Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Ngân hàng xanh – Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÂN HÀNG XANH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Ngành: Tài chính Ngân hàng

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Hà Nội – Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÂN HÀNG XANH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Lương Bình

Hà Nội – Năm 2022



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................. vi
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH ....................................... 12
1.1.

Tổng quan về Ngân hàng xanh................................................................................... 12

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng xanh ................................................................................... 12
1.1.2. Thang cấp độ Ngân hàng xanh................................................................................... 13
1.1.3. Đặc điểm của Ngân hàng xanh................................................................................... 14
1.1.4. Lợi ích và hạn chế của Ngân hàng xanh.................................................................... 15
1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Ngân hàng xanh........................................... 18

1.3.

Các tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh .................................................... 21

1.4.

Kinh nghiệm về hoạt động Ngân hàng xanh và bài học rút ra cho BIDV............. 28


1.4.1. Kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới........................................................... 28
1.4.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng tại Việt Nam ......................................................... 34
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho BIDV................................................................................. 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI BIDV . 40
2.1.

Khái quát kết quả kinh doanh của BIDV ................................................................. 40

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................ 40
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2019-2021 ................ 44
2.2.

Cơ sở pháp lý thực hiện Ngân hàng xanh tại BIDV............................................... 50

2.2.1. Khung pháp lý đối hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam ............................... 50
2.2.2. Cơ sở pháp lý hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV.............................................. 53
2.3.

Phân tích thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV giai đoạn 2019 -2021 55

2.3.1. Kết quả hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV ........................................................ 55
2.3.2. Đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV giai đoạn 2019-2021 thơng qua bộ tiêu
chí
........................................................................................................................................ 71
2.3.2.1. Chiến lược Ngân hàng xanh ....................................................................................... 71


2.3.2.2. Quy trình xanh.............................................................................................................. 73
2.3.2.3. Sản phẩm và dịch vụ xanh .......................................................................................... 75

2.3.2.4. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin xanh ................................................................... 76
2.3.2.5. Đội ngũ nhân viên........................................................................................................ 78
2.4.

Đánh giá chung về thực trạng triển khai Ngân hàng xanh tại BIDV ................... 80

2.4.1. Thành công đạt được .................................................................................................. 80
2.4.2. Những hạn chế - tồn tại và nguyên nhân.................................................................. 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI
BIDV............................................................................................................................................... 87
3.1.

Định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng xanh của BIDV ............................... 87

3.1.1. Mục tiêu phát triển của BIDV .................................................................................... 87
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động Ngân hàng xanh của BIDV ............................... 88
3.2.

Một số giải pháp phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV ......................... 89

3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược xanh .................................................................... 89
3.2.2. Giải pháp về xây dựng quy trình xanh....................................................................... 91
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm và dịch vụ xanh .................................................................... 92
3.2.4. Giải pháp về nguồn vốn .............................................................................................. 94
3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng CNTT xanh .................................................................... 94
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực ...................................................................................... 97
3.2.7. Giải pháp về hoạt động truyền thông ......................................................................... 98
3.3.

Kiến nghị thực hiện giải pháp phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV ..................... 99


3.3.1. Đối với Ngân hàng nhà nước ..................................................................................... 99
3.3.2. Đối với Chính phủ và các Ban, bộ ngành liên quan............................................... 100
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ i
PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................................ v
PHỤ LỤC 02 ........................................................................................................................... vi


i

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Trần Thị
Lương Bình – người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dẫn dắt, chỉ bảo tận tình và tạo
mọi điều kiện để tác giả có thể hồn thành Luận văn một cách tốt nhất.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ, giảng viên và lãnh đạo trường
Đại học Ngoại thương đã tận tâm dạy dỡ, đóng góp chân tình trong suốt thời gian học
tập tại trường từ những năm đầu tiên của bậc đại học đến khi hoàn thành chương trình
thạc sĩ ngày hơm nay.
Tác giả cũng xin cảm ơn tập thể Ban Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên của
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạo điều kiện giúp
đỡ tìm hiểu, thu thập tài liệu, số liệu báo cáo phục vụ cho nghiên cứu!
Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về lý luận, kinh nghiệm của tác giả
cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế, Luận văn khơng thể tránh khỏi những sai
sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cơ giáo và
các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 07 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


NGUYỄN THỊ HƯƠNG


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam kết rằng nội dung của bản Luận văn này chưa được nộp cho
bất kỳ một chương trình cấp bằng cao học nào cũng như bất kỳ một chương trình đào
tạo cấp bằng nào khác.
Tác giả cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỡ lực cá nhân. Các
kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần được trích dẫn) đều
là kết quả làm việc của cá nhân tác giả.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ HƯƠNG


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Anh
Joint Stock Commercial
Bank for Investment and
Development of Vietnam
Corporate Social
Responsibility


