Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN môn LỊCH sử ĐÔNG NAM á đề tài KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO VIỆT NAM từ CHÍNH SÁCH văn hóa, xã hội và môi TRƯỜNG của SINGAPORE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.45 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---****---

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO VIỆT
NAM TỪ CHÍNH SÁCH VĂN HĨA, XÃ HỘI VÀ MƠI
TRƯỜNG CỦA SINGAPORE
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN MINH NGỌC
Mã sinh viên: 20030567
Lớp: K65
Ngành học: Đông Nam Á học

HÀ NỘI 2021
1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Singapore là một đất nước nhỏ bé với tổng diện tích là 712 km2 chỉ bằng
diện tích của thành phố Bắc Ninh, ta có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như
xe máy nếu đi một đường thẳng chỉ mất khoảng 1 giờ ta sẽ đi hết từ đầu bên này tới
đầu bên kia của đất nước Singapore. Cùng với diện tích nhỏ như vậy tỉ lệ thuận với
dân số Singapore được thống kê hiện tại là 5.891.375 người ( 20/5/2021 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc) gần bằng dân số của thủ đô Hà Nội. Vậy tại sao đất nước
nhỏ bé với dân số chỉ chiếm 0.07% dân số Thế giới, thêm vào đó là nguồn tài nguyên
thiên nhiên được coi là con số không nhưng vươn lên và được coi là một trong bốn con
rồng của châu Á. Bằng cách nào khiến Singapore phát triển mạnh mẽ như bây giờ và


những chính sách gì đã làm lên một đất nước tân tiến này.
Muốn Việt Nam có một chỗ đứng trên thị trường quốc tế, trở thành một quốc
gia văn minh, hiện đại thì ta nên học hỏi gì từ nước láng giềng này. Xuất phát từ thực
tế trên tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam từ chính sách văn
hóa, xã hội và mơi trường của Singapore ” để làm bài tiểu luận cuối kỳ của mình.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu ra những khái niệm và phân tích cụ thể những chính sách đó
được ban hành và thực thi như thế nào trong những năm qua. Nêu ra thành tựu cũng
như kết quả của Singapore khi thực hiện chính sách của chính phủ.
- Từ chính sách và thành tựu của Singapore, có thể rút ra một số cho
chính sách của Việt Nam. Vì cả hai nước cùng nằm trên khu vực Đông Nam Á, cùng
nằm trong khối ASEAN, ASEM đối thoại 3 nịng cốt ( đối thoại chính trị, an ninh và
kinh tế, văn hóa và giáo dục ),…. đồng thời quá trình cải cách của Việt Nam những
năm gần đây và cách thức hội nhập có phần tương tự Singapore.
2. Đối tượng nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, đối tượng nghiên cứu chính là chính sách văn
hóa, xã hội và môi trường từ cách ban hành đến thực thi và các kinh nghiệm đó, Việt
Nam có thể tham khảo và học tập từ Singapore. Đây cũng là nguồn tài liệu cho các
nghiên cứu sinh, sinh viên và các nhà phát triển chính sách có thêm nguồn tài liệu để
tham khảo.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Khi triển khai nghiên cứu này, tôi đã vận dụng một số phương pháp
chủ yếu như: phương pháp tổng hợp để thu nhập, phân tích và khai thác thơng tin từ
các nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu,….
4. Ý nghĩa và thực tiễn
Kết quả của đề tài nghiên cứu là minh chứng cho việc vận dụng các
lý thuyết về chính sách văn hóa, chính sách xã hội và chính sách mơi trường. Từ đó
đưa ra được những hàm ý cho việc xây dựng và thực thi những chính đó ở Việt Nam.
Kết quả của đề tài này cũng nhằm góp phần nâng cao nhận thức đối với việc đưa ra
2



chính sách hiệu quả, từ đó nâng cao vị thế và nhận thức của Việt Nam trong quá trình
hội nhập.
5. Bố cục
Chương 1: Khái niệm về chính sách văn hóa, xã hội và môi trường
Chương 2 :Thảo luận và thực tiễn chính sách văn hóa ở Singapore
2.1. Chính sách về tơn giáo và dân tộc
2.2. Chính sách về ngơn ngữ
Chương 3 : Thảo luận và thực tiễn chính sách xã hội ở Singapore
3.1. Chính sách đảm bảo cơng bằng
3.2. Chính sách chống tham nhũng
3.3. Chính sách giáo dục
3.4. Chính sách thu hút nhân tài
Chương 4 : Chính sách mơi trường ở Singapore
Chương 5: Kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam trong cơng cuộc xây dựng
chính sách phát triển thời kỳ hội nhập

