Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo quản trị tài chính nhóm 08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.95 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO MƠN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: THƯƠNG VỤ MUA LẠI AUCHAN RETAIL CỦA HTX SAIGON CO.OP

Nhóm thực hiện

NHĨM 08

Mã lớp

2231

Mã mơn học

TC304DV01

Giảng viên

Mai Thị Thùy Trang

Tp.HCM, Tháng 11/2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


BÁO CÁO MƠN
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
Đề tài: THƯƠNG VỤ MUA LẠI AUCHAN RETAIL CỦA HTX SAIGON CO.OP


Tên thành viên

Nhiệm vụ

Hoàn
thàn
h

Trương Thăng Kiệm – 2193766

Chương 3

100%

Trần Thành – 2193720

Chương 3

100%

Võ Tấn Hùng – 2192012

Chương 2

100%


Trang Quốc Hùng - 2181708

Chương 2

100%

Phạm Hoàng Ánh Trang - 2195536

Chương 1

100%

Nguyễn Thanh Thảo - 2199064

Chương 1

100%

Ký tên

TÓM TẮT
Mua bán và sáp nhập (M&A) đang dần trở thành một xu hướng trên thế giới với các
doanh nghiệp trong mọi ngành nghề kinh doanh. Điều này là bởi M&A mang lại rất nhiều
lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia. Vậy nên M&A được xem như một xu thế tất yếu
của một nền kinh tế phát triển.
Hiện nay, các thương vụ M&A tại Việt Nam cũng ngày một nhiều, báo hiệu một nền
kinh tế sôi động. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển hội tụ được các yếu tố thu
hút thị trường M&A như: tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định, nhu cầu nội tại của thị
trường. Thêm vào đó, nước ta còn được đánh giá là một thị trường hấp dẫn vốn ngoại.

Theo thống kê giai đoạn 2019 – 2020, thị trường M&A Việt Nam đã, đang và tiếp tục
được dẫn dắt bởi nhà đầu tư ngoại, trong đó tập trung vào 4 quốc gia là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thái Lan và Singapore. Những lĩnh vực có thương vụ M&A đáng chú ý như:
logistics, nông nghiệp, dược phẩm – y tế. Thống kê năm 2020 cho thấy Việt Nam là
một trong những nước đạt số thương vụ cao nhất khu vực, trong đó đối tác chủ yếu là
Nhật Bản. Qua đó, ta nhận thấy sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản đối với thị
trường M&A Việt Nam là rất lớn.
3


Một thương vụ báo hiệu các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam đã có đủ tiềm
năng để mua lại các doanh nghiệp bán lẻ nước ngồi chính là thương vụ HTX Saigon
Co.op mua lại Auchan Vietnam. Đề tài tiểu luận “HTX Saigon Co.op mua lại Auchan”
sẽ tìm hiểu, phân tích q trình thực hiện M&A của Saigon Co.op và Auchan từ đó đưa
ra những đánh giá tổng quan về kết quả của thương vụ.

4


LỜI CAM KẾT
“Chúng tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.
Chúng tơi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do chúng tôi tự thực hiện
và không vi phạm về liêm chính học thuật.”

Ngày __24__ tháng __11__ năm __2022__
(Họ tên và chữ ký của tất cả sinh viên)

5



MUC LUC
CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.

I.1. Khái niệm chung M&A
-

M&A được viết tắt từ 2 cụm từ Mergers và Acquisitions, đây là hoạt động giành
quyền kiểm sốt doanh nghiệp thơng qua hình thức sáp nhập hay mua lại một phần
hoặc tồn bộ doanh nghiệp khác.
Vd: Một trong những công ty nước giải khát ThaiBev lớn nhất Đông Nam Á nhằm
muốn trở thành ông lớn ngành giải khát, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nên đã mua
lại 53,59% cổ phần của Sabeco (Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn).
● Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mơ và cho ra
đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Tồn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền
hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp
sáp nhập.
Vd: Năm 2015, Ngân hàng Phương Nam ( Southern Bank ) đã chính thức sáp nhâp
vào Sacombank. Vì vậy, cổ phần của ngân hàng Phương Nam chấm dứt hoạt động và
sẽ chuyển toàn bộ cổ phần cho Sacombank và cổ phiếu cũng sẽ chuyển thành cổ
phiếu của Sacombank.
● Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh
nghiệp nhỏ và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại
được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Vd: Lĩnh vực du lịch- khách sạn tập đoàn Thiên Minh (TMG) đã mua lại hệ thống
khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Victoria nhằm thâu tóm cả 5 hệ thống tại Việt Nam,
từ thương vụ này đã giúp cho TMG tạo được tiếng tâm trong lĩnh vực kinh doanh
khách sạn tại Việt Nam.