Giải nghĩa tiếng Việt
Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp

EDGE

Excellence in Design for
Greater Efficiencies

Hệ thống chứng chỉ cơng
trình xanh

EP
EPFIs

The Equator Principles
Equator Principles
Financial Institutions

ERM

Enterprise Risk
Management
Global Reporting
Initiative


Ngun tắc Xích đạo
Các định chế tài chính
tham gia vào Nguyên tắc
Xích đạo
Quản trị rủi ro doanh
nghiệp
Tổ chức sáng kiến báo
cáo toàn cầu

BIDV

CSR

GRI

IB
IFC
MB
UN ESCAP

USD
WB
WTO

Dịch vụ ngân hàng điện
tử
International Finance
Tổ chức Tài chính quốc
Corporation
tế

Mobile Banking
Dịch vụ ngân hàng di
động
United Nations Economic Ủy ban Kinh tế - Xã hội
and Social Commission
châu Á Thái Bình Dương
for Asia and the Pacific
US Dollar
Đô la Mỹ
World Bank
Ngân hàng thế giới
Internet Banking

World
Organization

Trade Tổ chức Thương mại thế
giới


iv

2. Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Chữ viết tắt
ASXH
BCTC
BCTN
CBCNV
CN
CNTT

CTCK
DN
ĐCTC
HĐKD
HHNHVN
KHCN
KHDN
LD
NH
NHNN
NHTM
NHTM CP ĐT&PT VN
NHX
SP
SPDV
TCTD
TMCP
TP. HCM

Giải nghĩa tiếng Việt
An sinh xã hội
Báo cáo tài chính
Báo cáo thường niên
Cán bộ cơng nhân viên
Chi nhánh
Cơng nghệ thơng tin
Cơng ty chứng khốn
Doanh nghiệp
Định chế tài chính
Hoạt động kinh doanh

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Khách hàng cá nhân
Khách hàng doanh nghiệp
Liên doanh
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
Ngân hàng xanh
Sản phẩm
Sản phẩm dịch vụ
Tổ chức tín dụng
Thương mại Cổ phần
Thành phố Hồ Chí Minh


v

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1. Quy mô vốn tài trợ các dự án thân thiện với môi trường của ngân hàng Mizuho
...................................................................................................................................29
Bảng 2.1. Tình hình quy mơ vốn BIDV từ năm 2019-2021 .....................................44
Bảng 2.2 Tình hình tài chính BIDV từ năm 2019-2021 ...........................................45
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV từ năm 2019-2021.........................47
Bảng 2.4. Tình hình các chỉ tiêu tài chính khác của BIDV từ năm 2020-2021 ........49
Bảng 2.5. Các ngành kinh tế khuyến khích cấp tín dụng xanh .................................53
Bảng 2.6. So sánh các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trực tuyến .........................59
Bảng 2.7. Số liệu cho vay các lĩnh vực ưu tiên của BIDV .......................................63

Bảng 2.8. Tình hình dư nợ tín dụng xanh của BIDV giai đoạn 2019-2021 ......................64
Bảng 2.9. Dư nợ và tỷ lệ nợ quá hạn các lĩnh vực tín dụng xanh tại BIDV .............65
Bảng 2.10. Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng xanh của BIDV .......................................68
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển của BIDV giai đoạn 2021-2025 ................................87
Bảng 3.2. Nội dung đề xuất sửa đổi văn bản thể chế liên quan tới Ngân hàng xanh
.................................................................................................................................102
Biểu đồ 2.1. Sự thay đổi cơ cấu lãi các ngành nghề của BIDV năm 2020-2021 ......45
Biểu đồ 2.2. Mức tăng tiền gửi khách hàng BIDV từ năm 2019-2021 .....................46
Biểu đồ 2.3. Mức tăng dư nợ tín dụng BIDV từ năm 2019-2021 .............................48
Biểu đồ 2.4. Mức tăng thu dịch vụ ròng BIDV từ năm 2019-2021 ..........................49
Biểu đồ 2.5. Tăng trưởng về tỷ trọng số lượng giao dich tài chính trên các kênh
thanh toán tại BIDV giai đoạn 2019-2021 ................................................................62


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận văn ................................................................8
Hình 1.2. Các cấp độ Ngân hàng xanh ......................................................................14
Hình 1.3. Hoạt động của Ngân hàng xanh tại Bangladesh .......................................32
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động Ngân hàng xanh ................................22
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống BIDV................................................................42
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu quản lý điều hành của Trụ sở chính BIDV ..................................43
Sơ đồ 2.3. Cơ cấu quản lý điều hành của Chi nhánh BIDV .....................................43