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH VĂN HĨA, XÃ HỘI VÀ
MƠI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm chung về chính sách
Chính sách có bản chất thuộc về chính trị liên quan đến Nhà nước. Q
trình ra quyết định chính sách là một q trình chính trị. Những sản phẩm của q
trình hoạch định chính sách được đưa ra thì dễ nhận thấy hơn, ví dụ như các quy định
cụ thể, chi tiết của pháp luật,…. tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
xã hội, đến sinh kế của mỗi người.
1.2. Khái niệm chính sách văn hóa
Chính sách văn hóa lả một tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách
thực hành, các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách của Nhà

nước dùng làm cơ sở tác động lên lĩnh vực văn hoá nhằm bảo vệ, xây dựng và phát
triển đất nước.
1.3. Khái niệm chính sách xã hội
Chính sách xã hội là sự tổng hợp các phương thức, biện pháp của Nhà
nước nhằm cụ thể hóa vào việc phân phối và ổn định các hồn cảnh sống cho con
người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong nhiều các lĩnh vực như giáo dục, thu
nhập, nhà ở, phúc lợi xã hội,…. trên cơ sở mở rộng, cơng bằng và bình đẳng xã hội
trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định.
1.4. Khái niệm chính sách mơi trường
Chính sách mơi trường là những chủ trương, biện pháp, quy định mang
tính chiến lược, thời đoạn do chính quyền ban hành nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo
3


vệ mơi trường cụ thể nào đó trong một giai đoạn nhất định.. Từ đó, thúc đẩy và nâng
cao nhận thức con người về các vấn đề môi trường từ đó khơng chỉ giúp đất nước văn
minh sạch đẹp hơn mà con hiện đại hơn.

CHƯƠNG 2
THẢO LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH VĂN
HĨA Ở SINGAPORE
2.1. Chính sách tơn giáo và dân tộc
Vào những năm 1960, Singapore trở thành thương cảng trung chuyển
giữa phương Đông và phương Tây. Đến cuối thế kỷ 19, Singapore trở thành cảng biển
quốc tế phát triển phồn thịnh nhất Đông Nam Á sánh ngang với Hồng Kong và vượt
xa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cũng vì nằm trên vị trí quan trọng, là
huyết mạch từ Đơng sang Tây, nói liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nên các
thương thuyền qua lại giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Châu Âu đều phải đi qua
Singapore. Đây cũng là điều kiện để các luồng di cư tràn vào từ đấy Singapore được
biết tới là một quốc gia đa văn hóa và dân tộc. Chính vì sự đa dạng phong phú của đời

sống tơn giáo nên nó ln chứa đựng tính phức tạp nhất định đồng nghĩa sẽ có nhiều
mâu thuẫn về nhu cầu tơn giáo. Từ năm 1950 đến 1969, lịch sử Singapore chứng kiến
3 cuộc bạo loạn chủng tộc. Những cuộc bạo loạn này đã thúc đẩy những chính sách về
tơn giáo cho quốc gia này.
Chính sách về tơn giáo ở Singapore chủ yếu nhằm vào việc ngăn
ngừa xung đột chính phủ sẽ quản lý đa dạng tôn giáo theo cách trung lập và ngăn ngừa
xung đột tôn giáo, để tôn giáo không trở thành mối nguy hại cho trật tự xã hội và thịnh
vượng kinh tế. Vì vậy Singapore đã ban hành 3 ngun tắc chính:
1. Ngun tắc duy trì sự tách biệt giữa chính trị và tơn giáo, nhà nước giữ vai trò
trung tâm trong việc hạn chế những biểu hiện thiếu kiềm chế trong việc thể
hiện quyền tự do tôn giáo.
2. Duy trì khoan dung, hài hịa giữa các tơn giáo.
3. Quyền tự do tôn giáo phải được cân bằng với lợi ích của cộng đồng.
Tất cả những yếu tố này, ngày nay khi chúng ta có dịp được đi du
lịch Singapore sẽ thấy những tôn giáo ở đất nước này cùng phát triển và tồn tại một
cách hài hòa ví dụ như ra Waterloo Street hoặc South Bridge Road và bạn sẽ thấy
nhiều địa điểm thờ phụng khác nhau như đền thờ, nhà thờ Hồi giáo và giáo đường Do
Thái nằm cạnh nhau. Vào những dịp lễ hội bất kể là Tết Trung Hoa, Hari Raya
Aidilfitri, Deepavali, Lễ Phật Đản hay Giáng sinh, tất cả người dân Singapore thuộc
mọi dân tộc và tôn giáo ở nơi đây đều cùng nhau ăn mừng, có thể thấy là những lễ hội
ở quốc đảo này diễn ra quanh năm mà không gây hại hay xung đột lẫn nhau ngược lại
đem lại nguồn thu lớn về du lịch cho quốc gia này.
2.2. Chính sách về ngôn ngữ
Như chúng tôi đề cập trong phần 2.1, Singapore là quốc gia đa
ngơn ngữ, có rất nhiều nhóm ngơn ngữ sử dụng ở Singapore ngay từ thời kì đầu thuộc
4


