Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ảnh hưởng của quá trình tự do
hoá thương mại trong AFTA đến
hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam
Khoá luận tốt nghiệp
Ngô Thu Hà - Lớp Anh 5 - K38B 2
MC LC
LI NểI U
CHNG I: QU TRèNH T DO HểA THNG MI TRONG ASEAN V
S THAM GIA CA VIT NAM 8
I. Quỏ trỡnh t do húa thng mi trong ASEAN. 1
1. Lch s hỡnh thnh v phỏt trin ca ASEAN v AFTA. 8
2. Quỏ trỡnh t do húa thng mi trong ASEAN. 10
II. S tham gia ca Vit Nam vo AFTA 25
1. V c quan t chc thc hin AFTA 25
2. V thc hin chớnh sỏch thu quan ca AFTA 25
3. V thc hin ct gim hng ro phi quan thu 29
4. V hot ng hp tỏc Hi quan trong AFTA 30
CHNG II: NH HNG CA QU TRèNH T DO HO THNG
MI TRONG ASEAN N HOT NG U T TRC TIP NC
NGOI TI VIT NAM. 25
I. Tỡnh hỡnh u t trc tip nc ngoi ti Vit Nam trc khi gia
nhp ASEAN. 35
1. Tỡnh hỡnh cp giy phộp u t 36
2. Kt qu thc hin cỏc d ỏn u t trc tip nc ngoi 44
II. Tỡnh hỡnh u t trc tip nc ngoi ti Vit Nam t khi gia
nhp ASEAN n
nay 47
1. Tỡnh hỡnh thu hỳt vn u t trc tip nc ngoi 47
2. Kt qu thc hin cỏc d ỏn u t trc tip nc ngoi 60
III. Xu hng vn u t trc tip nc ngoi vo Vit Nam trong
thi gian ti. 64
1. Nhng nhõn t nh hng n u t trc tip nc ngoi 64
2. Xu hng vn u t trc tip nc ngoi 70
CHNG III: GII PHP TNG CNG THU HT VN U T
TRC TIP NC NGOI VO VIT NAM TRONG TIN TRèNH T
DO HểA THNG MI TRONG ASEAN 57
I- Nhng khú khn v thun li ca Vit Nam trong vic thu hỳt vn u
t trc tip nc ngoi khi thc hin AFTA 72
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 3
1. Khó khăn. 72
2. Thuận lợi. 75
II- Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam khi thực hiện afta. 79
1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cam kết ở các nước thành viên để sớm
hoàn thành AFTA. 79
2. Cần xây dựng và công bố sớm danh mục các dự án đầu tư tiền khả thi
trong từng thời kỳ theo hướng khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành nghề mà nước ta có thế mạnh về tài
nguyên, nguyên liệu, lao động và phát triển kết cấu hạ tầng 80
3. Cải thiện môi trường pháp lý tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thông
thoáng, rõ ràng, ổn định và mang tính cạnh tranh cao. 82
4. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại 83
5. Thực hiện chiến lược khuyến khích đầu tư của các công ty đa quốc
gia, công ty xuyên quốc gia, công ty toàn cầu để tiếp nhận chuyển giao
khoa học công nghệ hiện đại. 85
6. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới kết cấu hạ tầng 85
7. Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 87
8. Một số giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam 75
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 4
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ACCSQ ASEAN Consultant Committee on Standard and Quality
Uỷ ban tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn và Chất lượng
AEM ASEAN Economic Minister
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AICO ASEAN Industrial Cooperation
Hợp tác công nghiệp ASEAN
ASEAN Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CCEM CEPT Concessions Exchange Manual
Tài liệu hướng dẫn trao đổi ưu đãi CEPT
CEPT Common Effective Preferential Tariff Scheme
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT General Agreement on Tariff and Trade
Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
GEL General Exception List
Danh mục loại trừ hoàn toàn
GTV GATT Transaction Value
Trị giá hải quan theo GATT
HS Harmonised System
Hệ thống hài hoà
IL Inclussion List
Danh mục cắt giảm thuế ngay
IMF International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ thế giới
PTA Preferential Trade Agreement
Hiệp định ưu đãi thương mại
TEL Temporary Exclusion List
Danh mục loại từ tạm thời
WCO World Custom Organization
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 5
Tổ chức Hải quan thế giới
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 6
LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác
định đường lối phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới, đó là:
“mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế
và khu vực”, thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài cùng với các nguồn lực
bên trong để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28/7/1995 đã đánh dấu bước ngoặt quan
trọng của quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Sau đó, ngày 15-12-1995, tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ V tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam đã ký kết
Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA từ
1/1/1996.
Việc tham gia AFTA sẽ có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền
kinh tế, trong đó có hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi các
rào cản đối với thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN bị xoá bỏ, Việt
Nam sẽ có nhiều cơ hội to lớn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các
nước trong và ngoài khu vực. Tuy nhiên, sức ép cạnh tranh gay gắt hơn từ các
nước trong khu vực có thể làm cho luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam bị giảm sút. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố thuận lợi và khó
khăn ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Việt Nam thực hiện
AFTA, từ đó có các biện pháp hữu hiệu để phát huy các tác động tích cực,
hạn chế các tác động tiêu cực nhằm thu hút tối đa nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Xuất phát từ những nhận thức như vậy, em chọn đề
tài: “Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương mại trong AFTA đến hoạt
động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” cho khoá luận của
mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến cô giáo, TS. Bùi Thị Lý
đã hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ em. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô
giáo Khoa Kinh tế ngoại thương và tất cả các bạn đã ủng hộ, nhiệt tình góp ý
kiến để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 7
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2003
Ngô Thu Hà
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 8
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN
VÀ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM.
I. QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN và AFTA.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN-Association of
Southeast Asia Nations) được thành lập năm 1967. Ngày 08 tháng 8 năm
1967, 5 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Inđônêxia, Malaixia, Philipin,
Singapo và Thái Lan đã ký tuyên bố Bangkok theo đó thành lập ASEAN. 17
năm sau, Brunêy gia nhập hiệp hội và đến ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt
Nam chính thức được công nhận là thành viên của tổ chức này. Bằng việc tiếp
tục kết nạp Lào, Mianma vào năm 1997 và Campuchia vào năm 1999, Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á hiện nay bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á.
Một trong những mục tiêu của ASEAN là hợp tác nhằm phát triển nền
kinh tế trong khu vực cũng như nền kinh tế từng nước. Với mục tiêu đó,
ASEAN đã triển khai hợp tác một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực
khác nhau trên cơ sở ký kết các hiệp định, hiệp ước và các văn kiện khác
thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia nhằm đảm bảo tiến trình phát
triển kinh tế bền vững của các quốc gia. Nhiều khuôn khổ hợp tác đã ra đời
trên tinh thần này như AFTA (Khu vực thương mại tự do ASEAN-ASEAN
Free Trade Area), AICO (cơ chế hợp tác công nghiệp ASEAN).
Tình hình thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình
thành và phát triển cũng như các mục tiêu phấn đấu của ASEAN. Điều này
có thể được nhận biết qua ba giai đoạn phát triển của ASEAN:
Giai đoạn thứ nhất 1967-1975: Giai đoạn này, tình hình thế giới và
khu vực rất căng thẳng. Đây là thời kỳ đỉnh cao của chiến tranh lạnh và đặc
biệt khu vực Đông Nam Á được coi là điểm nóng của khu vực châu á với
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 9
cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Vì vậy, ASEAN ra đời với mục đích chủ yếu
là tăng cường và đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực nhằm đẩy nhanh
quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và tiến bộ xã hội, duy trì hòa bình, an
ninh trong khu vực, xây dựng cồng đồng quốc gia Đông Nam Á hòa bình và
thịnh vượng.Thời kỳ này, kinh tế các nước ASEAN chưa phát triển. Hợp tác
trong ASEAN chủ yếu theo quyết định của các cấp Bộ trưởng, chưa đến cấp
nguyên thủ quốc gia. Giai đoạn này, hợp tác ASEAN mang nặng màu sắc
chính trị, tập trung giải quyết những bất đồng và xung đột, tìm kiếm lập
trường chung về chính trị. Năm 1971, các nước ASEAN thông qua kết quả
dàn xếp xung đột và bước đầu xây dựng khu vực hợp tác toàn diện và tổ
chức hội nghị cấp cao tại Kualalămpơ (Malaixia) và đưa ra tuyên bố xây
dựng Đông Nam Á thành “khu vực hòa bình, tự do và trung lập”.
Giai đoạn thứ hai 1975-1995: Tháng 2/1976 tại Bali (Inđonêxia) và
tháng 8/1977 tại Kualalămpơ (Malaixia), ASEAN liên tục tiến hành hai hội
nghị cấp cao, đánh dấu một giai đoạn mới trong hợp tác ở cấp nguyên thủ
quốc gia. Các nước ASEAN khẳng định lập trường xây dựng ASEAN thành
một khu vực hòa bình, tự do, trung lập và đưa ra chương trình hợp tác kinh
tế-xã hội toàn diện và hoàn thiện cơ cấu tổ chức ASEAN. Nhờ vậy hợp tác
nội bộ ASEAN và hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia khác được mở rộng
và hiệu qủa hơn.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ba được tổ chức tại Manila
(Philipin) năm 1989 tiếp tục cam kết đẩy mạnh hợp tác. Đặc biệt hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ tư tháng 1/1992 tại Singapo được đánh giá là thành
công nhất so với các hội nghị cấp cao trước đó, các nước ASEAN đã ký bản
tuyên bố chung với nội dung cơ bản sau:
1- ASEAN sẽ tiến lên đạt trình độ hợp tác kinh tế và chính trị cao hơn
để củng cố hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 10
2- ASEAN kiên trì tìm kiếm và bảo vệ lợi ích tập thể của mình trước
sự lớn mạnh của các tổ chức hợp tác kinh tế lớn trên thế giới. Đặc biệt
ASEAN thông qua chủ trương thúc đẩy mở cửa hợp tác quốc tế và khuyến
khích hợp tác kinh tế trong khu vực.
3- ASEAN sẽ tìm kiếm những giải pháp cho lĩnh vực hợp tác an ninh.
4- ASEAN sẽ tiến tới quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông
Dương sau khi giải quyết vấn đề Campuchia.
Đặc biệt trong hội nghị lần này, ASEAN đã đi đến quyết định thành
lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA.
Giai đoạn thứ ba (từ năm 1995 đến nay): Sự kiện Việt Nam tham gia
vào ASEAN tháng 7/1995 có ý nghĩa lớn đối với Việt Nam và khu vực. Nó
mở ra thời kỳ hợp tác toàn diện trong khu vực, đẩy nhanh quá trình thống
nhất và hợp tác trên toàn khu vực Đông Nam Á mà điểm mốc quan trọng đó
là đến năm 1999 ASEAN đã bao gồm toàn bộ 10 quốc gia Đông Nam Á.
