Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
Hà Thị Anh
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận Văn học; Mã số: 60 22 32
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Nghiên cứu hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống
Mỹ và thời kỳ hậu chiến và thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu hƣớng tiếp cận đặc điểm
nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo. Phân tích cách tiếp cận đời sống và hệ
thống hình tƣợng nghệ thuật tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh; Cách tổ chức tác phẩm
thơ Hữu Thỉnh.
Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Thơ
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hữu Thỉnh là nhà thơ ra đời và trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của
ông khá liền mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách mạng Việt Nam trong
những thập niên gần đây và đã gây đƣợc tiếng vang lớn trên thi đàn. Trong thơ Hữu Thỉnh
vừa có những đặc điểm chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ lại vừa có những nét độc
đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Ông đã tạo dựng đƣợc một tiếng thơ mới mẻ cho
nền thơ ca dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trƣờng ca có giọng điệu riêng, có
phong cách riêng, tiếng nói riêng và không bị khuất lẫn trong dàn đồng ca chung của thế hệ.
Xuyên suốt và bao trùm thế giới ấy là tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nƣớc, với con ngƣời
Việt Nam. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh có nhiều con đƣờng, nhiều góc độ.
Chúng tôi chọn góc độ đặc điểm nghệ thuật để nghiên cứu thơ ông.
Chính vì thế cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống và khoa học để
rút ra những đóng góp của ông trên con đƣờng sáng tác nghệ thuật. Nghiên cứu đặc điểm
nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp cho ngƣời viết có cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam
hiện đại nói chung và thơ Hữu Thỉnh nói riêng. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm
nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà
thơ về hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tƣợng, cách tổ chức tác phẩm của nhà thơ.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu hút đƣợc sự
quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học. Những nghiên cứu về thơ ông đặc biệt ở
mảng thơ trữ tình, các bài viết tập trung nhiều từ thập niên 90 trở lại đây. Trần Mạnh Hảo đã
viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình.
Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn
mục, đa dạng và phong phú”[18,95].
Tài năng của Hữu Thỉnh đƣợc khẳng định bởi một loạt các giải thƣởng thơ mà ông đoạt
đƣợc. Với nhiều giải thƣởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo
nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn có những khám phá mới, thú vị trên con đƣờng nghệ thuật. Thơ
ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ và tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và thu hút đối
với bạn đọc. Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm đƣợc chỗ đứng trong
lòng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Các tác giả đã chỉ ra nét hấp
dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh đƣợc bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố
hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của
dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”.
Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu “Đặc điểm nghệ
thuật thơ Hữu Thỉnh” để có một cái nhìn toàn diện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu
Thỉnh. Trên cơ sở đó ngƣời viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết,
các công trình nghiên cứu đã có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” nhằm phát hiện ra những tìm tòi,
đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh và tính khu biệt thơ Hữu Thỉnh so với các
cây bút cùng thế hệ. Từ đó khẳng định vị trí, phong cách thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp
của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những thành tố quan trọng làm nên
đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trong đó ngƣời viết tập trung khảo sát về con ngƣời, về
hiện thực cuộc sống cùng những phƣơng thức biểu hiện của đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh qua cả hai giai đoạn sáng tác của Hữu Thỉnh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát những sáng tác của Hữu Thỉnh đã
đƣợc xuất bản.
- Âm vang chiến hào (Thơ, in chung).
- Đường tới thành phố (Trƣờng ca).
- Từ chiến hào tới thành phố (Trƣờng ca-thơ ngắn).
- Thư mùa đông (Thơ).
- Trường ca biển.
- Thương lượng với thời gian (thơ).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống.
4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.3. Phương pháp thống kê, phân loại.
4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh và hƣớng tiếp cận.
Chương 2: Cách tiếp cận đời sống và hệ thống hình tƣợng tiêu biểu trong thơ Hữu
Thỉnh.
Chương 3: Cách tổ chức tác phẩm thơ Hữu Thỉnh.
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
THƠ HỮU THỈNH VÀ HƢỚNG TIẾP CẬN
1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh
1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến
Thơ Hữu Thỉnh bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung thành những sự kiện
lớn lao của đất nƣớc, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Ông cũng nhƣ nhiều nhà thơ khác luôn ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của
thế hệ mình.
Không có sách chúng tôi làm ra sách
Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình
(Đường tới thành phố)
Bằng con mắt của ngƣời trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh miêu tả chiến
tranh với cái nhìn từ trong chiến hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ cuộc
chiến tranh vừa âm thầm, vừa quyết liệt, dữ dội và vô cùng nóng bỏng. Mảng thơ viết về chiến
tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm
1982), trƣờng ca Sức bền của đất viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975), trƣờng ca Đường tới
thành phố viết từ tháng 8/1977 hoàn thành tháng 4/1978. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về
đất nƣớc, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nƣớc
Thơ Hữu Thỉnh luôn biểu hiện đƣợc một cách tự nhiên về cuộc sống, luôn hoà quyện
giữa hiện thực và lãng mạn qua hình ảnh ngƣời lính nơi chiến trƣờng “Người sốt rét hát cho
người sốt rét”. Những năm tháng đó khiến nhà thơ phải thốt lên “Những năm Trường Sơn
bạn bè trong trẻo quá”. Đó là những gian khổ đã trở thành ký ức. Đó là những cảnh vật quê
hƣơng từ giọt gianh đến chiếc chõng tre, cái dây phơi… Đó là tình quê hƣơng, làng xóm, tình
quân dân, đó là hình ảnh ngƣời mẹ, ngƣời vợ, ngƣời chị… tất cả đều hiện lên rất đỗi thân
quen và cũng vô cùng xúc động.
Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, giầu suy tƣ, thơ viết về chiến tranh của Hữu
Thỉnh có kết hợp nhuần nhị giữa giọng chính luận với giọng trữ tình đằm thắm. Chính điều này
đã mang đến cho ngƣời đọc những nét đặc sắc, vừa quen vừa lạ. Dƣờng nhƣ Hữu Thỉnh đang
nói hộ những điều sâu kín trong tâm tƣ mỗi con ngƣời. Đó chính là những yếu tố góp phần tạo
nên sự thành công của Hữu Thỉnh.
1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới
Bƣớc sang một chặng đƣờng phát triển mới của đất nƣớc, thơ Hữu Thỉnh lại mang đến
cho bạn đọc một nguồn cảm hứng và phong cách sáng tạo mới. Gần mƣời lăm năm tìm đoạn
đƣờng phát triển tiếp theo cho thơ mình để cùng một lúc ông đã cho ra mắt hai tập thơ
“Trường ca Biển” và “Thư mùa đông” và tiếp theo là tập thơ “Thương lượng với thời gian”
đã đánh dấu và khẳng định thơ Hữu Thỉnh trong nền thơ đƣơng đại Việt Nam.
