Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận cao cấp lý luận chính trị, một số giải pháp của việt nam nhằm đối phó với mối đe dọa của an ninh phi truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.93 KB, 21 trang )

1

1. MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT),
như: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch bệnh và thảm
họa môi trường,… đã gây những tổn hại nghiêm trọng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH) và an ninh quốc gia (ANQG) của nhiều nước trong khu
vực và quốc tế. Với tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng khơn lường
của nó, vấn đề ANPTT ngày càng được thế giới quan tâm sâu sắc. Vì thế,
nhận thức và giải quyết đúng đắn các vấn đề ANPTT hiện nay là nội dung có
ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với hồ bình, ổn định và phát triển bền
vững của mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế. Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã
chỉ rõ: “…chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ ANPTT
mang tính tồn cầu, khơng để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”. Đây là
quan điểm cơ bản, phương hướng chủ yếu để toàn Đảng, toàn dân và các lực
lượng vũ trang nhân dân ta thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ ANQG,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội của đất nước trong tình hình
mới. Lần đầu tiên, trong Văn kiện Đại hội Đảng, vấn đề ANPTT được Đảng ta
xác định là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh và
coi đó là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Điều đó, một mặt thể hiện tư duy nhạy bén và sự vận dụng sáng
tạo, kịp thời của Đảng ta về ANQG và bảo vệ ANQG trong bối cảnh hội nhập;
mặt khác, khẳng định tầm quan trọng, sự cấp thiết phải sẵn sàng đối phó có
hiệu quả với các mối đe dọa ANPTT trong điều kiện mới. Đặc biệt, trong tình
hình hiện nay, nhiều vấn đề ANPTT đã vượt qua phạm vi ANQG của một
nước, trở thành thách thức mang tính khu vực và tồn cầu, thì quan điểm trên
càng thể hiện tư duy biện chứng và tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc


2



giữ gìn ANQG nói riêng và hồ bình, ổn định của khu vực và quốc tế nói
chung. Vì vậy, việc nghiên cứu, quán triệt quan điểm của Đảng cần phải được
nhận thức đầy đủ, thấu đáo cả về đặc điểm, tính chất, yêu cầu đặt ra cũng như
cơ sở lý luận và thực tiễn của ANPTT.
An ninh phi truyền thống là những vấn đề ảnh hưởng lớn, không chỉ đe
dọa đến an ninh quốc gia, đến cộng đồng người trong phạm vi một hoặc một
số nước, mà còn đe dọa đến tồn thể nhân loại. Những vấn đề đó được thể
hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng nằm ngoài vấn đề quân sự và trong bối cảnh
liên kết quốc tế. Những vấn đề đó là: cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ơ
nhiễm mơi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, ma túy, tội phạm
xuyên quốc gia, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội
phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao,…
Có thể thấy rõ quy mơ, tính chất tác động của những nguy cơ an ninh phi
truyền thống là rất gay gắt, lâu dài, mang tính xuyên quốc gia, khu vực và
tồn cầu. Việc ngăn chặn và ứng phó với những nguy cơ này không chỉ giới
hạn trong phạm vi một quốc gia mà đòi hỏi sự chủ động và tích cực hợp tác
chặt chẽ của tất cả các nước, của các tổ chức quốc tế và khu vực, của mỗi cá
nhân và của cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, việc đề ra “Một số giải pháp của
Việt Nam nhằm đối phó với mối đe dọa của an ninh phi truyền thống” là rất
cần thiết trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
2. NỘI DUNG
2.1. Lý luận chung về an ninh phi truyền thống
"An ninh phi truyền thống” là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn
đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là mối quan tâm lớn của các quốc
gia dân tộc trên thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế,
cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương.



