Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

TIEU LUAN MON VAN HOA TOC NGUOI, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.91 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: VĂN HĨA TỘC NGƯỜI

Đề tài:
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
VỚI VĂN HÓA QUỐC GIA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................3
B. NỘI DUNG.........................................................................................4
I. QUAN NIỆM VỀ VĂN HĨA TỘC NGƯỜI....................................4
1. Khái niệm.......................................................................................4
1.1. Văn hóa........................................................................................4
1.2. Tộc người.....................................................................................5
1.3. Văn hóa tộc người.......................................................................6
2. Các dạng thức cơ bản của văn hóa tộc người.............................8
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HĨA TỘC NGƯỜI VÀ VĂN
HĨA QUỐC GIA.........................................................................................10
1. Văn hóa tộc người là bộ phận cấu thành và tồn tại song song
với văn hóa quốc gia..................................................................................11
2. Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa tộc người hội nhập
và phát triển...............................................................................................13
C. KẾT LUẬN........................................................................................15
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................17

2



A. MỞ ĐẦU

Văn hóa tộc người được hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa chủng
tộc, ngôn ngữ và văn hóa, gắn với q trình lịch sử, văn hóa tộc người của
quốc gia và nhân loại. Văn hóa tộc người khơng chỉ mang tính đặc trưng của ý
thức tộc người, một dấu hiệu quan trọng để nhận diện tộc người, mà sự phát
triển của văn hóa tộc người cịn là cơ sở hình thành, phát triển nền văn hóa dân
tộc quốc gia đa dạng và thống nhất.
Sự hình thành văn hóa tộc người là một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong
tiến trình phát triển của nhân loại. Văn hóa tộc người là cội nguồn, nền tảng
hình thành và phát triển văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại. Bởi nói đến văn
hóa tộc người là nói đến tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong
tục và lễ nghi... căn cứ để phân biệt tộc người này với tộc người khác.
Văn hóa các dân tộc là có vai trị quan trọng đối với văn hóa Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu văn hóa truyền thống; xây dựng nền văn học
nghệ thuật mới; xây dựng một nếp sống đẹp, dân chủ và nhân ái.
Trong bối cảnh hiện nay, khi tồn cầu hóa như là một xu thế tất yếu thì
việc nghiên cứu các khía cạnh tộc người và văn hóa tộc người là một địi hỏi
và cũng là một yêu cầu khách quan, góp phần vào sự phát triển và phát triển
bền vững của các quốc gia, các tộc người trên bình diện thế giới cũng như ở
Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa tộc người nói riêng
là một vấn đề ln mang tính thời sự trong q trình xây dựng và thực thi các
chính sách phát triển của các quốc gia dân tộc trên thế giới hiện nay.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia có ý
nghĩa quan trọng. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu mối quan hệ giữa
văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia ở nước ta hiện nay”.
3



B. NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI
1. Khái niệm
1.1. Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm kết quả của tư duy, hoạt động sáng tạo của con
người, gắn bó với mơi trường thiên nhiên cụ thể và trong tổ chức xã hội của
các cộng đồng người qua từng giai đoạn lịch sử. Nói cách khác, văn hóa là tất
cả những gì con người đã bỏ cơng sức để tạo ra, khác với những gì tồn tại
trong tự nhiên ngoài con người. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm khẳng định
“Văn hóa là hệ thống hữu cơ những giá trị tinh thần và vật chất do con người
sáng tạo ra và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. Cho nên, có thể căn cứ vào
mức độ được con người biến thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên
được con người khai thác, cải tạo thì có thể xét trình độ văn hóa chung của con
người (C.Mác). Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của các dạng thức
văn hóa là khơng thuần nhất, mà có sự đan cài phức tạp giữa truyền thống và
hiện đại, giữa bản địa và ngoại lai, giữa cưỡng bức và tự nguyện.
Đó cũng chính là quy luật của hình thành văn hóa tộc người. Sự vận
động về mặt vật chất và tinh thần của chủ thể tộc người luôn luôn gắn với thời
gian và không gian cụ thể. Quá trình quan hệ với tự nhiên và xã hội, các tộc
người đã sáng tạo những sản phẩm có giá trị, đồng thời qua đó thể hiện mình
trước tự nhiên và xã hội. Văn hóa chính là sự thể hiện mình theo một cách
riêng, trong điều kiện cụ thể của một chủ thể văn hóa. Trong trường hợp này,
một trong những định nghĩa văn hóa sau đây đáp ứng được các ý nghĩa khi tiếp
cận nghiên cứu văn hóa tộc người: “Văn hóa là tổng thể sống động của các
hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị
4



hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Trong mối liên
hệ với văn hóa tộc người, văn hóa trước hết là những sáng tạo giá trị mang tính
nhân sinh, là yếu tố để phân biệt đặc tính riêng của các cộng đồng dân tộc.
Trong quá trình vận động, trước cả khi nhà nước xuất hiện, các tộc
người ln có ý thức xây dựng và bảo vệ tộc danh và ý thức tộc người cũng
như kinh tế và văn hóa của cộng đồng mình. Văn hóa chính vì vậy khơng
những là yếu tố cấu thành tộc người, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức,
nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh hoạt..., mà còn thể hiện bản sắc của nhiều
cộng đồng có chung tộc danh. Những sáng tạo đó thể hiện năng lực con người
với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội, nhằm đáp ứng những nhu
cầu đời sống và những đòi hỏi của sự sinh tồn.
1.2. Tộc người
Tộc người theo nghĩa rộng là một loại hình cộng đồng người.
Tộc người theo nghĩa hẹp là tổng hợp những con người được hình thành
về mặt lịch sử trên một lãnh thổ nhất định, dưới một cái tên tự gọi (tộc danh),
có những đặc điểm chung tương đối bền vững về văn hóa và tâm lí (trong đó
nổi trội là ngơn ngữ); có ý thức về sự thống nhất của họ cũng như sự khác nhau
giữa họ với các tộc người khác (nói ngắn gọn là ý thức tộc người).
Trong 3 yếu tố: ngôn ngữ, lãnh thổ, ý thức tộc người gắn với tộc danh thì
yếu tố thứ ba có vai trị đặc biệt. Ý thức tự giác của tộc người gắn với tộc danh
khơng chỉ là là yếu tố cần thiết mà cịn là yếu tố đấy đủ để bản sắc hóa tộc
người. Khi có dấu hiệu thay đổi về ý thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện
dấu hiệu thay đổi thành phần tộc người.
Ở góc độ triết học, vấn đề tộc người khơng chỉ gói gọn trong q
trình thu thập, phân tích các dữ liệu nhân chủng học một cách trực quan mà
còn phải nghiên cứu những nhân tố tự nhiên và lịch sử xã hội để làm rõ quá
trình phát sinh của một tộc người.

5



Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm
tập thể những con người ln thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm
một lãnh thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng
đống) và cùng có những đặc điểm chung về ngơn ngữ và văn hóa.
1.3. Văn hóa tộc người
Văn hố tộc người là một thực thể đa dạng và thống nhất. “Nếu coi
thống nhất của văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải
trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ
nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương (văn hóa vùng). Sẽ
khơng có sự thống nhất văn hóa nào vững chắc và lành mạnh lại dựa trên cơ sở
thuần nhất hóa hay đơn nhất hóa văn hóa” .
Đời sống vật chất và đời sống tinh thần là hiện tượng phổ quát của các
tộc người. Mặt khác, sự vận động về mặt tinh thần và vật chất của chủ thể văn
hố ln gắn với khơng gian thời gian cụ thể. Nhờ có quan hệ với tự nhiên và
xã hội mà chủ thể văn hố sáng tạo ra những sản phẩm có giá trị, đồng thời
nhờ đó mà chủ thể có thể thể hiện mình trước tự nhiên và xã hội. Văn hố là sự
thể hiện mình theo một cách riêng, trong điều kiện lịch sử cụ thể của một chủ
thể văn hoá. Văn hố theo hướng này có nghĩa là nét đặc thù về phong cách
sống của tộc người. Nét đặc thù về phong cách sống của mỗi tộc người như là
phương thức tái hiện những tập hợp tình cảm và lí trí nhằm khẳng định các giá
trị chung của cộng đồng tộc người. Nói chung, nét đặc thù về phong cách sống
là một biểu hiện của bản sắc văn hoá tộc người.
Văn hóa tộc người là tổng thể sống động các giá trị văn hoá vật thể và
phi vật thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, thể
hiện bản sắc tộc người, là bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia.
Theo tác giả Vương Xn Tình: Văn hóa tộc người là tồn bộ những giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong
quá trình sinh tồn và phát triển, gắn với môi trường tự nhiên và xã hội, nó
phản ánh những đặc điểm trong tư duy và lao động sáng tạo của các tộc người

