Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Bài tập nhóm môn học Quản trị Tài chính Nâng cao : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY COCA – COLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 58 trang )

Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bài tập nhóm môn học Quản trị Tài chính Nâng cao:
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY COCA – COLA
GVHD: TS. Nguyễn Thanh Liêm
Nhóm thực hiện: Coca – Cola
1.Trần Thị Tuyết Hạnh 35K16.1
2.Nguyễn Thị Kim Hiền 35K16.1
3.Nguyễn Thị Danh Lam 35K16.1
4.Nguyễn Thị Phương Thảo 35K16.1
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 1
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Tháng 4/ 2012
NỘI DUNG BÀI PHÂN TÍCH
1. Giới thiệu Công ty NIKE và mục tiêu phân tích tài chính 4
1.1. Giới thiệu Công ty Coca - Cola 4
1.2. Mục tiêu phân tích tài chính 5
1.3. Cách tiếp cận phân tích 5
1.4. Nguồn dữ liệu 6
2. Bối cảnh phân tích 7
2.1. Phân tích bối cảnh nền kinh tế hiện tại 7
2.2. Phân tích ngành công nghiệp nước giải khát 7
2.2.1. Chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp nước giải khát 7
2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong ngành 8
2.2.3. Mô hình các thuộc tính kinh tế trong ngành 8
2.3. Phân tích chiến lược công ty 9


2.3.1. Chiến lược Công ty Coca - Cola 9
2.3.2. Tình hình công ty trong 10 năm 11
2.3.3. Rủi ro và cơ hội 12
2.4. Đánh giá chất lượng Báo cáo tài chính 13
3. Phân tích tài chính 15
3.1. Phân tích khả năng sinh lợi 15
3.2. Phân tích hiệu suất 17
3.3. Phân tích doanh thu và chi phí 18
3.3.1. Phân tích doanh thu 18
3.3.2. Phân tích chi phí 20
3.4. Phân tích tài sản 21
3.4.1. Phân tích tài sản ngắn hạn 22
3.4.2. Phân tích tài sản dài hạn 23
3.5. Phân tích nguồn vốn 25
3.5.1. Phân tích vốn chủ sở hữu 25
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 2
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
3.5.2. Phân tích nợ 26
3.6. Phân tích dòng tiền 27
3.6.1. Ngân quỹ từ hoạt động kinh doanh 28
3.6.2. Ngân quỹ từ hoạt động đầu tư 29
3.6.2.1. Tỉ lệ tái đầu tư an toàn 29
3.6.2.2. Ngân quỹ hoạt động để đầu tư tài sản cố định 30
3.6.2.3. Tỉ lệ tái đầu tư ngân quỹ 31
3.6.3. Ngân quỹ từ hoạt động tài chính 31
3.6.3.1. Ngân quỹ hoạt động dùng để mua lại cổ phiếu 32
3.6.3.2. Ngân quỹ hoạt động dùng để trả cổ tức 32
3.6.3.3. Ngân quỹ hoạt động dùng để trả nợ 33
3.7. Phân tích đòn bẩy 33

3.7.1. Đòn bẩy hoạt động 33
3.7.2. Đòn bẩy tài chính 34
3.8. Đánh giá giá trị công ty 35
3.8.1. Đánh giá của thị trường về công ty 35
3.8.2. Giá trị công ty 37
3.8.2.1. Ước tính chi phí vốn bình quân WACC 37
3.8.2.2. Ước tính giá trị kinh tế tăng thêm EVA 38
4. Kết luận 39
5. Phụ lục 40
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 3
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
1. GIỚI THIỆU CÔNG TY COCA – COLA VÀ MỤC TIÊU PHÂN TÍCH
I.1. Giới thiệu Công ty Coca - Cola
Coca – Cola là nhà sản xuất nước giải khát không chứa cồn lớn nhất thế giới. Công
ty có hơn 500 nhãn hiệu nước giải khát gồm nước giải khát có gas và nước giải khát không
gas, bên cạnh đó, công ty còn sở hữu bốn trong số năm nhãn hiệu nước giải khát bán chạy
nhất thế giới, gồm Diet Coke (nước giải khát dành cho người ăn kiêng), Fanta và Sprite. Các
sản phẩm của công ty hiện đang được bán trên 200 quốc gia.
Coca – Cola đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua hệ thống phân phối lớn
nhất thế giới với một mạng lưới nhà đóng chai và phân phối, các nhà bán sỉ và bán lẻ trên
toàn cầu.
Coca – Cola tin rằng thành công của công ty là nhờ vào khả năng cung cấp nhiều sự
lựa chọn phù hợp với mong muốn, sở thích, lối sống dành cho khách hàng của mình, hơn
nữa là nhờ vào khả năng làm việc hiệu quả của mỗi nhân viên trong công ty.
Mục tiêu của Coca – Cola là sử dụng những tài sản của mình, gồm có các nhãn hiệu,
sức mạnh tài chính, hệ thống phân phối hùng mạnh trên toàn cầu, cùng với cam kết cống
hiến hết mình của nhân viên công ty và các đối tác để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững
hơn, cực đại hóa giá trị cho các cổ đông.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 4

Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Sứ mệnh
- Làm tươi mới cuộc sống
- Khơi nguồn cảm hứng lạc quan và hạnh phúc
- Kiến tạo giá trị và sự khác biệt
Viễn cảnh
- Trở thành một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên có thể phát triển hết khả
năng của mình.
- Mang đến cho thế giới những sản phẩm nước giải khát thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
và mong muốn của họ.
- Thiết lập sự hợp tác chuối cung ứng mang lại lợi ích tối đa cho các bên
- Cực đại hóa giá trị dài hạn của cổ đông đồng thời với việc quan tâm đến trách
nhiệm cộng đồng
- Trở thành một tổ chức có hiệu quả cao, phát triển bền vững.
I.2. Mục tiêu phân tích tài chính
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 5
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
- Chúng tôi tiến hành phân tích khả năng sinh lợi và rủi ro của công ty Coca – Cola
trong 10 năm qua nhằm đánh giá tình hình tài chính trong giai đoạn này cũng như dự
đoán khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty.
- Đồng thời tìm hiểu đánh giá của thị trường đối với công ty.
Qua đó cung cấp thông tin cần thiết cho các chủ nợ và nhà đầu tư để họ có thể nắm
vững tình hình tài chính của công ty.
I.3. Cách tiếp cận phân tích
Chúng tôi tiến hành phân tích khả năng sinh lợi của công ty bằng phân tích Dupont.
Sau đó, chúng tôi đi sâu vào phân tích cơ cấu doanh thu – chi phí, cơ cấu tài sản - nguồn
vốn và dòng tiền của công ty. Từ đó, chúng tôi có thể đánh giá hiệu suất và mức độ rủi ro
của các hoạt động tài chính của công ty. Điều kiện tình hình tài chính hiện tại và rủi ro của

công ty sẽ tác động như thế nào đến đánh giá của nhà đầu tư về nó. Cuối cùng, chúng tôi tìm
hiểu điều này thông qua nhận định về các thông số thị trường của công ty.
Cách tiếp cận phân tích tài chính
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 6
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
I.4. Nguồn dữ liệu
Chúng tôi phân tích dựa trên các dữ liệu được cung cấp từ các báo cáo tài chính hằng
năm của Coca - Cola. Các báo cáo tài chính này được công bố trên trang web chính thức của
công ty là thecoca-colacompany.com
Đối với các số liệu của các công ty khác, số liệu trung bình ngành và các số liệu khác
mà chúng tôi sử dụng trong bài phân tích, là được lấy từ các chuyên trang chứng khoán như:
www.wikihealth.com, www.standardandpoors.com, www.gurufocus.com. Riêng số liệu của
công ty Pepsi được lấy từ trang web của công ty là www.pepsico.com.
2. BỐI CẢNH PHÂN TÍCH
2.1. Phân tích bối cảnh nền kinh tế hiện tại
Bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện tại có những điểm đáng lưu ý sau:
- Các cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro (Eurozone) có nguy cơ lan
rộng. Sự suy giảm của các nền kinh tế Eurozone sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng toàn
cầu, làm suy yếu lòng tin của giới đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dung, tác động
đến thị trường, nhất là khu vực Đông Âu và Bắc Phi.
- Thị trường tài chính biến động mạnh, không chắc chắn và khó dự đoán như biến
động tỉ giá hối đoái, gia tăng lãi suất…
- Nền kinh tế Mỹ phục hồi “mong manh”, nước Mỹ hiện phải “vật lộn” với khủng
hoảng nợ tăng nhanh, cùng những mâu thuẫn chính trị trong nước.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 7
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
- Tăng trưởng dịch chuyển sang phía đông, các quốc gia châu Á, đi đầu là Trung Quốc,
sẽ giữ vai trò thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.

