HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN II
BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA HIỆN TƯỢNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA
ĐẾN ĐỜI SỐNG SINH VIÊN TẠI TP. HCM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Đỗ Văn Việt Em
Sinh viên thực hiện:
Cao Văn Lâm
Mã số sinh viên:
N19DCCN096
Lớp:
D19CQCNPM01-N
TP. HCM, 10/2022
HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN II
BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA HIỆN TƯỢNG ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA
ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI TP. HCM
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Đỗ Văn Việt Em
Sinh viên thực hiện:
Cao Văn Lâm
Mã số sinh viên:
N19DCCN096
Lớp:
D19CQCNPM01-N
TP. HCM, 10/2022
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn đến Th.S Đỗ Văn Việt Em. Trong q trình
học mơn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhờ nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận
tình của thầy, em đã có thể nghiên cứu một đề tài khoa học hoàn thiện. Đồng thời, em cũng đã
tích lũy được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho việc xây dựng các đề tài
nghiên cứu khác giúp ích cho cơng việc nghiên cứu sau này.
Bên cạnh đó, chúng em cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các giảng viên tại Học Viện
Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất để chúng em có cơ hội và
mơi trường học tập và rèn luyện.
Ngồi ra, em xin cảm ơn các bạn sinh viên tại các trường Học Viện Cơng Nghệ Bưu
Chính Viễn Thơng – Cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí
Minh, Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh đã tham gia thực hiện bài khảo sát giúp
em có thể hồn thiện đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, với sự thiếu sót về kiến thức và kinh nghiệm cũng như thời gian có hạn nên
khó tránh những hạn chế, sai sót, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để em có
thể học hỏi thêm được những kiến thức và kinh nghiệm để có thể hoàn thiện đề tài một cách
tốt nhất.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Cao Văn Lâm
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU............................................................................iv
Phần 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI...................................................................................................1
1.1.
Lý do chọn đề tài:..............................................................................................................1
1.2.
Lịch sử nghiên cứu:...........................................................................................................1
1.3.
Mục tiêu nghiên cứu:.........................................................................................................4
1.4.
Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:...................................................................4
1.5.
Mẫu khảo sát:.....................................................................................................................4
1.6.
Vấn đề khoa học:...............................................................................................................4
1.7.
Luận điểm khoa học:..........................................................................................................4
1.8.
Phương pháp chứng minh:.................................................................................................5
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................................6
2.1.
Một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu:................................................................6
2.1.1.
Khái niệm sinh viên và những vấn đề liên quan đến đời sống của sinh viên:...........6
2.1.2.
Khái niệm đồng trang lứa:.........................................................................................6
2.1.3.
Khái niệm áp lực đồng trang lứa và phân loại:..........................................................7
2.2.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa:.....................................................7
2.2.1.
Nguyên nhân bên trong:.............................................................................................8
2.2.2.
Các nguyên nhân bên ngoài:......................................................................................9
2.3.
Thực trạng sinh viên gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa hiện nay:......................9
2.4.
Những tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh viên:.......10
2.4.1.
Tác động tích cực:....................................................................................................10
2.4.2.
Tác động tiêu cực:....................................................................................................11
2.5.
Giải pháp để giảm tác động tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa:...................12
2.5.1.
Giải pháp hướng đến sinh viên:...............................................................................12
2.5.2.
Giải pháp hướng đến nhà trường:............................................................................14
2.5.3.
Giải pháp hướng đến gia đình và người thân:.........................................................14
2.5.4.
Giải pháp hướng đến bạn bè:...................................................................................15
PHẦN 3. LUẬN CỨ THỰC TẾ................................................................................................16
3.1.
Tổng quan về kết quả khảo sát:.......................................................................................16
3.2.
Thực trạng gặp phải áp lực đồng trang lứa của sinh viên tại TP. HCM:..........................16
3.3. Thực trạng về tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh
viên tại TP. HCM:.......................................................................................................................19
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
iii
3.4. Thực trạng về giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng
trang lứa đến đời sống của sinh viên tại TP. HCM:....................................................................21
PHẦN 4. KẾT LUẬN.................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................25
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU.........................................................................................................26
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BI
Hình 2.1. Hệ thống phân cấp nhu cầu........................................................................................8
YBiểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện độ tuổi của các đối tượng tham gia khảo sát..........................16
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát..........................16
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với tiêu
chuẩn của bạn bè dù thật lịng khơng thích...............................................................................17
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện tần suất bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, bàn luận về bản
thân sinh viên với những người đồng trang lứa của sinh viên..................................................17
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện tần suất bị ảnh hưởng chính bản thân sinh viên khi sinh viên tự
so sánh bản thân với người khác...............................................................................................18
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện các yếu tố khiến sinh viên cảm thấy áp lực..............................18
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện cảm xúc của sinh viên khi biết được thông tin thành công của
bạn bè đồng trang lứa................................................................................................................19
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện hành vi của sinh viên khi đối mặt với thành công của bạn bè
đồng trang lứa...........................................................................................................................20
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện các triệu chứng của sinh viên gặp phải.....................................20
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ thể hiện lựa chọn giải pháp của sinh viên TP. HCM............................21
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
1
Phần 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài:
Có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ cơ hội để con người phát triển và hoàn thiện
những giá trị cá nhân dễ dàng như bây giờ khi sự phát triển như vũ bão của công nghệ giúp
chúng ta có thể tiếp cận những tri thức một cách vơ cùng thuận tiện và nhanh chóng. Hệ quả
tất yếu là số lượng người đạt được thành công trong cơng việc và cuộc sống đã tăng lên nhanh
chóng và vô số câu chuyện thành công của họ đã trở thành chủ đề được bàn luận khắp mọi
nơi, từ công sở đến gia đình. Bên cạnh niềm vui, sự ngưỡng mộ dành cho những người thành
đạt này thì chính những thành cơng này lại vơ tình khiến người nhận được thơng tin khó tránh
khỏi tâm lý so sánh bản thân với họ, nhất là khi những người thành công ấy lại ở trong cùng
độ tuổi, nghề nghiệp hay có xuất phát điểm tương đồng, v.v. Chính từ những suy nghĩ này đã
sinh ra khái niệm “áp lực đồng trang lứa”.
Tại Việt Nam trong một vài năm gần đây, áp lực đồng trang lứa đang trở thành vấn đề
đáng được lưu tâm bởi hiện tượng này ảnh hưởng đến hầu hết mọi người ở nhiều lứa tuổi
khác nhau, tuy nhiên đối tượng thanh thiếu niên dường như phải chịu đựng nhiều áp lực nhất
khi những người trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần nên rất dễ bị dao
động về nội tâm. Bên cạnh đó, những người trẻ như học sinh, sinh viên là đối tượng dễ dàng
tiếp cận với những thông tin về thành công của người khác một cách nhanh chóng khi mạng
xã hội dần trở thành công cụ không thể thiếu trong cuộc sống của họ, việc chỉ cần mở mạng
xã hội là lại thấy câu chuyện thành công của những người bạn đồng trang lứa của mình là điều
dường như đã diễn ra hàng ngày. Điều này lại càng nghiêm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, khi mà việc học tập, cơng việc của rất nhiều người bị ngưng trệ thì lại có rất nhiều
người trẻ khác tận dụng được khoảng thời gian khó khăn này để vươn lên và đạt được thành
công lớn trong lĩnh vực họ theo đuổi. Dù vậy, phần lớn thanh thiếu niên vẫn khơng có cái nhìn
rõ ràng về hiện tượng này và khơng có những ứng phó kịp thời đã gây ra nhiều tác động tiêu
cực đến công việc học tập, đời sống và sức khỏe của thanh thiếu niên, như sa sút học hành,
trầm cảm, hay thậm chí là tự tử.
Với mục đích đánh giá những tác động của hiện tượng này đến đời sống của sinh viên,
từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để giảm thiểu mặt tiêu cực và phát huy những tác động
tích cực giúp sinh viên có thể phát triển và hoàn thiện những năng lực của bản thân, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của
sinh viên tại TP. HCM”.