ASEAN đã thống nhất trong đó các quốc gia mà đường lối chính trị có phần
khác biệt và mâu thuẫn. Đây cũng là thời kỳ các quốc gia ASEAN nỗ lực
đẩy nhanh tiến độ hợp tác và phát triển khu vực mậu dịch tự do. Giai đoạn
này, ASEAN đã đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao vào bậc nhất trên thế
giới, vị thế kinh tế và chính trị của ASEAN cũng theo đó cải thiện đáng kể.
2. Quá trình tự do hóa thương mại trong ASEAN.
2.1. Hiệp định về ưu đãi thương mại (PTA).
Hiệp định ưu đãi thương mại ( Preferential Trade agreements - PTA)
do các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ký tại
Manila (Philipin) ngày 24 tháng 2 năm 1977. Đây là văn kiện quan trọng
đầu tiên của ASEAN nhằm tiến tới tự do hoá buôn bán khu vực và đẩy
nhanh hoạt động thương mại trong nội bộ khu vực. Theo Hiệp định này, các
nước ASEAN cam kết dành cho nhau ưu đãi trong quan hệ mậu dịch giữa
các nước như ưu đãi trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn về số lượng,
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 11
những điều kiện ưu đãi về việc cung cấp tài chính cho nhập khẩu, những ưu
đãi về mặt thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập khẩu, ưu đãi về thuế
quan và thúc đẩy việc xoá bỏ các rào cản phi quan thuế trong buôn bán nội
bộ khu vực. Hiệp định này không đặt ra những mục tiêu đặc biệt như các
hiệp định ưu đãi buôn bán khác của các nước đang phát triển, mà cố gắng
thiết lập một cơ chế giúp hoạt động thương mại trong phạm vi ASEAN
được tự do hoá từng bước, phù hợp với khả năng của các nước thành viên.
PTA ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình tự do hoá
thương mại của các nước ASEAN - từ các chương trình tự do hoá thương
mại đơn phương đã chuyển sang thực hiện các chương trình tự do hoá
thương mại khu vực. Với PTA, các nước hy vọng sẽ mở ra một thời kỳ
mới trong hợp tác kinh tế khu vực.
Các nước ASEAN chọn cắt giảm thuế quan là biện pháp cơ bản nhất
để thực hiện Hiệp định về Ưu đãi thương mại. Ban đầu, các nước thực hiện
ưu đãi với từng sản phẩm được lựa chọn theo phương pháp lập khung thuế
bắt buộc và phương pháp tự nguyện với một tốc độ tự do hoá mà các nước
thành viên có thể chấp nhận được. Trong vòng đàm phán đầu tiên, mức giảm
thuế ưu đãi (Margin of Preference - MOP) từ 10 - 30% được áp dụng đối với
71 mặt hàng và có hiệu lực từ ngày 1-1-1978, trong đó 21 mặt hàng được
hưởng quy chế của PTA theo phương pháp bắt buộc và 50 mặt hàng theo
phương pháp tự nguyện. Do các ưu đãi được xác định trên cơ sở tự nguyện
nên dẫn đến kết quả là chỉ có rất ít mặt hàng được đưa vào thực hiện PTA.
Sau năm 1980, các nước ASEAN hướng vào tự do hoá thương mại
hơn nữa. Các nước ASEAN chuyển việc thực hiện PTA từ nguyên tắc tự
nguyện và lựa chọn từng sản phẩm đối với từng nước sang nguyên tắc giảm
thuế theo quy định của Hiệp hội áp dụng cho tất cả các nước. Mức giảm
20% thuế dành cho tất cả các nước thành viên được thông qua đối với 6000
sản phẩm có giá trị nhập khẩu dưới 500.000 USD. Mức giới hạn này tăng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 12
dần từ 500.000 USD lên 1 triệu, sau đó là dưới 10 triệu. Năm 1984 người ta
chấp nhận giảm 20 - 25% thuế đối với tất cả các sản phẩm có giá trị buôn
bán vượt 10 triệu USD. Tới tháng 6-1986, có tất cả 12647 sản phẩm của 6
nước ASEAN được hưởng ưu đãi theo PTA. Tiếp đó, mức ưu đãi giảm thuế
được tăng lên 50%. Đến cuối năm 1987, có khoảng 20.000 mặt hàng được
hưởng mức ưu đãi giảm thuế ở mức từ 20 - 50%.
Vào thời gian này, một cuộc đánh giá kết quả 10 năm thực hiện PTA
đã được tiến hành và các nhà nghiên cứu cho rằng mặc dù các nước đều tích
cực hoạt động theo hướng tăng cường tự do hoá thương mại trong khu vực
song kết quả mở rộng thương mại nội bộ khu vực đã không đạt được như ý
muốn. Lý do cơ bản là vì danh mục sản phẩm loại trừ đối với các hàng hóa
“nhạy cảm” mà các nước được phép đưa ra trên cơ sở thực trạng sản xuất
của mình bao gồm một số lượng lớn hàng hoá trao đổi trong khu vực của
mỗi nước, trừ Singapo chỉ chiếm 2%. Cụ thể là, đối với Thái Lan, tỷ lệ mặt
hàng nằm trong danh mục loại trừ trên tổng số mặt hàng trao đổi với các
nước trong khu vực là 63%, Inđônêxia - 54%, Malaixia - 39%, Philipin -
25%. Bên cạnh đó, sự khác nhau lớn về chủng loại mặt hàng trong diện
giảm thuế của các nước cũng làm hạn chế đáng kể hiệu quả của PTA.