địa. Từ sự đa dạng đó đã nảy sinh ra nhiều vấn đề khác nhau đặc biệt là vấn đề bất
đồng ngơn ngữ, căn cứ vào đó chính quyền đã hướng tới mục tiêu giải quyết cơ bản

như sau:
1. Nỗ lực hướng tới một ngơn ngữ chung, từ đó tăng cường tính đồn kết giữa các
dân tộc. Sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chung để tất cả những sắc tộc trên đất
nước này có thể giao tiếp và hiểu nhau, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn giữa
các dân tộc, ngăn chặn sự xung đột xảy ra và tăng cường tính đồn kết cho các
dân tộc. Cùng với đó Singapore coi tiêng Anh là ngơn ngữ hành chính, là ngơn
ngữ nơi làm việc, đó chính là địn bảy thúc đẩy nhanh sự phát triển và hội nhập
của quốc gia vào nên kinh tế toàn cầu, tạo ra bước phát triển nền kinh tế nước
nhà.
2. Quốc tế hóa ngơn ngữ. Nguyên tắc này dựa trên mục đích cần nhanh chóng hội
nhập với thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Vì vậy chính phủ đã thơng qua
việc sử dụng tiếng Anh bên cạnh các ngôn ngữ bản địa để khuyến khích người
dân thơng thạo cả 2 thứ tiếng bao gồm tiếng Hoa, Malay và Tamil chiếm phần
lớn ở Singapore và được coi là ngôn ngữ bản địa ở đất nước này. Vì vậy, dù
tiếng Anh khơng được cơng nhận là ngơn ngữ mẹ đẻ chính thức nhưng nó vẫn
được cơng nhận là ngơn ngữ hành chính và chính thức vì lý do thực tiễn.
3. Các ngơn ngữ đều bình đẳng đảm bảo sự hài hịa chủng tộc. Chính phủ công
nhận và hỗ trợ sự đồng tồn tại của nhiều ngôn ngữ trong xã hội, đồng thời công
nhận bốn ngơn ngữ chính thức là tiếng Anh, Hoa, Malay, Tamil tạo ra sự hài
hịa tộc người coi ngơn ngữ là “ phương tiện ln chuyển văn hóa”. Tiếng Anh
là ngơn ngữ trung lập, không một dân tộc nào được thiên vị và các nền văn hóa
vẫn được bảo tồn. Mỗi ngơn ngữ đóng một vai trị riêng đối đời sống của cá
nhân cơng dân, mặt khác đều có sự đóng góp chung của phát triển xã hội. Vì
vậy, chính sách của quốc gia này hướng tất cả ngôn ngữ theo chuẩn và vị thế uy
tín ngang nhau để người dân của từng ngơn ngữ đều đối xử bình đẳng.
Từ những nỗ lực của chính phủ và những chính sách được đưa
ra, kết quả mang lại ngoài sức tưởng tượng. Hiện ở Singapore có rất nhiều ngơn ngữ
được sử dụng, số lượng người sử dụng tiếng Anh, tiếng phổ thông Hán ngữ là đông
nhất và tăng liên tục đã đáp ứng được các mục tiêu cơ bản dặt ra của chính phủ. Người
dân có thể nói được ít nhất hai ngơn ngữ giúp người dân có thể tiếp xúc các vấn đề

tồn cầu nhanh chóng nhưng khơng vì thế mất đi bản sắc dân tộc. Dễ dàng giao
thương, đàm phán, nhanh chóng hội nhập với mọi quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh
vị thế của Singapore được khẳng định góp phần quan trọng vào sự thành công về kinh
tế đất nước giúp quốc đảo nhỏ bé này trở thành một trung tâm giáo dục toàn cầu, là
điểm đến của nhiều du học sinh.

