Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH báo dân chúng với cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THỦY

BÁO DÂN CHÚNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
VÌ DÂN SINH DÂN CHỦ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THỦY

BÁO DÂN CHÚNG VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
VÌ DÂN SINH DÂN CHỦ
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xanh

Hà Nội - 2010


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………..…………...……………1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài………………………………...………………2
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………...………….............4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………............4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu………………..…………4
6. Đóng góp của luận văn…………………………………………….............5
7. Bố cục của luận văn………………………...………………………………5
CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO
DÂN CHƯNG.
1.1 Tình hình thế giới, Việt Nam và báo chí nói chung của Đảng Cộng
sản Đơng Dương trong những năm 1936-1939.
1.1.1.Tình hình thế giới và Việt Nam những năm 1936-1939……………6
1.1.1.1 Tình hình thế giới…….………………………………………6
1.1.1.2. Tình hình Việt Nam…………………….……………………7
1.1.2. Tình hình báo chí của Đảng Cộng sản Đơng Dương trong những
năm 1936-1939………..………………………...…………………………10
1.1.2.1. Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đơng Dương trong
những năm 1936-1939…………..…………………………………...10
1.1.2.2. Báo chí của Đảng Cộng sản Đơng Dương những năm 19361939……….………………………………………………………..12
1.2. Sự xuất hiện và hoạt động của báo Dân chúng
1.2.1. Sự xuất hiện báo Dân Chúng…………..………………………….15
1.2.2. Những nét khái lược về hoạt động của báo Dân chúng trong năm
1938-1939………………………...……………………………………….17
1.2.2.1. Nội dung, chủ đề, mục tiêu chính trị của báo Dân
Chúng………………………………...……………………………..17

1.2.2.2. Chỉ đạo báo……………………………………..…………18
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.2.3. In ấn, phát hành…………………………….…….............18
1.2.2.4. Biên tập viên, cộng tác viên, bạn đọc……………...............20
CHƢƠNG 2: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI DÂN CHỦ.
2.1. Địi tự do báo chí và tự do biểu tình, hội họp
2.1.1.Địi tự do báo chí…………………………………………………....23
2.1.2. Địi tự do hội họp, biểu tình……………………….……………….27
2.2. Địi tự do lập các hội ái hữu và nghiệp đồn……………...…………28
2.3. Đấu tranh địi thả tù chính trị………………………………………….42
2.4. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử, biến nghị trường thành

diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân chúng………………………….41
2.4.1. Phản ánh tính chất hạn hẹp, thối nát của Tuyển cử, của dân

biểu……………………………………………………………….............42
2.4.2. Đấu tranh đòi cải cách chế độ tuyển cử và các hội đồng dân

biểu……………………………………………………………...………...43
2.4.3. Biến nghị trường thành diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của dân
chúng……...………………………………………………………………44
2.5. Chống trở lại Hiệp ước 1884…………………………………..............50

CHƢƠNG 3: CUỘC ĐẤU TRANH ĐÕI CẢI THIỆN DÂN SINH.
3.1. Đấu tranh địi cải cách chính sách thuế………………………………54
3.2. Phản ảnh bất cơng, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời sống


của công nhân và nông dân.
3.2.1. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đời
sống của công nhân………………………………………………………60
3.2.2. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh địi cải thiện đời sống
của nơng dân……………………………………………………………...67
3.3. Phản ảnh bất công, mất dân chủ và đấu tranh đòi cải thiện đòi sống
của các thành phần khác……………….………………................................77
3.3.1. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh đời cải thiện đời sống
của

công

nhân

viên

chức,

tiểu

thương,

tiểu

chủ…………………………77
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3.3.2. Phản ảnh bất công mất dân chủ và đấu tranh địi cải thiện đời sống
của binh lính……………………………...………………………………82
3.3.3. Phản ảnh tình trạng thiếu trường học và đấu tranh địi cỉa thiện
điều kiện học tập cho học sinh…………………………………………...84
LUẬN

KẾT
………………………………………………………………………88

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..91
PHỤ LỤC (1): Thống kê những bài báo về dân sinh, dân chủ trên báo Dân
Chúng………………………………………………………………….................95
PHỤ LỤC (2): Một số tờ báo Dân Chúng 1938-1939 hiện đang lƣu giữ tại Bảo
tàng

Cách

mạng

Việt

Nam…………………………..…………….

…………...154

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, oanh liệt của cách mạng Việt
Nam để giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo chí đƣợc
xem là một vũ khí cực kỳ quan trọng. Đồng chí Trƣờng Chinh đã từng nói
“Khơng thể làm cách mạng mà khơng có báo chí cách mạng” báo chí có chức
năng “mở tai mở mắt” cho đồng bào “hướng dẫn dân chúng đoàn kết đấu
tranh” (Báo Việt Nam Độc lập -1942). Cách mạng địi hỏi phải có báo chí cách
mạng, sinh ra báo chí cách mạng, và sử dụng báo chí cách mạng làm vũ khí
chiến đấu thúc đẩy cách mạng Việt Nam phát triển và giành thắng lợi.
Ngay từ khi đất nƣớc cịn chìm đắm trong những đêm dài nơ lệ, vấn đề
báo chí và địi tự do báo chí đã đƣợc Nguyễn Ái Quốc đề cập đến bằng nhiều
bài viết và sách báo. Ngƣời còn sử dụng mọi diễn đàn để tố cáo chế độ báo chí
hà khắc của thực dân Pháp tại Đông Dƣơng, vạch trần sự thối nát của báo chí
thực dân. Ngƣời đã nhiều lần lớn tiếng địi tự do báo chí, cũng nhƣ địi các
quyền tự do dân chủ khác.
Đảng Cộng sản Việt Nam khi ra đời (03/02/1930) đã đánh giá cao vai
trị của báo chí. Cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng có ghi: “Đảng phải mở rộng
tuyên truyền cổ động, ra sách, báo, truyền đơn”…để làm cho “quần chúng biết
mục đích của Đảng và ý kiến của Đảng đối với các việc xảy ra” [26, tr.23].
Trong những năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập,
đặc biệt, trong phong trào vận động dân chủ 1936-1939, Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng đã sử dụng triệt để vai trị của báo chí để tun truyền, quan điểm,
đƣờng lối, chính sách của Đảng, cổ động, tổ chức quần chúng đấu tranh. Hàng
loạt tờ báo đƣợc in và phát hành rộng rãi: Tin Tức, Thời Mới, An Nam Trẻ, Tiền
Phong, Dân Chúng, Lao Động…
Thời kỳ này, hệ thống báo chí cách mạng do Đảng lãnh đạo, dù là của
Trung ƣơng, Xứ uỷ hay của các đoàn thể cách mạng khác, đều phản ánh đời
sống cực khổ và những nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tố cáo tội ác