Những sáng tác của Hữu Thỉnh trong thời kỳ này đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá
cuộc đời với những suy ngẫm của một con ngƣời đang trăn trở trƣớc cuộc sống đầy những
thử thách khó khăn. Trong cái tôi trữ tình của Hữu Thỉnh vẫn có cái tôi ngƣời lính và có cả
cái tôi cá nhân cô đơn, xót xa, nhiều lo âu và dự cảm đau buồn trƣớc cuộc sống đô thị hiện
đại nhƣng đậm nét hơn cả là một cái tôi hòa vào cái chung của dân tộc.
Thơ Hữu thỉnh thời kỳ này phản chiếu cuộc sống thƣờng nhật, trở về cuộc sống đời
thƣờng, những nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận cá nhân trong cõi nhân gian
đôi lúc phải tìm về nƣơng tựa vào những giá trị truyền thống. Với một loạt các bài: Nghe
tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Tự thú, Người bộ hành lặng lẽ, Năm tháng trên vai…đã thể hiện
cái tôi của nhà thơ luôn trăn trở, nghĩ suy, tự vấn về nhân tình thế thái và về bản thân. Hữu
Thỉnh luôn thƣờng đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết để tự mình chất vấn, ngẫm ngợi và
nhiều khi bỏ ngỏ để bạn đọc cùng suy ngẫm
Trong những sáng tác của thời kỳ trƣớc đề tài tình yêu cũng đƣợc Hữu Thỉnh đề cập
đến nhƣng đó mới chỉ là những hình ảnh thấp thoáng, xen kẽ, chƣa có những tứ thơ trọn vẹn
về đề tài này. Thời kỳ này Hữu Thỉnh đã có những tứ thơ riêng, những bài thơ tình trọn vẹn
cũng đem đến những rung động trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ: Thơ viết ở biển,…
Chủ nghĩa nhân văn luôn luôn và mãi mãi là chuẩn mực đánh giá hàng đầu, quan trọng
bậc nhất cho mọi giá trị văn học. Điều này đƣợc hình thành trong quá trình sáng tác và tiếp
nhận văn học. Nhƣng chủ nghĩa nhân văn ở mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi và vận động. Quan
niệm nhƣ vậy sẽ thấy hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh là hành trình của ngƣời chiến sĩ
trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con ngƣời thời đại đi vào dòng chảy chính của
chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau. Đây cũng là hành trình
nhịp bƣớc cùng với xu thế chung của thơ ca hiện đại Việt Nam từ năm 1975 đến nay.
1.2. Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo
1.2.1. Nguồn cảm hứng sáng tạo
Cảm hứng nhƣ một sức mạnh vô hình làm biến đổi thế giới tâm tình, khơi gợi những
tình cảm mạnh mẽ, thúc đẩy nghệ sĩ sáng tạo và tạo lập những thế giới nghệ thuật độc đáo.
Bêlinxki coi: “Cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích
thực”[36,38]. Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống. “Cuộc sống sẽ nuôi dưỡng và bồi đắp cảm
xúc của người nghệ sĩ luôn tươi mát càng thêm phong phú”[61,51]. “Đó là trạng thái tình
cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định,
một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm”[36,38].
Nhƣ vậy cốt lõi của nguồn cảm hứng sáng tạo là tƣ tƣởng, là quan niệm của nhà thơ về
thế giới. Nhƣng nguồn cảm hứng sáng tạo và tƣ tƣởng của một tác giả không phải là những
khái niệm chung chung trừu tƣợng hay những cảm xúc vụn vặt mà hoá thân trong thế giới
hình tƣợng nghệ thuật của nhà thơ.
1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu
Hình tƣợng nghệ thuật là sản phẩm của phƣơng thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực
riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật. Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố
duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự vật, những hiện tƣợng
đáng làm ta suy ngẫm về tính cách, số phận, về lẽ đời, tình ngƣời. Với ý nghĩa này, hình
tƣợng “vừa là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách
quan”[9,27].
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng
hình tƣợng. Hình tƣợng trong tác phẩm văn học đƣợc nhà văn sử dụng với ý đồ nghệ thuật
riêng. Chính cách lựa chọn hình tƣợng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh đƣợc tƣ tƣởng
nghệ thuật của nghệ sĩ. Hình tƣợng trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà
văn, là tiếng nói quan điểm tƣ tƣởng của nhà văn, vừa mang tính chất cảm tính cụ thể vừa
mang tính tƣợng trƣng.
1.2.3. Trường liên tưởng, tưởng tượng
Liên tƣởng là một năng lực thiết yếu trong tƣ duy sáng tạo nghệ thuật, nó góp phần
quan trọng tạo nên gƣơng mặt riêng của ngƣời nghệ sĩ. Tìm hiểu đƣờng đi của mạch liên
tƣởng trong thơ là một điều không dễ nhƣng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nếu phát
hiện ra quy luật trong trƣờng liên tƣởng của một nhà thơ cũng có nghĩa là khám phá đƣợc con
ngƣời và văn hoá, con ngƣời nhân bản và cá tính sáng tạo của anh ta. Có thể khẳng định
trƣờng liên tƣởng là một trong những yếu tố nền móng, cội rễ hình thành nên phong cách
nghệ thuật và tƣ tƣởng nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ.
Tƣởng tƣợng “là hoạt động tâm lí nhằm tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không
có ở trước mắt hoặc chưa hề có” [49,145]. Trong hoạt động sáng tạo văn học, có thể nói nếu
không có tƣởng tƣợng thì không có văn học. Văn học sẽ trở nên một kiểu sao chép, chụp ảnh
bề ngoài hiện thực, sáng tác của nhà văn sẽ trở nên hời hợt, buồn tẻ.
Nhƣ vậy liên tƣởng và tƣởng tƣợng đều là những năng lực tƣ duy vô cùng thiết yếu đối
với ngƣời nghệ sĩ, giúp họ thoát khỏi các giới hạn chật chội của sự việc, hiện tƣợng trƣớc
mắt, đi vào khám phá những bí ẩn sâu thẳm và rộng lớn vô biên của vũ trụ cũng nhƣ tâm hồn
con ngƣời. Nhờ vậy ngƣời nghệ sĩ mới sáng tạo ra những hình tƣợng mới mẻ, độc đáo, không
có sự lặp lại.
1.2.4. Cách tổ chức câu thơ, lời thơ
Việc tìm hiểu cách tổ chức một tác phẩm là tìm hiểu quan niệm và hệ thống chỉnh thể.