Cho tới trước Hội nghị Cấp cao Manila, quá trình thực hiện PTA tiến
triển hết sức chậm chạm, vẫn còn rất nhiều mặt hàng nằm ngoài danh sách
PTA. Nguyên nhân đầu tiên là thái độ thiếu tin cậy lẫn nhau giữa các nước
trong quá trình thực hiện PTA. Sau khi cam kết cắt giảm thuế, các nước
ASEAN tìm cách khai thác những biện pháp khác tạo ra hàng rào phi thuế
quan nhằm bảo vệ những quyền lợi của mình, cản trở quan hệ buôn bán
giữa các nước thành viên. Do vậy, tỷ trọng các mặt hàng được hưởng quy
chế PTA rất thấp. Năm 1987, trong số 12783 mặt hàng đưa vào danh sách
PTA chỉ có 322 mặt hàng (2,6%) thực sự được bảo đảm bằng ưu đãi về
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 13
thuế. Tương ứng với số lượng mặt hàng này là 19% tổng giá trị buôn bán
nội bộ ASEAN.
Nhận thấy quan hệ hợp tác kinh tế bắt đầu rơi vào tình trạng kém khả
quan, bó hẹp trong những mục tiêu ngắn hạn, tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ ba năm 1987 tại Manila, các nước thành viên đã thông qua
những sửa đổi quan trọng đối với PTA nhằm nâng cao hơn nữa tác động của
nó trong việc thúc đẩy buôn bán nội bộ. Những sửa đổi đó là:
Các nước thành viên phải cam kết thực hiện cắt giảm số lượng mặt
hàng nằm trong Danh mục hạn chế chỉ còn lại 10% và giá trị của chúng
không vượt quá 50% tổng giá trị buôn bán trong khu vực.
Thủ tục đưa các mặt hàng mới vào danh sách được ưu đãi của PTA
cũng thay đổi từ việc xem xét hàng năm sang chương trình 5 năm (từ 1988
đến 1992).
Vào những năm 1990, sau một thời gian thực hiện chương trình này
đã cho thấy một số kết quả khả quan hơn. Số mặt hàng được hưởng ưu đãi
tăng, mức tăng thay đổi theo từng nước. Tuy nhiên, không phải tất cả các
nước đều thực hiện đầy đủ và cho đến thời điểm đó, sự đóng góp của PTA
đối với buôn bán trong khu vực, xét về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ trọng
vẫn còn ít. Mức tăng nhập khẩu và xuất khẩu giữa các nước còn thấp. Ví dụ
tỷ trọng xuất khẩu của Indonesia tới các nước thành viên theo PTA chỉ tăng
từ 1,4% năm 1986 lên 3,5% năm 1989, trong khi đó tỷ trọng nhập khẩu còn
thấp hơn, từ 1,2% lên 1,6%.
Nhìn chung, tuy có một số tiến bộ nhưng tốc độ tự do hoá thương mại
thực hiện trong khuôn khổ PTA vẫn còn rất chậm chạp và hạn chế. Những
biện pháp mở rộng buôn bán thực chất chỉ là những biện pháp nhằm những
mục tiêu ngắn hạn. Do vậy, các nước thành viên ASEAN thấy cần thiết phải
có một cơ chế hợp tác mang tính thể chế, thống nhất tiêu chí phối hợp hành
động, tăng mức ưu đãi, đơn giản hoá các thủ tục, nhắm tới những mục tiêu
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 14
xa hơn. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng cho sự ra đời của
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA.
2.2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA.
Ngày 28-1-1992, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV diễn ra tại
Singapo, các nguyên thủ quốc gia ASEAN đã có một quyết định quan trọng
nhằm nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đó là
thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thông qua việc ký kết
Hiệp định về Chương trình thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT).
Mục tiêu của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được chỉ rõ
trong văn kiện Hiệp định là loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản trở thương
mại đối với hầu hết hàng hoá trong nội bộ ASEAN, kể cả thuế quan và các
loại hàng rào phi thuế quan. AFTA được thực hiện thông qua Chương trình
thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT). Chương trình CEPT có ba nội
dung cơ bản là chương trình cắt giảm thuế quan, việc loại bỏ các hàng rào
phi thuế quan và vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
2.2.1. Nội dung loại bỏ hàng rào thuế quan.
Những nội dung chính trong việc loại bỏ hàng rào thuế quan của
AFTA được hoạch định như sau:
Các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế
nhập khẩu cho hàng hoá có xuất xứ ASEAN theo lộ trình trong vòng 10 năm
để xuống mức 0 - 5%. Việc cắt giảm thuế bắt đầu từ ngày 1-1-1993 và hoàn
thành vào ngày 1-1-2008.
Tuy nhiên, trước xu hương tự do hoá thương mại toàn cầu đang được
thúc đẩy mạnh mẽ và xuất phát từ nhu cầu tăng cường hợp tác phát triển của
các nước thành viên, ASEAN đã quyết định đẩy nhanh quá trình tự do hoá
thương mại trong khu vực bằng việc rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA.