3

Nghiên cứu một cách có hệ thống cho thấy, ANPTT là một vấn đề mới,
xuất hiện với tần xuất ngày càng nhiều kể từ sau “chiến tranh lạnh”, nhất là sau
sự kiện 11-9-2001 ở Mỹ. Đây là khái niệm an ninh hàm chứa nội hàm mới, nội
dung mới mà lâu nay an ninh truyền thống (ANTT) không đề cập đến hoặc có
đề cập nhưng chưa đầy đủ. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia đã bàn đến
và sử dụng khái niệm này, song chưa có sự thống nhất, thậm chí cịn có sự
“chồng lấn” về nội dung giữa ANPTT và ANTT. Vì vậy, trong hơn hai thập kỷ
qua, dù xuất hiện nhiều trên các diễn đàn quốc tế nhưng ANPTT vẫn là một
khái niệm bất định, đang phát sinh, thay đổi và khơng ngừng được mở rộng.
Tuy ANPTT có nội hàm rộng, đa dạng, phức tạp nhưng lại tùy thuộc vào quan
niệm, nhận thức của mỗi quốc gia và bị chi phối, quyết định bởi lợi ích quốc
gia, dân tộc cùng các lợi ích chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh
của từng nước, nên cách tiếp cận, xem xét, đánh giá về mức độ, tính chất, sự
cấu thành và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Theo quan niệm hiện
nay của Liên hợp quốc, những thách thức ANPTT đặt ra cho nhân loại trong
những năm đầu của thế kỷ XXI bao gồm 4 vấn đề: mơi trường suy thối; biến
đổi khí hậu; dịch bệnh và khủng bố quốc tế. Các học giả châu Âu, châu Á khi
nghiên cứu vấn đề này cũng đã đề cập thêm một số vấn đề chung khác, như: an
ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh kinh tế - tài chính - ngân hàng;
tội phạm xuyên quốc gia (buôn bán phụ nữ và trẻ em, ma tuý, sử dụng các thiết
bị cơng nghệ cao…). Mặc dù cịn nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau,
nhưng tựu chung lại, nhận thức về ANPTT của nhiều quốc gia, khu vực Đông
Nam Á được khu biệt ở ba đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, ANPTT là những vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển
bền vững, ổn định xã hội, môi trường sinh thái và thể chế xã hội; làm suy
giảm tăng trưởng kinh tế, sức khoẻ con người, tác động tiêu cực đến đời sống
sinh hoạt của đông đảo nhân dân và làm gia tăng các hiểm họa tự nhiên.



4

Thứ hai, các mối đe dọa ANPTT có phạm vi tác động rộng, liên quan
đến nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, chủ thể, vượt ra khỏi lợi ích, phạm vi
ANTT và trở thành vấn đề toàn cầu, tác động cả trực tiếp, gián tiếp, cả trước
mắt và lâu dài đối với ANQG.
Thứ ba, giải quyết, ứng phó với vấn đề ANPTT đòi hỏi sự quan tâm, hợp
tác, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và trách nhiệm của từng quốc gia,
với hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, pháp luật,
khoa học - kỹ thuật, ngoại giao và an ninh, quốc phòng…
2.2. Nhận thức về an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Đối với nước ta, vấn đề ANPTT và nội hàm khái niệm của nó được Đảng
ta nhận thức từ rất sớm. Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khố VIII về Chiến
lược an ninh quốc gia (năm 1998) đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức
đối với ANQG của Việt Nam; trong đó, có vấn đề ANPTT. Từ đó đến nay,
Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối
sách thích hợp đối với ANPTT và gắn các chủ trương, đối sách đó với các
quan điểm, tư duy đổi mới KT-XH, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong
thời kỳ đổi mới đất nước. Vừa qua, trong các văn kiện của Đại hội XI, Đảng
ta đã khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về những nội dung, thách
thức của ANPTT đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới,
được biểu hiện ở các điểm cơ bản sau:
Thứ nhất là, Văn kiện Đại hội XI của Đảng bước đầu đã phân định, khu
biệt một cách tương đối rõ nội hàm khái niệm ANTT và ANPTT phù hợp với
thực tiễn đất nước, khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Theo đó,
ANTT và ANPTT là hai khái niệm độc lập nhưng có nội hàm đan xen, hồ
quyện, tác động và chuyển hố lẫn nhau. Trong đó, ANPTT bao hàm cả loại
hình có chủ thể và khơng có chủ thể, nhưng dù ở loại hình nào, nó đều tác
động tiêu cực trên nhiều mặt đối với ANQG cả trước mắt và lâu dài, ảnh



5

hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước, vững mạnh của chế độ
XHCN và vai trò lãnh đạo độc tôn của Đảng. ANPTT là sản phẩm, xu thế tất
yếu của tồn cầu hố và hội nhập quốc tế, nên mang tính tồn cầu, nhưng
được biểu hiện ở những phạm vi và cấp độ khác nhau (quốc gia, khu vực và
thế giới). Do đó, ANPTT là thách thức chung của tồn nhân loại mà Việt Nam
khơng thể đứng ngồi cuộc.
Thứ hai là, với tinh thần đổi mới, sáng tạo, linh hoạt “nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức”, Đảng ta đã nhận thức rõ các thách thức ANPTT đối với
ANQG của đất nước; trên cơ sở đó, chúng ta xác định ngày càng rõ hơn nội
hàm của an ninh - quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh mục tiêu, nhiệm vụ
bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, chúng ta cịn phải
tập trung bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng
- văn hoá và an ninh xã hội; giữ vững trật tự, kỷ cương, chủ động giải quyết
có hiệu quả các mâu thuẫn nội sinh, như: các tranh chấp, khiếu kiện, đình
cơng, lãn cơng trong nhân dân khi mới phát sinh, ngay từ cơ sở, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội trên từng địa bàn và cả nước.
Thứ ba là, xuất phát từ tính phức tạp, đa dạng, “khơng biên giới” đang
trở thành thách thức toàn cầu của ANPTT, Đảng ta đã chủ trương kết hợp sức
mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc
tế để chủ động ứng phó có hiệu quả với các mối đe dọa ANPTT. Theo đó,
quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta là: trên cơ sở phát huy nội lực
là chủ yếu, tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với tất cả các nước trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, khơng
can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau. Đồng thời, khẳng định chính sách
đối ngoại trước sau như một của Việt Nam: sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhất là trong hợp tác đối