Tức là trong một tác phẩm nghệ thuật các phạm trù này không kết hợp một cách tùy tiện mà
chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau. Nếu trong kết cấu truyện là luôn chú ý xây dựng trọn vẹn
một hành động, một tính cách, một số phận thì kết cấu thơ “lấy điểm tựa chủ yếu là hệ thống
cảm xúc theo những dạng vận động nhất định phù hợp với chủ định và cấu tứ bài thơ[11,58].
Để đạt đƣợc mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, câu thơ, lời thơ có một hình
thức tổ chức đặc biệt. Nó sử dụng đậm đặc các hiện tƣợng cú pháp, các từ tƣợng thanh, tƣợng
hình, từ mô tả trạng thái cảm giác… nhất là các phƣơng thức tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá
… làm cho câu thơ, lời thơ mềm mại, uyển chuyển, bay bổng và có tính đa nghĩa, hàm ngôn.
Trong thơ trữ tình tổ chức lời thơ phải có tách dòng, có nhạc, có vần…
* Tiểu kết: Tìm hiểu hệ thống hình tƣợng tiêu biểu và tƣởng tƣợng liên tƣởng trong
thơ Hữu Thỉnh cũng là một cách tìm ra đặc điểm tƣ duy nghệ thuật của nhà thơ, một phƣơng
diện quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Hành trình sáng tạo nghệ thuật
của Hữu Thỉnh là hành của một nhà thơ giàu trải nghiệm. Với cảm nhận chủ quan của ngƣời
viết nên điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu hƣớng vào sự thật chiến hào,
hƣớng vào hiện thực cuộc sống thô ráp với nhiều những suy nghĩ và hiện tƣợng trái chiều.
Càng về sau thơ Hữu Thỉnh luôn chất chứa đầy những ƣu tƣ, những băn khoăn, day dứt của
nhà thơ. Ở đó cái tôi của nhà thơ có cơ hội đƣợc nói thực những cảm xúc cá nhân của mình,
bộc lộ những quan niệm về hiện thực cuộc sống, về đạo đức, về phẩm giá của con ngƣời.
CHƢƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG VÀ HỆ THỐNG HÌNH TƢỢNG NGHỆ
THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH
2.1. Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh đem đến cho ngƣời đọc một tiếng thơ mới mẻ độc đáo. Có đƣợc đóng góp mới
mẻ ấy bởi Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một lối đi riêng. Vậy Hữu Thỉnh đã khai thác và tiếp cận
hiện thực đời sống theo cách nào? Hữu Thỉnh có cách riêng trong việc tiếp cận hiện thực và phô
diễn cảm xúc của mình. Thơ ông nghiêng về suy tƣ và dày đặc những câu hỏi. Đó là lý do khiến
thơ Hữu Thỉnh mang cái nhìn chiêm nghiệm về cuộc đời. Mặt khác, đã từng trải qua cuộc chiến
tranh gian khổ, ác liệt nên thơ Hữu Thỉnh là sự thăng hoa của kinh nghiệm sống, là sự ngân vọng
của những kỷ niệm sâu sắc về một thời bom đạn.
Với góc nhìn của ngƣời lính về chiến tranh ông đã ghi nhận và phản ánh chân thực
cuộc sống khốc liệt chiến trƣờng bằng những vần thơ giàu nhiệt huyết với những thanh âm
sôi nổi, trẻ trung, xông xáo. Ông tự thấy “Lòng tôi mắc nợ chiến khu một đời”. Chính cái nôi
khắc nghiệt ấy đã in đậm trong tâm trí nhà thơ để những năm sau này Hữu Thỉnh vẫn còn
mang những hồi ức về cuộc chiến: Tiếng hát trong rừng, Giấc ngủ trên đường ra trận… Thời
kì sau chiến tranh, ông viết dƣới góc nhìn của con ngƣời đi qua những năm tháng chiến tranh
giờ có thời gian nhìn nhận và đánh giá về chính hiện thực cuộc chiến một cách toàn diện hơn.
Ông đã gửi vào trong thơ những suy tƣ, trăn trở về thân phận, buồn đau khi phải chứng kiến
những cảnh ngang trái ở đời và nhiều khi cả nỗi cô đơn, thất vọng về cuộc đời, về con ngƣời,
khắc khoải lo âu trƣớc sự “mất mùa nhân nghĩa” nhƣ Bóng mát, Nghẹn,…Có thể nói, bằng
góc nhìn đó, Hữu Thỉnh đã tìm đƣợc tiếng nói riêng trong dàn hợp xƣớng của thơ trẻ chống
Mỹ.
2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh
2.2.1. Hình tượng con đường
Hình tƣợng con đƣờng là hình ảnh tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đọc thơ Hữu
Thỉnh chúng ta dễ nhận thấy những hình ảnh thơ từ cuộc sống hết sức chân thực đƣợc nhà thơ
nâng lên ở một tầm cao khái quát trở thành những hình tƣợng độc đáo có sức biểu cảm.
Cuộc chiến tranh hiện ra rõ nét hơn thông qua sự hiện diện của các con đƣờng khác
nhau. Đó là con đƣờng cụ thể của ngƣời lính ra trận. Hình tƣợng con đƣờng không chỉ góp
phần khắc họa hình ảnh ngƣời chiến sĩ mà còn là yếu tố quan trọng cấu thành kết cấu của
trƣờng ca – tự sự - trữ tình. Đây thực sự là con đƣờng trƣởng thành và lớn mạnh của quân đội
ta qua hình ảnh các thế hệ chiến sĩ. Con đƣờng trải qua gian khổ hy sinh của dân tộc để tới
đích vinh quang, con đƣờng nối liền hậu phƣơng với tiền tuyến, con đƣờng từ lòng mẹ đến
trái tim ngƣời chiến sĩ trên mặt trận, giữa chiến hào. Con đƣờng vận động cùng chiều với sự
phát triển của lịch sử, của thời gian.
Hình tƣợng con đƣờng trong Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian là đƣờng
đời. Con đƣờng của nhà thơ với tƣ cách là một cá nhân đi tìm ngƣời tri âm, tri kỷ, tìm cái đẹp
và cái thiện nhƣ mơ ƣớc và quan niệm của mình. So với con đƣờng trong thơ viết về chiến
tranh con đƣờng trong thơ viết về cuộc sống thời bình tính chất cụ thể ít đi mà tính tƣợng
trƣng ƣớc lệ tăng lên gắn liền với cảm xúc của cái tôi trữ tình và tƣ duy của nhà thơ. Cuộc đời
nhà thơ là con đƣờng còn đầy chông gai gian khó. Và trên chính con đƣờng này nhà thơ đã
bộc lộ biết bao trăn trở, day dứt. Nhƣng cao hơn thế, hình tƣợng con đƣờng là biểu trƣng cho
hành trình đi tìm lẽ sống cao đẹp một thời con ngƣời tình nghĩa ấy đã tin yêu. Hữu Thỉnh đã
trở thành ngƣời bộ hành lặng lẽ đi tìm nhân nghĩa và hạnh phúc ở đời. Nhƣng chính nhà thơ
lại đau đớn nhận ra rằng “Đường nhân nghĩa chừng nào còn lắm bụi” thì con đƣờng mình đang
đi vẫn còn xa vời, mù mịt “Tôi nhớn nhác đi tìm người/ Bước chân thì ngắn đường đời thì xa”.