6


trong các giai đoạn phát triển với các thông tin về nội hàm và ngoại diên phản
ánh sự vận động nội tại và trong mối quan hệ văn hóa ở cấp độ tộc người và
quốc gia. Văn hóa tộc người cũng được hiểu là toàn bộ những thành tố những
giá trị văn hóa được tộc người chấp nhận, coi là của mình, khác với văn hóa
ngoại lai, bản sắc văn hóa tộc người là những giá trị văn hóa cơ bản nhất để
phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác.
Sự hình thành văn hóa tộc người là một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong
tiến trình phát triển của nhân loại. Văn hóa tộc người là cội nguồn, nền tảng
hình thành và phát triển văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại. Bởi nói đến văn
hóa tộc người là nói đến tổng thể các yếu tố về tiếng nói, chữ viết, sinh hoạt
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, các sắc thái tâm lý và tình cảm, phong
tục và lễ nghi... căn cứ để phân biệt tộc người này với tộc người khác.
Một điều cần lưu ý là giữa văn hóa tộc người và văn hóa của tộc người,
khơng phải lúc nào cũng có ranh giới thật rõ rệt, nhưng về phương diện nào đó,
cần có sự phân biệt. Văn hóa của tộc người là tổng thể những hiện tượng văn
hóa trong diện mạo hiện tại của tộc người đó, bất kể các yếu tố văn hóa đó có
sắc thái tộc người hay trung tính về tộc thuộc. Ví dụ, các món ăn, các kiểu xây
cất nhà cửa, các hình thức tơn giáo... đang được nhiều tộc người khác nhau tiếp
thu, nhưng các hiện tượng văn hóa đó khơng phải tất cả đều mang tính đặc
trưng tộc người. Cịn văn hóa tộc người là tổng thể các yếu tố văn hóa mang
tính đặc trưng và đặc thù tộc người, nó thực hiện chức năng phân biệt và cố kết
tộc người. Những yếu tố thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người đầu tiên phải kể
đến là: ngôn ngữ mẹ đẻ, trang phục, nhất là trang phục phụ nữ, các tín ngưỡng
và nghi lễ, ăn uống, tri thức dân gian, văn học dân gian, tâm lý dân tộc. Và văn
hóa tộc người khơng phải là khái niệm bất biến, sự hình thành văn hóa tộc
người là q trình “dân tộc hóa”, “bản địa hóa” những yếu tố vay mượn, tức là
tái tạo theo cách riêng, để trở thành văn hóa tộc người.

Dù cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng nói đến văn hóa tộc người là
nói đến giá trị; các giá trị do cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình
lịch sử; là căn cứ quan trọng để phân biệt tộc người; là bộ phận cấu thành văn
7