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Ngân hàng xanh đang trở thành một xu hướng, một chiến lược quan trọng trong
chiến lược phát triển của các NHTM hiện nay. Nghiên cứu cho thấy Ngân hàng xanh
đã tạo ra những tác động, thay đổi tích cực trong mơi trường làm việc nội bộ và thay
đổi cách thức cung cấp SPDV cho khách hàng. Nhận thức được lợi ích mà Ngân hàng
xanh mang lại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) đã và đang
triển khai hoạt động Ngân hàng xanh trong toàn hệ thống bao gồm hoạt động nội bộ
và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động Ngân hàng xanh
vẫn đang ở bước đầu với những chương trình mang tính chất ngắn hạn, phong trào,
chưa có chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài.
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đề xuất giải pháp phát triển hoạt động
Ngân hàng xanh tại BIDV trong thời gian tới. Luận văn đã hoàn thành được các nhiệm
vụ nghiên cứu, có những đóng góp nhất định cho vấn đề phát triển Ngân hàng xanh
tại BIDV. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về Ngân hàng xanh. Luận văn đã
là rõ khái niệm Ngân hàng xanh, các cấp độ Ngân hàng xanh, đặc điểm, lợi ích, hạn
chế và chỉ tiêu đánh giá, những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hoạt
động Ngân hàng xanh.
Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển Ngân hàng xanh của một số NH
trên thế giới và một số NH Việt Nam, Luận văn đã rút ra bài học kinh nghiệm cho
BIDV.
Thứ hai, việc đi sâu nghiên cứu và chỉ rõ nội dung Ngân hàng xanh được xuất
phát từ thực tiễn hoạt động của BIDV trên cơ sở pháp lý thực hiện Ngân hàng xanh
tại BIDV và kết quả các hoạt động Ngân hàng xanh tại NH. Luận văn đã tập trung
phân tích thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV về các vấn đề: Chiến lược
Ngân hàng xanh; Quy trình xanh; Sản phẩm và dịch vụ xanh; Cơ sở hạ tầng CNTT
xanh; Đội ngũ nhân viên.
Đưa ra một số ưu điểm, rút ra một số hạn chế và tồn tại trên cơ sở phân tích
khách quan và chủ quan về vấn đề Ngân hàng xanh, Luận văn đã nêu bật một số thông
tin về thực trạng phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV.



viii

Thứ ba, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã được phân tích ở Chương 1 và
Chương 2, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV
trong thời gian tới. Hệ thống giải pháp bao gồm giải pháp về xây dựng chiến lược,
xây dựng quy trình xanh, sản phẩm và dịch vụ, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực.
Đồng thời, Luận văn đưa ra một số kiến nghị phát triển hoạt động Ngân hàng
xanh tại Việt Nam đối với Chính phủ, NHNN và các Bộ ngành có liên quan trong
việc xem xét Ngân hàng xanh là một thành phần quan trọng trong chiến lược phát
triển trung và dài hạn của hệ thống NHTM tại Việt Nam.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phát triển kinh tế bền vững hiện nay đang là xu hướng phát triển chung của các
quốc gia trên thế giới. Định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là phát
triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả
các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Về nguyên tắc NH không hoặc ít trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường và xã hội,
tuy nhiên, thực tế hoạt động NH góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của
đất nước, gián tiếp ảnh hưởng tới hệ thống khách hàng của mình. Hệ thống NH tại
Việt Nam đang hướng tới mục tiêu trở thành hệ thống Ngân hàng xanh - Ngân hàng
bền vững. Hệ thống NH đã có nhiều cơ chế khuyến khích đầu tư vào các dự án thân
thiện môi trường và hạn chế dòng vốn vào những dự án gây ra những ảnh hưởng xấu
tới mơi trường; qua đó thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng
lượng tái tạo phát triển.
Với vai trò là NHTM với quy mô tổng tài sản lớn nhất trong số các NHTM tại

Việt Nam, BIDV khơng nằm ngồi định hướng phát triển chung của ngành Ngân
hàng. BIDV nỗ lực trong việc phát triển Ngân hàng xanh từ năm 2015. Tuy nhiên,
việc phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV vẫn còn đang ở giai đoạn khởi đầu. Các
chính sách phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV dường như vẫn chưa được chú trọng
đúng mức, chưa mang tính chiến lược, hoạt động lâu dài. Do đó, để phát triển hơn
nữa hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV cần có những chiến lược hành động cụ thể,
trách nhiệm trong việc triển khai Ngân hàng xanh và đề xuất Chính phủ, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) có những pháp khuyến khích về tài chính cụ thể đối với
hoạt động Ngân hàng xanh.
Nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của Ngân hàng xanh mang lại đối với
ngành NH nói riêng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói
chung, từ những kiến thức đã được học ở nhà trường kết hợp với thực trạng triển khai
Ngân hàng xanh tại BIDV, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Ngân hàng xanh
– Thực trạng và giải pháp phát triển tại Ngân hàng TCMP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV)” để nghiên cứu trong Luận văn này.