của chính quyền thống trị, tuyên truyền đƣờng lối của Đảng, hƣớng dẫn quần
chúng đấu tranh và thực sự kết thành một pháo đài trên mặt trận tƣ tƣởng,
giƣơng cao ngọn cờ đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, đại xá
4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


chính trị phạm, tự do hội họp, biểu tình, địi cải cách chính sách thuế, đấu tranh
chống bọn Tờrốtxkít… Tất cả nhằm cổ động và tổ chức đấu tranh thực hiện các
nhiệm vụ mà Đảng đề ra trong thời kỳ bấy giờ.
Trong những năm 1936-1939, báo Dân Chúng thực sự là một hiện
tƣợng độc đáo trong lịch sử báo chí Việt Nam nói chung và báo chí cách mạng
nói riêng. Dân Chúng là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng,
đƣợc xuất bản công khai hợp pháp, không cần xin phép trƣớc, đã buộc chính
quyền thuộc địa phải thừa nhận, trong khi Đảng lại chƣa hoạt động đƣợc công
khai. Báo Dân Chúng đã in với số lƣợng cao nhất trên đất Đông Dƣơng thời
bấy giờ. Trong suốt quá trình lịch sử trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945,
Dân Chúng là tờ báo giữ vai trò tiên phong, mở đƣờng cho tự do báo chí ở nƣớc
ta dƣới chế độ cai trị của thực dân Pháp.
Trung thành với tôn chỉ mục đích của mình, trong hơn một năm tồn tại
với 80 số báo công khai, Dân Chúng đã là tấm gƣơng phản chiếu rất mực trung
thực sinh hoạt chính trị-xã hội ở Đông Dƣơng và trên thế giới trƣớc thềm chiến
tranh thế giới lần thứ II.
Báo Dân Chúng là một nguồn sử liệu quý và có giá trị về nhiều mặt.
Những nội dung đƣợc phản ánh, trình bày trên báo giúp chúng ta hiểu đƣợc đầy
đủ không chỉ diện mạo, mà cả chiều sâu của xã hội Việt Nam những năm 19381939. Qua Dân Chúng thấy rõ đƣờng lối, sự lãnh đạo cách mạng của Đảng nói
chung và chỉ đạo báo chí trong phong trào dân chủ nói riêng.
Để tìm hiểu thêm cuộc đấu tranh chống chính quyền phản động thuộc
địa và tay sai của nhân dân Đông Dƣơng để địi các quyền tự do, dân chủ, cơm

áo, hồ bình những năm 1938-1939, tơi chọn: “Báo Dân Chúng với cuộc đấu
tranh vì dân sinh, dân chủ” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử Việt Nam cận,
hiện đại của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Báo Dân Chúng xuất bản năm 1938-1939, hiện nay Bảo tàng Cách
mạng Việt Nam đang giữ 79/80 số (thiếu số 14). Báo Dân Chúng đƣợc lƣu giữ
ở kho giấy, đã vào sổ kiểm kê đăng ký bƣớc đầu và sổ phân loại hiện vật (từ
6520/Gy4879 đến 6600/Gy4959).
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong những năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về báo Dân
Chúng. Tác phẩm đầu tiên nghiên cứu có liên quan đến đề tài này phải kể đến là
cuốn Báo chí và cách mạng của Trần Huy Liệu, xuất bản tại Hà Nội vào năm
1946. Sau đó là cuốn Báo Dân Chúng của Nguyễn Thành, in tại thành phố Hồ
Chí Minh, năm 1981. Đây là một tập sách dày công sƣu tầm và nghiên cứu, nêu
lên cho chúng ta biết đƣợc một trong những thời kỳ hoạt động sôi nổi, công
khai của Đảng qua trên một năm tồn tại của tờ báo từ 22/7/1938 đến cuối tháng
8/1939.
Đến năm 1984, Nguyễn Thành tiếp tục cho ra đời cuốn Báo chí Cách
mạng Việt Nam 1925-1945, nhà xuất bản Khoa học và Xã hội in tại Hà Nội.
Tác giả đã giành 11 trang (từ 201-212) để viết về Báo Dân Chúng thời kỳ vận
động dân chủ ở nƣớc ta.
Tiếp đó là những tác phẩm nhƣ: Lược sử báo chí Việt Nam của
Nguyễn Việt Chƣớc, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn năm 1973; Đào Phiếu tác giả cuốn
Nguyễn Văn Cừ một người lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nxb Sự thật, năm
1987 và Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2007; Năm 2000, Bảo tàng Cách mạng