Đặc biệt, sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VI năm 1998, thời hạn này
được đẩy nhanh, đến ngày 1-1-2002 cho các thành viên cũ (bao gồm
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 15
Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Singapo, Thái Lan, và Brunây, sau đây gọi
là ASEAN-6). Với Việt Nam thời hạn hoàn thành cắt giảm thuế quan là
năm 2006. Đối với các thành viên mới là Lào và Myanma sẽ bắt đầu thực
hiện Chương trình CEPT từ ngày 1-1-1998 và kết thúc vào ngày 1-1-
2008. Campuchia sẽ bắt đầu tực hiện Chương trình CEPT từ ngày 1-1-
2000 và kết thúc vào ngày 1-1-2010.
Phạm vi áp dụng của Chương trình CEPT để thực hiện AFTA bao
gồm tất cả các hàng hoá công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến.
Riêng đối với nông sản chưa chế biến mang tính chất nhạy cảm tới nền kinh
tế của các nước ASEAN, tới tận Hội nghị Bộ trưởng kinh tế các nước
ASEAN ngày 26-9-1994, các nước mới đưa loại sản phẩm này vào phạm vi
thực hiện Chương trình CEPT với những quy định đặc biệt riêng về thời hạn
bắt đầu và kết thúc cắt giảm thuế, mức thuế suất bắt đầu và khi hoàn thành
cắt giảm. Các sản phẩm được xác định là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc
gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và
động, thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ
học của các nước nước thành viên ASEAN sẽ không được đưa vào Chương
trình CEPT.
Nội dung cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm thuộc từng Danh mục
của CEPT được quy định như sau:
- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List - IL)
Việc cắt giảm thuế của các sản phẩm thuộc Danh mục này được chia
thành hai lịch trình: lịch trình giảm nhanh và giảm bình thường.
Lịch trình giảm thuế nhanh (còn gọi là kế hoạch giảm thuế tăng tốc)
sẽ được áp dụng cho 15 nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến của ASEAN
như: xi măng, hoá chất, phân bón, chất dẻo hàng điện tử, hàng dệt, dầu thực
vật, sản phẩm da, sản phẩm cao su, giấy, đồ gốm và thuỷ tinh, đồ dùng bằng
gỗ và song mây, đồng thỏi và dược phẩm với khoảng 3200 mặt hàng, chiếm
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 16
tới 34% tổng số danh mục giảm thuế của toàn ASEAN. Lịch trình giảm thuế
nhanh được phân định thành hai nấc: một là, các sản phẩm có thuế suất trên
20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000 và các sản phẩm có thuế
suất bằng hoặc thấp hơn 20% sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/1998.
Lịch trình giảm thuế bình thường sẽ được áp dụng đối với các sản
phẩm công nghiệp còn lại. Đối với những sản phẩm có mức thuế hiện hành
trên 20% sẽ được thực hiện theo hai bước. Bước một, thuế từ mức hiện hành
giảm xuống mức 20% vào năm 1998. Bước hai, giảm từ mức thuế 20%
xuống mức cuối cùng 0-5% kết thúc vào ngày 1/1/2003. Đối với mức thuế
hiện hành 20% hoặc thấp hơn sẽ được giảm xuống mức cuối cùng 0-5%
trong vòng 7 năm, tức là kết thúc vào năm 2000.
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa tham gia giảm thuế (Danh
mục loại trừ tạm thời - Temporary Exclusion List - TEL): Xuất phát từ
hoàn cảnh của từng quốc gia thành viên và để tạo điều kiện thuận lợi cho
các nước này có thời gian ổn định trong một số lĩnh vực cụ thể như: tiếp
tục các chương trình đầu tư đã được đưa ra trước khi tham gia kế hoạch
CEPT hoặc có thời gian để hỗ trợ cho sự ổn định thương mại, hoặc để
chuyển hướng sản xuất đối với một số sản phẩm tương đối trọng yếu ,
Hiệp định CEPT đã cho phép các nước ASEAN được đưa ra một số sản
phẩm tạm thời chưa thực hiện tiến trình giảm thuế theo kế hoạch CEPT.
Các sản phẩm trong Danh mục này sẽ không được hưởng ưu đãi. Sau 5
năm, hàng hoá loại trừ tạm thời phải được chuyển sang Danh mục giảm
thuế theo hai kênh đồng tuyến đã quy định.
Do đó, kể từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, Danh mục loại trừ tạm thời sẽ
phải chuyển sang Danh mục giảm thuế theo CEPT bình quân 20% mỗi
năm (Danh mục này chỉ chiếm khoảng 7,1% tổng số các danh mục tham
gia giảm thuế).
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 17
- Danh mục sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến (Unprocessed
Agriculture Products - UAPs)
Các sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến được phân định thành
3 nhóm: nhóm giảm thuế, nhóm loại trừ hoàn toàn và một nhóm đặc biệt
khác là nhóm các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm.
Chương trình cắt giảm thuế của từng nhóm được quy định như sau:
Sản phẩm nông sản chưa chế biến trong Danh mục cắt giảm thuế ngay
được đưa vào chương trình cắt giảm thuế nhanh hoặc chương trình cắt giảm
thuế bình thường vào 1/1/1996 và sẽ được giảm thuế xuống còn 0-5% vào
1/1/2003.
Các sản phẩm trong Danh mục loại trừ tạm thời của hàng nông sản
chưa chế biến sẽ được chuyển sang Danh mục cắt giảm thuế trong vòng 5
năm, từ 1/1/1998 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%.