2

2. Tổng quan nghiên cứu
Ngân hàng xanh đã được quan tâm và phát triển từ lâu trên thế giới. Tại Mỹ,
ngân hàng Bank of America đã tài trợ cho các dự án có lượng phát thải các-bon thấp
ra mơi trường và hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu từ năm 2007. Đến năm
2025 Bank of America cam kết tài trợ đầu tư vào phát triển bền vững, tạo hiệu ứng
tốt cải thiện môi trường sống 125 tỷ USD và đến năm 2030 là 330 tỷ USD. Tại các
quốc gia Châu Âu, việc triển khai các sản phẩm xanh (tín dụng xanh, các quỹ xanh
và trái phiếu xanh để tài trợ cho các dự án/ doanh nghiệp thân thiện mơi trường và
khí hậu, ...) cũng đã giúp tiết kiệm ngân sách đạt 200 tỷ Euro/năm vào năm 2020.
Ngân hàng BNP Paribas (Pháp) xây dựng quỹ BNP Paribas là một trong những tổ
chức đầu tiên tài trợ cho nghiên cứu về biến đổi khí hậu. Từ năm 2017 đến 2019, Quỹ

BNP Paribas đã cấp ngân sách 6 triệu EUR cho chương trình và tài trợ cho 8 dự án
nghiên cứu quốc tế mới.
Việc triển khai Ngân hàng xanh tại các quốc gia đang phát triển tại Châu Á,
Châu Phi, … tuy cịn khá mới mẻ nhưng cũng có rất nhiều cơng trình nghiên cứu/ bài
viết đề cập đến hoạt động Ngân hàng xanh cũng như đánh giá những tiềm năng phát
triển của Ngân hàng xanh tại các quốc gia, khu vực này.
a. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Kaeufer (2010) “Banking as a Vehicle for Socio-economic
Development and Change” đã đưa ra thang cấp độ ngân hàng xanh 5 cấp độ và phân
tích những hoạt động Ngân hàng xanh thể hiện trách nhiệm của NH đối với xã hội.
Nghiên cứu của Millat K. M (2012) “Green Banking Activities, Banking
Regulation and Policy Department Bangladesh Bank” đã bàn về hoạt động Ngân
hàng xanh tại Bangladesh, mức độ chấp nhận thực hiện Ngân hàng xanh ở Bangladesh
vẫn còn thấp và đề cập tới các quy định cũng như chính sách của Ngân hàng
Bangladesh trong việc thúc đẩy phát triển hoạt động Ngân hàng xanh.
Nghiên cứu của YunWen. B, Michael. F và Jing. L (2014) “The Role of China’s
Banking Sector in Providing Green Finance” kiểm tra sự phát triển của các chính
sách về Ngân hàng xanh tại Trung Quốc và phân tích cách các ngân hàng Trung Quốc
kết hợp các nguyên tắc mơi trường vào các hoạt động tài chính của họ. Nghiên cứu


3

cung cấp khung lý thuyết về ngân hàng bền vững và tài chính xanh cùng với những
thảo luận ngắn gọn về vai trò của ngành ngân hàng Trung Quốc và các bên liên quan
trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động tài chính xanh.
Nghiên cứu của Shakkeela Cholasseri và cộng sự (2016) “Green Banking – An
overview” đưa ra nội dung tổng quan toàn diện về Ngân hàng xanh với nội dung về
định nghĩa, lợi ích, phương pháp hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng xanh.
Đây là cơng trình nghiên cứu mang tính chất tồn diện liên quan tới Ngân hàng xanh

trên thế giới.
Nghiên cứu của Chen, Z., Hossen, M. M., Muzafary, S. S., & Begum, M. (2018)
“Green banking for environmental sustainability-present status and future agenda:
Experience from Bangladesh” đã xác định mối quan hệ và tác động của Ngân hàng
xanh đến lợi nhuận của các NHTM ở Bangladesh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có
một mối quan hệ tích cực giữa Ngân hàng xanh và khả năng sinh lời. Từ phân tích
hồi quy cũng cho thấy tác động tích cực của Ngân hàng xanh đối với khả năng sinh
lời. Điều đó ngụ ý rằng sự gia tăng hoạt động Ngân hàng xanh sẽ làm tăng lợi nhuận
của các NHTM ở Bangladesh hoặc ngược lại.
Nghiên cứu của June Choi, Donovan Escalante and Mathias Lund Larsen
(2020) “Green Banking in China – Emerging Trends” cung cấp một cái nhìn tổng
quan về sự phát triển của các hoạt động Ngân hàng xanh ở Trung Quốc, xác định các
chính sách và thơng lệ chính, hiệu quả hoạt động cho đến nay, cũng như các rào cản
đối với việc mở rộng hơn nữa. Báo cáo phân tích thực trạng phát triển Ngân hàng
xanh tại một trong những ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc - Ngân hàng Công
thương Trung Quốc (ICBC) và cung cấp các ví dụ phát triển và quản lý thực tế về các
hoạt động Ngân hàng xanh. Báo cáo này cũng cung cấp những cái nhìn đầu tiên về
hiệu suất của danh mục tín dụng xanh của các ngân hàng lớn của Trung Quốc. Phân
tích chỉ ra rằng danh mục đầu tư xanh cho đến nay hoạt động tốt hơn so với các danh
mục đầu tư truyền thống về các khoản nợ xấu. Kết quả của báo cáo này cho thấy rằng
một nền tảng vững chắc cho Ngân hàng xanh hiện đã được thiết lập. Mặc dù tác động
của Ngân hàng xanh cho đến nay là tương đối nhỏ, nhưng vẫn có tiềm năng đáng kể
về quy mơ, điều này sẽ có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới.


