Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
š&›
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
NÂNG CAO
ĐỀ BÀI: Phân tích báo cáo tài chính ngân hàng Á Châu năm 2010
GVHD: TRẦN ĐỨC VUI
Lớp QTKD1 – K19
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Thành phố Hà Nội tháng 7 /2011
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian tìm tòi tài liệu, tham khảo trong giáo trình cùng với sự
hướng dẫn của Thầy giảng viên bộ môn Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng
cao chúng em đã hoàn thành xong đề tài tiểu luận: “Phân tích báo cáo tài
chính ngân hàng Á Châu năm 2010”. Bài tiểu luận này, thực sự là dấu ấn
quan trọng trong quá trình học tập của mỗi thành viên trong nhóm. Mỗi thành
viên đều phải vượt qua những hạn chế của bản thân về thời gian, phương tiện
đi lại, kiến thức… để cùng nhau hoàn thành bài tiểu luận với một chất lượng tốt
nhất.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
thầy mà chúng em đã nhận được trong suốt thời gian qua.
Thay mặt nhóm, Nhóm trưởng
DANH SÁCH NHÓM 8
STT SINH VIÊN
1
Nông Thị Vân Anh
2
Nguyễn Thị Ngọc Dịu
3
Quách Anh Dũng
4
Nguyễn Xuân Kỷ
5
Đào Minh Nguyệt
6
Hoàng Đức Nhuận
7
Nguyễn Xuân Tiến
8
Bùi Thị Huyền Trang
9
Phạm Bích Vui
Trang 4
Mục lục
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
1.1. Bối cảnh thành lập và thông tin liên lạc:………… …… ……………5
1.2. Phân tích ý nghĩa logo……………………………… …… … …… 5
1.3. Vốn điều lệ……….…………………………………… …… … ……6
1.4. Nhân sự ……………….……………………………… … … ………6
1.5. Lịch sử hình thành………………………………………… … ……6
1.6. Lĩnh vực kinh doanh……………………… ………… … … ……7
1.7. Vị thế của công ty…………………………….……….……….… ……7
1.8. Chiến lược phát triển và đầu tư……… …….……………… ….……8
1.9. Phân tích mô hình SWOT……… …….………………………………9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Á CHÂU NĂM 2010
2.1. Tình hình chung của thế giới, Việt Nam.………… …… ………….11
2.2. So sánh bảng CĐKT theo chiều dọc (so sánh theo quy mô chung) 11
2.2.1 Nhận xét về phần tài sản …………………………… ……… 11
2.2.2 Nhận xét về phần nguồn vốn ……….………………….… … 12
2.3. Môi trường hoạt động năm 2010…………………………… … … 13
2.4. Kết quả hoạt động……………………….… …………………………14
2.5. Kế hoạch hoạt động năm 2011……………………….… ……………18
KẾT LUẬN ……………………………………………………… …………20
Trang 5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG Á CHÂU
1.1. Bối cảnh thành lập và thông tin liên lạc:
1 Bối cảnh thành lập: Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về
ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban
hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động
ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng
thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993,
Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
2 Thông tin liên lạc:
Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
Tel: (848) 3929 0999 Fax: (848) 3839 9885
Email:
Trang web:www.acb.com.vn
1.2. Phân tích ý nghĩa logo
1 ACB là chữ viết tắt của Asia Commercial Bank
2 3 chữ cái A, C, B lần lượt được giải thích với ý nghĩa:
o A (Attitude: Thái độ): Nhân viên ACB luôn có thái độ tôn trọng
khách hàng, lắng nghe khách hàng xem khách hàng là đối tác
trong quan hệ, quan hệ lợi ích hỗ tương.
o C (Capability: Năng lực): ACB cung cấp đầy đủ nguồn lực vật
chất, tài chính và nhân sự để đảm bảo quá trình cung cấp sản
phẩm dịch vụ và các tiện nghi giao dịch được thuận lợi và an
toàn.
o B (Behaviour: Hành vi): Nhân viên ACB luôn ứng xử lịch sự,
thân thiện với khách hàng.