-

Các hình thức M&A: Có rất nhiều cách thức phân loại M&A dựa vào các tiêu chí khác
nhau:
6


• Phân loại theo chức năng của các công ty thành viên: có 3 hình thức
+ M&A theo chiều ngang
Là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp cùng dịng sản phẩm và
dịch vụ với nhau có cùng lĩnh vực và cùng giai đoạn sản xuất, từ đó loại bỏ sự
cạnh tranh, giúp tăng thị phần và lợi nhuận.
Vd: 1/2015, Protect and Gamble (p&G) sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, chăm
sóc cho phụ nữ và trẻ em đã mua lại Gillette đứng đầu về sản phẩm chăm sóc và
vệ sinh cho nam với giá 57 tỉ USD.

Sau M&A với Gillette, P&G trở thành tập

đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever.

Thị trường P&G

+ M&A theo chiều dọc
Là hình thức cùng chung ch̃i giá trị nhưng khác giai đoạn sản xuất, từ đó đảm
bảo ng̀n cung và khơng bị gián đoạn
Vd: Một cửa hàng bán gấu bông sát nhập với một nhà máy may là hình thức các
doanh nghiệp không cùng giai đoạn sản xuất nhưng cần cung cấp đủ nguồn hàng.
Loại sáp nhập M&A này thường được thực hiện để nhằm đảm bảo cung cấp các
mặt hàng rất thiết yếu và tránh sự sự gián đoạn trong ng̀n cung cấp. Nó cũng
7



được thực hiện để nhằm hạn chế cung cấp cho đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp nâng
cao về doanh thu và lợi nhuận, giảm chi phí ở trung gian.
+ M&A kết hợp
Là hình thức những sản phẩm bổ sung cho nhau lập thành các tập đồn, từ đó tạo
cơ hội các doanh nghiệp tham gia vào các lĩnh vực khác nhau và cung cấp được
các sản phẩm chưa có trước đây.
Vd: Một công ty chuyên sản xuất chăn ga sáp nhập với một cơng ty sản xuất
giường là hình thức các sản phẩm của 2 công bổ trợ cho nhau, thường được mua
cùng nhau.
• Căn cứ theo góc độ tài chính doanh nghiệp, M&A có thể chia thành:
+ Sáp nhập và hợp nhất: Sáp nhập là sự nhập chung cơng ty này vào một cơng
ty khác, theo đó cơng ty bị sáp nhập (acquired firm) sẽ ngừng tồn tại như là
thực thể riêng biệt, nhập chung tài sản và nợ của nó vào cơng ty sáp nhập
(acquiring firm), trong khi công ty sáp nhập vẫn giữ lại tên và sự tờn tại của nó.
Tài sản, nợ phải trả được nhập vào công ty sáp nhập nên phát sinh nhiêu vấn đề
về tài chính. Hợp nhất (consolidation) khác ở chỡ kết quả là một cơng ty hồn
tồn mới được tạo ra sau khi hợp nhất, cả 2 công ty trước đó sẽ trở thành một
phần của cơng ty mới, đều khơng cịn tờn tại như một thực thể độc lập.
+ Mua lại cổ phiếu : Bao gồm chào giá riêng (giữa ban quản lý 2 công ty) hay
chào giá công khai. Hoạt động có một số đặc điểm như khơng cần họp đại hội
cổ đông, bỏ phiếu, công ty đặt giá có thể thương lượng trực tiếp với cổ đơng,
khơng cần hỏi ý kiến ban quản lý, hội đồng quản trị, ít thân thiện, dễ gặp sự
kháng cự, và kết quả đa dạng khi có thể cơng ty mục tiêu sẽ khơng bị thâu tóm
tồn bộ, hoặc kết thúc bằng sáp nhập.
+ Thâu tóm tài sản : Đây là hình thức cơng ty sáp nhập, mua lại có thể tự mình
hoặc cùng với cơng ty mục tiêu tiến hành định giá tài sản của cơng ty đó (thơng
thường họ sẽ thuê một công ty định giá tài sản độc lập). Sau đó các bên sẽ tiến
hành thương lượng để đưa ra một mức giá phù hợp (có thể cao hoặc thấp hơn).

8


Phương thức thanh tốn có thể bằng tiền mặt và nợ. Điểm hạn chế của phương
thức này là các tài sản vơ hình như thương hiệu, thị phần, văn hóa.. thường rất
khó định giá và thương lượng, thường địi hỏi cần họp bàn để tổ chức bỏ phiếu
giữa các cổ đơng về việc bán cơng ty. Thêm vào đó, hình thức này còn liên
quan đến nhiều vấn đề về thủ tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài
sản, dẫn tới làm tăng chi phí.
I.2.