- Bất ổn chính trị, xung đột vũ trang lien tục xảy ra như các cuộc lật đổ Tổng thống ở
Ai Cập, Libia, các cuộc biểu tình, đình công do các chính sách thắt lưng buộc bụng ở
các nước.
- Tranh chấp diễn ra trên biển Đông đe dọa sự ổn định của khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương.
2.2. Phân tích ngành công nghiệp nước giải khát
2.2.1. Chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp nước giải khát
Coca-Cola tham gia vào tất cả các bước của chuỗi giá trị. Nguyên liệu nước do Coca-
Cola sản xuất còn được bán cho các đối tác đóng chai của Coca-Cola để họ thực hiện đóng
chai và phân phối ra thị trường.
2.2.2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Porter trong ngành công
nghiệp nước giải khát
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter đối với ngành công nghiệp nước giải
khát có thể được minh họa bởi sơ đồ sau:
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 8
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Mô hình năm lực lượng cạnh tranh trong ngành công nghiệp nước giải khát
2.2.3. Mô hình các thuộc tính kinh tế trong ngành công nghiệp nước giải khát
Cầu:
- Cầu tương đối không quá nhạy cảm với giá
- Cầu tăng trưởng chậm ở nước Mỹ, nhưng vẫn có cơ hội tăng trưởng nhanh ở các
quốc gia khác
- Cầu không có tính chu kỳ
- Cầu cao hơn trong mùa nóng
Cung:
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 9
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
- Có hai nhà cung cấp chính các sản phẩm nước giải khát có thương hiệu là PepsiCo và

Coca - Cola
- Các sản phẩm có thương hiệu và sự thống trị các kênh phân phối của hai nhà cung
cấp chính này đã tạo nên lợi thế cạnh tranh đáng kể
Sản xuất:
- Quy trình sản xuất nguyên liệu nước không tốn nhiều vốn
- Quy trình đóng chai và phân phối sản phẩm cuối cùng cần rất nhiều vốn
- Quy trình sản xuất không phức tạp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
Marketing:
- Việc nhận diện nhãn hiệu và thiết lập sản phẩm kéo được thực hiện thông qua kênh
phân phối, nhưng các hình thức quảng cáo, tiếp thị vẫn kích thích được nhu cầu.
Đầu tư và tài trợ:
- Quy trình đóng chai và vận chuyển sản phẩm đến các đại lý bán hang cần nguồn tài
trợ dài hạn
- Ở Mỹ, lợi nhuận tương đối cao nhưng tăng trưởng lại thấp dẫn đến việc vượt quá
dòng ngân lưu được tạo ra. Các thị trường đang tăng trưởng ở những quốc gia khác
cần được đầu tư bởi dòng ngân lưu trong nước hoặc từ nguồn bên ngoài.
2.3. Phân tích chiến lược công ty Coca - Cola
2.3.1. Chiến lược công ty Coca – Cola
Coca-Cola luôn cố gắng tìm ra những yếu tố nhằm thúc đẩy cho sự thành công của
mình. Không chỉ tăng trưởng, mà là sự tăng trưởng bền vững đáp ứng những cam kết ngắn
hạn, trong khi đầu tư để đáp ứng các mục tiêu dài hạn. Coca-Cola có một tầm nhìn và mục
tiêu rõ ràng để định hướng cho công ty đạt được sự tăng trưởng dài hạn-tăng trưởng dài hạn
cho sự nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Coca-Cola đang xây dựng trên những thế mạnh cơ bản trong tiếp thị và cải tiến, thúc
đẩy gia tăng hiệu quả và hiệu quả trong việc tương tác với hệ thống của họ và tạo ra nguồn
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 10
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
năng lượng mới thông qua thương hiệu cốt lõi là tập trung vào sức khỏe và giữ gìn sức
khỏe. Công ty sẵn sàng để nắm lấy những cơ hội bằng những chiến lược khác nhau.