phó với ANPTT. Việt Nam “Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu


6

vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức ANPTT, và nhất là
tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc
tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền;…” 2, góp phần giữ
vững ANQG và ổn định chính trị của đất nước.
2.3. Thực trạng, thách thức và các mối đe dọa an ninh phi truyền
thống ở Việt Nam hiện nay
2.3.1. Thực trạng và thách thức an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
hiện nay
* Vấn đề biến đổi khí hậu:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng
nề nhất của biển đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một
trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, và
có nguy cơ tác động ngày càng lớn hơn. Hiện nay, Việt Nam coi ứng phó với
biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đã có những cố
gắng đáng kể. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu cịn bị động, khi
có thiên tai thường gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản; tài nguyên
chưa được khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, thậm chí khai thác q mức
dẫn đến suy thối, cạn kiệt; ơ nhiễm mơi trường diễn ra phổ biến, có xu
hướng gia tăng, có nơi nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất
cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng... Do đó, ứng phó với biến đổi khí
hậu của Việt Nam phải gắn liền và hướng tới phát triển bền vững, dựa trên
nền kinh tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh, tận dụng các cơ hội để đổi mới,
nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia. Đồng thời, coi trọng hợp
tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun và
bảo vệ môi trường. Việc phối hợp quốc tế để giải quyết một số vấn đề thuộc

lĩnh vực an ninh phi truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan
tâm. Nghị quyết số 24-NQ/TW tại Hội nghị Trung ương 7, khóa XI, ngày 03-


7

6-2013 của Đảng “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh
cơng tác bảo vệ tài ngun, mơi trường” chính là một động thái thiết thực nhất
của Việt Nam.
* Vấn đề an ninh lương thực:
Việt Nam đã tiến tới đứng hàng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lúa
gạo. Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn an ninh lương thực vẫn đứng trước rất
nhiều thách thức bởi những ngun nhân như diện tích đất nơng nghiệp ngày
càng bị thu hẹp; biến đổi khí hậu với những hiện tượng mưa đá, hạn hán, nắng
nóng..., khơng chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của con người, mà còn
ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đất đai (diện tích đất mật mất dần,
xâm nhập mặn, xói mịn...), tác động trực tiếp và gây hậu quả nghiêm trọng
cho sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó là một
nghịch lý: nước ta xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng khả năng
tiếp cận an ninh lương thực cho mọi đối tượng nhất là ở những vùng sâu,
vùng xa còn hạn chế, chưa bảo đảm mưu sinh bền vững cho mọi người.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay cũng là vấn đề rất nóng, được các
báo cáo trên đây phân tích ở các khía cạnh: 1) Những năm gần đây, nơng dân
khơng mặn mà với hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2) Hoạt động sản xuất
lương thực và xuất khẩu gạo phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết trong
khi Việt Nam được xếp vào nhóm 5 nước chịu tác động và ảnh hưởng lớn
nhất từ biến đổi khí hậu. 3) Diện tích đất nơng nghiệp đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi tình trạng tăng dân số, đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và
ơ nhiễm mơi trường đất. 4) Đầu tư cho nơng nghiệp cịn thấp. 5) Sản phẩm
gạo xuất khẩu của Việt Nam so về chất lượng và giá thành rất khó cạnh tranh

và ngơi vị số 2 về xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang đứng trước những
thách thức do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước mới nổi như là Ấn Độ hay
Mi-an-ma.


8

* Vấn đề an ninh môi trường:
Hiện nay, Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia trên thế gới, môi trường
sống đang đứng trước nguy cơ bị mất an ninh nghiêm trọng. Ơ nhiễm mơi
trường và những hậu quả của nó đang tác động hằng ngày, hằng giờ đến con
người, đe dọa cuộc sống của tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới và
nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả nhân loại.
Có thể thấy, mọi dạng mơi trường sống của con người hiện nay từ khí
quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển,… đều đang lâm vào tình trạng cạn
kiệt và ơ nhiễm. Sự ô nhiễm môi trường sống được chỉ báo bằng các hiện
tượng chủ yếu như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ơ-zơn, mưa a-xít, sa mạc
hóa, ơ nhiễm nguồn nước sạch, sự đa dạng sinh học bị giảm sút,… đã dẫn đến
những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, làm biến đổi các điều kiện thiên nhiên
trên Trái đất theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống.
Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả lồi người trong q
trình sống. Giữa mơi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ:
mơi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên
nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Phát triển kinh tế xã hội là quá
trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc
sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn
hóa. Tuy nhiên, phát triển một cách ồ ạt khơng tính đến những thiệt hại về
mơi trường từ sự gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên,
tranh giành tài nguyên dẫn đến chiến tranh, xung đột,… sẽ là sự hủy hoại môi
trường, là phát triển khơng tính đến sự bền vững. Như vậy, ngoài những