hóa quốc gia. Sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện trên ba cấp độ: văn hóa
tộc người, văn hóa nhóm ngơn ngữ - tộc người và văn hóa nhóm địa phương
của tộc người (Ngơ Đức Thịnh). Văn hóa tộc người thể hiện sống động toàn bộ
cuộc sống của một cộng đồng tộc người trong suốt quá trình lịch sử. Trong mối
liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố, ý thức tự giác tộc người thể hiện sâu sắc bản
sắc văn hóa tộc người, khơng chỉ ở tộc danh mà còn là những nét đặc thù về
phong cách sống, sinh hoạt, ứng xử và quan niệm giá trị. Nói đến văn hóa tộc
người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo những nét
khác biệt với văn hóa tộc người khác. Văn hóa tộc người vừa là cái bên ngoài
vừa là cái bên trong của tiến trình vận động và phát triển tộc người.
2. Các dạng thức cơ bản của văn hóa tộc người
Dạng thức cơ bản là sự tồn tại của sự vật, hiện tượng bằng những hình
thức, cách thức nhất định. Dạng thức văn hóa là cách thức tồn tại ở nhiều cấp
độ khác nhau, cụ thể của văn hóa. Để phân loại văn hóa hay các dạng thức văn
hóa, có thể dựa vào những căn cứ khác nhau, nhưng thường có hai cách phân
loại chính: hoặc theo dạng tồn tại của văn hóa, hoặc theo lĩnh vực hoạt động hay chức năng của văn hóa. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, sự phân loại chỉ là tương
đối, thực tế thì sự tồn tại của các hiện tượng văn hóa có thể dưới dạng vật thể
hay phi vật thể, nhưng ranh giới giữa chúng chỉ là tương đối.
Nhà nghiên cứu văn hóa Ngơ Đức Thịnh phân chia các dạng thức văn
hóa ở Việt Nam như sau:
- Văn hóa cộng đồng (bao gồm văn hóa tộc người; văn hóa quốc gia; văn
hóa làng; văn hóa gia đình, gia tộc và dịng họ; văn hóa tơn giáo tín ngưỡng;
văn hóa nghề nghiệp);
- Văn hóa cá nhân;

- Văn hóa vùng lãnh thổ;
- Văn hóa sinh thái...
Theo quan điểm trên, văn tộc người là một trong sáu dạng thức quan
trọng của văn hóa cộng đồng. Quan điểm này cũng phân chia văn hóa tộc

8


người Việt Nam thành các dạng thức dựa trên căn cứ chính là theo nhóm ngơn
ngữ:
- Nhóm Việt - Mường
- Nhóm Mơn-Khơme
- Nhóm Tày-Thái
- Nhóm Nam Đảo (Austronésien)
- Nhóm Hmơng-Dao
- Nhóm Tạng-Miến.
Từ căn cứ phân chia dạng thức trên, văn hóa tộc người sẽ được nghiên
cứu trên những phương diện: Chủ nhân văn hóa tộc người là ai? Khơng gian
sinh sống và sinh hoạt kinh tế? Những sáng tạo văn hóa thể hiện ở giá trị văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần? Văn hóa tộc người được nhìn nhận trong
mối quan hệ giữa chủng tộc - ngôn ngữ và văn hóa. Những nội dung này sẽ
được trình bày cụ thể trong phần nghiên cứu về văn hóa tộc người của Việt
Nam.
Cũng có thể phân chia các dạng thức văn hóa tộc người dựa trên căn cứ
về nhu cầu và hình thức tồn tại của các sản phẩm sáng tạo. Văn hóa tộc người
sẽ được phân chia dưới hai dạng thức: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
của tộc người. Đây là những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người, kết quả tư
duy và lao động sáng tạo của các cộng đồng tộc người trong quá trình lịch sử
tồn tại và phát triển.
Định nghĩa về dạng thức văn hóa vật thể:

Văn hóa vật thể là những giá trị văn hóa do các cộng đồng tộc người
sáng tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, lao động, sinh hoạt
gia đình và cộng đồng..., có kết cấu vật chất khơng gian ba chiều mà chúng ta
có thể cầm nắm, cân, đong, đo đếm... được.
Theo định nghĩa này, biểu hiện của dạng thức văn hóa vật thể trong đời
sống của các cộng đồng tộc người rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sáng
tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và cộng đồng. Về cơ bản,
các giá trị sáng tạo là tương đồng, song có sự phân biệt bản sắc cá tính tộc
9