Bản chất của sản phẩm dịch vụ:
Với một gia đình lớn các thương hiệu được công nhận trên thế giới, Coca-Cola cung
cấp hơn 3.500 đồ uống cho hơn 200 quốc gia trên thế giới - không chỉ đồ uống trái cây và
nước ép trái cây, thức uống thể thao, nước mà còn cả cà phê và sữa. Nhưng sản phẩm chủ
yếu của Coca-Cola là nước giải khát. Coca-cola cạnh tranh rộng rãi trong ngành công
nghiệp nước giải khát, luôn tồn tại những cuộc tranh luận về sự khác nhau chủ yếu về
hương vị giữa sản phẩm từ các sản phẩm tương tự được cung cấp bởi PepsiCo và các nhà
sản xuất khác. Là nhà phân phối đồ uống không cồn lớn nhất thế giới, Coca-Cola duy trì
một hình ảnh đáng tin cậy trong mỗi thị trường mà nó phục vụ. Coca-Cola liên tục tìm kiếm
trước để dự đoán những thị trường mà nó phục vụ cần và thu thập các nguồn lực để phục vụ
chúng.
Coca-Cola đã tăng ngân sách tiếp thị hàng năm lên đáng kể, đưa ra nhiều sản phẩm
mới, và phát triển mô hình để giúp khách hàng bán lẻ của Coca-Cola tối đa hóa doanh số
bán hàng, trong khi Coca-Cola tiếp tục lên kế hoạch cho năm tới, năm và mười năm tiếp
theo.
 Sự công nhận về thương hiệu và sự thống trị các kênh phân phối cho phép Coca-
cola các sản phẩm có phần nào khác biệt.
Mức độ hội nhập trong chuỗi giá trị
Mỗi ngày, Coca-cola khám phá những cách thức mới để tạo ra và chia sẻ những đồ
uống để tiếp năng lượng, thư giãn, nuôi dưỡng làn da, làm ẩm và tận hưởng, sản xuất
nguyên liệu nước và xi-rô, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của mình trong khi nó vẫn
nhượng quyền đóng chai và phân phối các sản phẩm nước giả khát. Duy trì chất lượng sản
phẩm và kênh phân phối hiệu quả rất quan trọng đối với sự thành công của Coca-cola. Do
đó, Coca-cola nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống đóng chai và giảm sát chúng để
đảm bảo sức mạnh tài chính và hiệu quả hoạt động. Do đó, Coca-Cola luôn duy trì mối quan
hệ chặt chẽ với các đối tác đóng chai của nó.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 11
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Tuy nhiên, hoạt động đóng chai tương đối đơn giản, nhưng cần nhiều vốn, yêu cầu

tài chính dài hạn, nợ thông thường và đặc biệt là giá trị nâng cao. Bởi không sở hữu đa số
lợi ích trong hoạt đóng chai và phân phối, Coca-Cola có báo cáo lợi nhuận cao. Công ty gặp
ít rủi ro vì nó không bao gồm các khoản nợ của các hoạt động đóng chai trên bảng cân đối
kế toán của mình. Do có sự ảnh hưởng lớn đối với các đối tác đóng chai, Coca-Cola có thể
bán hàng với giá tập trung cho các đối tác đóng chai để thu được một phần lợi nhuận đáng
kể cho chính nó. Coca-cola luôn kiểm soát việc cung cấp cho các đối tác đóng chai trong
một miền địa phương cụ thể, có nhu cầu mạnh mẽ.
Đối thủ cạnh tranh chính của Coca-Cola trong ngành công nghiệp nước giải khát là
PepsiCo với cấu trúc hoạt động tương tự với nó.
Mức độ đa dạng hóa theo địa lý
Coca-Cola là một công ty hoạt động trên toàn cầu, do đó công ty có cơ hội về tăng
trưởng cao nhưng cũng đối mặt với nhiều rủi ro đến từ từng quốc gia nó có mặt. Doanh thu
của Coca-Cola năm 2010 được tạo ra chính từ Bắc Mĩ với 31,7%, và tỷ lệ này đến năm
2011 đã tăng lên 42,4%. Nhìn chung, Coca-Cola có doanh thu chính từ khu vực Bắc Mĩ và
tiếp theo đó là từ các đối tác đóng chai và các khu vực khác.
Mức độ đa dạng hóa trong ngành
Khác với PepsiCo kinh doanh đa dạng với đồ uống, thực phẩm ăn nhẹ, ngũ cốc ,
Coca-Cola chỉ tập trung vào kinh doanh đồ uống như nước giải khát, nước uống trái cây,
nước ép trái cây, nước uống thể thao, cà phê và sữa Coca-cola tập trung vào duy trì lòng
trung thành thương hiệu và hiệu quả của kênh phân phối. Coca-Cola sử dụng chiến lược tập
trung vào phát triển sản phẩm và xúc tiến để tận dụng sự công nhận thương hiệu và duy trì
các kênh phân phối quan trọng.
2.3.2. Tình hình công ty Coca – Cola trong mười năm qua
Các sự kiện xảy ra trong mười năm qua ở công ty Coca-Cola có thể phân chia thành
các nhóm chính như sau:
- Giới thiệu các sản phẩm mới:
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 12
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Vào năm 2003, 2006 và 2008, công ty Coca-Cola tiến hành đưa ra các sản phẩm

