ
chiêng, ché quý.
Ở vùng Tây Bắc, điều kiện cuộc sống cịn khó khăn; tỷ lệ hộ thuộc diện đói
nghèo cịn cao; khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng
bào rất hạn chế; có dân tộc ngay cả tiếng nói, chữ viết, trang phục. cũng bị mai
một, thậm chí bị mất hẳn; có dân tộc đã khơng cịn tồn tại mơ hình cư trú, làng
bản truyền thống. Trong q trình tiếp xúc, giao lưu với các dân tộc khác, những
đặc trưng văn hóa của họ có sự giao thoa, mai một. Các dân tộc ít người (như:
Kháng, Mãn, Khơ Mú...) đang có nguy cơ bị “Thái hóa”. Các dân tộc ở vùng
biên giới với Trung Quốc lại có nguy cơ bị “Hán hóa”, “Choang hóa”. Cịn các
dân tộc vùng ven đơ thị, ven đường giao thơng lại có nguy cơ “Kinh hóa”.
Người Hà Nhì ở Ý Tý (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu) bỏ trang phục truyền
thống của dân tộc mình và mặc trang phục của người Hà Nhì (Trung Quốc) sản
xuất bằng vải công nghiệp. Tương tự như vậy, người Mông, Dao ở biên giới
vùng Tây Bắc cũng bỏ trang phục sản xuất thủ công để mua trang phục bằng
nguyên liệu sản xuất theo phương pháp công nghiệp [1].
Sự mai một về bản sắc văn hóa tộc người cịn thể hiện ở chỗ số nghệ nhân
giỏi về âm nhạc truyền thống đã mất đi, lớp trẻ rất ít biết sử dụng nhạc cụ của
cha ông để lại, nhiều thanh niên không thuộc một bài, một làn điệu dân ca.
Khi đạo Tin Lành thâm nhập vào vùng DTTS, nhiều giá trị văn hóa truyền
thống bị chối bỏ. Cá8c cuộc bạo loạn chính trị năm 2001, 2004 ở Tây Nguyên
và năm 2011 ở Mường Nhé, Điện Biên (vùng Tây Bắc), có nhiều nguyên nhân
(khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngồi, về kinh tế, chính trị, văn hóa,
13


xã hội), nhưng ở góc độ văn hóa, đó là sự “xung đột” giữa văn hóa truyền thống
và văn hóa ngoại lai.

2.2. Một số định hướng nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc
thiểu số hiện nay
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa tộc người
- Tháng 7 năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị
quyết Trung ương 5, khóa VIII Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Nhận thức về văn hóa được xác định, văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc là một trong mười nhiệm vụ
của xây dựng nền văn hóa mới.
- Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, chương
trình, kế hoạch, đề án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tộc người:
+ Ngày 4-5-2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt các
chương trình và mục tiêu quốc gia giai đoạn 2001 - 2005, trong đó có Mục tiêu
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, xây dựng và phát
triển đời sống văn hóa cơ sở.
+ Ngày 17-6-2003, Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt đề án Bảo tồn, phát
triển văn hóa các dân tộc người thiểu số Việt Nam: “...Bảo tồn, kế thừa có chọn
lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển
những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số... Tổ chức điều
tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa - nghệ thuật...”.
+ Ngày 31-7-2007, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2006 - 2010 trong đó có: “mục tiêu
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc; xây dựng và
phát triển đời sống văn hóa thơng tin cơ sở” và 9 dự án, trong đó có: “dự án sưu
tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt
14


Nam, dự án điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội đặc
sắc của dân tộc thiểu số”.

+ Ngày 27-7-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐTTg Phê duyệt đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
đến năm 2020. Đề án đã xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cũng như
đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị tích
cực trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Cùng với đề án nói trên, để thực sự tạo một hành lang pháp lý cho hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, từ năm
2009 đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Di sản văn hóa đã được khẩn trương nghiên cứu, xây dựng, ban
hành, cụ thể là:
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21-9-2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 19-9-2012 của Chính phủ quy định
thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Thơng tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30-6-2010 của Bộ VHTTDL
quy định về việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản
văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thơng tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14-07-2011 của Bộ VHTTDL
quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và
danh lam thắng cảnh.
Thơng tư số 18/2012/TT - BVHTTDL ngày 28-12-2012 của Bộ VHTTDL
quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2.2.2. Một số định hướng nhằm bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc
thiểu số hiện nay
15