CHƯƠNG 3
THẢO LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Ở SINGAPORE
5


3.1. Chính sách đảm bảo cơng bằng
Sau khi giành được quyền tự trị vào năm 1959, Singapore đối mặt với
nhiều vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đời sống của người dân rất khó
khăn, bất bình đẳng xã hội…. Là một thủ tướng thời điểm đó, Lý Quang Diệu không chỉ
quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế mà còn rất chú trọng tới những chính sách nhằm
đảm bảo cơng bằng xã hội. Theo ơng “vì năng lực mỗi người khơng đồng đều nên để thị
trường quyết định thành tích và đãi ngộ, thì sẽ có một ít người thắng lớn, nhiều người
thắng vừa và một số lượng lớn đáng kể người thiệt thòi; điều này sẽ dẫn tới những căng
thẳng về xã hội vì tính cơng bằng của xã hội đã bị vi phạm” vì thế nên ơng đã ban hành
nhiều biện pháp và xây dựng một số biện pháp giảm phân hóa giàu-nghèo:
1. Tạo việc làm ổn định cho người lao động
Singapore chủ trương thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp
chế biến sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sản phẩm dành cho xuất khẩu như dệt
vải, may mặc xuất khẩu, lắp ráp các thiết bị điện dân dụng và điện tử, lắp ráp các
phương tiện giao thông vận tải. Từ đó đã giải quyết được gần 15.000 việc làm, đồng
thời đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản, nhằm
tạo ra nhiều việc làm cho dân chúng. Tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm qua các năm từ
13.5% vào năm 1959 xuống cịn 4.5% vào năm 1973 cùng với đó tỷ lệ thu nhập tăng

theo tỷ lệ người nghèo giảm dần từ những năm 70 giảm xuống còn 17%. Đến đầu
những năm 80 số gia đình nghèo chỉ cịn 3,5 % và giữa những năm 90 con số đó cịn
khoảng từ 1-2%, đặc biệt hiện nay khơng cịn người q nghèo ở Singapore. Bên cạnh
dó, Chính phủ Singapore cịn chú trọng xây dựng và phát triển các xí nghiệp vừa và
nhỏ tư đó giải quyết việc làm cho lao động, giảm các tệ nạn, cải thiện đời sống người
dân...
2. Nâng cao tố chất người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện chính sách
tiền lương hợp lý
Chính phủ đã nhấn mạnh việc cần phải tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn và đào tạo lại một cách liên tục, mở rộng các trường dạy nghề công
nghiệp... Trong những năm 80, theo chủ trương của Lý Quang Diệu, Singapore có sự
hiện diện của Quỹ phát triển kỹ năng. Các xí nghiệp, cơng ty hàng năm đóng góp 2%
thu nhập. Mục đích của Quỹ này là tài trợ cho các cơng nhân có thu nhập thấp trong xí
nghiệp, cho họ học thêm hoặc đào tạo lại. Chính phủ của Lý Quang Diệu cịn khuyến
khích các tổ chức cộng đồng dân sự và sắc tộc góp tiền xây dựng trường học và cấp
học bổng cho các đối tượng nghèo. Đây được xem là mắtxích cơ bản của chiến lược
phát triển nguồn nhân lực đi đôi với phát triển công bằng xã hội mà Lý Quang Diệu
ln quan tâm theo đuổi.
3. Chính sách phúc lợi về nhà ở
Năm 1960, Hội đồng Phát triển nhà ở Singapore (HDB) được thành
lập. Từ năm 1964, Singapore bắt đầu thực hiện chính sách “người người có nhà ở”,
đến năm 1968 lại thực hiện chính sách “để dành tiền mua nhà”. Trên cơ sở đó, “kế
hoạch cụm nhà ở công cộng” được thông qua và thực hiện. Mọi người dân đều phải
đóng góp một phần thu nhập theo quy định của Nhà nước, khoản này gọi là tiền tích
lũy cơng cộng. Chính phủ dùng số tiền này xây dựng nhà ở, sau đó định giá và chia
cho nhân dân. Người mua được vay tiền của Chính phủ và dùng tiền tích lũy chung để
6