nước giải khát mới trên thị trường, đặc biệt là năm 2003, sản phẩm Vanilla Coke và
Diet Vanilla Coke mới được giới thiệu đã được bán ở hơn 50 quốc gia.
- Mua lại các nhãn hiệu nước giải khát khác:
Coca-Cola thường xuyên mua lại các nhãn hiệu nước giải khát của các công ty có uy
tín khác trên thị trường, nổi bật là sự kiện mua lại một loạt nhãn hiệu nước suối ở
Châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2003 và mua lại quyền phân phối toàn bộ các sản
phẩm của tập đoàn Dr Pepper Snapple ở thị trường Mỹ và Canada trị giá 715 triệu
đôla vào năm 2010.
- Tái cơ cấu tổ chức đối với các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát của Coca-Cola
trên khắp thế giới:
Đây là hoạt động được Coca-Cola thực hiện hàng năm, làm thay đổi cấu trúc sở hữu
vốn cổ phần của Coca-Cola ở các công ty liên doanh.
- Đầu tư vào lĩnh vực đóng chai:
Trong mười năm qua, Coca-Cola luôn tích cực đầu tư vào lĩnh vực đóng chai, đặc
biệt chú ý là sự kiện xảy ra vào năm 2010, công ty đã mua lại công ty đóng chai ở
Bắc Mỹ, là một trong những đối tác đóng chai lớn nhất của Coca-Cola, phụ tránh sản
xuất và phân phối ở thị trường Mỹ, Canada; sự kiện này đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình tài chính trong năm của Coca-Cola.
2.3.3. Rủi ro và cơ hội
Cơ hội:
- Tăng trưởng ổn định ở các thị trường mới nổi và đang phát triển
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 13
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
- Mở rộng hệ thống bán lẻ
- Gia tăng số lượng tiêu thụ đối với các sản phẩm nước giải khát có nguồn gốc từ thiên
nhiên
Rủi ro:
- Mối quan tâm về sức khỏe có thể giảm nhu cầu về sản phẩm nước giải khát có gas.
- Chi phí sản xuất gia tăng

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
- Biến đổi khí hậu
- Những điều kiện khắc nghiệt về kinh tế, chính trị ở một số thị trường lớn.
2.4. Đánh giá chất lượng Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính của công ty được lập tuân theo chuẩn mực kế toán được chấp nhận
chung GAAP của Hoa Kì và được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán độc lập ERNST &
YOUNG. Coca-Cola công bố các báo cáo tài chính trên trang web chính thức của mình là
www.thecoca-colacompany.com.
Báo cáo tài chính của công ty bao gồm Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ hợp nhất, Báo cáo thu nhập hợp nhất, Báo cáo hợp nhất của vốn chủ sỡ hữu
và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán thể hiện vị trí tài chính của công ty, nó công bố tài sản và các
nguồn tài trợ cho tài sản của công ty. Các phần tài sản trong bảng cân đối kế toán thể hiện
các quyết định hoạt động liên quan đến các tài sản sử dụng cho hoạt động sản xuất hằng
ngày và quyết định đầu tư của công ty. Cụ thể, tài sản hoạt động chủ yếu của Cocacola gồm:
tiền và các khoản tương đương tiền, khoản đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, khoản phải thu
khách hàng và chi phí trả trước. Tài sản dài hạn gồm máy móc, thiết bị, nhà máy, lợi thế
thương mại, thương hiệu, các khoản đầu tư vào hãng đóng chai và các tài sản vô hình khác.
phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán thể hiện quyết định hoạt động liên quan đến các
khoản như nợ nhà cung cấp, nợ tích luỹ, nợ vay ngắn hạn và quyết định tài tài chính liên
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 14
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
quan đến các khoản nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn, vốn đầu tư của các chủ sở hữu.
Theo US GAAP, các công ty được yêu cầu báo cáo tài sản và nợ phải trả theo thứ tự giảm
dần khả năng thanh khoản. Do đó, tài sản tiền mặt được liệt kê đầu tiên, tài sản khó khăn
nhất để chuyển đổi thành tiền mặt được báo cáo cuối cùng. Tương tự như vậy, nợ có thể
được giải quyết trong thời gian sớm nhất được liệt kê đầu tiên trong khi các khoản nợ có
khả năng được giải quyết xa trong tương lai được thể hiện cuối cùng.
Báo cáo thu nhập thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một thời