Việt Nam đã cho in 3 tập sách Báo Dân chúng, do Nhà xuất bản Lao động ấn
hành, trong đó in nguyên văn các bài trên 79 số báo Dân Chúng.
Ngoài những tác phẩm đƣợc xuất bản ở trung ƣơng cũng nhƣ ở địa
phƣơng nhƣ đã nêu ở trên, cũng đã có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về báo
Dân Chúng cũng đƣợc đăng tải trên các tạp chí nhƣ: bài “Giới thiệu lịch sử báo
chí Việt Nam” của Trần Huy Liệu đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 1,
tháng 3/1959. Bài “Báo chí cách mạng trong thời kỳ 1936-1939” tác giả Hồ Sĩ
Lộc đăng trên Tạp chí Xƣa & Nay, số 76, quyển B, tháng 2/2000. Bài “Các
cuộc vận động bầu cử và tranh cử trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân sinh,
dân chủ (1936-1939)” Phạm Hồng Tung in trên Tạp chí phát triển KH&CN, tập
9, số 10/2006. Bài “Dân Chúng-tờ báo tiếng Việt công khai đầu tiên của Đảng
Cộng sản Đông Dương” của G.S Phạm Xanh đăng trên Tạp chí Xƣa & Nay, số
76, quyển A, tháng 6/2000…
Một số Hồi ký của các nhân vật đã tham gia hoạt động nhƣ : “ Chúng
tôi làm báo” của Nguyễn Văn Trấn…cũng đã đề cập tới báo Dân Chúng.
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Nhìn chung, trong số các cơng trình này có tác phẩm thì nghiên cứu
tồn diện, có tác phẩm nghiên cứu từng vấn đề phản ảnh trên báo Dân Chúng.
Tuy nhiên, những vấn đề đƣợc đề cập phần nhiều còn mang tính khái quát, ít
nhiều chƣa đề cập đầy đủ chi tiết, sâu sắc về các chủ đề cụ thể, hoặc mới chỉ
nghiên cứu khai thác ở khía cạnh một số bài viết mang tính chủ trƣơng, chỉ đạo
của các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ. Vì vậy, có thể nói cho đến nay, chƣa có một
cơng trình chun biệt nào đi sâu nghiên cứu cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân
chủ phản ánh trên báo Dân Chúng trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ ở Đơng
Dƣơng 1938-1939.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận văn cố gắng làm rõ hơn những hoạt động đấu tranh của các tầng
lớp nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng
trong phong trào đòi dân sinh, dân chủ 1936-1939 đƣợc phản ánh trên báo Dân
Chúng. Qua đó, một lần nữa khẳng định giá trị nguồn tƣ liệu lịch sử của báo
Dân Chúng, phục vụ nghiên cứu và các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng
Cách mạng Việt Nam, của các cơ quan giáo dục, của các cơ quan nghiên cứu
lịch sử báo chí cách mạng… Qua luận văn có thể bƣớc đầu, rút ra bài học kinh
nghiệm về công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng thơng qua báo
chí cơng khai, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của báo chí hiện nay.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Toàn bộ báo Dân Chúng (trừ số 14) từ số 1, ra ngày
22/7/1938 đến số 80 ra ngày 30/8/1939. (Bản gốc lƣu tại Bảo tàng Cách mạng
Việt Nam)
- Phạm vi nghiên cứu: Cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng những năm 1938-1939 trong bối cảnh Việt Nam
và thế giới.
5. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đƣợc Luận văn, trên quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của
Đảng trong phong trào dân chủ 1936-1939 tơi tiến hành phân tích, đánh giá các
vấn đề thuộc nội dung của luận văn.
Luận văn đƣợc trình bày một cách trung thực, khách quan, trên cơ sở kết
hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lơgíc.
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ngồi ra cịn sử dụng phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, thống kê để xử lý tài
liệu và thông tin liên quan nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học cho luận văn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Đánh giá một cách khách quan, khoa học về vai trò của Báo Dân Chúng
trong việc tuyên truyền quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng và cổ động,
tập hợp quần chúng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, chuẩn bị cho những bƣớc
đi tiếp của cách mạng giải phóng dân tộc, chuẩn bị điều kiện tiếp nhận thời cơ
khởi nghĩa giành chính quyền.
Bƣớc đầu rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc tuyên truyền, vận
động, tổ chức quần chúng trong hoạt động báo chí.
Góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập lịch sử
thời kỳ 1936-1939 và lịch sử báo chí Việt Nam.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận
văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chương 1: Khái lược về sự xuất hiện và hoạt động của báo Dân Chúng.
Chương 2: Cuộc đấu tranh đòi dân chủ.
Chương 3: Cuộc đấu tranh đòi cải thiện dân sinh.

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1: KHÁI LƢỢC VỀ SỰ XUẤT HIỆN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BÁO DÂN CHƯNG
1.1. Tình hình thế giới, Việt Nam và báo chí nói chung của Đảng Cộng sản
Đơng Dương trong những năm 1936-1939.
1.1.1. Tình hình thế giới và Việt Nam những năm 1936-1939.
1.1.1.1. Tình hình thế giới
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế các nƣớc,
nhất là các nƣớc tƣ bản phát triển, vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề.
Những mâu thuẫn xã hội vốn có trong lịng các nƣớc này, mâu thuẫn giữa các