1.2. Lịch sử nghiên cứu:
Trên thế giới, trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng áp lực
đồng trang lứa được cơng bố. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến đề tài “Khảo sát về nguyên
nhân và ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên đại học” (2022) của Tiến sĩ tâm
lý học Yuqi Liu. Đề tài đã chỉ ra rằng hiện tượng áp lực đồng trang lứa là một loại áp lực phổ
biến ở sinh viên và có ảnh hưởng to lớn đến việc học tập và đời sống của sinh viên. Do đó,
việc nhận thức đúng và có các giải pháp phù hợp ứng phó với hiện tượng này sẽ có những tác
động to lớn. Thơng qua nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu đã trình bày các biểu hiện chính, ảnh
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
2
hưởng và những nguyên nhân sâu xa của áp lực đồng trang lứa ở sinh viên, từ đó giúp sinh
viên có hiểu biết rõ ràng hơn và có những giải pháp để đối phó với hiện tượng này. Thêm vào
đó, thơng qua phỏng vấn và câu hỏi khảo sát của học sinh, tác giả đã nhận thấy một số lượng
lớn sinh viên gặp phải áp lực về học tập, áp lực về việc làm và áp lực về cảm xúc. Cuối cùng,
nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp cho sinh viên để cảm thiện tự ti, thiết lập lối suy nghĩ
độc lập, biến stress thành động lực nhằm cải thiện những tác động tiêu cực của áp lực đồng
trang lứa.
Trong đề tài “Nghiên cứu về mức độ áp lực đồng trang lứa ở thanh thiếu niên” của
tác giả Kiran Babu Nc (2020) đã đánh giá mức độ áp lực đồng trang lứa ở thanh thiếu niên
giữa hai giới cùng với các nhân tố khác như nhóm tuổi, thứ tự sinh, trình độ học vấn, thu nhập
của gia đình và nghề nghiệp của bố mẹ. Trong số 123 học sinh bao gồm 67 nam và 56 nữ
thuộc độ tuổi từ 16 đến 21 sống ở khu vực thành thị. Bảng câu hỏi sử dụng để thu thập dữ liệu
là “Mức độ áp lực đồng trang lứa” được thiết kế bởi Sandeep Singh & Sunil Saini (2010).
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự tương đồng về mức độ áp lực đồng trang lứa ở tất cả các
nhóm tuổi thanh thiếu niên. Về mối liên quan giữa thứ tự sinh và mức độ áp lực đồng trang
lứa thì những thanh thiếu niên được sinh ra thứ tư trong gia đình thường có mức độ áp lực
đồng trang lứa cao hơn so với các anh, chị của mình. Về thu nhập của gia đình, mức độ áp lực
đồng trang lứa đều giống nhau trong các nhóm thu nhập. Về mối liên hệ giữa áp lực đồng
trang lứa với nghề nghiệp của bố mẹ, thanh thiếu niên có người mẹ đi làm thì có mức độ áp
lực cao hơn so với thanh thiếu niên có mẹ ở nhà nội trợ. Và mức độ áp lực giữa giới tính cho
thấy nam giới có mức độ áp lực đồng trang lứa cao hơn so với nữ giới. Cuối cùng, mục đích
của nghiên cứu giúp thanh thiếu niên có thể hiểu được những mặt lợi và hại của áp lực đồng
trang lứa và cách nó ảnh hưởng đến sự lựa chọn và ra quyết định và thậm chí, cuộc sống.
Đồng thời, thanh thiếu niên có thể dạy để đương đầu với hiện tượng này để có một cuộc sống
tốt hơn.
Nhóm tác giả Ling Gao, Jiedi Liu, Jiping Yang, Xingchao Wang (2021) trong bài
nghiên cứu “Mối quan hệ giữa bạo lực mạng, áp lực đồng trang lứa và triệu chứng trầm
cảm ở thanh thiếu niên” đã đề cập áp lực đồng trang lứa là một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến việc thanh thiếu niên tham gia vào các hành vi nguy hiểm, nhưng cơ chế gây
nên áp lực đồng trang lứa và tình trạng bạo lực mạng vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu đã tìm
hiểu mối quan hệ giữa áp lực đồng trang lứa và tình trạng bạo lực mạng ở thanh thiếu niên
trong 3 năm, xem xét đến các yếu tố là sự xuống cấp về đạo đức, tình trạng gia đình và giới
tính. Mẫu gồm 2407 thanh thiếu niên đã thực hiện tính tốn mức độ áp lực đồng trang lứa,
bạo lực mạng, các hành vi trái đạo đức và tình trạng kinh tế của gia đình tại 3 thời điểm trong
năm. Kết quả cho thấy áp lực đồng trang lứa trực tiếp dẫn đến hiện tượng bạo lực mạng. Sự
xuống cấp về đạo đức giữ vai trò trung gian giữa áp lực đồng trang lứa và bạo lực mạng. Mối
quan hệ giữa áp lực đồng trang lứa và sự xuống cấp về đạo đức trở nên mạnh hơn với những
thanh thiếu niên ở những gia đình có tình trạng kinh tế thấp. Những kết quả của nghiên cứu
cung cấp những tri thức mới để giải quyết vấn đề bạo lực mạng diễn ra ở thanh thiếu niên.
Thạc sĩ tâm lý học Silvi Saxena tại Đại học Pennsylvania (2020) trong bài nghiên cứu
“Áp lực đồng trang lứa: phân loại, ví dụ và cách đối mặt” đã nêu ra định nghĩa tổng quát về
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
3
hiện tượng áp lực đồng trang lứa, phân loại hiện tượng này thành 4 loại là áp lực đồng trang
lứa trực tiếp, áp lực đồng trang lứa gián tiếp, áp lực đồng trang lứa bằng hình thức ngơn ngữ
và áp lực đồng trang lứa bằng hình thức phi ngơn ngữ, từ đó nêu ra các ví dụ cho từng loại áp
lực đồng trang lứa. Tác giả đề xuất một vài cách để kiểm soát áp lực đồng trang lứa là mỗi cá
nhân phải nhận thức được rõ về tình trạng và mơi trường sống để phát triển những giá trị của
bản thân, đồng thời chia sẻ về cảm nhận với những người thân thiết cũng như lựa chọn bạn bè
phù hợp.
Tiến sĩ tâm lý học ứng dụng Shirly. S. Wang (2011) đến từ đại học Yale trong bài báo
nghiên cứu “Có phải áp lực đồng trang lứa luôn tiêu cực?” đã chỉ ra rằng hiện tượng áp lực
đồng trang lứa có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực đến đời sống của người gặp phải như
làm tự ti và trạng thái tâm lý căng thẳng, tăng áp lực học tập và cơng việc, đồng thời có khả
năng dẫn đến các hành vi nguy hiểm như sử dụng mạng xã hội khơng an tồn, hút thuốc, uống
rượu bia, quan hệ tình dục khơng an tồn hay thậm chí là phạm pháp. Tuy nhiên, áp lực đồng
trang lứa cũng có thể mang đến nhiều điều tích cực giúp cho con người có động lực vươn lên,
tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh trong để đạt được thành công trong cuộc sống.
Tại Việt Nam, hiện tượng áp lực đồng trang lứa vẫn được nghiên cứu chuyên sâu mà
chỉ đề cập đến một cách khái quát. Nổi bật nhất là đề tài “Áp lực đồng trang lứa: Nguyên
nhân, tác hại và cách vượt qua” (2021) của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thủy. Nghiên cứu này chỉ
ra rằng áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng tâm lý rất phổ biến hiện nay, có nhiều nguyên
nhân gây ra áp lực đồng trang lứa bao gồm các yếu tố nội tâm bên trong lẫn thế giới bên
ngoài. Đề tài đồng thời cũng trình bày các tác động tích cực như giúp người ta có ý chí vươn
lên, nỗ lực nhiều hơn; các tác động tiêu cực như tự ti, dễ thất bại hơn, suy giảm sức khỏe. Các
giải pháp hữu hiệu nhất bao gồm cần thay đổi cách suy nghĩ, biến áp lực thành động lực, tin
tưởng vào chính bản thân mình chính là cách để chúng ta vượt qua áp lực đồng trang lứa. Mặt
khác chia sẻ với gia đình, bạn bè hoặc có thể tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ chuyên nghiệp của
các chuyên gia tâm lý trị liệu.
Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đã làm rõ một số nội dung lớn sau:
Thứ nhất, về nguyên nhân gây ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa, có nhiều nguyên
nhân gây ra hiện tượng này tuy nhiên chủ yếu đến từ chính thái độ so sánh bản thân họ với
người khác. Việc so sánh này trực tiếp đến từ người gặp phải hiện tượng này hay đến từ người
thân, bạn bè, thầy cô giáo.
Thứ hai, áp lực đồng trang lứa có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, tuy nhiên phần lớn
người mắc đều phải chịu đựng nhiều tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến đời sống và công
việc cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần.