4

b. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, Ngân hàng xanh dường như chỉ bắt đầu được quan tâm tới trong
thời gian gần đây. Các cơng trình khoa học nghiên cứu một cách cơng phu và tồn

diện về Ngân hàng xanh là chưa nhiều, có thể kể đến các nghiên cứu sau:
Đề tài nghiên cứu của ThS Vũ Thị Kim Oanh (2015) về “Ngân hàng xanh –
Kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị cho Việt Nam” đã phân tích kinh nghiệm
của một số quốc gia trong việc xây dựng và phát triển ngân hàng xanh, trên cơ sở đó,
đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam.
Nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thủy, ThS. Đinh Thị Minh Tâm, ThS.
Nguyễn Hồng Nhung (07/2019) đăng trên Tạp chí Tài chính với tiêu đề “Ứng dụng
dịch vụ ngân hàng xanh tại một số NHTM ở Việt Nam” đã đề cập đến dịch vụ Ngân
hàng xanh, đánh giá khả năng ứng dụng Ngân hàng xanh tại một số NHTM ở Việt
Nam.
Nghiên cứu của TS. Đặng Anh Tuấn, ThS. Phạm Hiền Lương (08/2020) đăng
trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền Tệ với tiêu đề “Phát triển hoạt động Ngân
hàng xanh – kết quả tại BIDV và kiến nghị” đã cung cấp thơng tin tóm tắt về sự cần
thiết của hoạt động Ngân hàng xanh, thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV
đến năm 2019 và đưa ra một số kiến nghị phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại
Việt Nam.
Nghiên cứu của TS. Phan Thị Hoàng Yến, ThS. Đào Mỹ Hằng, ThS. Trần Hải
Yến (09/2020) đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền Tệ với tiêu đề “Phát
triển Ngân hàng xanh kinh nghiệm quốc tế và bài học cho các NHTM Việt Nam” đã
nghiên cứu kinh nghiệm một số ngân hàng trên thế giới trong việc phát triển Ngân
hàng xanh, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.
Hội thảo của GS.TS. Trần Thị Thanh Tú (03/2021) với chủ đề “Phát triển Ngân
hàng xanh tại Việt Nam” tập trung vào các vấn đề: Bức tranh chung về tài chính xanh
và Ngân hàng xanh; Tổng quan về Ngân hàng xanh tại Việt Nam; Các yếu tố quyết
định đến sự phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam; Đề xuất và kiến nghị chính sách.
Nội dung nội bật tại hội thảo đã trao đổi và giải thích những lợi ích mà Ngân hàng
xanh mang lại cho các bên liên quan (Nhà nước, doanh nghiệp và người dân) đồng


5


thời đưa ra các kiến nghị đề xuất đối Chính phủ, các bộ ngành đặc biệt là ngành ngân
hàng.
3. Giả thiết nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu
a. Giả thiết nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình khoa học liên quan đến Ngân hàng xanh,
tác giả có thể tham khảo và kế thừa các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về Ngân
hàng xanh như khái niệm về Ngân hàng xanh, đặc điểm của Ngân hàng xanh, vai trò
của Ngân hàng xanh và các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng xanh. Đồng thời, một
số cơng trình cũng có đề cập đến thực trạng phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại
BIDV và tại Việt Nam trong một nội dung nhỏ, cũng có thể làm tài liệu tham khảo
tốt cho Luận văn.
Từ kết quả các cơng trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và trong nước về
Ngân hàng xanh, tác giả kế thừa và phát triển các giả thiết nghiên cứu sau trong Luận
văn: (1) Xu hướng thực hiện Ngân hàng xanh trong chiến lược tăng trưởng xanh ngày
càng được quan tâm; (2) Hiệu quả hoạt động của một Ngân hàng có thể được nâng
cao khi Ngân hàng đó triển khai tốt mơ hình Ngân hàng xanh, nghiên cứu cụ thể đối
với BIDV; (3) Các NHTM truyền thống sẵn sàng cung ứng sản phẩm và dịch vụ tài
chính xanh và (4) Chính phủ, NHNN đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát
triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam.
b. Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, từ tổng quan nghiên cứu có thế thấy chưa có một cơng trình khoa
học nào phân tích đủ và sâu thực tế triển khai Ngân hàng xanh tại Việt Nam, cụ
thể tại BIDV trong những năm gần đây. Các cơng trình nghiên, bài báo chỉ dừng
lại ở mức khai thác thơng tin, đánh giá vai trị, phân tích đưa ra bài học kinh
nghiệm. Đã có cơng trình nghiên cứu về kết quả hoạt động Ngân hàng xanh tại
BIDV tuy nhiên chưa đi sâu, cụ thể vào thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại
BIDV theo các tiêu chí đánh giá cụ thể để phân tích và nắm rõ đặc điểm, thế mạnh
cũng như hạn chế của BIDV. Cơng trình nghiên cứu đã có cũng chưa được ra
những giải pháp cụ thể đối với BIDV mà chỉ dừng lại ở mức đưa ra kiến nghị