nƣớc đế quốc với nhau càng thêm sâu sắc.
Trong thời gian này Liên Xô đang trên đà phát triển, hoàn thành thắng lợi
kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1933-1937). Phong trào đấu tranh cách mạng và giải
phóng dân tộc bùng nổ ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Trƣớc tình hình đó, giới cầm quyền một số nƣớc tƣ bản, tìm lối thốt
bằng con đƣờng phát xít hóa đất nƣớc. Chủ nghĩa phát xít đã hình thành và phát
triển ở Italia, Đức, Nhật Bản. Lò lửa chiến tranh đã đƣợc nhen nhóm ở châu Âu
và châu Á. Cuối năm 1935, Đức, Nhật, sau đó là Italia đã ký kết “ Hiệp ƣớc
chống Quốc tế Cộng sản”. Trục phát xít Béclin-Tơkiơ-Rơma hình thành.
Chủ nghĩa phát xít cịn xuất hiện ở nhiều nƣớc khác, nhƣ Ba Lan,
Bungari, Hunggari, Tây Ban Nha. Họa phát xít và nguy cơ chiến tranh phát xít
đang đe dọa cả lồi ngƣời.
Trƣớc tình hình đó, Đại hội lần thứ VII, Quốc tế Cộng sản họp tháng
7/1935 ở Mátxcơva với sự có mặt của 65 đồn đại biểu Đảng Cộng sản của các
nƣớc, trong đó lần đầu tiên có đồn đại biểu của Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng
do đồng chí Lê Hồng Phong dẫn đầu. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia với
tƣ cách “đại biểu tƣ vấn”.
Đại hội đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế, nhƣ xác định kẻ thù trƣớc mắt của nhân dân thế giới là
chủ nghĩa phát xít; nhiệm vụ trƣớc mắt của giai cấp cơng nhân là đấu tranh
chống chủ nghĩa phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hồ bình, thành lập
mặt trận rộng rãi của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa phát xít.
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trong Báo cáo đọc trƣớc Đại hội, đồng chí Đimitơrốp - Tổng bí thƣ Ban
chấp hành Quốc tế Cộng sản đã nhận định: “Chủ nghĩa phát xít chính là sự tiến
công tàn bạo nhất của tƣ bản chống lại quần chúng lao động” “ Chủ nghĩa phát

xít nắm quyền là nền chun chính khủng bố cơng khai của những phần tử phản
động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tƣ bản tài chính” “ Ngày
nay trong nhiều nƣớc tƣ bản chủ nghĩa, quần chúng lao động trƣớc mắt phải lựa
chọn một cách cụ thể không phải giữa nền chun chính vơ sản với chế độ dân
chủ tƣ sản, mà là giữa chế độ dân chủ tƣ sản với chủ nghĩa phát xít” [20,
tr.142].
Nghị quyết của Đại hội đã kịp thời giúp các Đảng Cộng sản đề ra chủ
trƣơng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh từng nƣớc. Nó đã thống nhất hành
động cách mạng của giai cấp công nhân thế giới trong mục tiêu chung.
Năm 1936, phong trào chống phát xít giành đƣợc nhiều thắng lợi. Ở
Trung Quốc, Tƣởng Giới Thạch buộc phải bắt tay với Đảng Cộng sản. Mặt trận
Dân tộc Thống nhất đƣợc hình thành, gồm Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quốc
dân Đảng Trung Quốc và những lực lƣợng yêu nƣớc dân chủ hiệp sức chống
Nhật.
Ở châu Âu, mặt trận nhân dân Tây Ban Nha giành đƣợc thắng lợi trong
cuộc tổng tuyển cử đầu năm 1936. Trên cơ sở thắng lợi đó, Chính phủ Mặt trận
nhân dân Tây Ban Nha đƣợc thành lập.
Tháng 4/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong cuộc tổng
tuyển cử đã đứng ra thành lập nội các mới do lãnh tụ Đảng Xã hội Lêông Blum
làm Thủ tƣớng. Đối với thuộc địa, Chính phủ Pháp có 3 quyết định quan trọng:
trả tự do cho chính trị phạm; thành lập Ủy ban điều tra tình hình thuộc địa; thi
hành một số cải cách xã hội cho nhân dân lao động. Tại các thuộc địa Pháp ở
châu Phi, phong trào đấu tranh lên cao. Ở Angiêri, Marốc, Sênêgan, những cuộc
mít tinh, biểu tình địi dân chủ, tự do, địi thực hiện những cải cách xã hội diễn
ra ở nhiều nơi.
1.1.1.2. Tình hình Việt Nam
- Tình hình kinh tế:
Về nơng nghiệp : Chính quyền thực dân thực hiện chính sách tạo điều
kiện cho tƣ bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế,
10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


phần lớn đất đai canh tác tập trung vào tay tƣ bản Pháp và một số ít vào tay địa
chủ, quan lại Việt Nam. Trong toàn quốc, khoảng 2/3 hộ nơng dân khơng có
ruộng hoặc ít ruộng.
Phần lớn đất đai nơng nghiệp độc canh trồng lúa. Phần cịn lại trồng ngô,
khoai, sắn. Các đồn điền trồng cao su phân bố ở Nam kỳ và Nam Trung kỳ.
Tính đến năm 1939, diện tích trồng cao su ở Việt Nam là 86.628 ha [20, tr.144].
Ngoài cao su, các chủ tƣ bản Pháp cịn trồng những cây cơng nhiệp khác nhƣ
chè, cà phê, đay, gai, bông…
Về công nghiệp: Ngành công nghiệp khai thác mỏ đƣợc đẩy mạnh hơn cả
thời kỳ trƣớc khủng hoảng. Nguyên nhân do nhiều nƣớc nhập nguyên liệu chiến
lƣợc chuẩn bị cho chiến tranh. Tổng sản lƣợng công nghiệp khai thác mỏ năm
1929 trị giá 18,6 triệu đồng, năm 1939 là 29,5 triệu đồng. Sản lƣợng các ngành
công nghiệp dệt, chế cất rƣợu, sản xuất xi măng tăng. Các ngành điện, nƣớc, cơ
khí, lọc đƣờng, làm giấy…ít phát triển.
Về thƣơng nghiệp: Nhà nƣớc thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rƣợu,
muối và thu đƣợc lợi nhuận kếch sù. Về ngoại thƣơng, mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu là khoáng sản và nơng sản, nhập cảng máy móc và sản phẩm cơng nghiệp
tiêu dùng.
Tóm lại, những năm 1936-1939 là thời kỳ phục hồi và phát triển nền kinh
tế Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển chỉ tập trung vào một số ngành, đáp ứng
nhu cầu chiến tranh. Nền kinh tế Việt Nam vẫn bị phụ thuộc và lạc hậu.
- Tình hình xã hội: Mặc dù nền kinh tế có chiều hƣớng phục hồi, nhƣng
số ngƣời khơng có việc làm rất đơng. Năm 1936 có 408.336 ngƣời thất nghiệp.
Mức lƣơng của cơng nhân thời kỳ này thấp so với năm đầu của cuộc khủng
hoảng. Trong khi đó giá cả sinh hoạt tăng vọt, mức sống của những ngƣời làm
công ăn lƣơng giảm sút.