Nhà thơ thực sự dấn bƣớc trên con đƣờng mà cái đích là nhận thức cho đƣợc về phẩm giá con
ngƣời, về một hạnh phúc không tô vẽ, một hạnh phúc có thật.
2.2.2. Hình tượng biển đảo
Tình yêu quê hƣơng, yêu Tổ quốc, yêu biển đảo quê hƣơng chính là nguồn cảm hứng vĩ
đại nuôi dƣỡng thơ ông. Chất liệu làm nên nguồn cảm hứng chính trong thơ Hữu Thỉnh đều
xuất phát từ đời sống hiện thực, từ những gì gần gũi, giản dị nhất nhƣng lại giầu sức gợi cảm
nhất. Trong các tập thơ của ông sự xuất hiện của biển đảo thƣờng gắn liền với ngƣời lính.
Trong chƣơng 5 của trƣờng ca Đường tới thành phố và toàn bộ Trường ca Biển hình tƣợng
biển đảo là hình tƣợng bao trùm.
Hình ảnh đảo Trƣờng Sa thân yêu của Tổ quốc đƣợc nhà thơ khắc hoạ sừng sững giữa
biển cả mênh mông đang chống chọi với bão tố. Những câu thơ ngay từ đầu bản Trường ca
Biển đã thể hiện điều đó “Chúng tôi bắt đầu với Trường Sa như thế”. Nếu trong chiến tranh giữ
gìn bảo vệ biển đảo chính là đấu tranh để bảo vệ đất nƣớc thì thời bình không gian biển lại là
không gian tƣợng trƣng, ƣớc lệ. Với “Đối thoại Biển” chính là cuộc đối thoại giữa lịch sử với
dân tộc, đất nƣớc, con ngƣời về con đƣờng đi lên của dân tộc trong hiện tại và tƣơng lai.
Trong hai tập thơ Thư mùa đông và Thương lượng với thời gian hình tƣợng biển đảo có
sự thay đổi ý nghĩa so với các trƣờng ca trƣớc đó. Biển giờ đây gắn liền với cuộc sống đời
thƣờng, với những tâm tƣ tình cảm của cái tôi trữ tình. Tuy không xuất hiện nhiều nhƣ hình
tƣợng con đƣờng nhƣng hình tƣợng biển đảo thể hiện đƣợc những vận động, biến đổi trong
quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Hình tƣợng biển với cuộc sống chiến đấu của ngƣời lính
đƣợc coi là sự tiếp mạch một phần cảm hứng ở Trường ca Biển “Biển luôn ở cạnh mình/Bao
điều còn cửa khép”
2.2.3. Hình tượng đoàn quân và người lính
“Hình tượng người chiến sĩ và hình tượng nhân dân là hai hình tượng trung tâm, vừa
mang tính cụ thể, vừa mang tính khái quát, quy tụ cao độ cảm hứng sử thi”[51,97]. Những
rung động về ngƣời lính, ngƣời chiến sĩ trong thơ Hữu Thỉnh là sự kết hợp hài hoà giữa chủ thể
và khách thể, giữa cái tôi và cái ta. Ngƣời lính đó là ông và đồng đội của ông. Nhà thơ đã hoá
thân vào nhân vật trữ tình để nói lên một cách chân thành và cảm động về tình cảm và cuộc đời
ngƣời lính.
Viết về ngƣời lính Hữu Thỉnh không chú ý nhiều đến những chiến công, chiến thắng
mà nói nhiều đến những tâm trạng những suy tƣ ở bề sâu của ngƣời chiến sĩ đƣợc thể hiện
bằng lối nói mộc mạc, dung dị nhƣ cuộc đời ngƣời lính vậy: “Các anh không nói nhiều về
chiến thắng những ngày qua/Chỉ mong mưa cho đồng bào gieo lúa”. Cũng chất men say lý
tƣởng đã tạo cho ngƣời lính một niềm lạc quan phơi phới. “Lạc quan là một nét đặc sắc của
tâm hồn Việt Nam thể hiện trong văn học các giai đoạn như một biểu hiện của sức sống và
sức chống chọi dẻo dai của dân tộc trước mọi thử thách” [44,58].
“Tình thương và anh hùng là hai mặt không thể tách rời của hình tượng con người
trong văn học chống Mỹ”[60, 259]. Hữu Thỉnh đã giành nhiều tâm huyết để tạc khảm thành
công hình tƣợng ngƣời lính trong thơ ông. Hình tƣợng ngƣời lính trong thơ ông có chiều sâu
về nội tâm, phong phú về tâm hồn, dũng cảm trong chiến đấu, là con ngƣời của thời đại mới.
Thơ Hữu Thỉnh thực sự là “bài ca về cuộc đời người lính”[43,22].
* Tiểu kết: Mỗi một nhà thơ muốn tạo nên những tác phẩm xuất sắc bao giờ cũng phải
tạo cho mình vốn sống phong phú, một bản lĩnh thực thụ, một khả năng tiếp cận và chiếm
lĩnh hiện thực sắc sảo với cuộc sống. Hữu Thỉnh sinh ra và lớn lên ở vùng đất xoan ghẹo nên
hơi thở của văn học dân gian đã “ám” vào trong thơ Hữu Thỉnh. Bên cạnh đó, Hữu Thỉnh lớn
lên trong những năm tháng đất nƣớc có chiến tranh. Điều đó đã in đậm dấu ấn và trở thành
một thành tố quan trọng trong cấu trúc cảm hứng của Hữu Thỉnh. Trong thế giới nghệ thuật
thơ Hữu Thỉnh nổi bật hình tƣợng con đƣờng, biển đảo, đoàn quân và ngƣời lính. Việc
nghiên cứu một số hình tƣợng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh đã góp một cái nhìn toàn diện
hơn khi tiếp cận thơ Hữu Thỉnh từ góc độ nghệ thuật.