Quy trình và vai trị
A Quy trình M&A có thể khái qt bằng ba giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu M&A

• Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Khi các bạn bắt đầu phải xác định rõ mục tiêu, xác
định rõ hình thức M&A. Việc xác định rõ chân dung bên mua sẽ giúp bên bán có lộ
trình xây dựng và phát triển Doanh nghiệp đạt đến mục tiêu của Bên mua và thu về
được mức giá bán Doanh nghiệp đúng kỳ vọng.
• Thẩm định pháp lý và định giá: Giúp bên mua hiểu rõ các quyền và điều kiện pháp
lý, các hờ sơ có liên quan.
• Thẩm định tài chính (định giá doanh nghiệp) Thẩm định và đưa ra kết luận về giá
trị của Doanh nghiệp. Việc thẩm định này sẽ cần sự hỗ trợ của các cơng ty kiểm
tốn
- Giai đoạn mua bán, sáp nhập:
• Đàm phán và kí kết M&A: Dựa trên kết quả thẩm định chi tiết, Bên mua xác định
được loại giao dịch mục tiêu là thâu tóm tồn bộ hay thâu tóm một phần, làm cơ sở
để đàm phán nội dung M&A. Sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đờng ghi
nhận hình thức, giá, nội dung của thương vụ M&A. Từ đó hai bên bắt đầu kí kết
hợp đờng M&A.

• Thủ tục pháp lý ghi nhận M&A: Việc thâu tóm một doanh nghiệp của Bên mua chỉ
được pháp luật cơng nhận khi đã hồn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc
ghi nhận sự chuyển giao từ Bên bán sang Bên mua, đặc biệt với các loại tài sản,
quyền phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi hoàn thành bước này, một
thuơng vụ M&A có thể được xem như kết thúc và hồn thành.
9


-

Giai đoạn Hậu M&A: Xử lí các vấn đề khó khăn sau khi hợp nhất hai doanh nghiệp
như là tái cơ cấu, giải quyết các bất ổn về nhân sự, biến động trong tài chính, ng̀n
vốn, chính sách quản lí, văn hóa doanh nghiệp,..
B Vai trị của M&A
• Mở rộng thị trường từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
• Cắt giảm chi phí phát sinh.
• Tận dụng cơng nghệ chuyển giao.
• Kiểm sốt nhân lực hợp lý.
• Tiết kiệm chi phí gia nhập thị trường.
I.3.

Phân tích SWOT

A. Strengths (điểm mạnh)
M&A tạo ra giá trị cộng hưởng nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc
tạo ra cơ hội tăng trưởng mới
• Nâng cao quy mơ doanh nghiệp: Sự kết hợp các doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạng
quy mô mở rộng giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mới
• Góp phần cải thiện tình hình tài chính: Tiết kiệm chi phí ng̀n vốn, rủi ro, tăng
cường minh bạch về tài chính

• Giảm chi phí nhân lực: Hai hay nhiều doanh nghiệp sáp nhập lại với nhau sẽ giảm
thiểu được một số vị trí. Sàn lọc vị trí kém hiệu quả, tăng cơ hội cho ng̀n nhân lực
mới có nhiều kinh nghiệm hơn.
• Nâng cao cơng nghệ - kĩ thuật: Tận dụng chéo các công nghệ kĩ thuật của nhau nâng
cao trình độ, năng suất
B. Weaknesses (Điểm yếu)
• Hệ thống pháp luật về M&A chưa rõ ràng hoàn chỉnh: Quy định của pháp luật về
hoạt động M&A chưa chi tiết và toàn diện, đặc biệt là sự chồng chéo, xung đột giữa
các quy định quản lý, hệ thống luật lệ về M&A
• Chi phí cơ hội, việc quyết định thay vì mua lại và sáp nhập hay dùng khoản tiền để
đầu tư nên cần cân nhắc và ra quyết định chính xác.
• Doanh nghiệp cịn thiếu kiến thức về M&A dẫn đến những bất lợi trong quá trình
đàm phán thương vụ.
C. Opportunities (Cơ hội)
• Tăng trưởng của nền kinh tế tạo nên cạnh tranh vì vậy các doanh nghiệp nhỏ có xu
hướng liên kết với nhau để tờn tại và phát triển hoặc đờng ý bán vì thế thuận lợi cho
các công ty lớn.
10


Hình thức M&A như là cách để kêu gọi vốn, các tiềm lực để tăng năng lực cạnh tranh
của mình trên thương trường.
• Cơ hội của các nhà đầu tư để xây dựng các chiến lược đầu tư dài hạn.
• Cơ hội cải cách hệ thống và tiếp thu công nghệ, khoa học, kĩ thuật hiện đại.