kì và được lập trên cơ sở kế toán dồn tích. Báo cáo thu nhập gồm các khoản mục doanh thu,
chi phí và lợi nhuận. Trong báo cáo thu nhập của Cocacola, thu nhập ròng bằng doanh thu
và lãi trừ đi các chi phí và lỗ. Doanh thu của công ty là nguồn thu từ bán nước giải khác, xi-
rô và đồ uống đóng chai ở các phân khúc hoạt động gồm Á-Âu & Châu Phi, Châu Âu, Mĩ
Latinh,Thái Bình Dương và Đầu tư đóng chai. Bao gồm nứoc giải khát có gas và nước giải
khát không có gas. Trong đó daonh thu của sản phẩm nuớc giải khát có gas chiếm 70% tổng
doanh thu. Chi phí là dòng ra mà Coca-Cola sử dụng để phục vụ cho quá trình hoạt động tạo
ra doanh thu, gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý chung, chi phí lãi vay. Giá
vốn hàng bán là các chi phí sản xuất nước giải khát, xi-rô và đồ uống đóng chai; chi phí bán
hàng và quản lý chung gồm chi phí bán hàng, chi phí quàn lý, chi phí quảng cáo, chi phí tồn
kho và chi phí hoạt động khác. Các khoản lãi và lỗ là kết quả từ việc bán tài sản, giải quyết
các khoản nợ, khoản đầu tư với giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị sổ sách.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Coca-Cola cho thấy cách mà công ty tạo ra và sử
dụng tiền mặt. Báo cáo này được lập trên cơ sở kế toán, gồm dòng thu và dòng chi của dòng
tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ. Dòng tiền hoạt động đuợc điều chỉnh từ
lợi nhuận thuần cho các khoản chi phí khấu hao, chi phí tồn kho, thuế thu nhập doanh
nghiệp, chêch lệch tỷ giá hối đoái, lãi ( lỗ) từ hoạt động đầu tư và thay đổi thuần trong vốn
luân chuyển. Dòng tiền đầu tư là dòng tiền chi đầu tư tài sản cố định, mua lại, đầu tư vào
các công ty khác và dòng thu từ thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn đầu tư. Dòng tiền tài
trợ là dòng tiền liên quan đến hoạt động huy động vốn như vay nợ, trả nợ gốc, tiền nhận từ
đầu tư của các chủ sở hữu, trả cổ tức, mua lại cổ phiếu đã phát hành. Nhìn chung, dòng tiền
hoạt động của công ty luôn là số dương và lớn hơn dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ.

Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 15
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.1. Phân tích khả năng sinh lợi
ROA của Coca – Cola và Pepsi giai đoạn 2002 - 2011
Trong giai đoạn 2002-2011, ROA của Pepsi và Coca-Cola đều có xu hướng giảm,