3 Logo của ngân hàng ACB có màu xanh biểu trưng của niềm tin, hy
vọng, sử trẻ trung và năng động. Đồng thời logo có 12 gạch chạy ngang
Trang 6
ba chữ A, C, B và có vị trí trung tâm. Số 12 đại diện cho 12 tháng năm
trong và các vạch ngang biểu trưng cho dòng lưu thông tiền tệ trong
hoạt động tài chính ngân hàng, vị trí trung tâm biểu trưng cho trạng thái
cân bằng. Có thể nói dòng lưu thông tiền tệ của ACB luôn ở trạng thái
ổn định, cân bằng giữa hai mặt an toàn và hiệu quả, và luôn luôn như thế
theo thời gian.
1.3. Vốn điều lệ:
Kể từ ngày 31/12/2010 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng
(Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu
không trăm sáu mươi nghìn đồng)
1.4. Nhân sự:
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là
6.749 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%,
thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo
riêng của ACB.
Hai năm 1998-1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ
một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân
viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của
Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã
tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo
Ngân hàng (Bank Training Center).
1.5 Lịch sử hình thành
- Ngày 20-04-1993, thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
(ACB).
- Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
- Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thỏa thuận hỗ trợ
kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB
triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng,
bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý
giao dịch thẻ ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với
Trang 7
nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM
- Ngày 31/10/2006 ACB được Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
chấp thuận cho niêm yết kể từ theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN.
- Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi
nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp
tác với các đối tác như Open Solutions (OSI) – Thiên Nam để nâng cấp hệ
ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông
tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với Ngân hàng Standard Chartered về
việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ
đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng.
Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác
với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh
toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 tỷ đồng. ACB đạt
danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008" do Tạp chí Euromoney
trao tặng tại Hong Kong
1.6 Lĩnh vực kinh doanh
Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm,
tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận
vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài
hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng
khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, môi giới và tư vấn đầu tư
chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành;
cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài
chính và các dịch vụ ngân hàng khác.
1.7 Vị thế của công ty
Trang 8
Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ, ACB được khách hàng đánh giá là một trong
các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất, dựa
trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hiện nay, ACB tích cực phát triển
mạng lưới kênh phân phối với 167 chi nhánh và phòng giao dịch, đồng thời
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. ACB đã xây
dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác như các tổ chức phát
hành thẻ (Visa, MasterCard), các Công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo
Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet),
các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v… ACB là ngân hàng
duy nhất Việt Nam được nhận giải "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008" của
tạp chí tài chính - ngân hàng quốc tế Euromoney trao tặng. Đây là lần thứ 3
ACB được nhận danh hiệu này. ACB còn giành luôn vị trí số 1 trong top 10
“Ngân hàng thương mại được hài lòng nhất Việt Nam" do nhóm chuyên gia
tài chính ngân hàng của báo Sài Gòn Tiếp thị tổng kết sau khi tiến hành điều
tra ý kiến người tiêu dùng về 30 ngân hàng thương mại và các dịch vụ tài
chính được hài lòng nhất trong năm 2007 và quý 1/2008 Đánh giá cao vị thế
của ACB, Ngân hàng Standard Chartered của Anh vừa quyết định tăng cổ
phần tại ACB từ 8,84% lên 15% Tháng 6/2008, ACB tăng vốn điều lệ lên
5.805 tỷ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong khối
ngân hàng TMCP tại VN (sau VCB)
1.8 Chiến lược phát triển và đầu tư
ACB tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng nhanh, quản lý tốt, lợi nhuận
cao, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. ACB chủ trương tăng trưởng
trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. ACB sẽ
tiến hành chuyển đổi mô hình quản trị từ hội đồng quản trị đại diện cho
quyền sở hữu sang hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách các lĩnh vực
khác nhau của hoạt động ngân hàng và có thành viên độc lập. Đó là quá
trình tách biệt giữa chủ sở hữu, công tác quản trị và công tác điều hành
nhằm đảm bảo quyền lợi cho cổ đông nói riêng và của các bên liên quan nói
Trang 9
chung. ACB đã xác định Tầm nhìn 2015, theo đó ACB phấn đấu là một
trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vào năm 2010 -
2011, Tập đoàn ACB dự kiến có quy mô vốn chủ sở hữu khoảng 15 ngàn tỷ
đồng, tổng tài sản vào khoảng 315 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 7 ngàn
tỷ đồng.