CHƢƠNG 3. CÁCH TỔ CHỨC TÁC PHẨM THƠ HỮU THỈNH
3.1. Tưởng tượng và liên tưởng
Trong thơ Hữu Thỉnh, liên tƣởng, tƣởng tƣợng không chỉ là tái tạo đơn thuần gợi hồi ức
mà còn sáng tạo làm nên những kết hợp mới mẻ. Liên tƣởng đã liên kết sự kiện, liên kết nhân
vật, liên kết mạch cảm xúc và suy tƣ tạo ra cái khung, sƣờn cho đoạn, cho tác phẩm. Không
phát huy hết khả năng liên tƣởng và tƣởng tƣợng ta không thể cảm thụ hết cái hay, cái đẹp
của trƣờng ca Hữu Thỉnh. Liên tƣởng bắc cầu quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Quá khứ ở Hữu
Thỉnh là cội nguồn, là kỷ niệm, là mái ấm gia đình, là gƣơng mặt thân yêu, là làng quê bình
dị, là những năm tháng chiến tranh, là nghĩa tình đồng đội …
Thơ ông không chỉ chú tâm vào sự tả mà cốt gợi để tạo ấn tƣợng và liên tƣởng. Thông
qua cảm giác, nhờ cảm giác nhà thơ có thể cụ thể hoá sắc thái tình cảm, những cảm xúc mơ
hồ thành những hình ảnh cụ thể. Nhờ đƣa yếu tố ảo vào thơ, Hữu Thỉnh diễn tả đƣợc nhiều
hơn đặc biệt là diễn tả những điều cảm đƣợc mà khó nói ra. Ông luôn biết tựa vào cảm xúc
suy tƣ của mình để tạo nên những câu thơ có khả năng gây ám ảnh. Mặt khác dựa vào ảo giác
thơ, ông đánh thức những vùng cảm nhận, gợi mở những biên độ rộng rãi cho thơ. Đƣa thơ từ
thực sang ảo trong sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng, trong sự thăng hoa của đời sống tâm hồn, Hữu
Thỉnh đã tạo những con sóng chữ có sức lan toả lâu bền.
Sự kết hợp giữa cái hữu hình với cái vô hình không phải là thủ pháp lạ trong thơ hiện
đại nhƣng với Hữu Thỉnh đã tạo ra đƣợc cái mới, cái riêng trên cơ sở nguyên tắc chung ấy.
Thơ ông luôn có sự giao hoà mật thiết giữa thực và ảo. Vì thế đọc thơ Hữu Thỉnh cứ thấy cái
gì đó bâng khuâng, mơ màng. Ngay cả khi nói đến những vấn đề rất thực: chiến tranh, thế
thái, nhân tình thì vẫn gợi ra cảm giác nhẹ nhàng chứ không hề gai góc.
3.2. Tổ chức không gian, thời gian
3.2.1. Không gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật là “phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ
thuật”[50,160]. Thơ Hữu Thỉnh là loại thơ thấm đẫm sắc vị văn hóa dân gian. Ông đã tạo cho
tác phẩm của mình màu sắc thôn quê ngay ở không gian nghệ thuật đặc trƣng. Ông sinh ra ở
một vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ nên ông tỏ ra “hiểu biết khá tường tận, sâu sắc thiên
nhiên, ruộng đồng”[71,256] với những sự vật quen thuộc nhƣ: hoa sim tím, lúa đang trổ
bông, cây chuối cuối vườn, dâu da và mía mật, mắt na đang chín …Vẫn là một không gian
quen thuộc với những ai đã sinh trƣởng ở nông thôn nhƣng bao giờ Hữu Thỉnh cũng làm ta
thích thú, ngỡ ngàng bởi nhà thơ đã “gọi’ đƣợc những sự vật quen thuộc vào thơ - những sự
vật thƣờng ngày ta không để ý nhƣng lại gợi lên hồn quê, tình quê thắm đƣợm.
Không gian trong thơ Hữu Thỉnh luôn có sự hợp giữa hƣ và thực. Lấy cái thực của
chiều kích không gian biển mênh mông để diễn đạt cái hƣ ảo, thoảng thốt của lòng ngƣời.
Đặc điểm nổi bật trong trong tƣ duy thơ Hữu Thỉnh khi kiến tạo không gian nghệ thuật vẫn là
“sợi dây liên tưởng”, hồi ức, nối không gian làng quê hiện cùng với các không gian khác nhƣ
thành phố, biển, đảo… Nó tạo ra sự tự nhiên nhuần nhuyễn trong hình tƣợng thơ mà vẫn
đánh dấu đƣợc nét riêng trong thơ Hữu Thỉnh.
3.2.2.Thời gian nghệ thuật
Thời gian và không gian là hình thức tồn tại của vật chất. Đi vào các tác phẩm nghệ
thuật, thời gian và không gian trở thành hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật, đảm
bảo cho việc ngƣời đọc tiếp nhận đầy đủ chỉnh thể toàn vẹn ấy. “thời gian vũ trụ đã bị đồng
hóa và khúc xạ qua lăng kính chủ quan”[77,135] của nhà văn.
Thơ Hữu Thỉnh, nhất là các trƣờng ca luôn luôn có thời gian đồng hiện: quá khứ - hiện
tại – tƣơng lai. Đồng hiện trong thơ Hữu Thỉnh tạo sự đan kết gắn bó giữa hiện tại, quá khứ
và tƣơng lai. Trong sự kết hợp ấy, trong thơ Hữu Thỉnh thời gian hiện tại thƣờng chiếm vị trí
ƣu tiên nhƣng không phải cái hiện tại đứng yên mà hiện tại vận động. Hiện tại ấy là kết tinh
của quá khứ, nhập vào những giá trị của quá khứ để tới đích tƣơng lai. Thời gian nghệ thuật
trong thơ Hữu Thỉnh đã có sự vận động và thay đổi từ trƣờng ca trữ tình - sử thi đến mảng
thơ trữ trữ tình thế sự. Nếu nhƣ thơ và trƣờng ca viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh con ngƣời
là con ngƣời sử thi, thời gian là thời gian sử thi thì thời gian sau này là thời gian đời tƣ, thế sự
gắn liền với cảm quan của cái tôi trƣớc thời đại mới. Nhờ thời gian nghệ thuật mà ngƣời đọc
cảm nhận rõ hơn thế giới tâm hồn của cái tôi đối diện với hiện tại cuộc sống đầy biến động.
3.3. Tổ chức câu thơ, lời thơ
Lời thơ là yếu tố quan trọng để tạo thành tác phẩm thơ. Do cảm xúc của thơ luôn ở thời
hiện tại nên lời thơ là lời đánh giá trực tiếp thể hiện một quan niệm của chủ thể với cuộc đời.
Câu thơ vừa là đơn vị về hình thức vừa trọn vẹn về nội dung. Nghĩa của câu thơ hầu hết là
nghĩa hàm ẩn và thƣờng là sự kết hợp của các thành phần: từ ngữ, nhịp điệu, vần,… Hình
thức tổ chức lời thơ, câu thơ phụ thuộc vào cảm xúc cần giãi bày, vào quan niệm, thế giới
quan của cá nhân, thời đại. Hữu Thỉnh không phải là nhà thơ riêng của thể thơ nào nhƣng ở
hình thức biểu đạt nào ông cũng có những bài thơ hay.