chung cho hoạt động Ngân hàng xanh tại Việt Nam. Kế thừa các nghiên cứu đã


6

có trước đó, Luận văn tiến hành phân tích kỹ hơn về thực trạng việc thực hiện hoạt
động ngân hàng xanh tại BIDV, đánh giá kết quả hoạt động trên bộ tiêu chí đánh
giá, để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp để phát triển Ngân hàng xanh tại
BIDV trong thời gian tới. Đó là vấn đề mang tính thiết thực, góp phần lấp đầy một
phần khoảng trống còn thiếu của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và
cũng chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của Luận văn.
Thứ hai, về giai đoạn nghiên cứu, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
về Ngân hàng xanh tại BIDV trong giai đoạn 2019 -2021. Các nghiên cứu trước đây
về Ngân hàng xanh tại BIDV, chủ yếu tập trung vào các giai đoạn trước năm 2017
hoặc đến năm 2019. Do đó, khoảng trống nghiên cứu của Luận văn là nghiên cứu
thực trạng phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV trong giai đoạn 2019-2021.
4. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là đề xuất giải pháp phát triển hoạt động
Ngân hàng xanh tại BIDV trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn tập trung thực hiện những
nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm sau:
- Thứ nhất, hệ thống hóa các cơ sở lý luận về Ngân hàng xanh
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Ngân hàng xanh
tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam trong giai đoạn 2019-2021. Từ đó rút ra
những kết quả đạt được, xem xét những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp giúp việc phát triển hoạt động Ngân hàng
xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đạt được hiệu quả trong
thời gian tới.
b. Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt
ra để làm rõ, lấp đầy khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hướng đến:
- Một là, tổng quan về Ngân hàng xanh bao gồm những nội dung gì? (Thế
nào là Ngân hàng xanh? Ngân hàng xanh gồm những đặc điểm gì? Các nhân tớ
nào ảnh hưởng tới hoạt động Ngân hàng xanh? Tiêu chí đánh giá hoạt động Ngân


7

hàng là gì?); Bài học kinh nghiệm gì rút ra được từ việc phát triển Ngân hàng
xanh tại các NHTM trên thế giới và tại Việt Nam?
- Hai là, thực trạng thực hiện hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV diễn ra
như thế nào? Thành công đạt được và những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế?
- Ba là, giải pháp nào để phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV? Kiến nghị gì
để thực hiện giải pháp phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động Ngân
hàng xanh tại NHTM.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian nghiên cứu: Tại NH TMCP ĐT&PT Việt Nam (BIDV)
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về hoạt động Ngân hàng xanh
tại BIDV với dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2019 – 2021, số liệu
khảo sát được thực hiện từ tháng 05/2022 – tháng 07/2022.


8

6. Phương pháp nghiên cứu
a. Quy trình nghiên cứu


Hình 1.1. Khung nghiên cứu của Luận văn
(Nguồn: Tác giả mơ hình hóa)
b. Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận văn dùng phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính thơng
qua phân tích tài liệu sơ cấp và phỏng vấn chuyên gia để tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong đơn vị nhằm tổng hợp, đánh giá ý kiến đề xuất các giải pháp hoàn
thiện hoạt động Ngân hàng xanh tại NHTM.
- Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn, đã qua xử lý. Việc