D. Threats (Thách thức)
• Mất đi tính tự chủ vốn có và khả năng doanh nghiệp tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh với mục tiêu thâu tóm thị trường.
• Định giá và cân đối doanh nghiệp sao cho hợp lý tránh mâu thuẫn.

• Rủi ro, nguy cơ tiềm tàng như các khoản nợ tiềm tàng, các vụ kiện.
• Tiếp cận khó khăn do các thủ tục hành chính và pháp lý.
• Xung đột văn hóa doanh nghiệp.

TỔNG QUAN 2 CƠNG TY – TIẾN TRÌNH SÁT NHẬP

II.

II.1.

TỔNG QUAN 2 CƠNG TY

A. Tổng quan về SAIGON CO.OP



Tên doanh nghiệp: LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI TP. HỒ CHÍ MINH
(SAIGON CO-OP)



Trụ sở chính: 199-205 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP Hồ Chí
Minh



Ngày hoạt động: 12/05/1989




Website: www.saigonco-op.com.vn



Lĩnh vực: Bán bn chun doanh khác
11


1.Lịch sử hình thành
- Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ
cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, mô hình
kinh tế Hợp tác xã (HTX) kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng
phải giải thể hàng loạt. Ngày 12/05/1989: UBND Tp.HCM đã cho phép thành lập Liên
Hiệp HTX Mua bán Thành phố trên cơ sở tái cấu trúc Ban Quản Lý HTX Mua bán
Thành phố và các đơn vị kinh doanh trực thuộc.

Trung tâm Bán lẻ

-

01/1990: Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố được cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực
tiếp với tên giao dịch tiếng Anh là Saigon Co.op. Saigon Co.op với 2 chức năng trực
tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế
HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và
tự chịu trách nhiệm.

12


Saigon Co.op


-

Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là
Co.opmart Cống Quỳnh trên địa chỉ 189C, Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hờ Chí
Minh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ
Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù
hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hờ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới
của Saigon Co.op.

CO.OP MART CỐNG QUỲNH

-

Năm 2020: Đạt mốc gần 1000 điểm bán, tổng doanh thu ước tính vượt 33.000 tỷ đồng,
đạt gần 90% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ ước đạt trên 1.000 tỷ đồng. Riêng
tại thị trường Tp.HCM, doanh thu của hệ thống Co.opmart chiếm trên 45% thị phần ở
kênh siêu thị.

-

Trong 8 tuần kinh doanh vào Tết Tân Sửu 2021: Saigon Co.op đạt doanh số 1.000 tỉ
đồng/tuần, tổ chức gần 1.000 chuyến bán hàng lưu động đến vùng sâu vùng xa, KCN KCX trên cả nước.
2. Các mơ hình kinh doanh
13


a) Bán lẻ
- Hệ thống siêu thị Co.opmart: 124 siêu thị
- Đại siêu thị Co.opXtra: 4 đại siêu thị

- Chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food: 297 cửa hàng
- Cửa hàng tạp hóa hiện đại Co.op Smile: 94 cửa hàng
- Cửa hàng tiện lợi Cheers 24h: 41 cửa hàng
- Mơ hình phân khúc cao Fine life: 4 siêu thị
- Kênh truyền hình HTV Co.op
- Co.opmart Online - Mua sắm trực tuyến
- Co.op+
- Trung tâm thương mại Sense City: 4 trung tâm thương mại
- Chợ hiện đại Sense Market: hiện có 1 tại TP.HCM
- SC Vivo City: 1 trung tâm thương mại tại TP.HCM
- Cửa hàng Bến Thành (nằm trong chợ Bến Thành)
Cửa hàng Co.op: 128 cửa hàng Co.op trên địa bàn TP.HCM (tính đến năm 2018)
b) Đầu tư
-

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Saigon Co.op (SCID): ra đời với vốn chi
phối của Saigon Co.op. Ngồi nhiệm vụ huy động ng̀n vốn xã hội, SCID còn
nhằm thực hiện phát triển hạ tầng cho các hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op,
đồng thời tạo giá trị tăng thêm cho cổ đông. SCID là cánh tay nối dài, tạo nền
tảng vững bền Saigon Co.op, tăng thêm sức mạnh cạnh tranh cho Saigon Co.op
trên thị trường bán lẻ.

c) Xuất nhập khẩu
14


-

Công ty TNHH một thành viên phân phối Saigon Co.op (SCD): là công ty phân
phối và đại lý độc quyền của những thương hiệu hàng đầu thế giới: viết cao cấp

Parker & Waterman từ tập đoàn Newell Rubbermaid (Anh), dầu gội đầu
Pantene, Head & Shoulders, Sữa tắm Olay từ tập đồn P&G (Mỹ), các loại bột
dinh dưỡng Topmass từ cơng ty AIDA, sữa Vitaplan được nhập khẩu từ New
Zealand.

d) Sản xuất
-

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Hồng: hoạt động trong lĩnh vực gia
cơng, đóng gói và phân phối hàng nông sản thực phẩm (bánh mứt, các loại hạt,
gạo, nếp.. ).