Số đơng nơng dân ít ruộng hoặc khơng có ruộng. Nhiều nông dân trở
thành tá điền. Đời sống của họ cơ cực vì địa tơ chiếm gần nửa hoa lợi mùa
màng. Những năm 1936-1939, thiên tai ngập lụt, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Năm
nào cũng có nạn đói, bệnh dịch. Ngồi ra ở các làng xã, nơng dân phải chịu
những thủ đoạn vơ vét, bóc lột của bọn lý dịch, cƣờng hào, những hủ tục cƣới
cheo, đình đám…
11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tƣ sản dân tộc có ít vốn, khơng có khả năng lập ra những cơng ty lớn, lại
bị thuế khóa nặng nề và sự chèn ép của tƣ bản Pháp.
Tầng lớp tiểu tƣ sản, trí thức bị thất nghiệp nhiều. Công chức Việt Nam
lƣơng thấp, không đủ ăn. Địa chủ vừa và nhỏ bị chủ đồn điền Pháp hoặc đại địa
chủ ngƣời Việt chèn ép, lấn chiếm ruộng đất. Các tầng lớp lao động khác cũng
phải chịu giá sinh hoạt đắt đỏ, thuế má tăng.
Nhìn chung, đời sống của đa số nhân dân khó khăn, cực khổ. Chính vì
thế, họ đã hăng hái đứng lên đấu tranh đòi tự do, cơm áo dƣới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.
- Tình hình chính trị:
Trƣớc tình hình thế giới và trong nƣớc có nhiều biến chuyển, tháng
7/1936 Hội nghị Trung ƣơng lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng do
đồng chí Lê Hồng Phong-Uỷ viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì đã
họp tại Thƣợng Hải (Trung Quốc). Hội nghị đã dựa trên những luận điểm cơ
bản của Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình
cụ thể của Việt Nam để đề ra đƣờng lối và phƣơng pháp đấu tranh thích hợp.
Nghị quyết Hội nghị đề cập tới một số vấn đề cơ bản sau đây:
- “Nhiệm vụ chiến lƣợc của cách mạng dân tộc dân chủ Việt Nam là
chống đế quốc, chống phong kiến không hề thay đổi. Nhƣng để phù hợp

với tình hình mới Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trƣớc mắt là đấu tranh
chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, địi tự
do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hồ bình. Kẻ thù chủ yếu trƣớc mắt của
nhân dân Đơng Dƣơng là bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.
- Khẩu hiệu đấu tranh: Tạm thời chƣa nêu khẩu hiệu “ Đánh đổ đế quốc
Pháp, giành độc lập dân tộc” và khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của địa chủ
chia cho dân nghèo” mà nêu: “ Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa
bình”.
- Tổ chức: Chủ trƣơng thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế
Đông Dƣơng bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị,
xã hội và tơn giáo khác nhau.
- Phƣơng pháp đấu tranh: Kết hợp các hình thức cơng khai và bí mật, hợp
pháp và bất hợp pháp; đấu tranh chính trị và hịa bình” [20, tr.146]
12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Hội nghị Trung ƣơng tháng 7/1936 là sự vận dụng sáng tạo Nghị quyết
Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể ở Đông Dƣơng.
Hội nghị đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lƣợc với mục
tiêu cụ thể trƣớc mắt của cách mạng, mối quan hệ giữa mục tiêu đấu tranh với
hình thức tổ chức và hình thức đấu tranh, mối quan hệ giữa liên minh công nông
với mặt trận tập hợp lực lƣợng rộng rãi, mối quan hệ giữa phong trào cách mạng
Đông Dƣơng với phong trào cách mạng ở Pháp và trên thế giới…
Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung
ƣơng Đảng tháng 7/1935 đƣợc bổ sung, phát triển thêm trong các nghị quyết
của Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng năm 1937 và 1938.
Với chủ trƣơng đó, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã lãnh đạo quần chúng
đấu tranh trên các mặt trận trong thời kỳ 1936-1939.