người biểu hiện trong tư duy kỹ thuật canh tác, loại hình kinh tế - văn hóa, tư
duy thẩm mỹ...
Định nghĩa về dạng thức văn hóa phi vật thể:
Văn hóa phi vật thể là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa
khơng phải dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại trong khơng gian và thời
gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và
thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội
trong hoạt động tư tưởng và văn hóa - nghệ thuật mà thể hiện ra khiến người
ta nhận biết được sự tồn tại của nó. Văn hóa phi vật thể của tộc người theo
quan niệm này, bao gồm các giá trị về cơ cấu, tổ chức xã hội (gia đình, dịng
họ, cộng đồng...); những giá trị tín ngưỡng, tơn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh;
những giá trị văn học, nghệ thuật; giá trị về tri thức dân gian...
Sự phân chia các dạng thức văn hóa tộc người có ý nghĩa quan trọng
trong nghiên cứu giá trị, bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt nghiên cứu mối
quan hệ giữa văn hóa tộc người trong q trình hình thành và phát triển nền
văn hóa quốc gia dân tộc.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ VĂN HÓA
QUỐC GIA
1. Văn hóa tộc người là bộ phận cấu thành và tồn tại song song với

văn hóa quốc gia
Nghiên cứu văn hóa tộc người trong mối quan hệ với văn hóa quốc gia
là đặt vấn đề trong bối cảnh các quốc gia đa tộc người để xem xét. Sẽ khơng có
nhận thức đầy đủ về văn hóa quốc gia nếu khơng nghiên cứu nó trong mối
quan hệ với văn hóa tộc người và ngược lại. Vì lịch sử và văn hóa về phương
diện nào đó cùng là một q trình, đây chính là cơ sở của những nghiên cứu về
vấn đề tộc người trong tiến trình lịch sử, văn hóa quốc gia. Việc tách riêng lịch
sử và văn hóa khi nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi có sự trùng lắp, dù nó cho
phép chúng ta nhìn nhận vấn đề văn hóa một cách cụ thể hơn. Có thể xem xét
vấn đề từ hai phương diện: ngôn ngữ - ngữ hệ và văn hóa - hệ thống văn hóa.

10


Thứ nhất, văn hóa tộc người có trước văn hóa quốc gia, là bộ phận hữu
cơ của văn hóa quốc gia.
Văn hóa tộc người có lịch sử lâu đời hơn so với văn hóa quốc gia, bởi nó
được hình thành, tồn tại và phát triển gắn với các cộng đồng tộc người trước
khi có sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sau khi các quốc gia và nhà nước
ra đời, văn hóa tộc người vẫn tồn tại với những đặc trưng và bản chất lịch sử,
xã hội của nó. Văn hóa tộc người (Ethnic Culture) mang đậm dấu ấn đặc trưng
riêng về ngôn ngữ, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể và ý thức tộc người.
Trong các dạng thức văn hóa cộng đồng, văn hóa tộc người là dạng thức
dễ nhận biết nhất. Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ và ngữ hệ là căn cứ
quan trọng cơ bản để phân chia các dân tộc, tộc người và nghiên cứu văn hóa
tộc người. Trong mối quan hệ giữa lịch sử, ngôn ngữ và lịch sử, văn hóa dân
tộc quốc gia, thì ngơn ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng để phân
biệt dân tộc này với dân tộc khác. Mỗi ngôn ngữ thường gắn với một tộc
người, biểu hiện văn hóa của một tộc người nhất định. Với vai trò là phương
tiện giao tiếp cơ bản của con người, ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình

thành, phát triển của tư duy, tư tưởng. Ngôn ngữ là hiện tượng trực tiếp của tư
tưởng. Nghiên cứu ngôn ngữ tộc người giúp ta hiểu về văn hóa tộc người thể
hiện qua các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, sản xuất, sinh hoạt và ý thức tư
duy tộc người. Tộc người vì vậy là đơn vị mang ý nghĩa văn hóa, văn hóa tộc
người là yếu tố quan trọng đặc biệt cấu thành văn hóa dân tộc quốc gia. Hay
nói cách khác, văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại được hình thành cùng với
q trình hình thành và phát triển của các cộng đồng tộc người từ giai đoạn
nguyên thủy sơ khai đến thời đại văn minh.
Thứ hai, văn hóa tộc người tồn tại song song với văn hóa quốc gia, tạo
nên tính thống nhất và đa dạng của văn hóa quốc gia.
Nếu xem xét từ phương diện hệ thống văn hóa, ta thấy văn hóa tộc
người, văn hóa vùng, văn hóa quốc gia... là tập hợp các yếu tố văn hóa có quan
hệ tương tác, chế ước lẫn nhau, phối hợp lẫn nhau tạo ra những đặc trưng
chung, giá trị chung, truyền thống chung trong quá trình lịch sử. Tiếp cận
11