1.9. Phân tích mô hình SWOT
a. Điểm mạnh:
o Là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam với
mạng lưới kênh phân phối trên 133 chi nhánh tại các vùng kinh tế
phát triển trên toàn quốc. Các sản phẩm tín dụng phong phú đặc
biệt là cho khách hàng cá nhân.
o Các nghiệp vụ được chuẩn hoá theo qui trình ISO 9001:2000
o Đội ngũ cán bộ có trình độ cao trên 86% có trình độ trên đại học
và được công ty tài chính quốc tế IFC hỗ trợ chuyên về đào tạo
nghiệp vụ.
o Các giao dịch được trực tuyến hoá từ năm 2001 thông qua hệ
quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ và có thể phục vụ khách
hàng 24/24 giờ.
o ACB là thành viên của SWIFT (Society for Worldwide Interbank
Financial Telecommunication), tức là Hiệp hội Viễn thông Tài
chính Liên ngân hàng Toàn Thế giới, bảo đảm phục vụ khách
hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
o Có sự hậu thuẫn lớn về tài chính và các công nghệ ngân hàng do
có các cổ đông chiến lược nước ngoài là Connaught Investor,
Dragon Financial Holding, Ltd, ngân hàng Standard Chartered.
o Đa ngành nghề kinh doanh về tiền tệ đặc biệt là kinh doanh vàng.
ACB liên doanh SJC xây dựng sàn giao dịch vàng đầu tiên và lớn
nhất VN.
b. Điểm yếu:
Trang 10
o Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn chủ yếu hấp thụ tín dụng của ngân
hàng.
o Thị phần huy động và cho vay của ACB chiếm phần khá nhỏ
trong hệ thống ngân hàng thương mại: 4,39% và 2,43%
o Công nghệ cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch
của khách hàng đặc biệt là là tại sàn giao dịch vàng.
c. Cơ hội:
o Ngành ngân hàng đang ngày càng phát triển với thị trường bán lẻ
phù hợp với mục đích của ngân hàng.
o Ngân hàng luôn là ngành có được sự ưu ái đặc biệt của nền kinh
tế do đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe của nền kinh
tế.
o Các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày càng
nhiều nhưng với số vồn điều lệ không cao, trong khi cạnh tranh
trên thị trường ngày càng khốc liệt, sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng
lớn như ACB mở rộng qui mô với việc liên kết với các ngân hàng
khác.
o Với các cổ đông chiến lược nước ngoài ACB, đặc biệt là SCB có
cơ hội tạo ra danh tiếng của mình trên thế giới.
d. Thách thức:
o Mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng tăng khi từ
năm 2008, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập
tại VN theo cam kết WTO.
o Chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường vàng và chứng khoán khi 2 thị
trường này ngày có dấu hiệu hồi phục trong năm 2010.
o Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các NH sẽ phải đối mặt với rủi
ro thanh khoản, chi phí vốn vay tăng cao do chịu sự ảnh hưởng
của chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN.