Từ cuối năm 1936, phong trào cách mạng ở Việt Nam bắt đầu đi lên với
khí thế mới, tiếp tục phát triển trong năm 1937, đến năm 1938 có thể coi là đỉnh
cao cả về chiều rộng và chiều sâu, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị,
văn hóa, tƣ tƣởng, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, rất hiếm có ở một
nƣớc thuộc địa. Bằng sức mạnh đoàn kết của quần chúng, chính quyền thực dân
buộc phải nhƣợng bộ những yêu sách cụ thể, trƣớc mắt của chúng ta.
Nhƣng do tình hình chính trị ở Pháp xấu đi, thực dân Pháp ở Đông
Dƣơng phản công lại Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân Đông Dƣơng.
Sang năm 1939, cách mạng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhƣng dƣới sự lãnh
đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh các cuộc đấu tranh cố
giữ những quyền lợi đã giành đƣợc và chống nguy cơ chiến tranh, chống phát
xít Nhật xâm lƣợc.
Khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, đối với Đông Dƣơng, thực
dân Pháp công khai thực hành chủ nghĩa phát xít, trƣớc hết đánh vào Đảng và
các đoàn thể quần chúng do Đảng lãnh đạo. Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng
chuyển vào hoạt động bí mật. Tháng 11/1939 Đảng tổ chức Hội nghị Trung
ƣơng để nhận định tình hình, và đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Đơng Dƣơng
trong điều kiện lịch sử mới.
1.1.2. Tình hình báo chí của Đảng Cộng sản Đơng Dương trong những
năm 1936-1939.
13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2.1. Chính sách báo chí của thực dân Pháp ở Đơng Dương trong
những năm 1936-1939.
Ở Đơng Dƣơng, đối với chính sách báo chí, chính quyền thực dân Pháp
đƣa ra nhiều đạo luật, sắc lệnh, có loại quy định ở nƣớc Pháp, đƣợc ban hành và
có hiệu lực ở Đơng Dƣơng, cũng có loại của tồn quyền Đơng Dƣơng ban hành

riêng cho Đơng Dƣơng.
Đạo luật về tự do báo chí của Quốc hội Pháp thông qua ngày 29/7/1881
đƣợc ban hành ở Nam kỳ theo Nghị định của tồn quyền Đơng Dƣơng, ngày
12/9/1881.
Đáng lẽ sau ngày 12/9/1881 các báo chí ở Nam kỳ xuất bản bằng tiếng
Việt phải đƣợc tự do theo luật báo chí này của Quốc hội Pháp. Nhƣng thực dân
Pháp ở Đông Dƣơng đã tùy tiện không chịu thi hành, bác bỏ hiệu lực pháp lý của
nó, buộc mọi tờ báo tiếng Việt đều phải làm đơn xin phép. Chỉ khi nào đƣợc
Toàn quyền chuẩn y, mới đƣợc ra báo. Trong quá trình biên tập phải chịu kiểm
duyệt cắt bỏ những đoạn hay những bài xét ra khơng có lợi cho sự thống trị thực
dân. Khi cần thiết, chúng ra lệnh thu hồi giấy phép, đóng cửa tịa soạn.
Trong thƣ đề ngày 02/02/1889 của Tồn quyền Đơng Dƣơng Risơ gửi cho
Bộ trƣởng thuộc địa G.Rốc có đoạn viết:
“ Đạo luật 1881 không thể thực hiện đƣợc ở đây, và cái tính cách thuộc
địa của nó đã làm cho chúng ta bó tay trong rất nhiều trƣờng hợp: trên
lãnh thổ đƣợc nhƣợng bộ bởi vua An Nam này, nên nhớ một điều là chúng
ta không sống trên một thuộc địa, nơi mà chúng ta có thể hƣởng tất cả
những quyền lợi quốc gia và hành chính, chúng ta cũng phải đang sống ở
một nƣớc bảo hộ thƣờng mà nơi ấy chúng ta chỉ có một việc làm là bảo vệ
kiều dân của chúng ta. Vì lý do đó mà chúng ta hiểu tại sao báo chí hay
những ấn phẩm phải theo đúng những điều kiện thích hợp trong một nƣớc
bảo hộ và cũng là một cách để chúng ta có thể đề phịng những gì khơng
hay rất có thể xảy ra” [37, tr.40]
Theo đề nghị của Tồn quyền Đơng Dƣơng, ngày 25/3/1889 Ủy ban tố
tụng của Hải quân và thuộc địa họp đã quyết định Đạo luật về tự do báo chí ngày
29/7/1881 khơng áp dụng ở các xứ thuộc địa nhƣ Bắc kỳ, Trung kỳ (và cả Lào,
Campuchia). Bộ thuộc địa ra Sắc lệnh ngày 30/12/1898, ban hành ở Đông
14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Dƣơng ngày 30/6/1899. Nội dung của Sắc lệnh nhằm đối phó với báo chí xuất
bản ở Đơng Dƣơng, Sắc lệnh này bãi bỏ việc thực hiện tự do báo chí theo luật
ngày 29/7/1881 ở Nam kỳ.
Sắc lệnh này là cơ sở chủ yếu cho thực dân Pháp ở Đông Dƣơng áp dụng
đối với báo chí ở Đơng Dƣơng, nó đã mở rộng quyền hạn cho Tồn quyền Đơng
Dƣơng tùy tiện ngăn cấm và cản trở lƣu hành những báo chí có những bài cơng
kích Chính phủ thuộc địa phản động. Bên cạnh đó, nhà cầm quyền cịn cấp tiền
cho các báo có khuynh hƣớng chính trị xấu để lơi kéo và nuôi dƣỡng những tờ
báo phản động.
Rất nhiều đơn gửi lên Tồn quyền Đơng Dƣơng xin phép ra báo đã bị bác
bỏ. May lắm có tờ nào ra đƣợc thì cũng qua kiểm duyệt, xem xét kéo dài.
Cho đến khi tờ Dân Chúng đƣợc xuất bản công khai ở Sài Gịn mà khơng
xin phép trƣớc, bƣớc qua tất cả các Sắc lệnh, Nghị định phản động về báo chí,
mặc nhiên bƣớc đầu nhà cầm quyền phải làm ngơ. Ngày 30/8/1938, Chính phủ
Pháp ra Sắc lệnh cho phép xuất bản báo chí, ấn phẩm khơng cần phải xin phép ở
Nam kỳ. Song đến ngày 29/8/1939 đứng trƣớc ngƣỡng cửa chiến tranh, Chính
phủ Pháp ra Sắc lệnh buộc các báo chí quốc văn, cũng nhƣ Pháp văn đều phải
chịu sự kiểm duyệt trƣớc khi ấn hành và không hạn định giá trị về thời gian.
1.1.2.2. Báo chí của Đảng Cộng sản Đơng Dương những năm 1936-1939
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, một loạt báo chí có xu hƣớng tiến bộ,
u nƣớc bị đình bản. Trong 4 năm từ 1931-1934 có 161 tờ báo và tạp chí bị
đóng cửa, trong đó Nam kỳ 67 tờ, Trung Kỳ 14 tờ, Bắc kỳ 80 tờ. Chỉ cịn lƣu
hành những báo chí của thực dân, bảo hoàng, những tờ báo đƣợc nhà nƣớc thực
dân trợ cấp. Các tờ báo của tƣ nhân cịn lại phải nín thở hoạt động dƣới chiêu bài
“rút giấy phép” và hiển nhiên nếu báo nào muốn tồn tại phải nói dựa theo tiếng
nói của nhà cầm quyền.
Con số 161 tờ báo bị đình bản trong 4 năm đủ chứng minh chính sách đàn
áp tự do ngơn luận, tự do báo chí của chính quyền thực dân Đơng Dƣơng. Đồng