nghiên cứu từ hệ thống văn hóa có nghĩa xem xét văn hóa tộc người và văn hóa
quốc gia như một hệ thống, với những mơ hình cụ thể.
Trên thế giới đã có quan điểm cho rằng, phải xem xét hệ thống văn hóa
từ bốn trụ cột: di sản kiến thức, di sản kỹ thuật, tín ngưỡng, khơng gian... Ở
Việt Nam, các nhà nghiên cứu văn hóa như Trần Quốc Vượng hay Trần Ngọc
Thêm cũng đưa ra quan điểm về hệ thống văn hóa. Tiếp cận từ địa văn hóa,
một vùng văn hóa được quan niệm là một tổng thể - hệ thống một khơng gian
văn hóa với một cấu trúc - hệ thống bao gồm các tiểu hệ (Trần Quốc Vượng).
Theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa là một hệ thống được quy định bởi một loại
hình văn hóa nhất định, bao gồm: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng
đồng, văn hóa ứng xử (đối với mơi trường tự nhiên và xã hội). Tuy cách tiếp
cận hệ thống văn hóa trên đây chưa nhấn mạnh đến chủ thể của văn hóa là
cộng đồng người, các tộc người, nhưng qua đó chúng ta thấy văn hóa quốc gia

và văn hóa tộc người như một hệ thống và tiểu hệ thống.
Một cách tiếp cận khác giúp chúng ta nhận rõ hơn mối quan hệ giữa văn
hóa tộc người và văn hóa quốc gia, đó là xem hệ thống văn hóa bao gồm chủ
thể văn hóa, hoạt động văn hóa và đặc trưng văn hóa. Theo quan điểm này, nếu
xem văn hóa quốc gia là một hệ thống, thì chủ thể văn hóa là yếu tố quan trọng
nhất, trung tâm của hệ thống văn hóa. Chủ thể văn hóa là yếu tố quyết định nội
dung của các hoạt động văn hóa và đặc trưng của tồn bộ hệ thống văn hóa.
Trong một hệ thống văn hóa quốc gia (quốc gia đa sắc tộc), chủ thể văn hóa
bao gồm các tộc người, các cộng đồng người cư trú trong một không gian văn
hóa nhất định. Các chủ thể văn hóa quốc gia thể hiện ở những thuộc tính: thành
phần tộc người, giai cấp, tầng lớp xã hội, học vấn, nghề nghiệp, thế giới quan,
nhân sinh quan, tâm lý, tính cách, đạo đức, lối sống

v. v... Trong tiến trình

lịch sử, diện mạo và bản sắc của một nền văn hóa quốc gia đã được tạo nên bởi
văn hóa của các chủ thể khác nhau, đặc biệt là văn hóa của các cộng đồng tộc
người.
Mỗi cộng đồng tộc người trong hoạt động văn hóa của mình đã sáng tạo
nên hệ giá trị văn hóa từ các lĩnh vực thực tiễn: lao động sản xuất, ẩm thực,
12


trang phục, kiến trúc cư trú, giao thông, tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong
tục, lễ hội, nghệ thuật, chính trị, ngoại giao... Văn hóa tộc người được sáng tạo
gắn với mơi trường văn hóa (khơng gian văn hóa và giao lưu tiếp biến văn
hóa). Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó vừa nhằm đáp ứng nhu
cầu tồn tại của cộng đồng tộc người, vừa trực tiếp tạo ra đặc trưng văn hóa cho
tồn hệ thống (văn hóa quốc gia). Chính vì thế mà văn hóa quốc gia trong một
quốc gia đa sắc tộc được thể hiện ở sự đa dạng, phong phú, nhiều giá trị bản