Thứ ba, các giải pháp được đề cập bao gồm tập trung và phát triển những giá trị của
bản thân, học cách yêu bản thân đúng cách, đồng thời có thể tìm kiếm sự hỗ trợ đến từ những
người tin tưởng.
Cũng từ tổng quan tình hình nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy dù đã có nhiều đề tài,
cơng bố khoa học về hiện tượng áp lực đồng trang lứa trên thế giới, tuy vậy ở Việt Nam hiện
tượng này vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu và chưa có đề tài nào đề cập trực tiếp đến đối
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
4
tượng sinh viên, cũng như phân tích chuyên sâu về những tác động của hiện tượng này lên đối
tượng sinh viên, do đó cần được tiếp tục làm rõ. Xác định được khoảng trống nghiên cứu này
là tiền đề quan trọng để triển khai những nội dung tiếp theo của đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
-
Khảo sát thực trạng sinh viên gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa tại TP. HCM.
-
Đánh giá những tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh
viên.
-
Đề xuất những giải pháp cụ thể giúp sinh viên phát huy mặt tích cực và hạn chế những
tác động tiêu cực do hiện tượng áp lực đồng trang lứa gây ra.
1.4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
-
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa.
Khách thể nghiên cứu: Đời sống của sinh viên.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: một số trường đại học tại TP. HCM.
+ Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2022.
1.5. Mẫu khảo sát:
-
-
-
Số lượng mẫu khảo sát: 150.
Đối tượng khảo sát: sinh viên đại học trong độ tuổi 18 – 24 tại ba trường đại học ở khu
vực thành phố Hồ Chí Minh (Học Viện Cơng Nghệ Bưu Chính Viễn Thơng – Cơ sở TP
HCM, Đại Học Kinh Tế TP. HCM, Đại Học Ngân Hàng TP.HCM).
Mục tiêu khảo sát: tìm hiểu về thực trạng gặp phải áp lực đồng trang lứa ở sinh viên tại
TP. HCM, bao gồm các dấu hiệu gặp phải cũng như tác động tích cực, tiêu cực của hiện
tượng này đến đời sống của sinh viên.
Hình thức khảo sát: google form.
1.6. Vấn đề khoa học:
-
Hiện tượng áp lực đồng trang lứa là gì?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng áp lực đồng trang lứa là gì?
Thực trạng sinh viên gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa như thế nào?
Những tác động tích cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên là
gì?
Những tác động tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh
viên là gì?
Có các giải pháp nào để giảm thiểu mặt tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa
đến đời sống của sinh viên?
1.7. Luận điểm khoa học:
-
Thực trạng sinh viên tại TP. HCM gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa ngày càng
phổ biến và để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của sinh viên, tuy nhiên nhiều
sinh viên vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để hạn chế những tác động tiêu cực của
hiện tượng này.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
5
-
Dựa trên ba tiêu chí là cảm xúc, hành vi và cơ thể, hiện tượng áp lực đồng trang lứa
ngoài mang đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của
sinh viên, làm giảm khả năng học tập cũng như gây ra nhiều hành vi tiêu cực thì vẫn có
những tác động tích cực như giúp sinh viên cố gắng, chăm chỉ hơn, trở thành động lực
để sinh viên phát triển những giá trị của bản thân.
-
Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa gây ra
đến đời sống của sinh viên, các giải pháp được đưa ra bao gồm sinh viên cần ngừng so
sánh bản thân mình với người khác, học cách yêu thương bản thân và tập trung phát triển
những giá trị của bản thân, bên cạnh đó có thể chia sẻ, tâm sự với những người thân
thiết, hoặc trị liệu tâm lý.
1.8. Phương pháp chứng minh:
-
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập, tổng hợp và phân tích và hệ thống hố và
khái qt hố những lý thuyết, những cơng trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở
trong và ngoài nước trên cơ sở những cơng trình đã được cơng bố trên các sách báo và
tạp chí khoa học trong nước và quốc tế về những vấn đề liên quan đến hiện tượng áp lực
đồng trang lứa ở sinh viên.
-
Phương pháp khảo sát thực tế: thực hiện khảo sát sinh viên tại TP. HCM thông qua
google form về hiện tượng áp lực đồng trang lứa để thu thập các thông tin về thực trạng
hiện tượng áp lực đồng trang lứa nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
-
Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: dựa vào kết quả khảo sát để xử lý số liệu và hệ
thống hóa số liệu nhằm phân tích rõ tình trạng gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa
ở sinh viên từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
6
Phần 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu:
2.1.1. Khái niệm sinh viên và những vấn đề liên quan đến đời sống của sinh viên:
Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội. Có thể hiểu
ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ
sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực
hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ,
phục vụ cộng đồng” [1].
Đời sống của một cá nhân có thể hiểu là bao gồm tổng thể những gì diễn ra trong cuộc
sống của họ [2]. Hiện nay, đời sống của sinh viên rất phong phú và đa dạng. Một số phương
diện chính trong đời sống của sinh viên có thể được xác định như sau: quan hệ xã hội, trọng
tâm là quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè; học tập; hoạt động ngoại khóa; việc làm.
Nhìn chung, học tập là quá trình nâng cao hiểu biết của cá nhân [1]. Hoạt động học tập
của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh viên về các lĩnh vực chuyên môn mà
sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học.
Hoạt động ngoại khóa là các hoạt động nằm ngồi chương trình học chính khóa.
Những hoạt động này thường mang tính chất tự nguyện theo nhu cầu, khả năng của bản thân,
không phải bắt buộc. Hoạt động ngoại khóa của sinh viên bao gồm tất cả các hoạt động liên
quan đến văn hóa – thể thao – giải trí – xã hội ngồi giờ học trên lớp [1].
Việc làm là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là
dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận
[2]. Đối với sinh viên, việc làm là một vấn đề luôn được quan tâm, bao gồm công việc làm
thêm và công việc làm sau khi tốt nghiệp.
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người xuất hiện trong quá trình con
người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là q trình sản xuất và phân
phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc
bảo vệ lợi ích của xã hội [4]. Đối với sinh viên, quan hệ xã hội gồm các mối quan hệ với gia
đình, người thân, quan hệ với bạn bè, quan hệ tình cảm đôi lứa... Đây là yếu tố không thể
thiếu trong đời sống của sinh viên.
2.1.2. Khái niệm đồng trang lứa:
Đồng trang lứa thông thường được hiểu là những người cùng tuổi hoặc bạn bè xung
quanh mình. Tuy nhiên, để định nghĩa đầy đủ hơn, đồng trang lứa có thể hiểu là bất kỳ ai có
tuổi tác và địa vị tương tự trong xã hội. Đó có thể là bạn học, bạn cùng tuổi, đồng nghiệp cùng
cơng ty, hoặc người có kinh nghiệm làm việc tương đương trong cùng một lĩnh vực hoặc
những người có cùng địa vị xã hội.
Đối với sinh viên, bạn đồng trang lứa rất đa dạng, từ bạn cùng lớp, những người chạc
tuổi xung quanh đến bạn đồng nghiệp tại cơ quan làm việc, hay cả những thành viên trong gia
đình đều có thể là bạn đồng trang lứa của sinh viên.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
7
2.1.3. Khái niệm áp lực đồng trang lứa và phân loại:
Áp lực đồng trang lứa là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong tâm lý học và
giáo dục. Theo từ điển tâm lý thuộc hiệp hội tâm lý học Mỹ, “Áp lực đồng trang lứa” là khi
cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội và phải theo đuổi thái
độ, giá trị và hành vi để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Từ đó làm nảy sinh những áp
lực và cảm xúc buồn bã khơng đáng có [4].
Tiến sĩ tâm lý Yuqi Liu [5] định nghĩa áp lực đồng trang lứa như là trạng thái áp lực
tâm lý được sinh ra bởi những người có sự tương đồng trong độ tuổi và trạng thái so sánh với
người khác, đồng thời làm gia tăng sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của cá nhân chịu
tác động.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thủy [6], áp lực đồng trang lứa là hiện tượng tâm lý xuất
hiện ở một cá nhân chịu tác động, ảnh hưởng từ những người đồng lứa tuổi hoặc cùng một
nhóm xã hội nhưng được cho là thành công hơn, hạnh phúc hơn. Các tác động này có thể xuất
phát từ bên trong của cá nhân đó hoặc do các yếu tố xung quanh thúc đẩy và hình thành áp
lực.