trả định kỳ. Những người thu nhập thấp được ưu tiên mua nhà trước, sau đó đến những

người có thu nhập cao. Việc làm này của Lý Quang Diệu và Chính phủ của ơng được
mọi người đón nhận, thơng qua đó gây dựng tình cảm và sự gắn bó của nhân dân đối
với nhà nước. Thực hiện “kế hoạch cụm nhà ở” cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc
thúc đẩy hoà hợp dân tộc, các dân tộc khác nhau cùng chung sống và phấn đấu xây
dựng một đất nước Singapore thống nhất và thịnh vượng. Do đó, mức độ chênh lệch
phân hóa giàu- nghèo đã rút ngắn lại đảm bảo mục tiêu xã hội cơng bằng cho
Singapore.
3.2. Chính sách chống tham nhũng
Sau khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) lên nắm quyền, trước tình trạng
tham nhũng phổ biến, lan tràn, Lý Quang Diệu đã “ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình là
kiến lập một chính quyền liêm khiết và hiệu quả”. Ông đã đề ra một hệ thống luật pháp
chặt chẽ, hình phạt nghiêm khắc và thành lập cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) hoạt
động độc lập, chính điều này đã trở thành cơng cụ răn đe, làm cho cán bộ không muốn
, không dám, không thể tham nhũng và đảm bảo tính minh bạch cho quá trình điều tra
và xử án. Tiếp theo ơng và chính phủ sẽ trả lương và hưởng những mức đãi ngộ để
không tham nhũng, đảm bảo một mức lương thỏa đáng đối với công chức nhà nước và
các nhà lãnh đạo chính trị. Cùng với đó Lý Quang Diệu đặc biệt chú trọng vào việc
nuôi dưỡng và tuyển chọn đội ngũ lãnh đạo mà ơng dựa trên ba tiêu chí: liêm khiết,
năng lực, tồn tài. Khơng phân biệt tơn giáo, sắc tộc, giới tính. Chính vì điều đó mà
chính phủ đã thu nạp được rất nhiều nhân tài vào bộ máy nhà nước, họ khơng chỉ có
tài năng mà cịn có đạo đức nghề nghiệp, trở thành những tấm gương về trong sạch.
Thêm vào đó chủ trương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về phòng
chống tham nhũng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên
những người kế thừa và chủ nhân tương lai của đất nước, tạo ra “văn hóa chống tham
nhũng” trong tồn xã hội.
3.3. Chính sách giáo dục
Singapore là một quốc gia nhỏ bé khơng có tài ngun gì mang tính
chất chủ yếu ngoại trừ con người để có một đất nước đi lên hay khơng giáo dục đóng
một vai trị hết sức quan trọng và đó là nịng cốt liên kết với triển vọng quốc gia đó. Vì
thế từ rất sớm chính phủ và nhân dân Singapore đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự

nghiệp giáo dục và phát triển kỹ năng của con người.
Giáo dục luôn chiếm vị trí cao với khoảng 1/5 ngân sách tồn quốc. Từ
năm 1960 đến năm 1990 tốc độ đầu tư cho giáo dục tăng 13.3 lần và chi cho phát triển
giáo dục tăng 15.6 lần. Lý Quang Diệu đã kế thừa hệ thống giáo dục Anh, lựa chọn
tiếng Anh làm ngơn ngữ giảng dạy trong các trường học. .Ơng cũng chỉ đạo cần phải
xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện, đồng thời chỉ đạo tiến hành nhiều đợt cải cách
giáo dục với hàng loạt biện pháp tích cực, đặc biệt vào những năm 1959 và 1966.
Khi đất nước chuyển sang giai đoạn cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại hóa cơng nghệ và tăng cường sử dụng chất xám vào cuối những năm 70, đầu
những năm 80, việc đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng cao trở thành trọng điểm ưu
tiên. Để tạo nên một nguồn nhân lực có trình độ cao, vượt trội hơn các nước khác
trong khu vực dễ dàng cạnh tranh và phục vụ cho nền kinh thế hướng ngoại. Vì vậy đã
đề xuất một loạt những biện pháp cải cách sâu rộng về giáo dục, như: tăng cường
giảng dạy Anh ngữ và Hoa ngữ, khuyến khích học thêm ngơn ngữ thứ ba là các tiếng
Nhật, Đức, hoặc Pháp; tăng giờ dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng
7