thời nó cũng nói lên tinh thần đấu tranh bất khuất của giới báo chí tiến bộ. Ngay
trong tình hình đó thì các chiến sĩ yêu nƣớc vẫn tiến hành những cuộc đấu tranh.
Kết quả là các nhà báo tiến bộ đã buộc chính quyền thực dân Pháp phải hủy bỏ
cơ quan kiểm duyệt báo chí từ 1/1/1935.
15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm 1936, với lệnh ân xá, hàng loạt tù chính trị đƣợc tha, các cán bộ của
Đảng chắp nối liên lạc, xây dựng cơ sở, tổ chức lại các cấp uỷ và lợi dụng tình
hình mới để ra sách báo công khai.
Tiếp tục truyền thống bất khuất, vào thời kỳ 1936-1939, cuộc đấu tranh
địi tự do báo chí đƣợc đẩy lên một đà mới. Báo chí cách mạng Việt Nam ra sức
tranh thủ điều kiện thuận lợi mới về chính trị, xuất bản công khai. Nội dung
thƣờng yêu cầu tự do báo chí, tự do ngơn luận, phê phán gay gắt chế độ báo chí
đƣơng thời, yêu cầu thi hành chế độ báo chí nhƣ ở Pháp. Và ra sức tuyên truyền
chủ nghĩa Mác - Lênin và Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản
đối với việc thành lập Mặt trận dân chủ chống phát xít; tuyên truyền cho sự
chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, vận động
thành lập Mặt trận Dân chủ Đơng Dƣơng, địi tự do dân chủ, cải thiện đời sống
và hồ bình, chống phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít, chống chủ nghĩa
Tờrốtxkit, chủ nghĩa cải lƣơng và mọi lý luận tƣ tƣởng phản động khác để đẩy
tới một cao trào cách mạng mới.
Thời kỳ này Đảng có các tờ chữ Pháp nhƣ: Le Travail, Rassemblement!
(1937), En Avant! (1937); Notre voix (1939) L’Avant Garde, Le Peuple…đây là
những tờ báo theo chế độ đã ban hành, thì báo tiếng Pháp do ngƣời Pháp hay
ngƣời Việt chủ trƣơng đều không cần phải xin phép, chỉ cần làm thủ tục đơn
giản.
Bên cạnh đó Đảng chủ trƣơng đi thuê, mƣợn lại những tờ báo sẵn có từ

trƣớc, nhƣng ngƣời quản lý, tổng biên tập là ngƣời của Đảng phụ trách. Hình
thức có khi nhƣ cũ, có khi ít nhiều thay đổi cách trình bày, nhƣng nội dung thì
hồn tồn khác nhƣ:
Tờ Hồn Trẻ, xuất bản ngày 31/1/1935 do Nguyễn Mạnh Đang chủ nhiệm.
Tờ Tân Xã Hội, xuất bản ngày 3/9/1936 sáng lập Viên Nguyễn Bính Nam, chủ
nhiệm Vũ Đình Huỳnh. Tờ Khoẻ, xuất bản ngày 5/3/1937 do chủ nhiệm Trần
Quang Huề. Tờ Bạn Dân của Misen cho đồng chí Đào Duy Kỳ quản lý. Tờ
Tiếng Trẻ do Phạm Hữu Ninh chủ nhiệm, Trần Văn Tuyên quản lý, xuất bản
ngày 22/12/1936. Tờ Tân Tiến số 1 ra tháng 8/1936 do Lê Quang Trinh làm
giám đốc. Tờ Phổ Thông số 1 ra ngày 18/2/1938 do Lê Hoàng làm giám đốc,
quản lý Huỳnh Hoa Cƣơng. Tờ Việt Dân số 1 ra ngày 2/12/1936 do Đặng Thúc
16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Liêng làm giám đốc. Tờ Kịch Bóng do Bùi Văn Cịn làm giám đốc, quản lý
Nguyễn Thơng Phán sau chuyển thành giám đốc là bà Phạm Xuân Chi, quản lý
là Nguyễn Văn Trấn.
Theo tinh thần chỉ đạo của Trung Ƣơng trong thông cáo ngày 20/3/1937:
“các cấp đảng bộ phải khuyến khích những ngƣời cảm tình đứng tên ra xin chính
phủ cho phép xuất bản những tờ báo công khai” [18, tr.217] một số tờ báo ra đời
nhƣ: Hà Thành thời báo, xuất bản ngày 16/4/1937 Lê Kế Huyên làm giám đốc.
Tờ Thời Thế, xuất bản ngày 30/10/1937 do Lê Kế Huyên làm giám đốc, Trần
Đình Chi làm quản lý. Tờ Nhành Lúa, ra ngày 15/1/1937 do Nguyễn Xuân Lữ
chủ biên, Hải Triều làm Tổng thƣ ký toà soạn. Tờ Kinh tế Tân văn do Phạm Bá
Nguyên làm giám đốc, Lê Quế làm chủ nhiệm. Tờ Dân do Nguyễn Xuân Cát
làm giám đốc, Nguyễn Đan Quế làm quản lý, Phan Đăng Lƣu chỉ đạo biên tập…
Trên các báo chí cách mạng, Đảng công khai tuyên truyền đƣờng lối mới
của Đảng. Nhiều “thƣ ngỏ” “thƣ công khai” của Trung ƣơng Đảng gửi các đảng