Như vậy, từ các khái niệm trên thì có thể hiểu đơn giản, áp lực đồng trang lứa chính là
cảm giác tự ti của bản thân khi không đạt được những điều giống với những người đồng trang
lứa xung quanh mình. Hiện tượng này sẽ tác động đến chúng ta và khiến chúng ta thay đổi
hành vi của mình theo hướng tích cực hoặc tiêu cực để phù hợp với các nhóm.
Áp lực đồng trang lứa có mn hình vạn trạng mà mỗi cá nhân đều có thể gặp qua. Vì
áp lực đồng trang lứa liên quan tới việc truyền đạt thông điệp nên cách thức thể hiện thơng
điệp ra bên ngồi cũng khác nhau. Có nhiều kiểu áp lực đồng trang lứa, được phân loại như
sau [7]:
-
-
-
-
Áp lực đồng trang lứa bằng hình thức ngơn từ (Spoken Peer Pressure): loại hình áp lực
đồng trang lứa này bao gồm một cá nhân hoặc một nhóm đối tượng yêu cầu cá nhân
khác làm một số việc. Trong một nhóm, sức mạnh của số đơng sẽ khiến cho mức độ áp
lực tăng lên gấp nhiều lần.
Áp lực đồng trang lứa bằng hình thức phi ngơn từ (Unspoken Peer Pressure): kiểu áp lực
này liên quan tới một cá nhân phải tiếp xúc với những hành vi, xu hướng hay lựa chọn
của những người khác và bản thân họ cảm thấy áp lực khi phải nghe theo những điều đó.
Áp lực đồng trang lứa trực tiếp (Direct Peer Pressure): loại áp lực đồng trang lứa trực
tiếp này dựa trên sự nghe lời khi làm việc và có thể diễn ra dưới dạng ngôn từ hoặc phi
ngôn từ. Áp lực đồng trang lứa trực tiếp thường đẩy cảm xúc tiêu cực lên cao bởi con
người luôn thấy không thoải mái khi liên tục phải đối mặt và chịu đựng áp lực từ môi
trường xung quanh.
Áp lực đồng trang lứa gián tiếp (Indirect Peer Pressure): áp lực đồng trang lứa gián tiếp
ít ảnh hưởng tới nội tâm của con người, nó có thể thúc đẩy một hành vi hoặc một hoạt
động con người muốn thử làm nhưng lại chưa dám làm trước đó. Tuy là dạng áp lực phi
ngơn từ nhưng nó cũng có thể tác động tới cảm nhận của bản thân.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
2.2.
8
Nguyên nhân gây ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa:
Có nhiều lý do gây ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa, xuất phát từ nội tâm bên trong
lẫn thế giới bên ngoài của sinh viên [5].
2.2.1. Nguyên nhân bên trong:
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng áp lực đồng trang lứa là chưa hoàn thiện
trong phát triển thể chất và nhân cách của sinh viên. Việc thiếu các kinh nghiệm sống, thiếu sự
thấu hiểu bản thân và mục đích sống khiến các sinh viên dễ dẫn đến tình trạng gặp phải áp lực
đồng trang lứa [5]. Đặc biệt hơn, hiện tượng này dễ nhận thấy ở sinh viên năm nhất khi họ
vừa trải qua thời gian ôn luyện và thi đại học nên vẫn còn tâm lý so sánh năng lực học tập của
họ với những sinh viên khác [8]. Khi những sinh viên mà tâm lý chưa phát triển vững vàng sẽ
có xu hướng mong muốn thể hiện bản thân nhiều hơn với những người xung quanh, bởi lẽ họ
sợ rằng những người khác sẽ nhìn thấy được những điểm yếu của họ. Bên cạnh đó, những
sinh viên này cũng rất quan tâm đến suy nghĩ của người khác về bản thân mình. Do đó, đây là
những sinh viên dễ gặp phải áp lực đồng trang lứa nhất.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến hiện tượng áp lực đồng trang lứa đó là mong muốn hịa
nhập với những người bạn bè của mình [9]. Trong một số trường hợp, khi một cá nhân bị một
nhóm bạn hoặc những người khác từ chối, họ sẽ rất dễ bị tổn thương và nảy sinh lòng nghi
ngờ bản thân. Bản năng muốn trở thành một phần của cộng đồng sẽ giúp các cá nhân này điều
chỉnh suy nghĩ, thái độ và hành vi của họ cho phù hợp với nhóm mà họ muốn tham gia.
Một lý do khác là sự gia tăng nhu cầu [7]. Theo tâm lý học, trong hệ thống phân cấp
như cầu của Maslow [7], thế hệ người trẻ hiện nay đã đáp ứng được ba nhu cầu cơ bản nhất là
nhu cầu sinh lý (hơi thở, thức ăn nước uống, quần áo, nơi ở…), nhu cầu đảm bảo an toàn (an
toàn về sức khỏe, an tồn về tài chính, an tồn tính mạng, khơng gây thương tích...) và nhu
cầu xã hội (tình bạn, sự thân mật, muốn có một gia đình hạnh phúc...). Khi nhu cầu đã dần
được nâng cao hơn, con người sẽ nảy sinh nhu cầu được tôn trọng và khẳng định bản thân.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
9
Hình 2.1. Hệ thống phân cấp nhu cầu
Các cá nhân mong muốn có cảm giác được tơn trọng và tin tưởng, muốn sáng tạo,
được thể hiện tài năng, thể hiện bản thân, và mong rằng thành quả của mình sẽ được người
khác cơng nhận, tơn trọng và ngưỡng mộ. Chính những điều này đã dẫn đến hiện tượng áp lực
đồng trang lứa bởi có những người khác làm được những điều mà bản thân họ không làm
được, khó tránh khỏi tâm lý so sánh và nghi ngờ bản thân.
2.2.2. Các nguyên nhân bên ngoài:
Xét đến các yếu tố bên ngoài, nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể đến từ những
người xung quanh, như những câu so sánh của bố mẹ, người thân, bạn bè, hoặc thầy, cô giáo
[5] [6] [7]. Ngay từ khi đến trường, phụ huynh thường so sánh với các “con nhà người ta”,
một số thầy, cơ giáo thường có khuynh hướng khen ngợi các học sinh khác, đồng thời chỉ
trích những học sinh không “ngoan”, so sánh giữa các học sinh, luôn cho rằng bạn này, bạn
kia học giỏi và không công nhận thực lực của những học sinh khác. Chính những điều này vơ
hình trung đã khiến những cá nhân này ngay từ nhỏ cảm thấy bản thân mình kém cỏi, vơ
dụng. Từ đó, họ dần hình thành quan niệm rằng mình phải vượt trội hơn người khác, dẫn đến
căng thẳng, ghen tị, thậm chí rối loạn nhân cách để có thể vượt mặt người khác hoặc khiến
người khác thua kém mình. Và khi lên đến đại học, tâm lý này lại càng dễ xảy ra hơn vì mơi
trường có nhiều sinh viên có thể vừa học, vừa làm nhưng đạt được nhiều thành tích đáng nể,
nhiều giải thưởng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những sinh
viên có thái độ so sánh nhiều hơn.