Trang 11
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Á
CHÂU NĂM 2010
2.1. Tình hình chung của thế giới, Việt Nam:
Trong suốt 16 năm nay, có thể nói môi trường kinh doanh năm 2008 thuộc
loại khó khăn nhất, cả điều kiện bên trong lẫn bên ngoài. Ở ngoài nước, cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới nặng nề nhất từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai nổ ra từ Mỹ và lây lan rất nhanh đến các khu vực và
quốc gia khác trên thế giới kéo theo suy thoái toàn cầu. Trong nỗ lực phục hồi
kinh tế và hoạt động thị trường tài chính, Ngân hàng trung ương nhiều nước
đồng loạt cắt giảm lãi suất đến mức kỷ lục cũng như liên tục đưa ra các gói cứu
trợ và kích thích kinh tế khổng lồ. Đặc biệt, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đây
là lần đầu tiên đưa lãi suất về mức 0%.
Việt Nam không được loại trừ, thậm chí còn bị tác động nặng nề hơn so với
nhiều nước khác trong khu vực và đương nhiên gây ra rất nhiều khó khăn cho
các hoạt động tài chính ngân hàng. Ở trong nước, do nhiều nguyên nhân, cả
trước mắt và lâu dài, cả khách quan và chủ quan, kinh tế tăng trưởng chậm hẳn
lại, đạt mức tăng thấp nhất kể từ năm 2000; nhập siêu cao nhất từ trước đến
nay; lạm phát đầu năm tăng rất cao, cuối năm xuất hiện hiện tượng thiểu phát,
tính chung cả năm chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ năm 1992, hoạt động sản
xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động
sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc
Hoạt động tài chính ngân hàng phải hứng chịu những thử thách lớn, trái chiều
diễn ra dồn dập liên quan đến lãi suất, thanh khoản; chất lượng tín dụng của
ngành ngân hàng suy giảm nghiêm trọng.
2.2 So sánh bảng CĐKT theo chiều dọc (so sánh theo quy mô chung)
2.2.1 Nhận xét về phần tài sản:
1 Tổng tài sản có kết cấu tăng từ 167.881.047 triệu đồng vào lúc cuối
Trang 12
năm 2009 lên 205.102.950 triệu đồng lúc cuối năm 2010 (tức tăng
gần 22.17%%).
2 Trong đó, các khoản mục của tài sản ngắn hạn:
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng và cho vay các tổ chức tín dụng khác
năm 2010 giảm từ 36.699.495 triệu đồng xuống 33.962.149, giảm
7.56% so với năm 2009.
2. Chứng khoán kinh doanh năm 2009 tăng từ 739.126 triệu đồng lên
1.167.950 triệu đồng, tức tăng khoảng gần 65% so với năm 2010
3. Cho vay khách hàng năm 2009 là 87.195.105 triệu đồng tăng lên
21% so với mức 62.357.978 triệu đồng của năm 2010.
4. Và các đầu tư khác cũng tăng nhẹ.
3 Các khoản tài sản ngắn hạn giảm như:
1. Chứng khoán kinh doanh
2. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác
3. Công cụ tài chính phát sinh và các công cụ tài sản tài chính khác.
4 Các khoản mục làm tăng tài sản dài hạn như:
1. Tài sản cố định hữu hình.
2. Tài sản khác.
5 Tài sản cố định vô hình giảm.
2.2.2 Nhận xét về phần nguồn vốn:
1 Nhận xét về nợ phải trả:
- Nhìn chung nợ phải trả của ngân hàng ACB tăng khá nhiều, tăng từ
157.774.760 triệu đồng năm 2009 lên 193.726.193 triệu đồng năm 2010,
tăng gần 30%. Trong đó hầu như tất cả các khoản nợ phải trả đều tăng:
Trang 13
· Các khoản nợ ngắn hạn và ngân hàng nhà nước năm 2009 là 9.451.677
triệu đồng, giảm so với 10.256.943 triệu đồng năm 2010.
· Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác tăng từ 10.449.825triệu đồng năm
2009 lên 28.129.963 triệu đồng năm 2010, tức tăng 180 %.
· Tiền gửi của khách hàng tăng từ 86.919.196 triệu đồng năm 2009 lên
106.936.611 triệu đồng năm 2010, tăng 23.2%
· Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác tăng
23.351 triệu đồng.
· Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi từ 26.582.588 triệu đồng lên
38.254.151 triệu đồng.
· Các khoản phải trả và công nợ khác cũng tăng.
- Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư , cho vay tổ chức tín dụng chịu rủi ro tăng từ
270.304 triệu đồng năm 2009 lên 379.768 triệu đồng năm 2010
- Nhìn chung tài sản của ngân hàng tăng nhưng nợ phải trả của ngân hàng cũng
tăng, điều này cho thấy ACB đang trong thời kỳ mở rộng hệ thống ngân hàng,
phát triển mạng lưới cho vay và đầu tư nhiều sang các lĩnh vực khác.
2 Vốn chủ sở hữu:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp tăng một phần là do nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp tăng khá nhanh.
- Cụ thể là:
- Vốn điều lệ tăng 7.814.138 triệu đồng lên 9.376.965 triệu đồng, tăng
1.562.827 triệu đồng
- Các quỹ dự trữ tăng 256.603 triệu đồng.
- Lợi nhuận chưa phân phối giảm xuống nhanh còn 790.240 triệu đồng,
giảm 40,99% so với năm 2009.
- Qua bảng cân đối kế toán hợp nhất ngày 31/12/2010 của Ngân hàng ACB,
nhìn chung ta thấy tình hình hoạt động của ngân hàng đang trong chiều hướng
tốt. Tuy nợ phải trả của Ngân hàng tăng nhưng tài sản của ngân hàng cũng tăng
với tỉ lệ tương ứng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng, chứng tỏ đang có nhiều doanh
nghiệp và cá nhân gửi tiền hay vay nợ ngân hàng. Ngân hàng ACB là một ngân
hàng mang tầm cỡ quốc tế , đáng tin cậy để các doanh nghiệp và cá nhân đầu
Trang 14
tư.
2.3 Môi trường hoạt động năm 2010
Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia trên thế
giới thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và tăng chi ngân sách, năm 2010
kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu
2008.
Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Tốc độ
tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các quả và đạt 5,3% cả năm 2010, CPI có
mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng.
Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng
chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành
ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2010, đặc biệt là về tín dụng.
Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2010 cũng có
phần ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản.
Mặc dù vậy thị trường ngân hàng năm 2010 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp
và ảnh hưởng trực tiếp đến l bên, lợi nhuận cũng như tăng trưởng quy mô của
các ngân hàng. Trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; sự thay đổi
chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm (thông qua gói cho vay hỗ
trợ lãi suất 4% từ 01/02/2010) chuyển sang kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng
từ cuối quý II và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2010; cũng như
quy định chấm dứt các hoạt động kinh doanh vàng tài khoản, hoạt động của các
trung tâm giao dịch vàng.
2.4. Kết quả hoạt động
Quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng được tăng lên đáng
kể, đặc biệt là các mảng hoạt động truyền thống như huy động vốn và cho vay.
Tuy vậy, sau một năm tăng trưởng nóng, hệ thống ngân hàng phải đối mặt với
nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn trong năm 2008
lần lượt đạt khoảng 21% và 20%, tụt giảm hơn gấp đôi sovới mức tăng năm
trước đó.
Trong 7 tháng đầu năm 2010, các chính sách thắt chặt tiền tệ được nới lỏng
Trang 15
linh hoạt, cùng với các gói kích cầu được quyết liệt thực hiện và tín dụng tiêu
dùng được thận trong triển khai trở lại sau một thời gian tạm ngừng, tất cả yếu
tố đó sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng trong
năm nay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 7 tháng đầu năm đạt 19,53%, huy
động vốn nền kinh tế đạt 20,92%, tương đương với mức tăng cả năm 2008. Tỷ
lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính giảm xuống còn 2,5% so với mức 3,5% vào
đầu năm.