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuân Hồng

-

Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế Nam Dương: chuyên sản xuất các loại nước
chấm và gia vị phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

15


Công ty TNHH Thực phẩm quốc tế Nam Dương

B. Tổng quan Auchan – Tập đoàn bán lẻ

-

AUCHAN RETAIL VIETNAM là công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực bán
lẻ và ch̃i siêu thị, trực thuộc Tập Đồn Auchan - Pháp, một trong những tập

đoàn bán lẻ lớn nhất Châu Âu.

-

Auchan Holding là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Pháp và
châu Âu với gần 360.000 nhân viên tại 19 quốc gia trên thế giới, hoạt động
trong 3 lĩnh vực chính: Bán lẻ (Auchan Retail); Dịch vụ ngân hàng (Oney) và
Bất động sản (Ceetrus).

-

Tập đoàn được mệnh danh “Walmart của Pháp” này đạt doanh thu 51 tỷ euro
(khoảng 57 tỷ USD) vào năm 2018, trong đó mảng bán lẻ đóng góp tới 98,6%.
Auchan Retail hiện có hơn 4.000 điểm bán trên tồn cầu dưới nhiều hình thức
khác nhau như đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… Trong đó, nhiều nhất là
tại Pháp, Italia và Tây Ban Nha.

Auchan qua những con số (tính đến cuối năm 2018). Nguồn: Auchan Holding.

-

Nhà sáng lập Auchan, Gerard Mulliez sinh năm 1931. Ông là một trong những
người Pháp đầu tiên nhận ra rằng, các cửa hàng bán lẻ thịt, rau, các sản phẩm
nông nghiệp rồi sẽ không đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người tiêu dùng.
16


-

Auchan vẫn hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp gia đình với 95% cổ phần do

các thành viên nhà Mulliez nắm giữ, 5% cịn lại thuộc về nhân viên cơng ty.

-

Bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2014, cùng thời điểm có mặt với
Vinmart trên thị trường, Auchan phát triển các chuỗi bán lẻ thông qua việc bắt
tay với các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn để hợp tác xây dựng siêu
thị ngay chính chung cư của chủ đầu tư.

-

Ở miền Nam, Auchan hợp tác với CT Group để mở siêu thị tại các chung cư
như I-Home ở Gị Vấp, chung cư Lê Thành ở Bình Tân; hay nhà phát triển bất
động sản khác tại các chung cư như Sunny Plaza Gò Vấp, Era Town quận 7,
Useful Tân Bình…

-

Tại thị trường miền Bắc, Auchan hợp tác với Cơng ty Cổ phần Hóa Dầu Qn
Đội (Mipec) mở siêu thị đầu tiên tại Trung tâm Thương mại MIPEC Long Biên,
Hà Nội.

Các đại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng siêu tiện lợi của Auchan Retail trên 14 quốc gia tính
đến cuối 2018. Nguồn: Báo cáo tài chính Auchan Holding.

-

Ngày 15/5, ông Edgar Bonte - CEO chuỗi siêu thị Pháp – Auchan Retail cho
biết trên Les Echos rằng tập đoàn này đã quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt
Nam.


17


-

Vào đầu tháng 6/2019, Auchan Việt Nam đã chính thức ký chuyển nhượng hoạt
động 15 siêu thị của tập đoàn cho nhà bán lẻ trong nước là Saigon Co.op, kết
thúc hành trình 4 năm xây dựng và phát triển tại thị trường Việt Nam.

C. Tổng kết 2 công ty
1. Tiềm lực SAIGON CO.OP

-

Được đánh giá là doanh nghiệp bán lẻ số 1 Việt Nam, Saigon Co.op đang chiếm
43% thị phần kênh siêu thị khi xét về doanh số bán hàng, gấp khoảng 4 lần so
với doanh nghiệp đứng thứ hai.

-

Trong phân khúc đại siêu thị, doanh nghiệp này cũng là đơn vị bán lẻ nội địa
duy nhất có đủ sức cạnh tranh sịng phẳng với các ơng lớn ngoại như BigC
(Thái Lan), Lotte Mart (Hàn Quốc) và Aeon Mall (Nhật Bản).