Kế đến, một yếu tố bên ngoài khác được xét đến yếu tố văn hóa, định kiến và các
chuẩn mực xã hội [6]. Người châu Á thường coi trọng chủ nghĩa tập thể hơn văn hóa Châu
Âu. Những người sống và lớn lên trong nền văn hóa phương Đơng dễ có xu hướng hình thành
sự so sánh xã hội. Điều này dễ hiểu khi họ muốn xác định bản thân hoặc đánh giá vị trí của
một người về một mặt nào đó trong mối quan hệ. Chủ nghĩa tập thể thường nhấn mạnh đến
điểm số, chức vụ, vị trí... vơ tình khiến cho các cá nhân bị áp lực đồng trang lứa. Khi so sánh
mình với bạn bè, người thân, hay chỉ là người quen ở đâu đó, bản thân họ sẽ càng cảm thấy áp
lực. Ngoài ra, những định kiến hay các chuẩn mực xã hội ngầm đã tồn tại trong xã hội như
phải học đại học thì mới có tương lai tốt, ra trường phải có việc làm lương cao, con gái không
được kết hôn quá trễ... cũng là nguyên nhân tạo ra các áp lực đồng trang lứa cho nhiều bạn trẻ
cho rằng những người xung quanh mình đã có thể làm được những điều này, điều kia trong
khi bản thân vẫn đang loay hoay, chật vật với cuộc sống
Cuối cùng, không thể không kể đến do dự bùng nổ của mạng xã hội [6]. Mạng xã hội
chính là “con dao hai lưỡi” khi vừa góp phần cung cấp thông tin, nhưng cũng khuếch đại áp
lực đồng trang lứa. Con người có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh nhìn đâu đâu cũng thấy
người đẹp hơn, giỏi hơn hay giàu hơn trên khắp các trang mạng và thông tin cuộc sống của họ
được liên tục cập nhật. Từ đó người dùng mạng xã hội khơng thể tránh được việc mang bản
thân ra so sánh và cảm thấy áp lực. Đây được xem là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng cực kì lớn đến hiện tượng áp lực đồng trang lứa trong giai đoạn công nghệ phát triển
như hiện nay.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
10
2.3. Thực trạng sinh viên gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa hiện nay:
Áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng tâm lý đã vô cùng phổ biến hiện nay. Hiện
tượng áp lực đồng trang lứa xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là khi các tiêu chuẩn đánh giá của xã
hội vẫn là một thước đo chuẩn mực, đã vơ tình tác động trực tiếp lên tâm lý của cá nhân mỗi
con người. Tuy nhiên, áp lực đồng trang lứa xảy ra phổ biến nhất ở đối tượng thanh thiếu
niên (học sinh, sinh viên) bởi sự thiếu hụt kinh nghiệm sống cũng như những thay đổi về
mặt tâm sinh lý cũng như môi trường khiến họ gặp khó khăn trong việc đối diện với hiện
tượng này [5] [8].
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ tâm lý học Yuqi Liu [5], hiện nay một số lượng lớn sinh
viên gặp phải áp lực đồng trang lứa, trong đó các mặt học tập, việc làm và cảm xúc là nhiều
hơn cả. Theo đó, 67% sinh viên tham gia khảo sát cảm thấy kết quả học tập là nguyên nhân
gây lo lắng và so sánh với bạn bè, dẫn đến tâm lý tự ti và lo âu; 80% phản hồi rằng cơ hội việc
làm bị thu hẹp bởi những người có học vấn cao hoặc xuất phát điểm tốt hơn; và 60% trả lời
rằng những áp lực cảm xúc đến từ những thiếu thốn trong những mối quan hệ như tình yêu
hay bạn bè, 60% sinh viên cảm thấy áp lực khi thấy thành công của bạn bè trên mạng xã hội.
Trong 2 năm, nhóm các nhà nghiên cứu [10] đã theo dõi quá trình sử dụng mạng xã
hội Facebook ở 5.208 sinh viên và thấy rằng việc sử dung Facebook đã làm giảm đáng kể sức
khỏe thể chất cũng như tinh thần của những người tham gia khảo sát. Trong đó, ngun nhân
chính đến từ việc tiếp xúc với các hình ảnh và thơng tin thành cơng của người dùng khác sẽ
dẫn đến việc người dùng có những sự tự so sánh tiêu cực.
2.4. Những tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh viên:
Tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa được đánh giá thông qua ba mặt chính
là cảm xúc, hành vi và cơ thể. Ba mặt này được liên kết với nhau chặt chẽ bởi chính từ những
cảm xúc khi người gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa sẽ được biểu hiện thông qua các
hành vi với thế giới nội tâm bên trong và thế giới bên ngoài, đồng thời chúng cũng được biểu
hiện ra cơ thể của người trải qua áp lực đồng trang lứa. Áp lực đồng trang lứa có cả mặt tích
cực và tiêu cực phụ thuộc vào cách đánh giá của bản thân về những phản hồi lại tác động đó.
2.4.1. Tác động tích cực:
Khi các cá nhân so sánh bản thân với người khác như một cách để đo lường sự phát
triển cá nhân của họ hoặc để thúc đẩy bản thân cải thiện và trong quá trình này, phát triển hình
ảnh bản thân tích cực hơn, thì áp lực đồng trang lứa khi đó có thể có lợi. Áp lực này có thể sẽ
tạo động lực cũng như sự cạnh tranh tích cực, đồng thời là gương tích cực để phát triển bản
thân [8] [9]. Việc những người xung quanh phát huy năng lực của bản thân sẽ kích thích mong
muốn này ở những người bị áp lực đồng trang lứa. Họ cũng đạt được thành công như bạn bè,
chính điều này khiến họ xác định mục tiêu, lập kế hoạch và hành động chăm chỉ hơn để đạt
được mục tiêu của riêng mình.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Văn Việt, Đặng Thị Thu Phương [11] đã chỉ
ra hiện tượng áp lực đồng trang lứa là một trong 7 nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả học tập của sinh viên. Khi một sinh viên ở trong một nhóm bạn gồm những người
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
11
chăm chỉ, nỗ lực học hành, sinh viên sẽ có tâm lí học theo bạn bè, cố gắng học tốt, học giỏi để
thể hiện bản thân trước bạn bè là điều nhiều sinh viên chọn làm động lực học tập của mình.
Và lẽ dĩ nhiên, khi đó, kết quả học tập của những sinh viên này cũng sẽ có nhiều cải thiện.
Điều này cũng phù hợp trong vấn đề việc làm và thu nhập. Những sinh viên khi nhìn thấy bạn
bè có thể sống tự lập, kiếm được tiền đến từ các công việc làm thêm cũng có thể xem chúng là
động lực để sinh viên lựa chọn các công việc làm phù hợp để sống tự lập hơn, có nhiều nguồn
thu hơn để phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Hay những sinh viên thấy áp lực từ việc bạn bè
xung quanh đã có được những công việc thực tập trước cho chuyên ngành của mình cũng sẽ
cố gắng hơn trong học tập để kiếm được một cơng việc phù hợp, đúng chun ngành.
Ngồi ra, những tác động tích cực của áp lực đồng trang lứa giúp cải thiện sức khỏe
thể chất và tinh thần của người gặp phải hiện tượng này [7]. Khi nhìn thấy bạn bè có một đời
sống tích cực, vui vẻ hay vẻ đẹp về ngoại hình, điều này thơi thúc những sinh viên khác cũng
nỗ lực cải thiện ngoại hình và tinh thần của mình nhiều hơn để có được một lối sống lành
mạnh, hay một ngoại hình ưa nhìn hơn.
2.4.2. Tác động tiêu cực:
Áp lực đồng trang lứa ngoài những mặt tích cực thì vẫn có nhiều điểm tiêu cực. Hiện
tượng này thường mang đến tác động tiêu cực đến cho sinh viên, biểu hiện dễ thấy nhất là ở
trạng thái tâm lý và cảm xúc. Sinh viên gặp phải áp lực đồng trang lứa ln có tâm lý so sánh
mình với bạn bè xung quanh, đặc biệt hơn nhiều cá nhân có xu hướng chỉ so sánh bản thân họ
với những người có đời sống, cơng việc tốt hơn, và không quan tâm đến những người bằng
hay kém năng lực hơn bản thân. Những sinh viên này luôn cảm thấy căng thẳng, stress về việc
phải cố gắng hơn nên lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, tinh thần uể oải. Đồng
thời, họ cảm thấy tự ti, mặc cảm vì cho rằng mình thua kém bạn bè nên ln muốn được ai đó
khen ngợi hoặc ghi nhận dẫn đến xu hướng thể hiện bản thân quá mức để chứng minh năng
lực của họ. Tuy nhiên, nếu khơng thể làm tốt thì những sinh viên này lại có xu hướng đổ lỗi
cho bản thân, khó chịu hoặc tức giận với chính mình, khó hiểu tại sao bản thân lại hành động
như thế, cho rằng mình có cố bao nhiêu cũng khơng bằng bạn bè. Nếu tình trạng áp lực đồng
trang lứa xảy ra trong thời gian kéo dài, sinh viên thường xuyên trong trạng thái bồn chồn, lo
lắng hay sợ hãi thường xuyên không rõ nguyên nhân. Sinh viên sẽ dễ bị tổn thương và trở nên
nhạy cảm hơn vì họ ln cảm giác bị mọi người coi thường. Điều này khiến tinh thần tiêu
cực, cảm xúc trở nên lẫn lộn và thay đổi liên tục, đặc biệt dễ cáu gắt nếu những người xung
quanh nói về các vấn đề năng lực, cơng việc, tương lai. Tình trạng nếu không được xử lý kịp
thời sẽ dẫn đến cảm thấy vô vọng, mất phương hướng, không muốn tiếp tục cố gắng.