nhưng ROA của Coca-Cola giảm với tốc độ chậm hơn so với Pepsi. ROA bình quân của
Coca-Cola và Pepsi lần luợt là 14.6% và 13.9%. Cho thấy với mỗi đô-la đầu tư cho tài sản
của Pepsi đang đem lại ít đô-la lợi nhuận hơn so với Coca-Cola trong 10 năm qua. Để hiểu
rõ hơn ta phân tích Dupont ROA của Coca-Cola để hiểu rõ hơn.
Phân tích Dupont ROA
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 16
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Phân tích Dupont ROA giai đoạn 2002-2011
Phân tích Dupont ROA của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Phân tích Dupont ROA của Coca-Cola ta thấy lợi nhuận ròng biên của Coca-Cola chỉ
tăng nhẹ, bình quân tăng 1.7%, nhưng vòng quay tài sản giảm mạnh (giảm 12,1%) trong
giai đoạn này. Đây là nguyên nhân làm cho ROA giảm.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 17
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
ROE của Coca – Cola và Pepsi giai đoạn 2002-2011
ROE của Coca-Cola tăng nhẹ - chỉ khoảng 0.4% mỗi năm. So sánh với Pepsi, ROE
của Pepsi là 33.2%, cao hơn Coca-cola – ROE là 29.4%. Nhưng ROE của Coca-Cola ít biến
động hơn so với Pepsi.
Phân tích Dupont ROE
Phân tích Dupont ROE của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Phân tích Dupont ROE của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Phân tích Dupont của ROE, lợi nhuận ròng biên tăng truởng bình quân 1.7% và số
nhân vốn chủ bình quân tăng 1.95% , trong khi vòng quay tài sản giảm đến 12% như phân
tích ở trên), đo dó ROE của Coca-Cola chỉ tăng nhẹ trong giai đoạn này.
Như vậy, khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của Coca-cola không cao hơn so với đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất của công ty là Pepsi nhưng nó ổn định hơn.
Chúng ta đánh giá hiệu suất hoạt động của Coca-Cola.
3.2. Phân tích hiệu suất

Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 18
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Các thông số hiệu suất của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Lợi nhuận ròng biên của Coca – Cola và Pepsi giai đoạn 2002-2011
Lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên của công ty rất ổn định, tuy nhiên cả
lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên đều đang có xu hướng giảm nhẹ. Khoảng
cách giữa hai đường này khá lớn và mở rộng dần.
Lợi nhuận ròng biên dao động hơn so với lợi nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động
biên nhưng mức dao động không đáng kể (độ lệch chuẩn là 4.5%). Chênh lệch giữa đường
lợi nhuận hoạt động biên và đường lợi nhuận ròng biên khá hẹp. Hơn nữa, lợi nhuận ròng
biên có chiều hướng gia tăng. So với Pepsi, lợi nhuận ròng biên của Coca-Cola cao hơn
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 19
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
nhiều. Có thể nhận định là khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty cao hơn đối thủ cạnh
tranh.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiến hành phân tích doanh thu và chi phí của Coca-Cola.
3.3. Phân tích doanh thu và chi phí
3.3.1. Phân tích doanh thu
Doanh thu của công ty tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,05%, tăng trưởng
mạnh từ năm 2006 đến nay, đó là nhờ chiến lược đầu tư vào các đối tác đóng chai đã tăng
cường phân phối và bán sản phẩm cho khách hàng. Độ dốc của đường hồi quy tuyến tính có
độ dốc lớn, cho thấy doanh thu của Coca-Cola có xu hướng tăng mạnh trong tương lai.
Tăng trưởng doanh thu Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 20
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Doanh thu theo khu vực địa lý của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Khu vực đem lại thu nhập chính cho Coca-Cola là Bắc Mỹ, trung bình chiếm khoảng