+ Thể thơ 5 chữ: Hữu Thỉnh vận dụng cách ngắt nhịp truyền thống (3/2 và 2/3) nhƣng
không đơn điệu mà có sự luân chuyển nhịp thơ ở cấp độ câu thơ. Ông sáng tạo cho thơ mình
cách luân chuyển tiết tấu thơ mới lạ, kết hợp cả cách ngắt nhịp cơ bản với cách ngắt nhịp
dòng thơ là một nhịp: Sang thu,Chiều sông Thương.
+ Thể thơ 8 chữ: Nhà thơ tạo nhịp thơ dài hơn, ngắt câu thành nhịp 3/5 hoặc 5/3; có
khi kết hợp cả hai loại nhịp: Thưa thầy, Xa vắng,… Cách ngắt nhịp này làm cho câu thơ có
tiết tấu chậm lại, nhƣ một cách tỏ bày, liệt kê những điều mà nhà thơ trăn trở, nghĩ suy.
+ Thơ lục bát: Nhịp thơ kéo dài ra nhịp 4, đồng thời nó đƣợc kết hợp với cách ngắt nhịp
3/5 ở câu lục bát tựa nhƣ tiết tấu của thể thơ 8 chữ mà ông vẫn quen dùng: Trước tượng Bay-
on, Những người đi lại phía tôi,…
+ Thơ tự do: mở rộng biên độ câu thơ, khổ thơ và các luật lệ khác cho phép thơ tự do
có ƣu thế trong việc ôm chứa hiện thực, tăng cƣờng dung lƣợng đời sống trong thơ: Nghe
tiếng cuốc kêu, Thơ viết ở biển,…
3.3. Một số biện pháp tu từ
3.3.1. Nghệ thuật so sánh
So sánh là một biện pháp làm cho thơ có hình ảnh, có sức biểu cảm, nâng cao chức
năng nhận thức đối với đối tƣợng từ việc tri giác một sự vật đã biết đến cách nhìn trừu tƣợng.
Biện pháp so sánh là nơi thử thách vốn từ vị, năng lực liên tƣởng, tƣởng tƣợng của ngƣời làm
thơ.
Trong thơ mình, Hữu Thỉnh tạo ra đƣợc các so sánh vừa độc đáo, vừa mang đậm sắc
thái dân tộc. Những sự vật đƣợc ông đem ra so sánh không có gì cao siêu bí hiểm mà vô cùng
gần gũi với đời sống ở những làng quê, nơi nào cũng có đó là: mây trắng bay qua, dòng sông
chảy xiết, cốc chén trên bàn, mẻ bánh đa đỏ nắng Hữu Thỉnh vừa tiếp thu vừa đổi mới
sáng tạo thành quả của ngƣời đi trƣớc góp phần “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong
lòng ta khi chúng ta ngày một cố lìa xa nề nếp cũ để hòng đi tới chỗ mà ta gọi là văn minh”.
Sự từng trải trong cuộc sống, sống sâu sắc và mạnh mẽ trong biển nhân dân để lời ăn tiếng
nói bình dân ngấm vào máu thịt, không ngừng học hỏi và tài năng cá nhân … Tất cả những
điều đó đã làm nên một Hữu Thỉnh với nét đặc sắc riêng ít ai có đƣợc.
3.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ
Ẩn dụ là biện pháp nghệ thuật quan trọng, là thế mạnh của thơ đặc biệt là trơ trữ tình.
Ẩn dụ không gọi thẳng tên đối tƣợng mà để cho ngƣời đọc tự tìm đến đối tƣợng đó trong văn
cảnh theo quy luật của lôgich, của tâm lý. Ẩn dụ thực tế là so sánh ngầm mà ở đó “cái được
nói tới thì giấu đi một cách kín đáo”[16,11]. Ngôn ngữ thơ trở nên giàu hình ảnh và biểu cảm
hơn khi ẩn dụ phát huy tác dụng.
Với hồn thơ nhiều trăn trở khi đứng trƣớc hiện thực bề bộn và thế giới nội cảm phong
phú của con ngƣời thì Hữu Thỉnh đã sử dụng ẩn dụ ở nhiều cấp độ nhƣng chủ yếu ở cấp độ
ngữ và câu. Và rộng hơn là cấp độ cả bài thơ nhƣ Thương lượng với thời gian là sự tính toán
bon chen trong đời sống của con ngƣời; Lọc là tình yêu vƣợt qua những thứ tầm thƣờng; Một
thoáng làm người lại nói về cuộc sống con ngƣời nhiều phức tạp sóng gió… Thông qua ẩn
dụ, nhà thơ bày tỏ đƣợc những suy tƣ, trăn trở trƣớc cuộc đời một cách hàm súc, biểu cảm và
sâu sắc.
3.4.3. Nghệ thuật nhân hoá
Nhân hoá là một biến thể của ẩn dụ, ở đó ngƣời ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ
chỉ thuộc tính của ngƣời sang đối tƣợng không phải là ngƣời hoặc coi các đối tƣợng không
phải là ngƣời nhƣ con ngƣời, tâm tình trò chuyện với chúng. Nhân hoá thƣờng gắn với cách
nhìn, tình cảm thái độ của ngƣời nói một cách kín đáo. Nhờ nhân hoá mà cảnh vật thiên
nhiên, đồ vật đƣợc miêu tả trở nên sinh động gần gũi, tạo sự liên tƣởng nhiều khi bất ngờ cho
ngƣời đọc.
Hình ảnh trong thơ Hữu Thỉnh lung linh nhiều nét mới một phần là do ông sử dụng
biện pháp nhân hoá: Rừng bỗng quên vừa qua trận bom đau, Núi tốt bụng đang ngồi xanh
phía trước, Sóng mang đi âu yếm đất liền, Biển mệt nhoài nằm thở ở Nha Trang…Đó là sự
vận dụng sáng tạo phép nhân hoá, vốn từ ngữ, cách nói của quần chúng nhân dân để diễn đạt
nội dung hiện thực và cảm xúc mới đồng thời luôn trăn trở để tìm tòi cái “lạ hoá”, “hiện đại
hoá” của ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ. Chính điều đó đã ghi dấu cái tên Hữu Thỉnh trong
lòng bạn đọc và các nhà nghiên cứu.
* Tiểu kết: Thơ Hữu Thỉnh dung dị, mộc mạc mang điệu hồn ca dao, điệu hồn dân tộc
đem theo hơi thở của cuộc sống. Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh giàu yếu trực giác, cảm giác, giàu
sức liên tƣởng, tƣởng tƣợng và tính tạo hình. Những yếu tố đó góp phần quan trọng giúp Hữu
thỉnh bộc lộ cái tôi thành thực và một hồn quê hồn hậu, đậm chất triết lý. Những tìm tòi của
Hữu Thỉnh về phƣơng diện hình thức chính là một nỗ lực để tạo nên một phong cách riêng,
một đặc điểm nghệ thuật riêng mang tên Hữu Thỉnh. Có lẽ ở đây Hữu Thỉnh đã hiểu đƣợc
điều mà Lêônốp đã từng nói: “Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một phát hiện về nội dung và
là một phát minh về hình thức”.