Doanh thu bán lẻ qua các năm

-

Với hơn 700 siêu thị, trung tâm thương mại lớn nhỏ ước tính đón tiếp hơn 1

triệu lượt khách tham quan mua sắm mỗi ngày. Saigon Co.op cho biết doanh thu
năm 2018 đạt hơn 30.000 tỷ đồng, so với mức chưa đến 1 tỷ đồng tại thời điểm
thành lập năm 1989.

-

Cụ thể, trong năm 2018 doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt 32.000 tỉ
đờng, trong đó riêng cơng ty mẹ Saigon Co.op đạt doanh thu hơn 20.000 tỷ
đồng, doanh thu liên tiếp tăng trưởng từ năm 2015, đạt khoảng 20.600 tỷ đồng
18


năm 2018 (tăng 17%), lợi nhuận trước thuế hơn 1.100 tỷ đồng năm 2018, áp
đảo so với hầu hết các đối thủ trực tiếp trên thị trường bán lẻ.
-

Hiện lĩnh vực kinh doanh chính mang về ng̀n thu lớn nhất của Saigon Co.op
vẫn đang là bán lẻ với hệ thống hàng trăm siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa hàng
thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, kênh mua sắm qua truyền
hình, thương hiệu Co.opmart, Co.op Food, HTVCo.op, Co.opXtra, Sense City,
Co.op Smiles, Cheers...

Kết quả kinh doanh SAIGON CO.OP

-

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018, doanh thu thuần của đơn vị này đạt
203 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp lại tăng 26% lên 75 tỷ đồng, tăng liên tiếp từ 2016.


19


Lợi nhuận SCID tăng trưởng đều giai đoạn 2016-2018

-

Dù lợi nhuận có trời sụt qua các năm nhưng rõ ràng việc có lợi nhuận lớn cộng
với độ phủ lớn rõ ràng là một lợi thế rất lớn để Saigon Co.op duy trì vị thế hàng
đầu của mình trên thị trường bán lẻ đang cạnh tranh khốc liệt.

2. Thất bại Auchan
-

Thua lỡ là tất cả ngun nhân Auchan giải thích cho việc từ bỏ thị trường Việt
Nam. Mấu chốt của việc thua lỗ nằm ở chỗ, các tên tuổi này không tìm được mơ
hình kinh doanh đạt lợi nhuận. Ơng Antoine Pernod, Giám đốc truyền thơng
Tập đồn Auchan thừa nhận điều đó.

20


-

Theo báo cáo tài chính năm 2018, Auchan Holding cơng bố doanh thu 51 tỉ
Euro, giảm 3,2% so với năm trước đó. Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu
hao (EBITDA) giảm 15,8% so với năm 2017, xuống còn gần 2 tỉ Euro. Kết quả
kinh doanh kém khởi sắc xuất phát từ việc sụt giảm 20,5% trong EBITDA của
chuỗi siêu thị Auchan Retai (đóng góp tới 98% vào tổng doanh thu).


-

Xét riêng mảng kinh doanh cốt lõi là Auchan Retail, hiện có hơn 4.000 điểm
bán hàng (đại siêu thị, cửa hàng lớn, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi). Tính đến
cuối năm 2018, Auchan Retail sở hữu hơn 354.851 nhân viên và là nhà tuyển
dụng lớn thứ 35 trên thế giới. Năm 2018, doanh thu của chuỗi siêu thị Auchan
Retail là 50,3 tỉ Euro, ghi nhận mức giảm 3,3% so với năm trước. Lợi nhuận
trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) của Auchan Retail là 1,52 tỉ Euro,
giảm 20,5%.

-

Hời tháng 3/2019, Auchan Holding cơng bố khoản lỡ rịng 1,145 tỷ euro trong
năm 2018 cùng mức doanh số giảm 3,2% so với năm trước đó. Edgard Bonte –
người được bổ nhiệm vị trí chủ tịch Auchan Holding và CEO Auchan Retail từ
tháng 10/2018 chia sẻ về tình huống đáng lo ngại với doanh nghiệp này.

-

Tại thị trường Việt Nam, hệ thống siêu thị này có doanh thu đạt khoảng 50 triệu
USD/năm (gần 1.200 tỷ đồng) nhưng mức doanh thu này chưa đủ để có lãi,
cộng gộp lại tập đồn mẹ ghi nhận khoản lỗ hơn 1 tỷ Euro trong năm 2018. Do
vậy, rút chân khỏi nước ta là một phần trong chiến dịch "phục hưng" của tập
đồn mẹ.

-

Vì vậy, tháng 3/2019, sau khi đánh giá lại hiệu quả hoạt động của chuỗi siêu thị
tại hai thị trường Italy và Việt Nam, Tập đoàn đã lần lượt ra quyết định bán lại
các chuỗi này cho công ty nội địa.