nguyên nhân do thiên tai như bão, lụt… thì con người - với những hành động
của mình một cách vơ tình hoặc cố ý, đã hủy hoại mơi trường sống một cách
nghiêm trọng.
* Vấn đề an ninh năng lượng:


9

Năng lượng có một vai trị hết sức quan trọng, nó khơng chỉ cải thiện
chất lượng cuộc sống mà cịn làm cho kinh tế và xã hội phát triển. Trong bối
cảnh tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, an ninh năng lượng - một vấn
đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên như những vấn đề toàn cầu hết sức
bức thiết. Trước hết, đó là do vai trò quyết định của an ninh năng lượng đối
với an ninh của mỗi cá nhân con người và sự phát triển bền vững của từng
quốc gia. Có thể thấy, năng lượng khơng những gắn liền mà cịn cải thiện chất
lượng cuộc sống của con người. Từ những sinh hoạt tối thiểu như ăn, ở đến
các hoạt động lao động, vui chơi giải trí của con người đều cần đến năng
lượng. Xét ở cấp nhà nước, an ninh năng lượng là tiền đề cho sự phát triển
bền vững của mỗi quốc gia. Đó là vì sự bảo đảm về năng lượng sẽ giúp cho
mọi hoạt động của quốc gia ổn định và phát triển. Cịn ngược lại, khi năng
lượng có nguy cơ suy giảm thì mọi hoạt động của quốc gia sẽ bị ngừng trệ,
dẫn đến nhiều thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Do đó, mỗi quốc gia dù giàu
hay nghèo đều coi việc bảo đảm nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự
phát triển bền vững của mình. Và, việc bảo đảm an ninh năng lượng đang
ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn cầu.
An ninh năng lượng là một trong những vấn đề toàn cầu cịn do việc thực
hiện nó mang tính chất xun quốc gia, đòi hỏi sự tham gia hợp tác của tất cả
các quốc gia trên thế giới. Nguy cơ đe doạ đến an ninh năng lượng xuất hiện
ngày một nhiều khiến cho vấn đề này càng trở nên bức thiết và địi hỏi sự hợp
tác giải quyết của tồn thế giới vì một nền an ninh năng lượng tồn cầu.

Việt Nam là một trong những nước nằm trong giải phân bổ ánh nắng mặt
trời nhiều nhất trong năm trên bản đồ bức xạ mặt trời của thế giới, lại có khí
hậu nhiệt đới, tiềm năng về năng lượng mặt trời rất lớn và sử dụng hầu như
quanh năm. Việt Nam cũng đã triển khai việc ứng dụng công nghệ vào khai
thác năng lượng mặt trời và đã có những kết quả bước đầu đáng mừng, góp


10

phần tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường. Đây cũng là một trong những nỗ
lực của Việt Nam cùng thế giới ứng phó và giải quyết cuộc khủng hoảng năng
lượng truyền thống sắp cạn kiệt và giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính gây
biến đổi khí hậu.
* Vấn đề an ninh con người:
An ninh con người là một khái niệm an ninh phi truyền thống mang tính
tích hợp cao, được coi như một bước phát triển cao hơn trong nhận thức của
cộng đồng quốc tế về vấn đề an ninh. Nó vừa mang tính đối trọng, vừa mang
tính bổ sung cho khái niệm an ninh truyền thống, vốn nhấn mạnh vào vấn đề
chủ quyền và an ninh quốc gia. Bảo đảm an ninh con người cũng là vấn đề hết
sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với với sự tồn vong và phát triển
của mỗi quốc gia.
Cho đến nay, vẫn chưa có một sự thống nhất quan điểm chung về khái
niệm này, do vậy nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà phê bình trên thế giới.
Mặc dù còn nhiều tranh luận nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm “an ninh
con người” được Liên hợp quốc thống nhất bao gồm 7 thành tố chính là an
ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá
nhân, an ninh cộng đồng, và an ninh chính trị. Theo đó, bên cạnh các mối
quan tâm về an ninh quốc gia, mỗi nước cũng cần bảo đảm “an ninh” của
từng người dân, hay nói cách khác là bảo vệ họ trước các mối đe dọa trong
cuộc sống thường nhật liên quan đến các vấn đề như chính trị, kinh tế, lương

thực, môi trường, y tế,…
Những thách thức cơ bản đối với vấn đề an ninh con người ở Việt Nam
hiện nay chủ yếu là do những tác động tiêu cực của những vấn đề tồn cầu
như biến đổi khí hậu, tồn cầu hóa, trình độ quản lý yếu kém của các cơ quan
chức năng trong việc bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe con người,