30% doanh thu ròng hàng năm của công ty. Khu vực này gồm hai nước Mỹ và Canada,
trong đó thị trường Mỹ chiếm đến 94%. Doanh thu của khu vực này luôn tăng trưởng và nó
có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai là 13,63%, sau thị trường Á Âu – Châu Phi.
Châu Âu là khu vực đóng góp vào tổng doanh thu lớn thứ hai, chiếm trung bình
khoảng 22%, nhưng tỉ trọng đóng góp doanh thu của khu vực này có xu hướng giảm từ năm
2006 đến nay, thay vào đó là sự mở rộng thị trường ở khu vực Thái Bình Dương và khu vực
hãng đóng chai. Điều này là phù hợp với chiến lược tăng cường đầu tư vào các đối tác đóng
chai. Coca-Cola bắt đầu gia tăng đầu tư vào các đối tác đóng chai vào năm 2005, nhưng chỉ
từ năm 2005 đến năm 2011, khu vực này đã đóng góp bình quân 23% trong tổng doanh thu,
phân đoạn này đang có tốc độ tăng ổn định. Khu vực Á-Âu và Châu Phi chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ khoảng 8% trong cơ cấu doanh thu, nhưng khu vực này đang có tốc độ tăng trưởng
mạnh là 16,2%.
3.3.2. Phân tích chi phí
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 21
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Cơ cấu chi phí Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Trong cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khoảng 36%, chi phí bán hàng
và quản lí doanh nghiệp chiếm khoảng 38.5% doanh thu. Chi phí lãi vay chỉ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ, chỉ khoảng 1.2%.
Chi phí hàng bán và chi phí hoạt động đều gia tăng với tốc độ nhanh, lần lượt là
9,86% và 10%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu là 9,05%. Chính vì vậy, lợi
nhuận gộp biên và lợi nhuận hoạt động biên đều có xu hướng giảm nhẹ, như phân tích hiệu
suất của công ty ở phần trên. Có thể thấy việc quản lí các chi phí đầu vào, hoạt động bán
hàng và quản lí doanh nghiệp đang giảm tính hiệu quả.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 22
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Tăng trưởng chi phí giai đoạn 2002-2011
3.4. Phân tích tài sản

Khi phân tích ROA và ROE, ta nhận thấy vòng quay tài sản giảm mạnh là nguyên
nhân làm cho ROA giảm và sự tăng chậm của ROE.
Tổng tài sản tăng cùng chiều với doanh thu, nhưng tài sản có tốc độ tăng là 12,6%
nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu là 9,05%, do đó vòng quay tài sản giảm mạnh. Tức là
với mỗi đô-la đầu tư vào tài sản đang đem lại ít đô-la doanh thu hơn cho Coca-Cola. Sự tăng
lên của tổng tài sản là từ đâu? Chúng ta tìm hiểu cơ cấu tài sản của công ty.
Tăng trưởng doanh thu và tổng tài sản của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 23
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Cơ cấu tổng tài sản của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 68% và có tốc
độ tăng trưởng là 12,31% mỗi năm. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khoảng 32% và có tốc
độ tăng trưởng nhanh hơn tài sản dài hạn – bình quân tăng trưởng 13,24% trong 10 năm
qua.
3.4.1. Phân tích tài sản ngắn hạn
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền có tỷ trọng lớn
nhất - chiếm hơn 40%, tiếp đến là khoản phải thu với tỷ trọng là 24%, hàng tồn kho chiếm
15%, chi phí trả truớc và tài sản khác là 17%. Trong sự tăng truởng cao của tài sản ngắn
hạn, tiền và các khoản tương đương tiền tăng trưởng cũng khá nhanh với tốc độ bình quân là
18,94%, các khoản mục còn lại như khoản phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước và các
tài sản khác gia tăng ổn định với tốc độ bình quân lần lượt là 8.9%, 9.1% và 7.9%. Đáng
chú ý là khoản đầu tư ngắn hạn, bộ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn
( khoảng 1.28%) nhưng từ năm 2008 đến nay có mức tăng trưởng nhảy vọt, với tốc độ tăng
trưởng đạt 30,65%.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 24
Phân tích tài chính Công ty Coca – Cola GVHD: TS. Nguyễn Thanh
Liêm
Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Coca – Cola giai đoạn 2002-2011
Qua phân tích, ta có thể thấy tài sản ngắn hạn tăng là do Coca-Cola đang tăng cường

dự trữ tiền mặt và đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn.
3.4.2. Phân tích tài sản dài hạn
Đối với tài sản dài hạn, công ty duy trì mức cao tài sản cố định, nhà máy và thiết bị -
bình quân là 20.7% và tăng truởng 9.7% mỗi năm). Các khoản đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng
lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản dài hạn với tỷ trọng trung bình là 17.4% và bình quân tăng
5.3%. Tuy nhiên tỷ trọng của hai bộ phân này đều có xu hướng giảm dần trong cơ cấu tài
sản, thay vào đó là sự gia tăng tỷ trọng của tài sản thương hiệu, lợi thế thương mại và các tài
sản vô hình khác.
Nhóm thực hiện: Coca – Cola Tháng 4/2012 Trang 25

×