sắc. Diện mạo, bản sắc văn hóa của các quốc gia khác nhau được phân biệt bởi
ngôn ngữ, giá trị văn hóa, đặc trưng, loại hình... Văn hóa các cộng đồng tộc
người chính vì thế là cơ sở quan trọng, cơ bản để nhận diện văn hóa quốc gia.
2. Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa tộc người hội nhập và
phát triển
Quốc gia dân tộc là một cơ cấu, một thực thể chính trị xã hội, bao trùm
và tạo nên một không gian lãnh thổ, một tập đồn dân cư nhất định, mà ở đó
ln thiết lập cơ cấu quyền lực của một giai cấp nào đó lên tồn bộ xã hội.
Văn hóa quốc gia là văn hóa tương ứng với cộng đồng quốc dân. Trong
một quốc gia đa dân tộc, sự hình thành văn hóa quốc gia là cả một quá trình
lịch sử lâu dài cùng với lịch sử của cộng đồng dân tộc quốc gia. Nền văn hóa
quốc gia là sản phẩm của quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại lâu dài giữa các
tộc người, các nhóm cư dân trong một quốc gia, giữa văn hóa quốc gia đó với
các nước trong khu vực và trên thế giới. Văn hóa quốc gia là kết tinh những giá
trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng dân tộc trong tiến trình lịch
sử, được điều hành, quản lý bởi nhà nước thống nhất, có sự khác biệt với các
quốc gia khác.
Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa các cộng đồng tộc người
phát triển (mơi trường chính trị, pháp lý, mơi trường văn hóa...). Khi nghiên
cứu các dạng thức của văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Ngơ Đức Thịnh
khẳng định những yếu tố cơ bản làm nên diện mạo của văn hóa một quốc gia,
đó là hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống, ngôn ngữ và chữ viết, trình độ
khoa học và giáo dục... Ví dụ, về hệ tư tưởng, đây là yếu tố có sự tác động chi
13


phối đến các thành tố, diện mạo và đặc trưng văn hóa quốc gia. Là yếu tố “phi
tộc người”, hệ tư tưởng gần với thể chế chính trị - xã hội, là cơ sở chính để cơ
cấu nên quyền lực ấy có thể thâu tóm và chi phối mọi cộng đồng dân cư sinh
sống trên một lãnh thổ quốc gia. Hệ tư tưởng vì thế có khả năng gắn kết các

văn hóa địa phương, văn hóa các cộng đồng tộc người lại với nhau trong một
thể thống nhất và đa dạng của văn hóa quốc gia.
Giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia có sự đồng hành trong phát
triển (về quan điểm, đường lối, cơ sở pháp lý và nguyên tắc; về giá trị văn hóa;
về thiết chế văn hóa; quan hệ văn hóa; về đào tạo cán bộ văn hóa...). Văn hóa
quốc gia phản ánh khái quát tính đa dạng chung của các sắc tộc, các cộng đồng
dân cư trên cùng một lãnh thổ. Văn hóa tộc người góp phần tạo nên văn hóa
quốc gia, văn hóa quốc gia làm đậm nét bản sắc của văn hóa tộc người.
Trong quá trình phát triển, các thành viên của một quốc gia thuộc các
tầng lớp xã hội khác nhau, đều có xu hướng chung: giữ gìn bảo vệ, tham gia
sáng tạo, đấu tranh chống nguy cơ đồng hóa văn hóa, giao lưu văn hóa, học hỏi
tinh hoa văn hóa của dân tộc khác. Sự khác nhau trong văn hóa giữa các cộng
đồng đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của văn hóa mỗi quốc gia và văn hóa
nhân loại. Tuy nhiên, sự khác nhau trong văn hóa cũng có thể là nguyên nhân
dẫn đến những sự xung đột như chúng ta đã chứng kiến trong lịch sử và hiện
tại. Chính vì vậy văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia cần được xem xét
trong quan hệ biện chứng của tính thống nhất và đa dạng, tính hội tụ và phát
tán, tính liên tục và đứt đoạn trong quá trình phát triển. Điều này tùy thuộc rất
lớn vào vai trị của hệ thống chính trị quốc gia, nhất là trong bối cảnh hiện nay.