9

thu thập dữ liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả tiết kiệm được thời gian và chi phí. Phương
pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện tại bàn, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp bên
trong và dữ liệu thứ cấp bên ngoài.
+ Dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Nội dung của phương pháp này là thu thập các tài
liệu, thơng tin có sẵn trong tạp chí, sách báo, các báo cáo khoa học, các luận văn, luận
án có liên quan tới đề tài. Trong đề tài, tác giả đã thu thập số liệu có sẵn từ: Sách báo,
tạp chí, báo cáo tốt nghiệp và các sách báo có liên quan tại Thư viện trường Đại học
Ngoại Thương; các trường đại học khối kinh tế khác, …
+ Dữ liệu thứ cấp bên trong: là các dữ liệu nội bộ của BIDV. Các dữ liệu được
thu thập bao gồm các số liệu từ phịng tổ chức, phịng tín dụng, phịng kế hoạch các
thơng tin về lao động, kết quả sản xuất kinh doanh, kế hoạch của BIDV.
- Dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng
vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá, các quan điểm liên quan
đến đề tàì. Tác giả phỏng vấn 15 chuyên gia gồm cán bộ lãnh đạo quản lý của BIDV
về hoạt động Ngân hàng xanh (tín dụng xanh, đầu tư xanh và CSR).
+ Hình thức: Phỏng vấn qua thư điện tử: Gửi câu hỏi cho đối tượng cần phỏng
vấn và đề nghị họ trả lời, gửi lại cho mình.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập được các bảng trả lời, tác giả đã

tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ dữ liệu không đầy đủ hoặc trả lời khơng chính xác.
Trên cơ sở số liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp số liệu và xử lý thơng tin bằng
phần mềm Excel, phân tích đánh giá bằng phương pháp phân tổ thống kê.
+ Trình bày thơng tin dữ liệu đã tổng hợp dưới hình thức các bảng thống kê,
trong đó bao gồm các hàng ngang, cột dọc, các tiêu đề và các tài liệu con số. Hàng
ngang cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số thứ tự; các
ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê; tiêu đề của bảng phản ánh nội dung của
bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
+ Trình bày thơng tin dữ liệu đã được tổng hợp dưới dạng biểu đồ, đồ thị thống
kê. Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mơ tả
có tính quy ước các số liệu thống kê. Khác với bảng thống kê, đồ thị hay biểu đồ
thống kê sử dụng các số liệu kết hợp với hình vẽ, đường nét hay màu sắc để tóm tắt


10

và trình bày các đặc trưng chủ yếu của đối tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái
quát các đặc điểm về cơ cấu, xu hướng biến động, mối liên hệ, quan hệ so sánh... của
đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích thơng tin
+ Phương pháp phân tích tư liệu khoa học: Phương pháp này dùng để phân tích
và tổng hợp các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Từ khảo cứu các tài liệu có liên
quan, tác giả sẽ tổng hợp, khái quát hoá các cơ sở lý thuyết về hoạt động Ngân hàng
xanh của BIDV. Kết quả của khái quát hoá là xây dựng được khung lý thuyết, làm
căn cứ để nghiên cứu các nội dung của thực trạng cũng như đề xuất giải pháp nhằm
phát triển Ngân hàng xanh tại BIDV trong những năm tới.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để xử lý và
phân tích các con số của các hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật
của hiện tượng trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể, là cơ sở để đưa ra các
quyết định có căn cứ khoa học. Các số liệu thu thập được sẽ được tổng hợp theo thời

gian và theo từng tiêu chí cụ thể với các tham số đặc trưng. Phương pháp này kết hợp
với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mơ tả dữ liệu, bảng biểu diễn số liệu
tóm tắt, …
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử
dụng phổ biến trong phân tích, tính tốn để xác định mức độ, xu hướng biến động của
các chỉ tiêu phân tích, xem xét mức độ biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, theo
không gian, theo lĩnh vực…. Áp dụng phương pháp này tác giả sẽ sử dụng các hàm
cơ bản trong phần mềm excel để tính tốn các mức độ biến động như xác định tỷ
trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, dùng chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để xem xét tốc độ
phát triển bình quân, tốc độ tăng giảm, thay đổi về tỷ trọng, cơ cấu theo thời gian,
theo không gian, theo lĩnh vực... Qua đó đánh giá được đặc trưng của hiện tượng,
diễn biến và xu thế biến động của từng chỉ tiêu, cơ sở của dự báo và đưa ra các quyết
định hợp lý.
7. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống, bổ sung và luận giải một cách có hệ
thống các vấn đề cơ bản về Ngân hàng xanh, bao gồm:


11

+ Tổng quan về Ngân hàng xanh và kinh nghiệm trong hoạt động Ngân hàng
xanh của một số ngân hàng thương mại trên thế giới và tại Việt Nam.
+ Cung cấp cách nhìn tổng quan về xây dựng và phát triển Ngân hàng xanh phù
hợp với xu hướng quốc tế hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển bền vững trong xu
thế hội nhập.
+ Đề xuất được những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động Ngân
hàng xanh tại các NHTM tại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng.
- Về mặt thực tiễn:
+ Luận văn đã đánh giá được thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV
hiện nay thông qua các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh và phân tích từ số liệu,