Một là, vấn đề bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người cần phải xuất phát từ
nhận thức về vai trị của văn hóa trong q trình phát triển. Văn hóa phải được

xác định là trụ cột quan trọng sau kinh tế, môi trường và xã hội. Mọi sự phát
triển phải vì con người, cho nên phát triển phải được định hướng bằng giá trị.
Điều đó cũng đồng nghĩa với vai trị của văn hóa là hệ điều tiết đối với phát triển
xã hội. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số để phát huy
vai trị giá trị văn hóa các tộc người là hệ điều tiết, mục tiêu, động lực của sự
phát triển các tộc người, phát triển quốc gia.
Hai là, bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người là nhiệm vụ quan trọng
trong q trình xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản
sắc. Các dân tộc cùng chung sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc
thái văn hóa riêng. Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú
nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ vững sự
bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em (Nghị quyết
Trung ương 5 - khóa VIII). Đây cũng là định hướng quan trọng của thế giới về
thực hiện thống nhất trong đa dạng của phát triển văn hóa.
Ba là, Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải trên cơ sở quan điểm lý
luận về phát triển bền vững văn hóa, phát triển bền vững văn hóa tộc người. Tức
phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Những
nghiên cứu gần đây của Việt Nam đã đưa ra 5 chỉ báo cho phát triển bền vững về
văn hóa tộc người: (1) Chấp nhận đa dạng văn hóa; (2) Giữ gìn ngơn ngữ tộc
người; (3) Giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người; (4) Ý thức tự giác tộc người; (5)
Văn hóa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Những tiêu chí này được xem là bộ
cơng cụ để đánh giá mức độ phát triển bền vững của văn hóa tộc người gắn với
một không gian, môi trường cụ thể.
Bốn là, Phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số phải gắn với mơi trường tự
nhiên và xã hội. Văn hóa mỗi tộc người được hình thành và phát triển trong
những môi trường tự nhiên và xã hội nhất định, nếu mơi trường đó bị hủy hoại
16



thì văn hóa khó có thể phát triển lành mạnh. Q trình hiện đại hóa đất nước đã
làm thay đổi môi trường tự nhiên và xã hội của các dân tộc một cách cơ bản mà
chiều hướng tiêu cực đang lấn át. Vấn đề là phải tạo dựng môi trường cho phù
hợp, nhân dân phải thực sự là người làm chủ trong q trình phát triển. Phải có
sự đồng bộ trong xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững văn hóa tộc người.

C- KẾT LUẬN

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta trong
điều kiện hiện nay là tạo điều kiện, khai thác những nhân tố nội lực của sự phát
17


triển. Sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước nói chung và vùng DTTS nói riêng
trong những năm đổi mới đã thúc đẩy văn hóa các DTTS phát triển, góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần các DTTS. Các xu hướng biến đổi văn
hóa DTTS, một mặt, làm cho các dân tộc xích lại gần nhau, củng cố tính thống
nhất trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam, mặt khác, gây ra những biến đổi theo
hướng tiêu cực, làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc, tác động xấu đến quá trình
phát triển bền vững kinh tế-xã hội đất nước, thậm chí dẫn đến xung đột dân tộc.
Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ để khơng chỉ xây dựng văn hóa và con
người vùng DTTS, mà còn bảo đảm sự phát triển đất nước một cách bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Bình, Một số vấn đề về tộc người và dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí

Nghiên cứu văn hóa, Số 2 (Trường Đại học văn hóa Hà Nội).


18


2. Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn
hóa - Thơng tin, H.1996.
3. GS,TS. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb CTQG, H.2001.
4. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lê Ngọc Thắng (2010), Dân tộc
học đại cương, Tập II, Nxb GDVN. 2010.
5. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1998): Văn hóa các
dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb GD.1998.
6. Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Việt Nam, Trường
Đại học VHHN.2005.
7. Ngơ Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam, Nxb KHXH.2006.
8. Lê Ngọc Thắng (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ, Việt
Nam, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, H, 2009.
9. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt
Nam, Nxb KHXH. 2006.

19



×