dụng và chính xác, đưa tin học thành mơn bắt buộc ngay từ phổ thơng và tự động hóa
ở cấp đại học; tăng cường giáo dục văn hóa phương Đơng và Khổng giáo trong các
trường trung học, đại học nhằm hạn chế chủ nghĩa cá nhân, nâng cao tính tập thể và kỷ
luật; mở rộng các trung tâm rèn luyện năng lực chuyên môn và các trung tâm nghiên
cứu ứng dụng từ cấp nhà nước đến các ngành và công ty, trong đó chú trọng nâng cấp
các trường đại học công nghệ… Giáo dục Singapore hướng đến mục tiêu phải tạo ra
nguồn nhân lực có trình độ cao vượt trội, nhằm thích ứng với sự phát triển của nền
kinh tếc ũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh vận dụng tối đa sáng tạo của con người và
lấy công nghệ làm địn bẩy.
3.4. Chính sách thu hút nhân tài
Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nhận định “Nhân tài là tài sản quý
báu nhất của quốc gia”. Để thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới, ông đã thành lập

2 ủy ban có trách nhiệm giúp người có năng lực làm việc đúng nghề và một ủy ban kết
hợp họ lại thành một xã hội. Ngồi ra ơng cịn thành lập 2 cơ quan chuyên trách thu
hút nhân tài trên thế giới và các quốc gia trong khu vực. Đồng thời, Lý Quang Diệu đã
thực hiện nhiều chính sách trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ làm
việc, định cư lâu dài và nhập quốc tịch Singapore một cách dễ dàng... Đặc biệt, Lý
Quang Diệu đã có quyết định rất táo bạo, thể hiện sự “trọng dụng nhân tài” hết mực
của ông khi bổ nhiệm những nhân tài nước ngồi vào những vị trí cốt cán trong Chính
phủ. Thậm chí ơng cịn khẳng định “nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền
Singapore tồn là người có xuất xứ nước ngồi thì cũng khơng có gì q ngạc nhiên”.

CHƯƠNG 4
CHÍNH SÁCH MƠI TRƯỜNG Ở SINGAPORE
Trong thập niên 60, cũng giống như các quốc gia đang phát triển
khác Singapore phải đối mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường rất nghiêm trọng, tình
hình mất trật tự với các khu ổ chuột, các gánh hàng rong, những người lấn chiếm đất
và nhiều người vô gia cư...Nhằm bảo đảm cho việc kiểm sốt và bảo vệ mơi trường ở
Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành,
bao gồm:
Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn
đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, chất thải độc hại và việc kiểm sốt
kinh doanh thực phẩm, chơn cất, hoả táng…. Ví dụ như chính phủ đã cấm hồn tồn
việc đốt pháo trong dịp Tết cổ truyền và cấm hoàn toàn nhập khẩu pháo và cái chúng
ta dễ dàng nhận thấy nhất là cấm ăn kẹo cao su và hút thuốc nơi cơng cộng.
Đạo luật về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường và các hoạt động có mục đích liên
quan đến việc kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường.
Đạo luật về hệ thống cống tiêu thốt nước: Đạo luật này được ban hành nhằm
điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống rãnh và hệ
thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng
như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên. Lý Quang Diệu đã mất 10 năm

từ năm 1977 đến năm 1987 biến dịng sơng huyết mạch của nền kinh tế, trung tâm hoạt
8


động thương mại vốn bẩn thỉu, hôi thối, ô nhiễm, tắc nghẽn, ngập ngụa rác do các hoạt
động thương mại trở thành dịng sơng sạch sẽ trong lành.
Đạo luật về xuất nhập khẩu, quá cảnh chất thải nguy hiểm: Đạo luật này điều
chỉnh việc xuất nhập khẩu và quá cảnh chất thải nguy hiểm và các chất khí thải khác.
+ Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện
pháp cưỡng chế là khơng thể thiếu, do đó pháp luật về mơi trường của Singapore cũng
đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi
trường như sau:
- Phạt tiền : Tuỳ thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của
hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi cơng cộng, nếu bị Tồ án kết tội thì người
vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới
20.000$.
- Phạt tù : Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm
ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những
khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn khơng ngăn chặn
được các hành vi mà người đó gây ra. Ví dụ: những người vi phạm lần đầu bị buộc tội
về hành vi đưa chất thải hoặc các chất độc hại vào nguồn nước ngầm có thể bị phạt tù
đến 12 tháng. Đối với những người tái phạm thì có thể bị phạt tù với chế độ khắc
nghiệt từ 1 đến 12 tháng.
- Tạm giữ và tịch thu : trường hợp thực phẩm khơng phù hợp cho con người có
thể bị tịch thu và tiêu huỷ
- Lao động cải tạo bắt buộc : Một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm
nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp
lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm.