Việc sinh viên phải gánh trên vai một áp lực quá lớn, vượt quá sức chịu đựng thì cơ
thể sẽ có những phản ứng như tình trạng rối loạn giấc ngủ vì suy nghĩ q nhiều, ăn khơng
cảm thấy ngon miệng, không muốn ăn, bỏ ăn, tư duy khó tập trung, trí nhớ suy giảm và dễ bị
lẫn lộn. Những áp lực này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho cơ thể như gây sút cân, mệt mỏi
và suy nhược, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt... Theo công bố của Tổ chức y tế thế giới
(WHO) trong Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe thanh thiếu niên tồn cầu tại Việt Nam, năm
2019 [12], có đến 29% thanh thiếu niên (học sinh, sinh viên) mắc các bệnh liên quan đến sức
khỏe tâm lý, tinh thần mà nguyên nhân đến từ những áp lực cuộc sống, phần lớn chúng đều
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
12
xuất phát từ hiện tượng áp lực đồng trang lứa khi những thanh thiếu niên thường có xu hướng
so sánh bản thân với bạn bè về kết quả học tập, việc làm, gia đình... Tuy nhiên chỉ có 10%
thanh thiếu niên trong số đó được điều trị, còn lại vẫn thường xuyên phải chịu áp lực dẫn đến
trạng thái tâm lý cực kỳ căng thẳng dẫn đến trầm cảm. Mỗi năm tỉ lệ tự tử do trầm cảm lên
đến hàng chục ngàn người.
Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa còn tác động tiêu cực trực tiếp đến những hành vi của
người đang phải chịu áp lực. Theo tiến sĩ Shirley S. Wang [9], phần lớn sinh viên đều chịu tác
động tiêu cực từ áp lực đồng trang lứa để thích nghi với các mối quan hệ xã hội. Sinh viên sẽ
cảm thấy rất khó khăn khi phải nói “khơng” với ai đó dù thật lịng rất muốn từ chối. Tuy
nhiên, để có thể chứng minh mình thực sự là một thành viên trong nhóm bạn, điều duy nhất
các sinh viên này có thể làm là đồng ý với ý kiến của họ. Nhận định này cũng được chứng
minh trong nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lệch lạc của thanh thiếu niên
Việt Nam [13] của Thạc sĩ Trần Yến Nhi. Theo đó, áp lực đồng trang lứa có ảnh hưởng đáng
kể đến hành vi lệch lạc của thanh thiếu niên ở Việt Nam. Hiện tượng này ngày nay xuất hiện ở
tất cả đối tượng, nghiêm trọng hơn ở những thanh thiếu niên xuất thân từ gia đình khơng có
điều kiện kinh tế tốt. Từ áp lực đồng trang lứa và với mong muốn được thể hiện bản thân
mình với những người bạn khác mà những người trẻ tuổi đã làm mọi cách để chứng minh bản
thân, kể cả những cách tiêu cực. Vì mong muốn tìm được cảm giác an tồn mà các cá nhân
không ngần ngại chê bai hay hạ thấp, săm soi vào khuyết điểm của người khác. Một số khác
lại có xu hướng khơng muốn tiếp xúc hoặc ít gặp gỡ những người xung quanh hơn, muốn trốn
tránh khỏi trường học, môi trường làm việc hoặc các hoạt động xã hội cộng đồng do sợ bị
nhắc về các vấn đề học tập, công việc… Nguy hiểm hơn, một số khác sẽ lựa chọn các giải
pháp tiêu cực như sử dụng những chất kích thích như uống rượu, bia, hút thuốc lá để giải tỏa
áp lực bất chấp những ảnh hưởng về mặt sức khỏe. Thậm chí, nhiều cá nhân cịn dính vào các
tệ nạn xã hội khác như ma túy, mại dâm, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.
2.5. Giải pháp để giảm tác động tiêu cực của hiện tượng áp lực đồng trang lứa:
2.5.1. Giải pháp hướng đến sinh viên:
Trên thực tế, con người không thể nào tránh khỏi những tác động của hiện tượng áp
lực đồng trang lứa, nhất là ở độ tuổi còn rất trẻ như sinh viên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều giải
pháp để phát huy những mặt tích cực và giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của hiện tượng
này đến đời sống của sinh viên.
Từ các kết quả nghiên cứu trên, đa phần sinh viên gặp phải hiện tượng áp lực đồng
trang lứa là do thiếu đi sự tin tưởng và thấu hiểu bản thân, không biết yêu thương bản thân
đúng cách. Do đó, giải pháp tối ưu nhất hướng đến nâng cao nhận thức của sinh viên về giá trị
bản thân, học cách yêu bản thân [6] [8].
Yêu bản thân là luôn ưu tiên niềm vui và sự an yên từ trong nội tâm cho đến trân trọng
cuộc sống bên ngoài của chính mình [14]. Điều này địi hỏi sự tu dưỡng lâu dài trong cách
nhìn nhận bản thân, là thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm nội tâm tích cực. Để có
thể u thương bản thân đúng cách, sinh viên cần học cách thấu hiểu và chấp nhận bản thân,
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
13
thiết lập các mục tiêu phù hợp với giá trị của bản thân sinh viên hướng đến, phát triển thói
quen suy nghĩ tích cực và tư duy phát triển.
Việc đầu tiên là sinh viên cần học cách thấu hiểu và chấp nhận bản thân. Sinh viên cần
học cách chấp nhận bản thân bởi lẽ mỗi người có những tiềm năng khác nhau, mỗi người sẽ
có những mục tiêu, ước mơ khác nhau do đó khơng thể mang bản thân ra so sánh với người
khác bởi mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Do đó, sinh viên nên chấp nhận chính mình bằng
cách tiếp nhận và thoải mái hơn với năng lực và những cảm xúc nảy sinh bên trong khi đối
diện với các sự kiện trong cuộc sống. Việc thường xuyên chối bỏ cảm xúc khiến những cảm
xúc tiêu cực này bị dồn nén, điều này dễ dẫn đến tình trạng tâm lý bất ổn, thậm chí là trầm
cảm và dẫn đến nhiều hành vi gây hại đến bản thân. Các cảm xúc tiêu cực như buồn khổ, tổn
thương, lo lắng hay sợ hãi là rất đỗi bình thường, bất kỳ ai cũng đều từng trải qua. Khi thành
thật với chính mình, sinh viên sẽ nhận ra những cảm xúc của bản thân, từ đó xác định được
nguyên nhân gây ra những cảm xúc này và có giải pháp phù hợp để loại trừ chúng. Bên cạnh
đó, việc thường xuyên tự suy xét nội tâm và nhìn nhận lại bản thân sẽ giúp sinh viên hiểu
được năng lực của bản thân, xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, biết rằng mình cần
gì, mình muốn gì, thích gì, mình nên như thế nào và hiểu rõ mục đích các hành động của
chính mình.
Thứ hai là sinh viên hãy tập trung vào những thứ mà bản thân sinh viên có thể thay đổi
được, bớt quan tâm những thứ không thể quyết định được. Sinh viên cần phải bỏ qua ý niệm
rằng mọi thứ phải thật hoàn hảo, cần ngừng tỏ ra quá khắt khe với bản thân và hiểu rằng đơi
khi những kì vọng của xã hội đưa ra những tiêu chuẩn không thực tế. Bằng cách lập danh sách
những điều bản thân có thể kiểm soát và ảnh hưởng được, cùng với những mục nằm ngồi
tầm kiểm sốt của mình, từ đây, xác lập các mục tiêu rõ ràng, cụ thể hướng đến giá trị mà bản
thân theo đuổi để hiểu và cảm nhận bản thân cũng như cuộc sống. Thay vì tìm cách trở nên tốt
đẹp hơn trong mắt ai đó, hay nỗ lực để được vừa lòng người nào khác, sinh viên nên hướng
đến những giá trị của bản thân. Khi sống có mục tiêu rõ ràng, các cá nhân sẽ tập trung vào chí
hướng và khơng cịn hoang mang khi thấy người khác quá vượt trội nữa. Bởi khi này họ đã có
con đường đi riêng cho chính mình, việc của họ là tập trung đi thật nhanh trên con đường đó.
Do đó, hãy tập rtung làm những điều mà bản thân cảm thấy tốt hơn cho mình, giúp mình vui,
giúp mình tự tin và sống tốt.