→ Chọn phân khúc khách hàng chưa đúng: nhiều mặt hàng của Auchan là đồ
Tây (đồ ăn châu Âu) chưa phù hợp với thói quen tiêu dùng của người Việt, cộng
21


thêm vị trí mở siêu thị lại khơng đúng phân khúc thị trường vì khu dân cư thường
thu nhập trung bình và thấp. Trong khi, giá bán sản phẩm của Auchan lại cao hơn
mức trung bình thị trường.
→ Nhận diện thương hiệu: Tại Việt Nam, doanh nghiệp này cứ loay hoay với cái
tên thương hiệu. Cụ thể, trước đó là S.Mart, sau đó đổi tên thành Simply và hiện tại
là Auchan.Việc thay đổi liên tục thương hiệu nhận diện khiến người tiêu dùng đặt
câu hỏi và hoài nghi về chất lượng, cũng như danh tiếng của một doanh nghiệp.
→ Sự cạnh tranh ở thị trường bán lẻ Việt Nam:
+ Siêu thị Auchan bày trí khá thống và dễ tìm sản phẩm nhưng khơng hấp dẫn
khơng có nhiều nổi bật so với những hệ thống siêu thị khác.
+ Sự vươn lên của cửa hàng tiện lợi, thương mại điện tử: Phân khúc cửa hàng tiện
lợi và siêu thị mini tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á,
37%/năm. Phân khúc thương mại điện tử cũng đang phát triển mạnh. Giai đoạn
2018- 2025, Google và Temasek dự báo, doanh thu thương mại điện tử sẽ có tốc
độ tăng trưởng 40%/năm.
+ Các chợ bán lẻ truyền thống và các cửa hàng độc lập vẫn thống trị thị trường
bán lẻ Việt Nam. GSO ước tính tổng doanh thu của các nhà bán lẻ truyền thống
năm 2019 là 44 tỷ USD, chiếm 86% tổng doanh thu bán lẻ thực phẩm và đờ
uống.
II.2.

Tiến trình sát nhập
A. Bối cảnh


-

Trước đây, thị trường bán lẻ Việt Nam được mặc định thuộc về các ông lớn
nước ngồi như Big C, Metro... Việc thâu tóm ch̃i bán lẻ lớn tại Việt Nam
như Big C (Pháp) và Metro (Đức), các đại gia Thái Lan tin rằng sẽ làm chủ được thị
trường bán lẻ Việt Nam. Thế nhưng, thực tế không phải vậy. Đã qua thời kỳ chỉ
các tập đồn nước ngồi mới đủ tiềm năng thâu tóm doanh nghiệp.
22


-

Ch̃i siêu thị nổi tiếng Auchan chính thức có mặt tại Việt Nam năm 2015 và
đang sử dụng 1.000 nhân viên, có khoảng 10 tỉ lượt khách hàng mua sắm. Song
kết quả kinh doanh của Auchan tại nước ta không khả quan, chỉ đạt 45 triệu
euro doanh thu năm 2018 và lâm vào cảnh thua lỗ. Trước khi thuộc quyền sở
hữu của Saigon Co.op, vào đầu tháng 6/2019, Auchan đã đóng cửa 15 trong số
18 siêu thị, kết thúc hành trình 4 năm xây dựng và phát triển tại thị trường Việt
Nam

-

Đối với Saigon Co.op, dù thị trường bán lẻ trong năm 2018 chứng kiến nhiều
cuộc đổ bộ của cả khối nội và ngoại nhưng Saigon Co.op vẫn trụ vững ví trí nhà
bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam với doanh thu khủng vượt kế hoạch.
Đặc biệt là việc Saigon Co.op đã phát triển thành công thêm hơn 160 điểm bán
mới, bất chấp thị trường bất động sản có nhiều biến động gây nhiều bất lợi cho
việc phát triển mặt bằng bán lẻ tại Việt Nam
B. Tiến trình


-

Ngày 27/6/2018, Auchan Retail Việt Nam (Pháp) đã ký kết chuyển giao toàn bộ hệ thống
siêu thị Auchan tại Việt Nam cho Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon
Co.op). Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp bán lẻ trong nước sở hữu thương hiệu nước
ngoài. Và điều này cũng chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường vốn
được xem là lợi thế của nhà đầu tư ngoại. Điều đáng nói của thương vụ này là giá bỏ thầu
của Saigon Co.op thấp hơn đơn vị bỏ giá cao nhất đến 20%.

-

Đến gần nửa đêm, lễ ký kết chuyển nhượng hoạt động giữa Saigon Co.op và
Auchan Retail Việt Nam (Pháp) bắt đầu trong khơng khí khá cởi mở với nhiều
nội dung, phụ lục kèm theo. Theo thỏa thuận đã đạt được, Saigon Co.op nhận
chuyển giao tất cả các hoạt động Auchan tại Việt Nam gồm 15 cửa hàng hoạt
động bán lẻ lẫn mảng thương mại điện tử, nền tảng online và hơn 200 nhân viên
đang làm việc cho Auchan.