11

cơng tác ngăn ngừa và ứng phó với thảm họa thiên tai chưa hiệu quả và cịn
nhiều bất cập.
Ngồi những nội dung trên, tác động của an ninh phi truyền thống đến
quan hệ quốc tế đương đại. Sau Chiến tranh lạnh, nguy cơ về một cuộc chiến
tranh ở phạm vi thế giới bị đẩy lùi, thay vào đó là xu thế hịa bình và hợp tác,
con người trên hành tinh tưởng chừng như được bảo vệ an toàn hơn. Tuy
nhiên, nhân loại lại phải đối phó với những thách thức mới, thế giới ngày
càng trở nên mất an toàn bởi các mối đe dọa trong đó có các vấn đề an ninh
phi truyền thống. Những tác động của an ninh phi truyền thống đến các mối
quan hệ quốc tế được xác định gồm 5 yếu tố, đó là gia tăng vai trò của các
chủ thể trong quan hệ hợp tác quốc tế cùng nhau giải quyết những thách thức;
tác động đến vấn đề độc lập dân tộc của các quốc gia; tác động đến xu thế hịa
bình, hợp tác và phát triển; góp phần thúc đẩy nhận thức chung của cộng đồng
quốc tế trong việc giải quyết các thách thức; thúc đẩy các nước tự giác tham
gia và tôn trọng các công ước, các tổ chức, các hoạt động hợp tác quốc tế
dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc.
Vấn đề an ninh thông tin trong an ninh phi truyền thống, mạng máy tính
ngày nay trên tồn cầu phổ biến một nhận thức chung là quyền kiểm sốt
thơng tin đã trở thành một không gian an ninh quốc gia, ngang hàng với
quyền lục địa, quyền hải dương, quyền không gian, quyền vũ trụ. “Trong thế
giới ngày nay, các hành động khủng bố có thể tới khơng chỉ từ một ít những

kẻ cực đoan đánh bom tự sát, mà còn từ một vài cái gõ bàn phím trên máy
tính - một vũ khí hủy diệt hàng loạt”. Bởi vậy, mỗi nước đều xây dựng cho
mình những chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó đặc biệt quan tâm
đến việc bảo đảm an tồn thơng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
trên Internet, các dịch vụ thương mại điện tử, thanh tốn trực tuyến. Bên cạnh
đó, giữa các nước tất sẽ triển khai cuộc chiến tranh chiếm đoạt, giành giật


12

quyền lợi thông tin vô cùng quyết liệt xoay quanh các vấn đề chủ quyền thông
tin, công nghệ thông tin, tài nguyên thông tin, quy tắc thông tin để nhằm các
mục tiêu về chính trị, kinh tế, quốc phịng,… Về kinh tế, động cơ tấn công chủ
yếu là đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ, đánh cắp các tài khoản ngân hàng,
tống tiền cá nhân và các cơ quan tổ chức, hạ thấp uy tín, thương hiệu của các
cơ quan tổ chức,... Về chính trị - quân sự, động cơ tấn cơng khơng chỉ gián
điệp thơng tin, mà cịn phá hoại kết cấu hạ tầng mạng, các cổng thông tin của
các quốc gia... Vì vậy, hiện nay các nước đều đặt vấn đề bảo đảm an ninh, an
tồn thơng tin lên hàng đầu, nhiều quốc gia xây dựng các chiến lược phát triển
hạ tầng an ninh mạng cả phòng thủ và tấn công mạng, chạy đua vũ trang trong
tác chiến không gian mạng.
2.3.2. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay
Từ phân tích thực trạng và thách thức ở trên, trong xu thế tồn cầu hóa
và hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc, chủ quyền của các quốc gia trong đó có
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh
phi truyền thống”. Một loạt các mối đe dọa như: biến đổi khí hậu, an ninh tài
chính, an ninh năng lượng, khủng bố, các vấn đề mơi trường,... đã trở thành
vấn đề tồn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tồn vong của nhân loại. Như
vậy, các tố đe dọa an ninh phi truyền thống tác động đến các quốc gia trong
đó có Việt Nam trên các mặt sau đây:

* Tác động đến độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia trong các quan
hệ quốc tế:
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, khi “biên giới cứng” giữa các quốc gia bị
phá vỡ, “biên giới mềm” chưa thể tạo thành hàng rào an ninh hiệu quả, an
ninh của các quốc gia dân tộc trở nên phức tạp, khó lường do sự tác động của
các yếu tố từ bên ngồi, nằm ngồi sự cảnh giác, đề phịng của con người.
Điều này cũng có nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối


13

với an ninh quốc gia, đối với độc lập dân tộc. Sự uy hiếp, xâm phạm độc lập
dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát
triển dưới tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là mạnh mẽ
và trực tiếp, nhưng không phải dễ dàng nhận thức đầy đủ và càng không dễ
khắc phục.
Hiện nay, các nước phát triển có ưu thế về vốn, khoa học, cơng nghệ, thị
trường nên trong quan hệ quốc tế giữa các nước phát triển và các nước đang
phát triển còn nhiều bất bình đẳng, phần lớn lợi ích của tồn cầu hóa được
dồn vào các nước phát triển. Các nước này đã lợi dụng q trình tồn cầu hóa
để áp đặt các “giá trị văn hóa”, các luật chơi đối với tất cả các quốc gia.
Những chính sách hỗ trợ các nước nghèo bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh,
… của các nước lớn thường gắn với những điều kiện về chính trị, pháp luật,
chủ quyền, về thể chế kinh tế.
Trên thực tế, vấn đề khủng bố không chỉ gây hậu quả trực tiếp đến an
ninh quốc gia, mà nhiều khi lại là “cái cớ” cho sự can thiệp của các thế lực
bên ngồi vào cơng việc nội bộ, kể cả sự can thiệp bằng vũ lực. Các nước, đặc
biệt là các nước nhỏ có thể bị cuốn vàovào vịng xốy của chống khủng bố, dễ
dẫn đến bị phụ thuộc vào các nước lớn trong quan hệ quốc tế.
Thậm chí, một số cường quốc phương Tây sử dụng các thủ đoạn, cơ hội

làm gia tăng mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh
việc thay đổi chế độ chính trị đối với những nước khác biệt về chế độ chính
trị, hoặc thu hút các nước đó vào khu vực ảnh hưởng của họ. Trong điều kiện
đó, độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia bị uy hiếp nghiêm trọng, thậm chí
bị xâm phạm.
* Tác động đến thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của
dân tộc:


14

Giữ vững và kiên định thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển
của dân tộc là vấn đề cốt lõi trong việc bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi quốc
gia. Khơng thể có độc lập dân tộc thực sự, nếu quốc gia đó khơng giữ vững
được thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc mình.
Việt Nam, trong bối cảnh tồn cầu hóa, những tác động trên càng trở nên
quyết liệt, bởi các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hịa bình” để
chống phá. Chúng đưa ra những “yêu cầu”, “khuyến nghị” cần phải từ bỏ sự
lãnh đạo của Đảng cầm quyền, phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; xây
dựng nhà nước pháp quyền theo kiểu phương Tây; thực hiện “xã hội dân
sự”... đã cho thấy rõ điều đó. Những lo ngại mất độc lập, tự chủ về chính trị
mà khơng dám tích cực hội nhập quốc tế; hoặc yêu cầu phải đẩy nhanh hơn
nữa quá trình hội nhập quốc tế, mà không quan tâm đầy đủ đến độc lập, tự
chủ, chủ quyền quốc gia; đòi đẩy mạnh cải cách chính trị, thậm chí phải thực
hiện “đa đảng đối lập”... đang trở thành nguy cơ tiềm ẩn đe dọa thể chế chính
trị và nền độc lập của dân tộc.
* Tác động đến nền kinh tế độc lập tự chủ của quốc gia:
An ninh quốc gia và thực lực kinh tế là hai vấn đề không thể tách rời
nhau. Tính độc lập tự chủ của nền kinh tế đất nước bị uy hiếp bởi tác động
của các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, trực tiếp trên các vấn đề: lợi

ích kinh tế; chủ quyền kinh tế; định hướng phát triển kinh tế; thể chế kinh tế;
sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại quốc tế của quốc gia.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008 bắt
đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước, kéo cả nền kinh tế thế
giới rơi vào tình trạng suy thối, là một thí dụ sự tác động của các vấn đề an
ninh phi truyền thống đến sự độc lập và khả năng ứng phó của các nền kinh tế
mỗi nước.


