Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Não trái - Não phải: Sự Kết hợp tạo nên mô hình kinh doanh mới pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.75 KB, 7 trang )

Não trái - Não phải: Sự
Kết hợp tạo nên mô hình
kinh doanh mới
Sự tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức” – Albert Einstein
Một lần, có người đã hỏi Albert Einstein rằng, bằng cách nào ông ta đã phát
triển học thuyết phức tạp của mình? Einstein đã chỉ vào đầu mình và nói
rằng, ông dùng một cây viết chì và một mảnh giấy để phát triển ý tưởng.
Điều này minh chứng sự kết hợp hoàn hảo giữa sự sáng tạo và óc lập luận
trong việc giải quyết vấn đề.

Với quá trình làm việc như Einstein, rất nhiều học thuyết khoa học nổi tiếng
đã ra đời, trong đó có học thuyết tương đối. Óc lập luận hợp lý kết hợp với
trí tưởng tượng, sáng tạo là một minh họa tốt nhất cho sự kết hợp giữa hai
bán cầu não: não trái và não phải.
Điều tâm đắc nhất của Einstein giờ đây đã gây nên những đổi thay cơ bản
trong suy nghĩ của những người làm kinh doanh. Trên thực tế, các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp ôm ấp một ý niệm về sự kết hợp hài hoà giữa óc sáng tạo
và khả năng phân tích thực tế. Đó cũng chính là sự kết hợp giữa não trái –
não phải mà chúng ta đang bàn đến.
Quản lý biên tập tờ Business Week, Stephen J. Adler, đã lồng vào môi
trường kinh doanh hiện nay thêm một từ nữa: “Nền kinh tế sáng tạo”. Trong
một bài xã luận “Sẵn sàng để đổi mới” được xuất bản vào tháng 8/2005, ông
viết:
Nền kinh tế sáng tạo có thể bị đánh giá là thổi phồng quá mức, thế nhưng
điều mà nhiều công ty đang ấp ủ, đó là khả năng cạnh tranh mạnh mẽ bằng
các sáng chế và thiết kế mới, đã chỉ ra được những khó khăn mà các công ty
Mỹ đang mắc phải: những công việc kỹ thuật cao với mức lương chót vót,
đồng thời phải dời công việc sản xuất sang những nước khác. Thế nhưng,
những công ty Mỹ thông minh nhất cũng sẽ nhận ra rằng, họ vẫn có khả
năng dẫn đầu thị trường nếu họ thực sự lắng nghe những mong muốn của
khách hàng và luôn xem xét lại các mẫu thiết kế sản phẩm. Đó là lý do vì


sao Starbucks bán cà phê nhanh ồ ạt, và đó cũng là cách Swiffer che giấu
được những vết nhăn.
Khi sự đổi mới và sáng tạo sản phẩm, dịch vụ đang trên đà dẫn đến thành
công cho doanh nghiệp, chúng ta nên mở rộng ý kiến của Adler. Chúng ta
nên thảo luận về sự cần thiết thay đổi cơ cấu tổ chức hiện tại, các bộ phận
R&D, bán hàng, tiếp thị để thích nghi với xu thế đổi mới sáng tạo, nhằm
mang lại sự thành công tốt nhất cho sản phẩm và dịch vụ mới của chúng ta
trên thị trường.
Ngày nay, khi tiếp cận môi trường toàn cầu, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp
đã gặp phải những thách thức lớn lao và phức tạp. Sự cạnh tranh nóng bỏng,
liên tục tăng trưởng đến mức chưa từng có từ trước đến nay, chẳng hạn sự
cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ giữa hai đại gia Trung Quốc và Ấn Độ trên
đấu trường quốc tế. Để doanh nghiệp có một nền văn hoá sáng tạo, có khi
doanh nghiệp cần có một sự khác biệt lớn mới có thể tạo ra những thách
thức lớn trên thương trường.
Những điều mà các nhà điều hành doanh nghiệp mong muốn như: trở thành
một người suy nghĩ sáng tạo, biết cách giải quyết vấn đề, người đi đầu và
chiến thắng bất kỳ một đối thủ tầm cỡ nào trên đấu trường quốc tế, đó không
phải là một xu hướng thiết kế mới ư? Chúng ta có thể gọi xu hướng này là
một sự vận động của não phải (bao gồm sự sáng tạo, óc đổi mới và khả năng
thiết kế) để kết hợp với não trái (khả năng phân tích và quản lý) làm nên
những chu kỳ kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay.
Sáng tạo nên một mô hình kinh doanh mới
Alan Lafley kể rằng từ khi đảm nhiệm chức danh CEO của PG đã nhanh
chóng kết hợp giá trị thiết kế vào cấu trúc chung của tập đoàn. Trong một
lần phỏng vấn, ông đã phát biểu:
“Chúng tôi muốn thiết kế những kinh nghiệm mua hàng… Chúng tôi muốn
thiết kế tất cả những chi tiết của sản phẩm, và chúng tôi cũng muốn thiết kế
nên những kinh nghiệm truyền thông, kinh nghiệm sử dụng của người tiêu
dùng. Ý tôi muốn nói là, tất cả đều phải thiết kế. Tôi nghĩ đó là điều khó