Ngoài chuyển nhượng 15 cửa hàng trên, thương vụ này còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác
giữa hai bên.
23


-

Theo đó, cả hai bàn bạc xuất khẩu sản phẩm Saigon Co.op thơng qua kênh của
Auchan trên tồn thế giới. Đặc biệt, nơng thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội xuất
sang các nước mà tập đoàn bán lẻ Pháp hiện diện. "Việc tiếp nhận Auchan VN là
một phần của thỏa thuận. Auchan sẽ là đầu mối cho hàng Việt vào thị trường
Pháp và các nước.


III. LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN KHI HTX SAIGON CO.OP MUA LẠI AUCHAN
III.1. Lợi thế
-

Việc mua lại Auchan mang lại cho Saigon Co.op rất nhiều lợi thế như kế thừa hàng hố
giá rẻ, khơng mất cơng tìm mặt bằng, mở rộng được ch̃i, tăng giá trị truyền thông...

-

Auchan sở hữu 18 điểm bán ở nhiều vị trí đắc địa và có hơn 200.000 khách hàng thân
thiết. Thương vụ mua lại này đã giúp Auchan gỡ bỏ gánh nặng thua lỗ tại Việt Nam, đồng
thời giúp Saigon Co.op mở rộng tới 800 điểm bán và thu hút được 200.000 khách hàng
thành viên Auchan, tạo tiền đề cho mục tiêu đạt 1000 điểm bán năm 2019.

-

Việc Auchan rời Việt Nam là do họ không thể địa phương hóa mơ hình khơng thành cơng,
mặc dù mơ hình – phương thức kinh doanh của họ đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm.
Ngược lại, Saigon Co.op có tính địa phương hóa rất tốt nhưng họ lại chuyển mình chậm
chạp và chưa có nhiều kinh nghiệm trên thị trường quốc tế. Thương vụ M&A này sẽ giúp
Saigon Co.op học tập được tinh hoa từ Auchan và nâng cấp bản thân.

→ Cuối cùng, sau thương vụ này, ngoài chuyển nhượng 15 cửa hàng trên, còn mở ra cơ hội
hợp tác giữa hai bên. Cụ thể, cả hai đang bàn bạc xuất khẩu sản phẩm Saigon Co.op thông
qua kênh của Auchan trên tồn thế giới. Đặc biệt, nơng thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội xuất
sang Nhật, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ thông qua sự hỗ trợ của Auchan.
III.2. Hạn chế
-


Những thách thức lớn hậu M&A chính là: mơ hình kinh doanh biến động, chiến lược kinh
doanh thay đổi, một lực lượng nhân lực mới vào mang theo những hình thái văn hóa khác

24


nhau, hệ giá trị của doanh nghiệp thay đổi,…Việc tìm kiếm hay sáng tạo những giá trị mới
cho doanh nghiệp sau q trình mua lại là một vấn đề khơng hề đơn giản.
-

Đầu tiên là về giá trị. Auchan là một thương hiệu đứng thứ 68 toàn cầu với nhiều kinh
nghiệm quốc tế, trong khi Saigon Co.op là một doanh nghiệp nhà nước với chủ trương
với tinh thần thương hiệu Việt phục vụ tận tâm cho người Việt. Sự thất bại trong việc
hịa hợp về giá trị chính là một nguyên nhân chủ yếu và cũng là nguyên nhân phổ biến
dẫn đến nhiều sự đổ vỡ của các thương vụ M&A.

-

Thứ hai là về mặt bằng. Auchan bán lại cho Saigon Co.op 18 cửa hàng ở Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh với vị trí địa lý và diện tích khác nhau nên HTX.

Tranh chấp mặt bằng ở 332 Lũy Bích, quận Tân Phú, Tp. Hờ Chí Minh.

-

Kế tiếp là về nguồn nhân lực. Khi mua lại Auchan, Saigon Co.op cũng tiếp nhận
gần 200 nhân viên vẫn còn đang hoạt động. Saigon Co.op cần sắp xếp lại nhân
lực và hệ thống đại lý nhằm hạn chế sự trùng lặp những gì đã có. Việc cắt giảm
nhân sự có thể sẽ rất khó khăn.


→ Cuối cùng là về vấn đề dịch bệnh, đầu năm 2020, dịch Covid bùng phát gây ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong đó có Saigon Co.op. Người tiêu
dùng trở nên ưu tiên mua sắm online và giao tận nhà hơn là mua bán ở siêu thị hay trung
25


×