Thứ ba, rèn luyện tư duy phát triển và suy nghĩ tích cực. Tư duy phát triển (growth
mindset) giúp sinh viên tin rằng nỗ lực sẽ giúp bản thân phát triển từng ngày, bất kể rằng xuất
phát điểm của họ có thuận lợi hay khơng, bất kể rằng sinh viên ấy có thuộc nhóm “thơng
minh bẩm sinh” hay phải “cần cù bù thông minh” hay không [14]. Tư duy phát triển giúp sinh
viên hiểu rõ năng lực và trình độ của bản thân để làm cơ sở để phát triển những giá trị của bản
thân, thay vì tập trung vào những thứ khơng phù hợp. Trong khi đó, thói quen suy nghĩ tích
cực là một cách để giúp nuôi dưỡng tư duy phát triển. Suy nghĩ tích cực sẽ giúp sinh viên nhìn
thấy điều tốt đẹp trong các tình huống tiêu cực và xem thử thách là cơ hội để học hỏi và phát
triển, chứ không phải là cách khiến bản thân gặp thất bại. Bằng cách rèn luyện lòng biết ơn,
vận động thể chất thường xuyên hay viết nhật ký, thiền định, cười nhiều hơn, sinh viên có thể
nắm bắt và hiểu được những cảm xúc của bản thân, giúp cho tinh thần luôn trong tâm trạng
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
14
thoải mái, tránh lo lắng thái quá và dễ dàng vượt qua những căng thẳng trong quá trình học
tập và rèn luyện.
Khi nội tâm đã được xây dựng vững vàng, kế đến sinh viên cần từ bỏ nhu cầu được
người khác chấp thuận bằng cách chấm dứt các mối quan hệ độc hại [7]. Vòng kết nối xã hội
ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của con người, do đó, khi bên cạnh sinh viên là những con
người tiêu cực, luôn gây đến những rắc rối hoặc mang đến cảm giác thiếu an tồn, thiếu thoải
mái thì sẽ tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu cực sẽ dễ dàng sinh ra tâm lý đố kỵ, ganh đua, tự
gây áp lực lên bản thân mình và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm lý và đời sống
của sinh viên. Do đó, hãy nhanh chóng kết thúc các mối quan hệ này và học cách lựa chọn
bạn bè phù hợp để phát triển những mối quan hệ tích cực hơn.
Khi những áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến sinh viên, kết nối với những người
thân, bạn bè thân thiết, hoặc tham khảo lời khuyên từ những người mà sinh viên tin tưởng như
bạn bè, thầy cơ, phụ huynh là một giải pháp khá hữu ích. Cố gắng trò chuyện trực tiếp hoặc
gửi tin nhắn qua mạng xã hội với những người mà sinh viên cảm thấy thân thiết và tin tưởng,
điều này giúp sinh viên cảm thấy thư giãn, tin vào chính mình hơn, hạn chế nguy cơ gặp các
vấn đề như trầm cảm hay rối loạn lo âu khi liên tục phải kìm nén những cảm xúc tiêu cực bên
trong. Bên cạnh đó, sinh viên nên sẵn sàng chia sẻ với phụ huynh, gia đình, bạn bè hoặc thầy
cơ chính nếu họ là một trong những yếu tố khiến mình bị áp lực đồng trang lứa. Việc dành
thời gian để nói chuyện thẳng thắn với những người khiến bản thân bị áp lực về những vấn đề
liên quan sẽ giúp đôi bên hiểu nhau nhiều hơn, từ đó sẽ có cách ứng xử phù hợp để tránh gây
căng thẳng cho sinh viên.
Nếu áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của sinh viên, hãy sử
dụng phương pháp trị liệu tâm lý từ nhà trị liệu. Sự đồng hành, hỗ trợ chuyên nghiệp của các
chuyên gia tâm lý trị liệu để giúp sinh viên rút ngắn thời gian để hiểu và cân bằng cảm xúc cá
nhân, giải tỏa căng thẳng, biết được những cách đúng đắn để yêu thương bản thân mình và có
suy nghĩ tích cực hơn.
2.5.2. Giải pháp hướng đến nhà trường:
Mỗi trường học đều nên có chương trình hữu hiệu để giảm thiểu áp lực cho sinh viên.
Điển hình là trung tâm tư vấn tâm lý, nơi mà sinh viên có thể tự do bộc bạch những suy nghĩ,
khó khăn, trăn trở của mình với các thầy cơ có chun mơn. Ngồi ra, Trung tâm hỗ trợ sinh
viên có thể thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ việc giải quyết khúc mắc gây nên sự
căng thẳng trong mối quan hệ của sinh viên, giảng viên và nhân viên nhà trường. Các chương
trình này cung cấp thơng tin tương tác về các dấu hiệu căng thẳng, tâm sinh lý khi bị căng
thẳng, những tác nhân gây ra căng thẳng và làm thế nào để đối phó. Cùng với đó là cần có
những dự án tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề áp lực đồng trang lứa
nơi học đường.
2.5.3. Giải pháp hướng đến gia đình và người thân:
Đối với gia đình và người thân, thường xuyên chia sẻ, trao đổi việc học với con, em
của mình như những người bạn. Hãy là một người bạn ln bên con để chia sẻ, trị chuyện,
trao đổi với sinh viên về việc học tập, những khó khăn mà con đang trải qua, áp lực mà sinh
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
15
viên đang chịu đựng. Chia sẻ, cảm thông và động viên sẽ giúp sinh viên cảm thấy giải tỏa
phần nào áp lực và giúp định hướng cho sinh viên có phương pháp học tập phù hợp hơn.
Đừng bao giờ áp đặt sinh viên về thành tích và thứ hạng, nó sẽ vơ tình khiến họ cảm thấy áp
lực và mệt mỏi. Hãy động viên họ cố gắng học tập, cố gắng lĩnh hội tri thức, học tập đúng với
năng lực và khả năng để cảm thấy thoải mái với những gì họ làm. Bên cạnh đó, hãy dành thời
gian trị chuyện với con em mình để biết chúng thực sự thích gì, muốn gì và ủng hộ con
đường mà chúng chọn. Thấu hiểu khả năng của con để đưa ra lời khuyên đúng đắn, đừng vì
định kiến của mình mà áp đặt lên con cái. Thay vì áp đặt hay tự quyết định các định hướng,
gia đình và người thân có thể lắng nghe để giúp gia đình và người thân có thể hiểu hơn về
những mong muốn, khả năng của con em mình. Từ đó đưa ra những lời khuyến khích, động
viên giúp các em tự tin và biết cách vượt qua áp lực trong cuộc sống.
2.5.4. Giải pháp hướng đến bạn bè:
Bên cạnh những áp lực chủ yếu đến từ những người bạn xung quanh thì bạn bè đóng
vai trị quan trọng trong việc hạn chế tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa. Áp lực vẫn
thường được gán ghép với các tác động tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại
không tốt cho thể chất cũng như tinh thần của con người. Những bạn bè xung quanh sinh viên
với vai trị là “bạn cùng trang lứa”, có thể may mắn được tiếp xúc với các cơ hội sớm hơn
những người khác thì hãy nhiệt tình giúp đỡ cho sinh viên khác để họ cũng có thể làm được
những điều ấy. Hãy bác bỏ suy nghĩ mình giỏi, mình phải ở một đẳng cấp khác, những người
cịn lại khơng có đủ năng lực để sánh vai cùng họ. Hãy chủ động làm bạn với tất cả mọi
người, bất kể họ là ai, họ đến từ đâu, ngoại hình như nào… bởi mỗi người sẽ có những ưu
điểm, nhược điểm và tiềm năng riêng, không thể đánh giá hết mọi thứ chỉ qua một vài mặt.
Đồng thời với vai trò là “người xung quanh” thì bạn bè có thể là tấm gương sáng nhất, luôn
nỗ lực để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhưng vẫn có những sự hỗ trợ vô điều kiện
đến những người bạn bè của mình để giúp họ có thể vượt qua khó khăn để phát triển những
giá trị của bản thân.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
16
PHẦN 3. LUẬN CỨ THỰC TẾ
3.1. Tổng quan về kết quả khảo sát:
Sau khi thực hiện khảo sát, tác giả đã nhận được 159 câu trả lời tới từ nhiều đối tượng
khác nhau, trong đó đối tượng khảo sát tiếp cận được nhiều nhất là nhóm sinh viên 21 tuổi
(20%) và 22 tuổi (19%), theo sau là sinh viên 20 tuổi (15%) , 19 tuổi (14%) và 18 tuổi (13%).