KẾT LUẬN
Thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tâm trạng, là nơi để cái tôi chủ quan của mỗi chủ thể
sáng tác bộc lộ đời sống riêng của mình. Nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh
giúp ta có đƣợc cái nhìn khái quát về những đặc điểm nổi bật trong những sáng tác đồng thời
hình dung đƣợc tính độc đáo về tƣ duy nghệ thuật của nhà thơ. Thông qua những thay đổi
vận động của thơ Hữu Thỉnh giữa hai thời kỳ thơ chống Mỹ và thơ đƣơng đại, ngƣời đọc có
thể hình dung những biến chuyển chung trong tƣ tƣởng và nghệ thuật của thơ ca Việt Nam
trong những thập niên gần đây.
Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Hữu Thỉnh luôn dồn hết tâm trí và tài
năng cho nghệ thuật để có những tìm tòi, trải nghiệm, đổi mới cho thơ với những cách thể
hiện hết sức mới mẻ và đầy ấn tƣợng. Cùng với hành trình sáng tạo của các nhà thơ kháng
chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh đã mang đến cho thơ ca một cái nhìn mới mẻ, riêng biệt và khá
độc đáo khi viết về cuộc chiến cũng nhƣ về con ngƣời trong cái nhìn toàn diện và theo nhiều
chiều hƣớng.
Những đóng góp của Hữu Thỉnh cho thơ ca Việt Nam trong hơn 30 năm trở lại đây là
không nhỏ. Ngay từ những bài thơ đầu tay cho đến nay Hữu Thỉnh đã để lại trong lòng ngƣời
đọc những ấn tƣợng sâu đậm về một hồn thơ giàu nhiệt huyết, luôn trăn trở, lo âu cho nhân
thế đồng thời đã mang đến cho thơ mình một vẻ đẹp riêng: sắc sảo, tinh tế mà vẫn bình dị,
chân thật mà không kém phần hƣ ảo, hồn nhiên mà bay bổng, tự nhiên mà không nông cạn.
Nhƣ một dòng suối nhỏ, thơ Hữu Thỉnh khi về với dòng sông của thơ ca Việt Nam đƣơng đại
mang trong mình những giọt nƣớc lấp lánh, những hạt phù sa chắt chiu từ lao động, từ đời
sống cần lao dân dã của quê hƣơng để mang đến những vần thơ làm đẹp cho đời./
References
1. Arixtot - Nghệ thuật thi ca. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.
2. M. Arnauđôp - Tâm lý học sáng tạo văn học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1964.
3. Hoài Anh - Hữu Thỉnh – nhà thơ và phía khuất lấp cuộc đời. Tạp chí Văn hoá Văn nghệ
Công an, số 4 – 1999.
4. Lại Nguyên Ân – Văn học và phê bình. Nhà xuất bản TP mới, Hội Văn học, 1998.
5. Lại Nguyên Ân – 150 thuật ngữ Văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
6. Nguyễn Phan Cảnh – Ngôn ngữ thơ. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp
1987.
7. Xuân Diệu - Những suy nghĩ nhân đọc Đường tới thành phố. Báo Văn nghệ số 19, ngày
9/5/1981
8. Hữu Đạt – Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 1996.
9. Hà Minh Đức (chủ biên) – Lý luận văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1993.
10. Hà Minh Đức – Văn học Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Hà Nội 1998.
11. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản Giáo
dục, 1998.
12. Hà Minh Đức – (Lời giới thiệu) Thơ ca chống Mỹ cứu nước. Nhà xuất bản Giáo dục
1996.
13. Nguyễn Đăng Điệp - Hữu Thỉnh và quá trình tự đổi mới thơ. Tạp chí Văn học số 9 –
2003.
14. Nguyễn Đăng Điệp - Giọng diệu thơ trữ tình. Nhà xuất bản Văn hoá, Hà Nội 2002.
15. M.Gorki – Bàn về văn học (tập 1,2).Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1970.
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản
Giáo dục, 2007.
17. Minh Hạnh - Chất dân gian - điểm sáng trong thơ Hữu Thỉnh. Báo QĐND, 1985.
18. Trần Mạnh Hảo - Thơ phản thơ. Nhà xuất bản Văn học, 1995.
19. Trần Mạnh Hảo – Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 4 –
1996.
20. Heghen – Mĩ học. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.
21. Lƣu Hiệp – Văn tâm điêu long. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1999.
22. Đỗ Đức Hiểu – Thi pháp hiện đại. Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Hà Nội 2000.
23. Bùi Công Hùng - Những đặc trưng cơ bản của thơ ca Việt Nam hiện đại 1945 – 1975.
Tạp chí Văn học tháng 1/1987.
24. Bùi Công Hùng - Vài nét về ngôn ngữ thơ. Tạp chí Văn học tháng 2/1986.
25. Bùi Công Hùng - Tiếp cận nghệ thuật thơ ca. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội
năm 2000
26. Mai Hƣơng – Thơ Việt Nam qua hai cuộc chiến tranh cách mạng. Tạp chí Văn học số
06/2001.
27. Mai Hƣơng – Hữu Thỉnh với trường ca Đường tới thành phố. Tạp chí Nhà văn - Hội
Nhà văn, số 2, 2000.
28. Lê Đình Kỵ - Đường vào thơ. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1969.
29. Nguyễn Thanh Kim - Hữu Thỉnh - Những kỷ niệm nhỏ về đời và thơ. Tạp chí Văn hoá
Văn nghệ Công an, số 4 – 2002.
30. Mã Giang Lân – Thơ - những cuộc đời. Nhà xuất bản Hà Nội 1992.
31. Mã Giang Lân – Tìm hiểu thơ. Nhà xuất bản Thanh niên 1997.
32. Mã Giang Lân – Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục 2000.
33. Mã Giang Lân – Nhận xét ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Tạp chí Văn học số 3/2003.
34. Mã Giang Lân – Thơ hình thành và tiếp nhận. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2004.
35. Trƣờng Lƣu - Mấy ghi nhận về thơ người lính của Hữu Thỉnh. Báo Diễn đàn Văn nghệ
số 6 – 2001.