Mặt khác, ngành ngân hàng vẫn còn phải đối mặt với một số rào cản ảnh hưởng
đến tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Cơ chế trần lãi suất cho
vay vẫn còn thực hiện trong khi lãi suất huy động đầu vào đang có chiều hướng
tăng lên, làm cho khoảng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động thấp.
Tốc độ giải ngân cung cấp vốn cho nền kinh tế trong thời gian qua tăng nhanh
chóng, nỗi lo lạm phát trở lại, dẫn đến NHNN hạ mức tăng trưởng tín dụng
chung toàn hệ thống từ 30% xuống còn 27%.
Trong khi tỉ lệ nợ xấu (NPL) của STB tăng dần từ cuối năm qua Q1 và Q2/
2010 thì NPL của ACB giảm mạnh trong Q2/2010. Hệ số an toàn vốn luôn
được ACB duy trì ở mức cao và đến cuối năm 2008 đạt 12,44%, cao hơn khá
nhiều so với mức 9,87% của toàn ngành. Rủi ro tín dụng cũng được Ngân hàng
kiểm soát chặt chẽ để duy trì chất lượng tín dụng. Cụ thể, tỷ lệ nợ nhóm 3 đến
nhóm 5 trên tổng dư nợ thời điểm cuối năm 2008 của tập đoàn là 0,9%, tuy cao
hơn cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của
toàn ngành (3,5%). Đây có thể xem là một thành công của tập đoàn trong điều
kiện kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến hầu hết đối tượng khách hàng vay. Bên
cạnh đó, ACB đã thành lập Khối Vận hành độc lập so với các khối kinh doanh
để bước đầu xây dựng hệ thống quản lý vận hành một cách quy củ và an toàn.
Kết quả đạt được trong năm 2010 giúp ACB giữ vững vị trí số một về quy mô
trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, rút ngắn đáng kể khoảng
cách so với các ngân hàng thương mại quốc doanh. ACB tiếp tục là thương
hiệu được ghi nhận và đánh giá cao trên thị trường tài chính ngân hàng không
những trong và cả ngoài nước. Điểm nổi bật là lần đầu tiên tại nước ta, mới chỉ
có Ngân hàng Á Châu nhận được sáu danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
Trang 16
năm 2010 của sáu tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới.
Năm 2010, ACB đa hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, duy trì được khả năng
thanh khoản mạnh, luôn là tổ chức cho vay trên thị trường liên ngân hàng tuân
thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn, phát triển nhanh mạng lưới, quản lý tốt chi phi,
và nợ xấu thấp.
Trong thời gian qua, ACB đã tập trung vào tăng trưởng nhanh, chú trọng khai
thác các cơ hội kinh doanh, chủ trương thay đổi linh hoạt, xây dựng hệ thống
quản lý rủi ro chặt chẽ, và mở rộng mạng lưới chi nhánh tại các thị trường mục
tiêu trong cả nước; đồng thời thành lập Công ty Chứng khoán ACB (ACBS),
Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), Công ty Cho thuê tài chính
(ACBL), và Công ty Quản lý Qũy (ACBC).
Với chiến lược các quy tắc đơn giản, đa dạng hóa vá tăng trưởng ngang, ACB
đã trở thành ngân hàng có tổng tài sản xấp xỉ 10 tỷ đô-la Mỹ. ACB là một trong
vài ngân hàng có khả năng sinh lời cao nhất ngành và trong nhóm công ty
niêm yết có giá trị vốn hoá lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài ra, ACB là một trong 50 doanh nghiệp lớn nhấtViệt Nam năm 2010.
Trong năm 2010, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân
lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo
định hướng bán hàng. Tăng thêm 51 chi nhánh và phòng giao dịch. Hệ thống
chấm điểm tin dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng đã hoàn
thành và áp dụng chính thức. Hệ thống bảo trợ giúp (help desk) bắt đầu được
triển khai. Và lần đầu tiên tại Việt Nam, chỉ có ACB nhận được 6 giải thưởng
“Ngân hàng tốt nhất Việt nam năm 2010” do 6 tạp chí tài chính ngân hàng danh
tiếng quốc tế bình chọn.
Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh nêu trên phần nào tác động đến
mức độ hiện thực hóa định hướng hoạt động năm 2010 “quản lý tốt, lợi nhuận
hợp lý, tăng trưởng bền vững” của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng.
Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của Tập đoàn cuối năm 2010 chỉ là 0,4%. Với
kết quả này, ACB tiếp tục là ngân hàng duy nhất trong nhóm các NHTM cổ
phần hàng đầu có tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Chất lượng tín dụng của ACB tiếp
Trang 17
tục được khẳng định. Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ACB được
thực hiện tốt. Trong khi nhiều NHTM bị tác động mạnh bởi quy định mới của
NHNN là giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài
hạn, đồng thời thay đổi theo.
Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh nêu trên phần nào tác động đến
mức độ hiện thực hóa định hướng hoạt động năm 2010 “quản lý tốt, lợi nhuận
hợp lý , tăng trưởng bền vững” của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng.
Về tăng trưởng quy mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng
và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84%
kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho
vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Huy động tiền gửi
khách hàng của Tập đoàn năm 2010 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành
(27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành
(38%).
Về mặt lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 3.102 tỷ
đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch; và các chỉ số
sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, ROA Tập đoàn tiếp tục đạt trên 2% và ROE
đạt 31,8% (cao hơn cam kết dài hạn với cổ đông là không thấp hơn 27%). Cơ
cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày
31/12/2010 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt
động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước
thuế. Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, ACB tiếp tục hoàn thành tốt
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cụ thể, năm 2010 Tập đoàn nộp ngân sách
770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng so với năm 2009, hướng thắt chặt cách tính
toán, năm 2010 là năm thứ sáu liên tiếp ACB duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp
với độ an toàn cao. Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB cũng luôn được duy trì ở
mức cao trong suốt năm 2010, và tỷ lệ này ở thời điểm cuối năm 2010 là xấp xỉ
12 lần. Ngoài ra, tỷ lệ an toàn vốn của ACB thời điểm 31/12/2010 đạt 9,73%,
cao hơn gần 1,8% so với quy định của Ngân hàng Nhà nước mặc dù mức độ rủi
ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung tiếp tục gia tăng.
Về vốn ngân hàng, trong năm 2010 ACB được hoàn thành tăng vốn điều lệ
Trang 18
thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ
phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ
phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thông. Đến31/12/2010 ACB có
mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng
TMCP Việt Nam.
Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2010, ACB đã
tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý
1/2010 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2010.
Một thành tựu nổi bật khác mà ACB đã đạt được trong năm 2010 bên cạnh việc
hoàn thành các mục tiêu về quản lý, tăng trưởng và lợi nhuận, là ACB là ngân
hàng Việt Nam đầu tiên nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia,
Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Thị phần huy động và
cho vay của Ngân hàng cũng đã tăng lần lượt là 2,49% và 0,84% so với đầu
năm.
2.5. Kế hoạch hoạt động năm 2011
Nhìn lại năm 2010 đầy biến đổi và thách thức từ môi trường, có thể nói ACB
đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, duy trỳ tốc độ tăng trưởng khá cao và đáp
ứng tốt yêu cầu về đảm bảo an toàn.