Các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm được phân định vào
hai Danh mục tuỳ theo mức độ nhạy cảm là Danh mục các sản phẩm nông
sản chưa chế biến nhạy cảm và Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế
biến nhạy cảm cao. Đến nay, theo đề xuất của các quốc gia thành viên,
những mặt hàng thuộc Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến
nhạy cảm sẽ bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế xuống còn 0-5% từ 1/1/2001 và
kết thúc lịch trình giảm thuế vào ngày 1/1/2010. Trong khi đó, các sản phẩm
nông nghiệp chưa chế biến nhạy cảm cao sẽ bắt đầu từ 1/1/2003 và kết thúc
vào 2010. Cho đến nay quá trình thoả thuận để xác định các quy định về cơ
chế cắt giảm thuế quan chi tiết và chính xác cho các sản phẩm nông sản
chưa chế biến nhạy cảm vẫn đang được tiếp tục.
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (General Exceptions List - GEL)
Theo kế hoạch CEPT, tất cả các sản phẩm công nghiệp chế tạo và các
sản phẩm nông nghiệp chế biến đáp ứng yêu cầu nội dung của sản phẩm có
ít nhất 40% xuất xứ từ bất kỳ nước thành viên ASEAN nào đều nằm trong
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 18
Danh mục sản phẩm trong kế hoạch CEPT và một cách tự động được đưa
vào kế hoạch giảm thuế CEPT. Tuy nhiên, một nước thành viên cũng có thể
loại trừ một số sản phẩm không tham gia Hiệp định CEPT và xếp vào Danh
mục loại trừ hoàn toàn. Các sản phẩm này phải là những sản phẩm được
xem là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức cộng đồng, sức
khoẻ, sự sống của con người và động thực vật, ảnh hưởng đến việc bảo tồn
các giá trị văn hoá nghệ thuật, các di tích lịch sử hay khảo cổ học. Theo
Chương trình CEPT, việc cắt giảm thuế cũng như xóa bỏ các biện pháp phi
thuế quan đối với những mặt hàng này sẽ không được xem xét đến.
Điều kiện để các sản phẩm được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ
CEPT-AFTA:
Muốn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu theo Chương trình
CEPT, các sản phẩm cần phải thoả mãn đồng thời các điều kiện cơ bản sau:
- Nguyên tắc có đi có lại, tức là một sản phẩm muốn được hưởng ưu
đãi thuế nhập khẩu phải là sản phẩm nằm trong danh mục cắt giảm thuế của
cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, đồng thời sản phẩm đó phải có thuế
suất dưới 20%.
- Sản phẩm đó phải thoả mãn quy chế xuất xứ ASEAN, tức là phải có
hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít
nhất là 40% (tính gộp các nước). Trên cơ sở thành phần xuất xứ này, các sản
phẩm phải có giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D) do cơ quan được Chính phủ
của từng nước cho phép cấp.
- Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA
thông qua.
Các điều kiện này được đưa ra nhằm đảm bảo sự bình đẳng hợp lý về
cơ hội tiếp cận thương mại giữa các nhà sản xuất đang cạnh tranh trong các
quốc gia ASEAN. Chúng cũng góp phần khuyến khích các nước thành viên
nhanh chóng đưa các sản phẩm vào Danh mục giảm thuế và giảm thuế
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 19
xuống dưới 20%. Các sản phẩm thuộc Danh mục giảm thuế theo CEPT và
các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên
khác sẽ được ghi rõ trong Tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT
(CCEM) xuất bản hàng năm của mỗi nước thành viên.
Cho đến nay, có thể nói các nước thành viên ASEAN đều tích cực
thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan của mình theo Hiệp định
CEPT/AFTA. Từ 1/1/2002, 6 nước thành viên cũ đã hoàn thành về cơ bản
cắt giảm thuế CEPT xuống 0-5%. Theo số liệu thống kê của Ban thư ký
ASEAN, thuế suất CEPT trung bình của 6 nước ASEAN thành viên cũ đã
giảm xuống 2,9% từ 12,7% năm 1993 khi các nước bắt đầu thực hiện
AFTA. Ngoài ra, 3 nước Brunây, Singapo, Inđônêxia đã đạt hơn 60% tổng
số dòng thuế trong danh mục cắt giảm thuế ngay có mức thuế suất CEPT là
0%.
2.2.2. Nội dung loại bỏ các hạn chế về định lượng (Quantitive Restrictions-
QR) và các rào cản phi thuế quan khác (Non-tariff Barriers-NTBs).
Để tiến tới việc hoàn thành AFTA, Điều 5 của Hiệp định CEPT còn
xác định mục tiêu loại bỏ các hàng rào phi thuế quan như hạn chế số
lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn
chế định lượng… trong vòng 5 năm sau khi một sản phẩm được hưởng ưu
đãi thuế quan.
Với mục tiêu được đưa ra theo Hiệp định, năm 1995 các nước
ASEAN đã thành lập Nhóm Công tác về Vấn đề các Hàng rào phi thuế quan
để xác định và xây dựng chương trình hủy bỏ các hàng rào phi thuế ảnh
hưởng đến thương mại khu vực. Dựa trên kết quả làm việc của Nhóm Công
tác, các nước đã xác định các biện pháp ảnh hưởng rộng rãi và chủ yếu đối
với thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN là: phụ thu hải quan và các
biện pháp kỹ thuật cản trở thương mại. Năm 1995, phụ thu hải quan được áp
dụng trên 2683 dòng thuế và các biện pháp kỹ thuật cản trở thương mại (bao
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 20
gồm cả các yêu cầu về đặc điểm sản phẩm) ảnh hưởng tới trên 975 dòng
thuế của các nước. Trên cơ sở đó, tại phiên họp Hội đồng AFTA lần thứ 8,
các nước ASEAN đã thống nhất quyết định thời hạn cho việc loại bỏ các
biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng tới thương mại là hết năm 2003.