36. Phƣơng Lựu (chủ biên) – Lý luận văn học. Nhà xuất bản Gi¸o dôc, Hµ Néi 1996.
37. Nguyễn Xuân Nam – Thơ, tìm hiểu và thưởng thức. Nhà xuất bản Tác phẩm mới 1985.
38. Thiếu Mai - Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố. Văn nghệ Quân đội số 3, 1980.
39. Nguyễn Đăng Mạnh – Con đường đi vào vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nhà xuất
bản Giáo dục 2000.
40. Nguyễn Đăng Mạnh – Nhà văn tư tưởng và phong cách. Nhà xuất bản Tác phẩm mới,
Hà Nội, 1979
41. Lê Thị Mây - Hữu Thỉnh với trường ca Biển, Tạp chí Văn học, T1- 2001.
42. MB.Khrapchencô – Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nhà
xuất bản Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, H.1978.
43. Vũ Nho – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình. Tạp chí Nhà văn - Hội Nhà văn, T3
– 2000.
44. Nhiều tác giả - Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
1997.
45. Nhiều tác giả - Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1984.
46. Nhiều tác giả - Năm mươi năm nền văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia 1996.
47. Nhiều tác giả - Các nhà văn nói về văn (tập 1,2). Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hội Nhà
văn Việt Nam 1986.
48. Nhiều tác giả - Bằng Việt, Phạm Tíên Duật, Vũ Cao, Nguyễn Duy. Nhà xuất bản VN,
TPHCM, 1998.
49. Nhiều tác giả - Từ điển tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998.
50. Nhiều tác giả - Từ điển thuật ngữ văn học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, H. 2000.
51. Lê Lƣu Oanh – Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội 1999.
52. Đoàn Đức Phƣơng - Bản sắc độc đáo của thơ tình Nguyễn Bính - Đến với thơ Nguyễn
Bính, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1998.
53. Vũ Quần Phƣơng, Thơ và lời bình, Nhà xuất bản Giáo dục, 1994.
54. Pôxpêlốp (chủ biên) Dẫn luận nghiên cứu văn học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
1999.
55. Thạch Quỳ - Đối thoại biển. Diễn đàn Văn nghệ số 5 – 1995.
56. Vũ Tiến Quỳnh – Phê bình, bình luận văn học, Nhà xuất bản Văn nghệ TP Hồ
Chí Minh 1995.
57. Trần Đình Sử - (Giáo trình)Dẫn luận thi pháp học. Nhà xuất bản Giáo dục 2005.
58. Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ. Nhà xuất bản Giáo dục 1995.
59. Trần Đình Sử - Lý luận phê bình văn học. Nhà xuất bản Văn học, H. 1996.
60. Trần Đình Sử - Văn học và thời gian. Nhà xuất bản Văn học, H. 2001.
61. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu. Nhà xuất bản Tác phẩm Mới, Hội Văn học 1987.
62. M.Rudentan, P.Iudin (Chủ biên) Từ điển triết học. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1976.
63. Trịnh Thanh Sơn - Đọc lại trường ca Đường tới thành phố. Tạp chí Nhà văn số 2 –
2000.
64. Trần Đăng Suyền – Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nhà xuất bản Văn
học, H . 2003.
65. Trần Đăng Suyền – Về một đặc điểm của thơ Việt Nam 1955-1975, Tạp chí Văn học
tháng 10/1999.
66. Nguyễn Trọng Tạo – Văn chương cảm và luận. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1998.
67. Đào Thái Tôn – Nhân đọc từ chiến hào tới thành phố. Văn nghệ Quân đội số 6, 1986.
68. Nguyễn Minh Tấn - Nguồn cảm hứng quan trọng bậc nhất của sáng tạo nghệ thuật.
TCVH số 6, 1975.
69. Thanh Thảo - Hữu Thỉnh gửi “Thư mùa đông” tới mùa. Báo Sài gòn giải phóng số Tết
2000.
70. Hoài Thanh, Hoài Chân – Thi nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học, H,1996.
71. Nguyễn Bá Thành, Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam. Nhà xuất bản Văn học,
Hà Nội, 1996.
72. Nguyễn Bá Thành, Tìm hiểu một số đặc trưng tư duy thơ cách mạng Việt Nam1945 –
1975. Luận án PTS Khoa học Ngữ văn Hà Nội, 1990.
73. Nguyễn Bá Thành – Bùi Việt Thắng, Văn học Việt Nam 1965 - 1975. Nhà xuất bản
ĐH&THCN, Hà Nội, 1990.
74. Nguyễn Bá Thành, Thơ Chế Lan Viên với phong cách và suy tưởng. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 1996.
75. Lý Hoài Thu – Thơ Hữu Thỉnh, một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện đại.
Tạp chí Văn học số 12 – 1999.
76. Lý Hoài Thu - Thực và ảo trong thơ Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn hoá – Văn nghệ Công an
số 2 – 2001.
77. Lý Hoài Thu - Đồng cảm và sáng tạo. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1997.
78. Lƣu Khánh Thơ – Lưu Quang Vũ – Tài năng và lao động nghệ thuật. Nhà xuất bản Văn
hoá Thông tin, Hà Nội 2001.
79. Lƣu Khánh Thơ – Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội, Hà Nội 2005.
80. Lƣu Khánh Thơ - Hữu Thỉnh - Một phong cách thơ sáng tạo,ậnp chí Văn học số 10,
1998.
81. Trúc Thông – (Lời giới thiệu) Hữu Thỉnh “Thơ với tuổi thơ”. Nhà xuất bản Kim Đồng,
2002.
82. Hoàng Trung Thông - Cảm hứng và cảm xúc trong thơ. Tạp chí Văn học số 3, 1998.
83. Hữu Thỉnh - Đường tới thành phố. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 1995.
84. Hữu Thỉnh – Thư mùa đông. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 1994.
85. Hữu Thỉnh – Thơ. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 1998.
86. Hữu Thỉnh – Thương lượng với thời gian. Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội 2005.
87. Hữu Thỉnh – Thơ với tuổi thơ . Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội 2000.
88. Hữu Thỉnh – Sức bền của đất. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.
89. Hữu Thỉnh – Trường ca biển. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội 2004.
90. Hữu Thỉnh – Nhập cuộc và hành động, vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến. Tạp chí Văn học
số 2 - 2000.
91. Hữu Thỉnh – Thêm những đóng góp mới vào thơ bộ đội. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, 1
– 1985.
92. Hữu Thỉnh – Vài suy nghĩ. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 11 - 1980.
93. Hữu Thỉnh – Ý nghĩ người lính. Báo Văn nghệ, số8 - 1980.
94. Hữu Thỉnh – Yên lặng trong tâm hồn người lính. Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 8 -
2000.
95. Hữu Thỉnh – Nghĩ về những tác phẩm đậm đà bản sắc dân tộc – Báo Văn nghệ số 21,
1996.
96. Phạm Quang Trung – Quan niệm thơ của Hữu Thỉnh. Tạp chí Văn nghệ Quân đội số
587 – 2003.