Chỉ một số ít (2%) khơng thuộc về nhóm độ tuổi yêu cầu là từ 18 – 24 tuổi.
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện độ tuổi của các đối tượng tham gia khảo sát
Kết quả này đã đáp ứng được đối tượng nghiên cứu ban đầu của đề tài nghiên cứu là
sinh viên trong độ tuổi 18 – 24. Theo kết quả thu được, có 84 người tham gia là nữ (53%), 75
người là nam (47%).
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát
3.2.
Thực trạng gặp phải áp lực đồng trang lứa của sinh viên tại TP. HCM:
Để tìm hiểu về thực trạng gặp phải hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên tại
TP. HCM, 4 câu hỏi được đưa ra để xem xét sinh viên có các biểu hiện của hiện tượng áp lực
đồng trang lứa hay khơng, từ đó rút ra kết luận.
Đối với câu hỏi“Bạn đã bao giờ cố gắng thay đổi bản thân mình để phù hợp với
hành động hoặc các tiêu chuẩn của bạn bè dù khơng thực lịng thích?, có đến 41% sinh
viên thường xuyên thay đổi bản thân để phù hợp với các tiêu chuẩn của bạn bè dù thật lịng
khơng thích, kế đến có 31% sinh viên trả lời rằng họ thỉnh thoảng và 19% sinh viên rất
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
17
thường xuyên làm điều này. Trong khi chỉ có 9% sinh viên trả lời rằng họ hiếm khi và không
bao giờ thay đổi bản thân để phù hợp các tiêu chuẩn dù thật lịng khơng thích. Điều này cho
thấy, có đến 91% sinh viên tại TP. HCM đã và đang phải chịu tác động từ bạn bè để cho phù
hợp với các tiêu chuẩn chung của nhóm. Đây là một trong những biểu hiện do áp lực đồng
trang lứa gây ra.
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện tần suất sinh viên cố gắng thay đổi bản thân để phù hợp với
tiêu chuẩn của bạn bè dù thật lịng khơng thích
Đối với câu hỏi “Bạn đã bao giờ bị ảnh hưởng bởi những lời so sánh, bàn luận về bản
thân bạn với những người trong cùng độ tuổi từ gia đình, bạn bè, thầy cơ chưa?”, có đến
73% sinh viên trả lời rằng họ thường xuyên và rất thường xuyên bị ảnh hưởng bởi những lời
so sánh, bàn luận về bản thân họ với những người đồng trang lứa từ người khác, trong khi
19% sinh viên trả lời họ thỉnh hoảng bị ảnh hưởng thì chỉ có 8% sinh viên hiếm khi hoặc chưa
bao giờ bị ảnh hưởng những lời so sánh, bàn luận này.
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện tần suất bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét, bàn luận về
bản thân sinh viên với những người đồng trang lứa của sinh viên
Đối với câu hỏi “Bạn đã bao giờ tự cảm thấy áp lực khi nhìn thấy bạn bè xung quanh
đã có nhiều người đạt được thành cơng trong cuộc sống hay chưa?”, có đến 38% sinh viên
trả lời rằng họ thường xuyên và 25% sinh viên trả lời rằng rất thường xuyên cảm thấy chạnh
lòng và tự cảm thấy áp lực khi so sánh với những người bạn khác của bản thân. Trong khi đó,
số lượng lựa chọn thỉnh thoảng chiếm 19%, hiếm khi là 13% và chỉ có 5% chưa bao giờ cảm
thấy áp lực khi so sánh với những người bạn đồng trang lứa khác.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
18
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện tần suất bị ảnh hưởng chính bản thân sinh viên khi sinh
viên tự so sánh bản thân với người khác
Đối với câu hỏi “Các yếu tố nào sau đây khiến bạn bị áp lực hoặc tự so sánh bản
thân với người trong cùng độ tuổi?”, lần lượt có đến 67,3% và 62,8% sinh viên cho rằng họ
bị áp lực bởi thành tích học tập và thành cơng của trong cơng việc bạn bè xung quanh, kế đến
là yếu tố phong cách sống, đời sống và nhan sắc, ngoại hình cũng lần lượt có 44% và 36%
sinh viên bị áp lực so với những người bạn cùng trang lứa với mình. Trong khi đó, sinh viên
tham gia khảo sát cho rằng họ ít bị ảnh hưởng hơn bởi lượt tương tác, lượng theo dõi trên
mạng xã hội và gia đình của bạn bè khi chỉ có 22% và 13,2% sinh viên lựa chọn các phương
án này. Kết quả này cho thấy sinh viên có xu hướng bị áp lực bởi những yếu tố liên quan đến
sự nghiệp của những người bạn đồng trang lứa nhiều hơn. Chỉ có 4% sinh viên trả lời rằng họ
không bị áp lực bởi bạn bè xung quanh.
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện các yếu tố khiến sinh viên cảm thấy áp lực
so với bạn bè cùng trang lứa
Như vậy, phần lớn sinh viên tại TP. HCM đã và đang trải qua trạng thái tâm lý áp lực
đồng trang lứa. Điều này thể hiện ở đa phần họ cố gắng thay đổi một hoặc một phần của bản
thân cho phù hợp với các tiêu chí của nhóm bạn bè của mình và dễ chịu phải áp lực họ tự so
sánh bản thân họ với những người bạn đồng trang lứa khác, hoặc nhận những lời so sánh,
nhận xét từ người khác khác. Ngoài ra, sinh viên cũng có xu hướng dễ bị tác động bởi các yếu
tố liên quan đến sự thành công trong công việc, học tập nhiều hơn các yếu tố khác.
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU
3.3.
19
Thực trạng về tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của
sinh viên tại TP. HCM:
Để tìm hiểu về tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống của sinh
viên tại TP. HCM, ba yếu tố là cảm xúc, hành vi và cơ thể của sinh viên được xét tới để xem
xét mặt tích cực và tiêu cực của những tác động này đến đời sống của sinh viên.
Đối với mặt cảm xúc của sinh viên, khi tiếp nhận những thông tin liên quan đến thành
công của những người bạn đồng trang lứa, có đến một nửa (79/159 sinh viên) cảm thấy tự ti,
mặc cảm và cho rằng bản thân thua kém so với những người bạn đó. Và gần 38% sinh viên
cho biết họ cảm thấy ghen tỵ, trong khi các cảm xúc tiêu cực khác như áp lực, căng thẳng,
mất động lực cố gắng và bực mình cũng ở mức cao khi lần lượt có 31% và 20% sinh viên cảm
thấy những cảm xúc này. Trong khi đó, chỉ có gần 30% sinh viên (47/159 sinh viên) cho biết
họ cảm thấy thành công của những người bạn giúp họ có thêm động lực để cố gắng, nỗ lực
hồn thiện bản thân mình hơn. Chỉ có 15% số sinh viên trả lời rằng họ cảm thấy vui lây cho
thành công của bạn bè, và 16% sinh viên trả lời rằng họ khơng có cảm xúc nào đặc biệt về sự
kiện này. Điều này cho thấy, khi phải đối mặt với thành công của những người bạn cùng trang
lứa với mình, phần lớn sinh viên sẽ gặp phải cảm xúc tiêu cực.
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện cảm xúc của sinh viên khi biết được thông tin thành công
của bạn bè đồng trang lứa
Về mặt hành vi, khi biết được câu chuyện thành công của những người bạn đồng trang
lứa, có đến 53,4% sinh viên tự so sánh bản thân sinh viên với những người bạn ấy. Bên cạnh
đó cũng có đến 44% sinh viên lựa chọn cách bàn luận với người khác về thành công của bạn
bè. Trong khi đó, có 39% sinh viên sẽ lao vào học để không phải suy nghĩ về thành công của
bạn bè đó, và 30% sinh viên khơng q quan tâm mà tập trung vào công việc của bản thân họ
nhiều hơn. Mặt khác, có đến 25% sinh viên lại lựa chọn cách tiêu cực như sử dụng các chất
kích thích như rượu bia, thuốc lá để khơng phải nghĩ đến thành công của người khác, hay 19%
sinh viên sẽ tự nhốt mình và khơng muốn tiếp xúc với người khác. Chỉ có 22% thật lịng chúc
mừng cho thành cơng của bạn bè và 10% sinh viên khơng có hành động cụ thể. Kết quả này
Đề tài: Đánh giá tác động của hiện tượng áp lực đồng trang lứa đến đời sống sinh viên tại
TP.HCM