nhất khi muốn thu hút mọi người và làm cho họ cam kết với sản phẩm của
công ty.”
Lefley bổ nhiệm nhân vật kỳ cựu trong nghề tiếp thị của PG là Claudia
Kotchka vào vị trí.Chuyên gia thiết kế Chiến lược và Phát minh mới với
mong muốn ý tưởng thiết lập nền văn hoá sáng tạo của cô ấy được thực hiện.
Khi CEO của một đại gia cỡ CPG ấp ủ những yếu tố chiến lược thiết kế và
những điều liên quan để phát triển các trải nghiệm mua sắm của khách hàng,
đó là dấu hiệu cho thấy những thay đổi lớn sắp diễn ra.
Procter Gamble không đơn độc khi họ ấp ủ ý tưởng hình thành một nền tảng
thiết kế các trải nghiệm mua sắm cho khách hàng – hay có một kế hoạch
thiết kế những thành phần trung tâm của một chiến lược hợp tác.
Các công ty tầm cỡ như:Dell, Apple, Starbucks, Nokia,Samsung và BMW
đều ấp ủ những lý thuyết thiết kế sáng tạo, có thể được minh chứng bằng
hàng loạt nghiên cứu các trường hợp và các bài báo có liên quan đến xu
hướng này, trong đó có trình bày những thành công của họ. Những công ty
này đều là những công ty dẫn đầu ngành. Để đạt được hiệu quả, ý nghĩ này
phải được thông suốt trong cả tập đoàn, từ người CEO trở xuống.
Liệu bạn có thắc mắc: Vậy đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sao? Câu trả
lời là: cho dù bạn kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ, B2B hay B2C, bạn đều
có nguy cơ tăng cao sự cạnh tranh - từ những tập đoàn khổng lồ cho đến
những đối thủ tầm cỡ như bạn - từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế, đã đến lúc
nghĩ đến những điều mới mẻ.
Não trái và Não phải
Khoa học đã chỉ ra điều khác biệt giữa hai bán cầu não, không kể những
hình dáng bề ngoài của chúng. Đó là lý do vì sao, hệ thống giáo dục của các
trường đại học và chương trình đào tạo Thạc Sĩ – nơi những lãnh đạo doanh
nghiệp đào tạo - hầu hết suy luận não trái tốt. Dường như rất ít những
chương trình đào tạo - ngoại trừ những ngành nghệ thuật – đào tạo hướng
suy luận của não phải.
Não trái Não phải

Logic Theo trực giác
Dựa trên lý trí Sáng tạo
Suy luận liên tục Theo cảm tính
Phân tích Chú trọng xúc cảm đẹp
Phân tích từng khía cạnh của vấn đề

Nhìn vào vấn đề tổng thể

Tìm kiếm yếu tố khách quan Đánh giá chủ quan

Thế mạnh đặc biệt của hai bán cầu não là, khi
phát triển sẽ đem lại những kỹ năng khá khác
biệt.
Phát ngôn viên, người viết những bài phát biểu
cho Nhà Trắng – Daniel Pink - sẽ có dịp nói
chuyện với những nhà lãnh đạo Luân Đôn vào
cuối năm này. Bài trình bày của ông mang tên:
“Nhận diện và chọn lọc thế hệ lao động mới:
Làm thế nào và Vì sao Não phải đóng vai trò
quan trọng trong việc góp phần vào thành công của doanh nghiệp trong
tương lai”.
Trong phần giới thiệu của bài trình bày, ông nhấn mạnh “Kỷ nguyên thống
trị của Não trái đã qua rồi, thời đại thông tin đã dẫn đến một thế giới mới,
nơi đó những phẩm chất của não phải như: sự sáng tạo tư duy, sự thông cảm,
sự sâu sắc sẽ chiếm ưu thế. Thêm vào đó, chúng ta đang dịch chuyển từ một
kỷ nguyên có các MBA được ưu tiên tuyển dụng đến một kỷ nguyên với các
MFA (Master of Fine Arts) đem đến một hướng tiếp cận rộng mở hơn.
Đây thực sự là một cách nghĩ mới mẻ và rất có nền tảng. Có lẽ lời đáp cho
những thách thức ngày nay không còn là câu “cứ để đứa trẻ chơi trong bồn
tắm” và chọn lựa phát triển những kỹ năng của một bên não, mà phải cần

phải có một hướng tiếp cận hợp nhất.
Rất nhiều những trường đại học lớn nhóm B, như Harvard,Georgetown và
Northwestern, đều đang có những chương trình tự chọn cho sinh viên MBA
về thiết kế sản phẩm, phát minh sản phẩm mới hay quản lý quá trình thiết kế.
Trường đại học Stanford cũng đang thiết lập Học viện thiết kế để dạy cho
sinh viên ngành thiết kế lẫn kinh doanh về chiến lược thiết kế. Trường Đại
học Quản lý Toronto Rotman là một đơn vị dẫn đầu trường nhóm B trong
các chương trình đào tạo chiến lược thiết kế và phát minh. Xu hướng này
dường như vẫn tiếp tục phát triển.
Các nhà lãnh đạo kinh doanh lẫn các nhà thiết kế cần nắm bắt được “nền
kinh tế sáng tạo” mới mẻ này, cùng với các thành phần của nó. Công ty và
bộ phận thiết kế cần tổng hợp khả năng phân tích lẫn sức mạnh giải quyết
vấn đề một cách sáng tạo, để có được một lực đẩy chưa từng có. Lợi tức rồi
sẽ tăng cao và sẽ tạo ra nhiều trải nghiệm tiêu dùng có ý nghĩa hơn đối với
khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp mới thực sự nhận thấy tiềm năng của lòng
trung thành nhãn hiệu và tài sản thương hiệu.
Câu hỏi đặt ra: Cần phải huấn luyện cũng như giáo dục các nhà lãnh đạo
marketing cũng như lãnh đạo doanh nghiệp như thế nào mới có được hướng
tiếp cận “toàn bộ não”, để có thể sử dụng hiệu quả hai bán cầu não như
Einstein đã làm? Biết đâu điều đó sẽ đem đến những hình thức kinh doanh
mới mẻ làm choáng váng cả thế giới chúng ta hiện nay?

×