CHƯƠNG 5

KINH NGHIỆM THAM KHẢO CHO VIỆT NAM
TRONG CƠNG CUỘC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN THỜI KỲ HỘI NHẬP
Cùng với Singapore, Việt nam là một nước nằm trong khu vực Đơng Nam
Á. Tuy có điều kiện lịch sử, về lịch trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau
nhưng hai nước có những điểm chung tương đồng về văn hóa, xã hội nhất định. Đó
cũng là đòn bẩy giúp Việt Nam dễ dàng học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước
từ đó cải thiện từng bước mang đến một xã hội phát triển công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Đến nay Việt Nam cũng đã có những thành tựu nhất định rút ra từ
Singapore ví dụ như về giáo dục, ngơn ngữ chính phủ triển khai dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân từ 2017-2025 học sinh từ lớp 1-12 sẽ phải học tiếng
Anh. Hay như chính sách bảo vệ mơi trường tuy có đến nay vẫn chưa có những hiệu
quả rõ ràng những đã giúp một bộ phận người dân hiểu rõ, nhận thức chính xác về vấn
đề bảo vệ mơi trường. Thêm vào đó chính sách chống tham nhũng tại Việt Nam đã có
những thành cơng nhất định từ việc nhìn vào Singapore, chính phủ Việt Nam đã lập
9


một cơ quan chuyên trách điều tra và bắt giữ những người cấp cao tham những điều đó
đã tạo một chính phủ trong sạch như ngày nay. Đây là một số ví dụ trong những chính
sách mà tơi đã nêu trên, cuối cùng mong muốn đây sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các
nhà lãnh đạo Việt Nam có thêm những kinh nghiệm quý báu trong việc hoạch định, lựa
chọn đường lối, chính sách phát triển của quốc gia -dân tộc nhằm đạt được mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Thanh Bình (2009). “Vai trị của Nhà nước trong sự hình thành bản sắc quốc
gia -dân tộc Singapore (1965 -2005)”, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Lịch sử thế
giới, Trường Đại học Vinh, Thành phố Vinh.
2. Lý Quang Diệu (2001). Bí quyết hóa rồng lịch sửSingapore 1965 -2000,Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Hồng Văn Hiển (1997). Kinh tế NICs Đông Á: Singapore -Hồng Kông -Đài Loan
-Hàn Quốc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
4. Trần Văn Hiếu (2004). “Phát triển bền vững và biểu hiện của nó ở Singapore (1965
-2000)”, Luận văn Thạc sĩ, Chuyên ngành Lịch sử thế giới cận hiện đại, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Trần Khánh (1995). Cộng hòa Singapore 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
6. Trần Khánh (2001). Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: trường hợp của
Singapore, Tạp chí Xã hội học, Số 2, tr 76 -84.
7. Lim Chong Yah (2002). Đông Nam Á -chặng đường dài phía trước, Nxb Thế giới,
Hà Nội.
8. Dương Văn Quảng (2007). Xingapo -Đặc thù và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
9. Minh Anh (2015). Tầm nhìn phủ xanh Singapore của ông Lý Quang Diệu, Website:
/>10.
Trần Văn Chiến (2009). Dân số Singapore giải bài tốn “già hóa”, Website:
/>11. Dương Văn Quảng (2007), Singapore đặc thù và giải pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Khánh (2004), “Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: trường hợp
của Singapore”, Tạp chí Xã hội học, số 2.
13. Trần Văn Hiếu (2004), Phát triển bền vững và biểu hiện của nó ở Singapore
1965 - 2000, Luận văn Thạc sỹ sử học, Chuyên ngành Lịch sử Thế giới cận và hiện đại
thế giới, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
14. Nguyễn Hồng Sơn - Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Phát triển nền kinh tế do
dịch vụ dẫn dắt ở Singpore: Những điều chỉnh chiến lược, các điều kiện thúc đẩy và
giải pháp cơ bản”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 5.

10



15. Trần Khánh (1995), Cộng hòa Singapore 30 năm xây dựng và phát triển,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

11



×