Cùng với Nhóm Công tác về Vấn đề các hàng rào phi thuế quan, các
cơ chế tổ chức khác cũng được giao nhiệm vụ tham gia vào thực hiện mục
tiêu này trong các lĩnh vực cụ thể. Uỷ ban Tư vấn ASEAN về Tiêu chuẩn
và Chất lượng (ACCSQ) hỗ trợ cho việc thống nhất các tiêu chuẩn kỹ
thuật và các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN. Hội
nghị các quan chức cao cấp trong nông và lâm nghiệp (SOMAMAF) đảm
nhận việc loại bỏ các hàng rào về vệ sinh và vệ sinh dịch tễ (SPS) trong
lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 21
Bảng I.1: Các hàng rào phi thuế quan phổ biến nhất của ASEAN
theo dòng thuế (năm 1995)
Hàng rào phi thuế quan Số dòng thuế bị ảnh hưởng
Phụ thu hải quan 2683
Phụ phí 126
Nhập khẩu theo kênh độc quyền 65
Điều hành của thương mại nhà nước 10
Các biện pháp kỹ thuật 568
Yêu cầu về đặc điểm sản phẩm 407
Các yêu cầu về tiếp thị 3
Các quy định về kỹ thuật 3
Nguồn: Ban thư ký ASEAN, 1995
ACCSQ đã đưa ra 20 nhóm sản phẩm để ưu tiên hài hòa tiêu chuẩn
ASEAN, đó là:
1. Điều hòa
2. Tủ lạnh
3. Rađiô
4. Điện thoại
5. Tivi
6. Thiết bị Video
7. Mạch in
8. Các loại máy phát điện
9. Màn hình và bàn phím máy tính
10. Thạch anh điện - từ
11. Điốt
12. Linh kiện tivi rađiô
13. Loa và linh kiện loa
14. Linh kiện cảm ứng
15. Tụ điện
16. Điện trở
17. Chuyển mạch
18. Đèn hình
19. Găng tay cao su
20. Bao cao su
Nhận thức được tầm quan trọng của các thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau trong việc loại bỏ các hàng rào kỹ thuật, các nước ASEAN đã ký kết
Hiệp định khung về các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau tại Hội nghị Thượng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 22
đỉnh ASEAN lần thứ VI tháng 12 năm 1998. Căn cứ theo Hiệp định, cho
đến nay ba nhóm công tác về hài hòa tiêu chuẩn các sản phẩm mỹ phẩm,
dược phẩm và điện, điện tử đã được thành lập và đi vào hoạt động.
Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 14 sản phẩm đã được các nước
ưu tiên để hài hòa tiêu chuẩn, bao gồm: gạo, xoài, dừa, gừng,
dendrobium, lạc, bắp cải, hạt tiêu đen, hành, cam, cà phê, dứa và muối.
Các nước ASEAN cũng đã hài hòa tiêu chuẩn đối với hàm lượng còn lại
tối đa của thuốc trừ sâu sử dụng cho rau quả để thúc đẩy trao đổi buôn
bán mặt hàng này trong khu vực.
Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại khu vực ASEAN có
thể nói là rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, nó có thể làm giảm đáng kể,
thậm chí triệt tiêu các ý nghĩa của việc cắt giảm thuế quan. Do đó, vấn đề
loại bỏ các hàng rào phi thuế quan được các nước ASEAN rất chú trọng
trong quá trình thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN - AFTA.
2.2.3. Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
Như đã trình bày ở trên, để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN, vấn đề loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và tạo thuận lợi cho
thương mại là rất cần thiết. Lĩnh vực hải quan đóng một vai trò trong vấn đề
đó. Các nước ASEAN đã xác định việc hợp tác trong lĩnh vực hải quan là
một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu AFTA của mình.
Do vậy, ngay sau khi Hiệp định CEPT được ký kết, các nước đã tăng cường
hợp tác trên lĩnh vực này. Để tạo một khuôn khổ pháp lý cho hợp tác, Hiệp
định ASEAN về Hợp tác Hải quan đã được các Bộ trưởng Tài chính
ASEAN ký kết ngày 1-3-1997 tại Phuket (Thái Lan). Nội dung cơ bản của
Hiệp định như sau:
- Thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế hải quan giữa
các nước ASEAN
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 23
Việc các nước thành viên ASEAN áp dụng các phương pháp định
giá tính thuế hải quan khác nhau đã tạo ra một hàng rào cản trở thương
mại và gây khó khăn cho việc thực hiện hiệp định về mậu dịch tự do.
Do đó, các nước ASEAN đã thoả thuận hợp tác nhằm hài hoà phương
pháp định giá tính thuế hải quan giữa các nước thành viên và đã thống
nhất áp dụng phương pháp định giá tính thuế hải quan GTV của GATT
từ năm 2000.