15

Điều đó cho thấy, an ninh kinh tế là bộ phận cấu thành quan trọng trong
hệ thống an ninh quốc gia. Khủng hoảng tài chính, tiền tệ có thể làm nảy sinh
những nguy hại xã hội rất to lớn, với những hậu quả khó lường, khiến cho các
quốc gia đang phát triển có thể trở thành kiệt quệ, dẫn đến rối loạn hoặc xung
đột xã hội.
* Vấn đề môi trường sinh thái, tài nguyên:
Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế gới, vấn đề môi trường, cạn
kiệt nguồn tài nguyên, khan hiếm nguồn nước sạch, vấn đề biến đổi khí hậu,
nước biển dâng… đơi khi lại đe dọa nhiều hơn đối với cuộc sống của người
dân ở những quốc gia không phải là “thủ phạm” gây ra những biến đổi, cạn
kiệt đó. Sự khai thác thiếu kiểm sốt, tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái,
“hiệu ứng nhà kính”, khí hậu nóng lên, tầng ơzon bị phá hoại, tính đa dạng sinh
học giảm, đất hoang mạc hố, tình trạng nước biển dâng, bão, lụt, sóng thần...
chính là sự trừng phạt của tự nhiên đối với con người, đối với những hành động
ứng xử thiếu văn hóa và thiếu nhân tính của con người đối với tự nhiên.
Trên thực tế, loài người đang phải đối mặt những nguy cơ từ chính sự
“phát triển” của mình. Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đối với an ninh
quốc gia biểu hiện ở chỗ, nó có thể gặm nhấm “quốc thổ lành mạnh”, làm suy

yếu năng lực phát triển bền vững đất nước; gây ra “xung đột quốc tế”; gây
hiệu ứng xuyên quốc gia của vấn đề mơi trường; thậm chí sự khủng hoảng,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cạn kiệt nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguồn
năng lượng, đã dẫn đến các cuộc tranh đoạt tài ngun, và trong khơng ít
trường hợp, vũ lực đã được sử dụng để phân định, giải quyết, có thể gây ra
cuộc chiến tranh đoạt tài nguyên. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo vệ độc lập
dân tộc càng gặp khó khăn với nhiều thách thức khơng dễ dàng giải quyết.
* Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc:


16

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nội dung, một yêu
cầu đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại ngày
nay. Tính dân tộc khơng chỉ là đặc trưng cơ bản của một nền văn hóa, mà nó
cịn là nội hàm cốt lõi sức sống của nền văn hóa ấy. Giữ gìn tính dân tộc của
văn hóa là điều kiện cơ bản để phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời là động
lực nội tại sự sinh tồn và phát triển dân tộc.
Ở Việt Nam các dân tộc, dù là dân tộc đơng người hay ít người, dân tộc
phát triển hay cịn chậm phát triển thì đều có vị trí xứng đáng trong cộng đồng
Việt Nam, đều có bản sắc văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Giữ lấy bản
sắc văn hóa dân tộc một cách “chủ động”, hay để cho nền văn hóa dân tộc bị
mai một hoặc bị các nền văn hóa khác “xâm lăng” đang là vấn đề lớn đặt ra
đối với chiến lược văn hóa và chiến lược phát triển chúng ta hiện nay.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống
làm cho bản sắc văn hóa của dân tộc trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Vấn đề giữ gìn những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của
dân tộc, thuần phong mỹ tục, những giá trị đạo đức, lối sống đang là lớn đối
với nước ta hiện nay.
Tóm lại có thể thấy, các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống tác động

trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra
những thách thức to lớn đối với các quốc gia, dân tộc trên thế giới trong đó có
Việt Nam, trong việc bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Xu thế tồn cầu hóa
đã và đang đặt độc lập dân tộc của tất cả các nước trước những thách thức to
lớn, nhất là chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc.
2.4. Một số giải pháp nhằm đối phó với mối đe dọa của an ninh phi
truyền thống ở Việt Nam
Để sẵn sàng đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa ANPTT, mang tính
tồn cầu, giữ vững ANQG, ổn định chính trị trong bối cảnh hội nhập, điều


17

quan trọng là phải quán triệt sâu sắc quan điểm, tư tưởng, phương châm chiến
lược quốc phòng - an ninh của Đảng. Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống giải
pháp đồng bộ, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, đối phó thắng lợi với các
thách thức ANPTT; tập trung vào các nội dung sau.
- Một là, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: “Sự ổn định và phát
triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của
quốc phòng - an ninh”. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội,
thực hiện cơng bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục,
khoa học - công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của
nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản tạo nền
tảng vững chắc cho việc đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Hai là, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho các
cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và toàn dân về quyền lợi, trách nhiệm của
cơng dân trong phịng, chống tác động tiêu cực của thách thức ANPTT, bảo
đảm phát triển bền vững. Giải quyết hài hoà, đúng đắn mối quan hệ tương tác
giữa an ninh truyền thống và ANPTT trong bối cảnh tồn cầu hố và ứng phó
với ANPTT một cách chủ động. Đồng thời, nâng cao nhận thức thống nhất về

tính nguy hại nghiêm trọng đang tác động trên quy mơ tồn thế giới của
ANPTT, như: khủng bố quốc tế, bất ổn chính trị - xã hội, tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ, thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt tài ngun, ơ nhiễm mơi trường,
biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính…
Ba là, nêu cao tinh thần và ý thức độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường mà
trước hết, phải tập trung giải quyết tốt những tồn tại trong thể chế, chính sách
của quốc gia; trên cơ sở đó, xác định nghĩa vụ, trách nhiệm và quyết tâm
chính trị cao của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện các cam kết quốc tế
liên quan đến vấn đề toàn cầu và xử lý các mối đe dọa ANPTT phổ biến trong
khu vực. Tổ chức nghiên cứu một cách có hệ thống và tồn diện các mối đe