Với những kết quả trên, ACB chứng tỏ là ngân hàng luôn đem lại giá trị gia
tăng cao và bền vững cho cổ đông cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Tiến tới năm 2011, Ban lãnh đạo ACB cho rằng có khó khăn nhưng cơ hội
cũng không ít. Cơ hội đến từ sự phục hồi của kinh tế thế giới nói chung (trong
đó khu vực châu Á tiếp tục làm đầu tàu) và kinh tế trong nước nói riêng. Còn
khó khăn đến từ việc các nghiệp vụ kinh doanh đặc trưng của ngân hàng phần
nào bị thu hẹp, khả năng tăng trưởng mạng lưới hoạt động bị giới hạn trong khi
các loại rủi ro đều gia tăng (thanh khoản, tỷ giá, pháp luật, vận hành). Câu hỏi
là làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới và tiếp tục tiến bước
trên con đường thực hiện mục tiêu chiến lược. Đối với ACB, việc đa dạng hóa
thu nhập tiếp tục là trọng tâm với việc điều chỉnh chính sách khách hàng và
nâng cao chất lượng tín dụng để tăng thu nhập từ phát triển các dịch vụ mới và
Trang 19
đặc biệt cải tổ hoạt động thẻ nhằm tạo tiền đề cho việc thu hút thêm thị phần và
tăng nguồn thu phí dịch vụ. ACB dự định kết thúc năm 2010 với 3.600 tỷ đồng
lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn, 210.000 tỷ đồng tổng tài sản, 170.000 tỷ
đồng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế, 96.000 tỷ đồng dư nợ cho vay,
trong khi nợ xấu duy trì ở mức dưới 1%. Ngoài ra, ACB sẽ tiếp tục kiện toàn
năng lực của tổ chức bằng việc tiến hành trả lương theo năng suất, cải tiến giáo
trình và chất lượng đào tạo cũng như tuyển dụng để đảm bảo được đúng người
và phân công đúng việc để mỗi thành viên của tổ chức phát huy được tối đa
năng lực của mình.
Một trong những công việc hệ trọng mà ACB phải thực hiện trong năm 2011 là
xây dựng cho được chiến lược phát triển trong 5 – 10 năm tới.
Các mục tiêu kinh doanh năm 2011 được đặt ra không quá cao nhằm chuẩn bị
thật tốt tiền đề tiên quyết cho tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai của
ACB. Các tiền đề đó là cơ sở hạ tầng vững chắc của một NHTM, nguồn nhân
lực chất lượng cao, và cơ cấu tổ chức khoa học; đáp ứng được quy mô và nhu
cầu kinh doanh mới; đồng thời với sự nhạy bén trong tổ chức kinh doanh, có
thể đối phó với những bất trắc có khả năng xảy ra. Cũng cố thể chế, kinh doanh
linh hoạt là phương châm hành động năm 2011 của ACB.
Mục tiêu đã được xác định cụ thể; việc thực hiện thành công hay không sẽ nằm
ở khả năng dự báo và ứng phó linh hoạt với tình hình, tính kỷ luật và tuân thủ
trong việc thực hiện các giải pháp đề ra. Với bản lĩnh đã được tôi luyện qua 2
năm 2008 và 2010 đầy khó khăn và biến động, tập thể ACB sẽ tiếp tục phấn
đấu với mục tiêu chung và có thể tin rằng Hội đồng quản trị và Ban điều hành
sẽ tiếp tục có dịp được báo cáo với cổ đông những tin tức tốt đẹp về kết quả
hoạt động năm 2011.
Trang 20
KẾT LUẬN
Ước tính năm 2011, dù thị trường tài chính còn nhiều diễn biến bất lợi, biên
lãi suất thu hẹp dần nhưng nhờ phát triển mảng dịch vụ và kinh doanh trên thị
trường liên ngân hàng cũng như hoạt động qua thị trường mở, kết quả
kinh doanh của ACB vẫn được duy trì ở mức cao.
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được đánh giá là một trong các
ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt và phong phú nhất hiện nay dựa trên
nền công nghệ hiện đại. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn thử
thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu. Bênh
cạnh đó, ACB còn sở hữu các lợi thế về thị phần, quy mô, tăng trưởng,
thương hiệu, chất lượng tài sản có, sản phẩm, khách hàng, công nghệ và
nhân lực, đó là những yếu tố tạo nên sự khác biệt và tính cạnh tranh cho ngân
hàng ACB.