- Thực hiện hài hoà các thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là một khía cạnh quản lý quan trọng khác trong
thương mại quốc tế. Ngoài những thủ tục thông quan tiêu chuẩn khác, các
sản phẩm buôn bán theo chương trình CEPT còn phải đáp ứng được yêu
cầu xác định rõ xuất xứ của sản phẩm đó. Như đã nói ở trên, để được hưởng
ưu đãi thuế quan CEPT, một sản phẩm phải có ít nhất 40% thành phần có
xuất xứ từ các nước ASEAN. Điều này được chứng minh bằng Giấy chứng
nhận xuất xứ (mẫu D). Như vậy, để tạo thuận lợi cho thương mại trong
ASEAN, cần phải đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan của các nước
thành viên. ASEAN thống nhất ưu tiên thực hiện hài hoà các thủ tục hải
quan trong hai lĩnh vực:
Mẫu khai báo CEPT chung: Hàng hoá luân chuyển giữa các nước
ASEAN cần phải hoàn thành 3 loại thủ tục hải quan: giấy chứng nhận
xuất xứ, thủ tục xuất khẩu và thủ tục nhập khẩu. Vì phần lớn các chi tiết
trong các mẫu kahi báo hải quan là giống nhau, do đó các nước ASEAN
đã có sáng kiến đơn giản hoá thủ tục đối với sản phẩm thuộc diện CEPT
bằng cách gộp cả 3 mẫu này thành một Mẫu chung ASEAN CEPT
(Commom ASEAN CEPT Form). Hiện nay mẫu này đang trong quá trình
hình thành.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 24
Thủ tục xuất và nhập khẩu chung: Hiện nay ASEAN đang trong quá
trình đơn giản hoá các thủ tục chung. Các lĩnh vực sau đây được đặt trọng
tâm để tiến hành đơn giản hoá:
Thủ tục nộp khai báo hàng hoá khi xuất khẩu.
Thủ tục nộp khai báo hàng hoá khi nhập khẩu.
Kiểm tra hàng hoá.
Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hồi tố.
Hoàn thuế.
Việc đơn giản hoá thủ tục hải quan sẽ được tiến hành dựa trên những
hướng dẫn tại Công ước Kyoto - Công ước quốc tế về thủ tục hải quan. Thủ
tục hải quan sẽ được hài hoà theo các nguyên tắc: rõ ràng, thống nhất, thúc
đẩy tính hiệu quả và đơn giản trong quản lý hải quan.
Hải quan các nước ASEAN đã thống nhất trong việc thiết lập các
“Hành lang xanh” (Green lanes) - cửa giải quyết thủ tục hải quan dành riêng
cho các sản phẩm được nhập khẩu theo Chương trình CEPT - tại hải quan
cửa khẩu của từng nước thành viên. Theo Malaixia, việc thiết lập Hành lang
xanh giảm được thời gian hoàn thành các thủ tục hải quan trung bình từ 9
giờ 30 phút xuống còn 3 giờ 45 phút.
- Thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hoà thống nhất của
ASEAN.
Trong thương mại quốc tế, việc hài hoà hoá và chi tiết hoá danh mục
biểu thuế nhập khẩu là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
xác định đúng tên gọi của hàng hoá nhập khẩu để áp dụng đúng thuế suất.
Hiện nay, ASEAN đã xây dựng một Danh mục biểu thuế hài hoà
chung ASEAN (AHTN). Danh mục biểu thuế này dựa trên phiên bản mới
nhất của Hệ thống hài hoà miêu tả và mã số hàng hoá do Tổ chức Hải quan
Thế giới (WCO) ban hành. Danh mục AHTN có khoảng 7000 dòng thuế và
bắt đầu được áp dụng vào năm 2002.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp
Ng« Thu Hµ - Líp Anh 5 - K38B 25
II. SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO AFTA.
Ngày 15-12-1995, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ V tổ
chức tại Bangkok (Thái Lan), Việt Nam đã ký kết Nghị định thư gia nhập
Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để
thực hiện AFTA và bắt đầu thực hiện chương trình này 15 ngày sau khi ký
kết. Có thể tóm tắt những nội dung cơ bản của việc thực hiện AFTA tại Việt
Nam như sau:
1. Về cơ quan tổ chức thực hiện AFTA.
Ngay sau khi được công nhận là thành viên chính thức của ASEAN,
Việt Nam đã lập ra Uỷ ban quốc gia Điều phối hoạt động của Việt Nam
trong ASEAN (hay còn gọi là Uỷ ban quốc gia về ASEAN) theo quyết định
số 96-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 8-2-1996. Uỷ ban này có nhiệm
vụ phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và
tham gia các hoạt động của Việt Nam trong ASEAN. Cũng theo quy định
của ASEAN, mỗi nước thành viên phải thành lập một AFTA Unit. ở Việt
Nam, cơ quan này được thành lập theo quyết định số 96-TTG của Thủ tướng
Chính phủ ngày 8-2-1996 và được đặt tại tổng cục thuế.
AFTA Unit của Việt Nam là đầu mối chính về thực hiện AFTA của
nước ta và có những nhiệm vụ xây dựng, hướng dẫn và giám sát thực hiện
chương trình giảm thuế theo CEPT, giải đáp các thắc mắc có liên quan
đến AFTA, chuẩn bị những báo cáo về việc thực hiện AFTA của Việt
Nam cho Uỷ ban quốc gia về ASEAN và là đầu mối liên lạc trực tiếp với
cơ quan AFTA của Ban thư ký ASEAN và các AFTA Unit của các nước
thành viên khác.
2. Về thực hiện chính sách thuế quan của AFTA.
Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của
ASEAN. Tiếp theo đó, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5 tổ chức
tại Bangkok (Thái Lan) vào ngày 15/12/1995, Việt Nam đã chính thức tham