18

dọa an ninh phi truyền thống; tăng cường tuyên truyền, trao đổi thông tin về
các mối đe dọa an ninh, quốc phòng. Nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng của chính quyền các cấp, của các tổ
chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong đối phó
với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo kịp thời các
tác động tiêu cực của ANPTT, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên
quốc gia; kiên quyết đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, hành vi bạo
lực; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và trẻ em, buôn bán và sử
dụng các chất ma t, làm tốt cơng tác phịng, chống dịch bệnh. Đồng thời,
coi trọng các biện pháp quản lý xã hội, hạn chế mặt tiêu cực và ngăn chặn có
hiệu quả các hoạt động lợi dụng mạng internet để truyền bá tư tưởng phản
động, lối sống không lành mạnh.
Năm là, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án phát
triển KT-XH kết hợp với chú trọng phát triển môi trường xanh, bền vững theo

hướng “năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”; đồng thời, từng bước
đầu tư các nguồn lực và hoạch định cơ chế chính sách xã hội hố trong phịng,
chống thiên tai, bảo vệ mơi trường.
Sáu là, mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hợp tác cùng các nước, các
tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh
phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu;...; đẩy mạnh hợp tác
với các nước và các tổ chức quốc tế, các cơ quan an ninh, cảnh sát của các
nước trong vấn đề an ninh phi truyền thống, đấu tranh chống khủng bố,
phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng
cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế
có liên quan; chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN


19

trong đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đặc biệt trong
phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, bảo đảm an ninh biển, đối
phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, với các chương
trình, kế hoạch và cơ chế phù hợp.
3. KẾT LUẬN
Vấn đề an ninh phi truyền thống là một nội dung rất quan trọng của
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, của nhân dân ta trong thời kỳ mới.
Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến
toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặt ra những thách thức to lớn đối
với các quốc gia dân tộc trong việc bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Xu thế
tồn cầu hóa đã và đang đặt độc lập dân tộc của tất cả các nước trước những
thách thức to lớn, nhất là chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc.
Các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống đã và đang thách thức nền
độc lập dân tộc của Việt Nam tới sự phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội, độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước. Đại hội XI của Đảng
nêu rõ: “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao

tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng
lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục
diễn biến phức tạp”. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai,
chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn
ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ
cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thơng, sinh học, mơi
trường... cịn tiếp tục gia tăng.
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp khơng
chỉ để đối phó với các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống mà còn để bảo
vệ, củng cố nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính
trị, nền kinh tế đất nước trước các mối đe dọa đó. Đây cịn là một nội dung,


20

yêu cầu quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ
và hội nhập quốc tế” mà Đảng ta đã xác định cần phải nhận thức đúng và giải
quyết tốt trong tình hình mới.
Trong tình hình mới, để ứng phó với các yếu tố đe dọa an ninh phi
truyền thống, bảo vệ độc lập dân tộc, cần phải tăng cường giáo dục nâng cao
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính chất nguy hiểm của yếu
tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha: “Dựng
nước đi đôi với giữ nước”, “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, tăng cường
công tác nghiên cứu, kịp thời dự báo các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền
thống và có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ từ sớm, từ xa. Tăng
cường sức mạnh nội lực, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ; kinh tế phải vững,
quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lịng dân phải n, chính trị - xã
hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất; nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế; tăng cường đoàn kết thống nhất, gia tăng sức mạnh và phát

huy vai trị của ASEAN ứng phó với các yếu tố đe dọa về an ninh phi truyền
thống. Thực hiện những nhiệm vụ này đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực của
toàn xã hội, sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, với
những giải pháp, biện pháp phù hợp và hiệu quả./.


21

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2011, tr 28, 73, 182 -183,
233, 237.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI, Hà Nội, 2013, tr.169.
3. Bài giảng chuyên đề tự chọn “Ứng phó với mối đe dọa an ninh phi
truyền thống mang tính tồn cầu”.
4. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh: An ninh quốc
gia những vấn đề an ninh phi truyền thống, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà
Nội, 2013, tr.17.
5. Tạp chí Cộng sản: />


×