14


C. KẾT LUẬN
Vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa các tộc người là vấn đề được đặt ra
trong chiến lược phát triển quốc gia. Nội dung đó được đặt trong khung nhiệm
vụ của các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX về q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế hàng hóa, thị
trường đồng thời với việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc văn hóa dân tộc. Văn kiện Đại hội XII của Đảng tiếp tục kế thừa

những thành tựu lý luận, đồng thời có bổ sung một số luận điểm mới về văn
hóa, nhằm khẳng định thêm những giá trị to lớn của văn hóa cũng như phương
hướng, quan điểm chỉ đạo để văn hóa phát huy mạnh mẽ vai trị và chức năng
của mình trong sự nghiệp đổi mới. Trước đây, ta nói "xây dựng nền văn hóa
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc", Đại hội XII đã đưa cụm từ "thấm nhuần
tinh thần dân tộc" vào thay cho cụm từ "đậm đà bản săc dân tộc". Đặc biệt,
Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh "giữ gìn và phát huy bản sắc con người và
văn hóa Việt Nam" đó là mối quan hệ mật thiết, sống cịn giữa con người với
văn hóa trong q trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là mối
quan hệ biện chứng, con người tạo ra văn hóa, đến lượt văn hóa phát triển tạo
điều kiện cho con người tiếp tục có điều kiện phát triển hơn trong lịng cộng
đồng, trong lòng dân tộc. Cách mạng nước ta đã chứng tỏ điều này. Nhân tố
con người luôn là trung tâm và động lực của nền văn hóa dân tộc. Mục tiêu
phát triển văn hóa là xây dựng con người Việt Nam "phát triển tồn diện". Vì
thế, Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh: "Xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt
15


Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ,
năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, tinh thần xã hội, nghĩa vụ công dân, ý
thức tuân thủ pháp luật". Để "hoàn thiện bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc"
thì sứ mệnh của toàn Đảng, toàn dân là phải nỗ lực, sáng tạo không ngừng,
tăng cường hợp tác giao lưu quốc tế và tiếp thu có chọn lọc văn hóa của nhân
loại để làm cho con người Việt Nam phát triển đa dạng hơn, văn hóa dân tộc
tiếp cận kịp với văn hóa thời đại, được chứa đựng trong nội hàm của cụm từ
"phát triển văn hóa" được nhấn mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần trong Nghị
quyết.
Cốt cách, tinh thần dân tộc được thể hiện trong các mối quan hệ của
chủ thể văn hố. Nó là sự tập hợp một cách có hệ thống các kiểu quan hệ đặc

trưng của một chủ thể. Đó là những kiểu quan hệ ổn định, thể hiện được bản
tính của cộng đồng. Những kiểu quan hệ này kết thành một “thể thống nhất
diệu kì”, thể hiện trên mọi khía cạnh của cuộc sống, tạo nên “cá tính” của chủ
nhân văn hố. Nói cách khác, ở đó chúng ta có thể bắt gặp ý thức của tộc
người. Đó là một thể thống nhất trong sự đa dạng các giá trị tinh thần của cộng
đồng cư dân đã, đang cùng chung sống.
Đó là q trình "tác động sâu sắc và toàn diện tới đời sống kinh tế - xã
hội - văn hóa - mơi trường" của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Trong bối cảnh đó, mục tiêu vừa bảo tồn, phát triển văn hóa vừa bảo vệ được
mơi trường vì sự phát triển bền vững lâu dài của khu vực miền núi và vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số là vấn đề không đơn giản, cần được các cấp, các
ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm nghiên cứu.

16


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Sĩ Giáo (chủ biên) - Hoàng Lương - Lê Ngọc Thắng: Dân tộc học đại
cương, Tập II, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2010.
2. Từ Chi, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa Thơng tin, 1996.
3. Ngơ Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu, Văn hóa các dân tộc
thiểu số Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1998.
4. Ngô Đức Thịnh: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb
KHXH, 2006.
5. Hồng Lương, Văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Việt Nam, Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội, H, 2005.
6. Lê Ngọc Thắng, Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ, Việt Nam,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, 2009.
7 . Phan Hữu Dật, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến

mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, 2001.
10. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh, Phát triển bền vững văn hóa tộc
người trong q trình hội nhập ở vùng Đông Bắc.
11. Phạm Duy Đức (Chủ biên) (2006), Những thách thức của văn hóa Việt
Nam trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Văn hóa - thơng tin, Hà
Nội.

17


18



×