bảng biểu, đồ thị, … liên quan đến tín dụng xanh, đầu tư xanh, hoạt động CSR của
BIDV.
+ Luận văn đề xuất được những giải pháp và những khuyến nghị phù hợp nhằm
phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại hệ thống các NHTM tại Việt Nam dựa trên
cơ sở định hướng phát triển kinh tế Việt Nam và định hướng phát triển ngành ngân
hàng tại Việt Nam. Đồng thời dựa vào đánh giá thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh
tại BIDV, luận văn cũng đưa ra các giải pháp mới và cần thiết áp dụng tại BIDV nhằm
đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu phát triển bền
vững, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, các phụ lục và tài liệu
tham khảo, Luận văn được chia thành 3 chương với một trình tự theo tác giả nhận
thấy là chặt chẽ và hiệu quả nhất:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng xanh
Chương 2: Thực trạng hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động Ngân hàng xanh tại BIDV


12

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG XANH
1.1. Tổng quan về Ngân hàng xanh
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng xanh
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó
có Việt Nam, Ngân hàng xanh là một khái niệm còn mới mẻ và được quan tâm trong
những năm gần đây. Thuật ngữ “Ngân hàng xanh” đã xuất hiện lần đầu tiên vào năm
2003 với mục đích nhằm bảo vệ mơi trường.
Năm 2003, tại cuộc họp bàn ở London về trách nhiệm của các NH đối với việc
phát triển tài chính và xây dựng bộ tiêu chuẩn liên quan đến trách nhiệm đối với môi
trường, xã hội dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có, cuộc họp do IFC chủ trì và 9 ngân

hàng quốc tế tham gia. Từ đây Nguyên tắc Xích đạo (EP) về tài trợ dự án chính thức
ra đời và đến nay đã có 134 định chế tài chính tại 38 quốc gia tham gia áp dụng EP.
EP đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và xếp hạng các Ngân hàng xanh hiện
nay. Trong đó, một ngân hàng được coi là Ngân hàng xanh khi thỏa mãn đầy đủ 23
tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, 47 tiêu chuẩn về trách nhiệm môi trường (EPFI,
2003).
Về khái niệm Ngân hàng xanh có thể được định nghĩa theo 02 cách. Thứ nhất,
theo nghĩa hiểu rộng, Ngân hàng xanh được hiểu với ý nghĩa là ngân hàng xây dựng
được một chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ ngân
hàng thoả mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với mơi trường và xã hội. Việc sử
dụng định nghĩa Ngân hàng xanh theo nghĩa rộng phù hợp với định hướng phát triển
Ngân hàng xanh tại Việt Nam theo Quyết định 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018 về
phê duyệt đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam.
Cách hiểu thứ hai, Ngân hàng xanh đề cập đến các hoạt động kinh doanh của
NH: áp dụng đánh giá tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu
đãi cho dự án giảm khí thải, năng lượng mới; thực hiện nhiều hoạt động vì mơi trường
và giảm phát thải carbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng SPDV xanh ...
(UN ESCAP, 2012). Bên cạnh đó, Ngân hàng xanh cịn bao gồm việc tiết kiệm giấy,
áp dụng NH trực tuyến, giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng... (Kaeufer 2010).
Như vậy, khái niệm Ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai cách:


13

(i) Hoạt động Ngân hàng xanh trong nội bộ NH thông qua các hoạt động trực
tiếp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý
rác thải... NH giảm lượng khí thải ra mơi trường bằng cách thực hiện các hoạt động
giao dịch trực tuyến, sử dụng máy Pos/ATM, mobile banking, sử dụng hệ thống email
nhằm giảm các hoạt động liên quan đến sử dụng giấy, năng lượng,…
(ii) Hoạt động xanh đối với bên ngồi thơng qua các hành động gián tiếp với

mục tiêu giảm lượng khí thải ra ngồi mơi trường. NH đầu tư hay cho vay các dự án
thân thiện với môi trường (Tín dụng xanh) như: Dự án cung cấp năng lượng tái tạo
và năng lượng mặt trời, nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy chế tạo phân
sinh học, ...
Như vậy, một ngân hàng được coi là “xanh” khi thỏa mãn cả 2 điều kiện: (i)
cung cấp các dịch vụ xanh trong ngắn hạn, (ii) có một chiến lược kinh doanh dài
hạn đáp ứng các tiêu chí về môi trường và xã hội. Về cơ bản, Ngân hàng xanh cũng
giống các ngân hàng truyền thống nhưng có cân nhắc đến yếu tố môi trường, xã hội
thông qua việc giảm thiểu lượng cacbon theo hướng khuyến khích hoạt động tín
dụng xanh và xanh hố các hoạt động điều hành tổ chức công việc của NH.
1.1.2. Thang cấp độ Ngân hàng xanh
Nghiên cứu của Kaeufer (2010) về các cấp độ Ngân hàng xanh đã đưa ra thang
cấp độ Ngân hàng xanh gồm 5 cấp độ.


×