phái, các xu hƣớng chính trị, các tổ chức quần chúng, các tầng lớp nhân dân
đƣợc công bố trên báo chí. Lần đầu tiên đƣờng lối của Đảng đƣợc tuyên truyền
công khai tỏa sáng đến đông đảo nhân dân, rọi chiếu con đƣờng đấu tranh của
dân tộc. Lần đầu tiên Đảng công khai bảo vệ đƣờng lối đúng đắn của mình, phê
phán một cách có căn cứ mọi xu hƣớng tả khuynh, hữu khuynh.
Trên các cột báo lớn, bằng những đầu đề nổi bật, ở những vị trí trang
trọng, báo chí cũng đã nêu lên nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, đƣa tin
về các cuộc đấu tranh của cơng nhân, nơng dân, tiểu tƣ sản, trí thức, học sinh,
binh lính, phụ nữ…địi các quyền lợi cơ bản. Các tờ báo trên liên tiếp ra đời, tờ
báo này bị cấm, tờ báo khác lại xuất hiện.
Đứng trƣớc cao trào cách mạng trong cả nƣớc ngày càng phát triển mạnh
mẽ mà đỉnh cao là năm 1938. Với sự cố gắng nỗ lực, Đảng đã cho ra đời đƣợc
báo Tin Tức, xuất bản ngày 02/4/1938 là cơ quan của Xứ uỷ Bắc kỳ. Đồng chí
Đặng Xuân Khu (Trƣờng Chinh) làm giám đốc, Trần Huy Liệu làm chủ bút,
ngƣời sáng lập Lƣơng Văn Tuân, quản lý Trịnh Hoài Đức. Tờ Dân Chúng xuất
bản 22/7/1938 là cơ quan trung ƣơng của Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng do Tổng
bí thƣ Nguyễn Văn Cừ chỉ đạo. Tiếp sau đó là tờ Dân Tiến-Cơ quan liên hiệp tất
cả các lực lƣợng cấp tiến, thực chất là của Xứ uỷ Trung kỳ, xuất bản ngày
17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20/12/1938 do Huỳnh Văn Thanh quản lý, Phan Đăng Lƣu chỉ đạo biên tập. Tờ
Dân Muốn-cơ quan của Xứ uỷ Trung kỳ xuất bản ngày 20/12/1938 do chủ nhiệm
Phan Văn Tạo, chỉ đạo biên tập Phan Đăng Lƣu. Tờ Lao Động, xuất bản ngày
29/11/1938 do Nguyễn Thành A làm quản lý. Tờ Thế Giới, xuất bản tháng
9/1938-9/1939. Tờ Đời Nay, xuất bản tháng 12/1938-9/1939. Tờ Ngày Mới, xuất
bản năm 1939…
Báo chí cách mạng thời kỳ 1936-1939 tận dụng mọi điều kiện thuận lợi

mới, mọi phƣơng tiện kỹ thuật có thể để thu thập tin, đến tận nơi điều tra sự việc,
và đƣa lên báo tƣơng đối nhanh, tận dụng máy thu thanh, điện thoại, điện báo để
lấy tin và liên lạc; dùng xe lửa, ô tô, tàu thuỷ để phát hành báo…
Báo chí cách mạng thời kỳ 1936-1939 tích cực truyền bá chủ nghĩa MácLênin và đƣờng lối, chính sách của Đảng trong quần chúng, góp phần thúc đẩy
sự thống nhất phong trào cả nƣớc, trong tồn Đơng Dƣơng hồ vào nhau, hƣởng
ứng lẫn nhau, cùng nhau tiến lên đấu tranh dƣới những khẩu hiệu chung, khắc
phục tính rời rạc địa phƣơng. Toà soạn báo là nơi quần chúng đến bày tỏ nguyện
vọng, phản ánh tình hình địa phƣơng cho Đảng, biên tập viên, phóng viên của
báo đi vào quần chúng, hình thành mối liên hệ cơng khai, một trạm giao thông
hợp pháp tin cậy, thƣờng xuyên giữa Đảng và quần chúng. Tồ soạn báo cịn là
địa chỉ cho các chiến sĩ cách mạng đến tìm liên lạc với tổ chức đảng khi ra tù,
hay ở nƣớc ngoài về.
1.2. Sự xuất hiện và hoạt động của báo Dân Chúng
1.2.1. Sự xuất hiện báo Dân Chúng
Những năm trƣớc đây, trong phong trào báo chí, nhiều cán bộ của Đảng
đã xuất bản một số báo khơng có danh nghĩa gì, xem nhƣ báo tự do của tƣ nhân,
Hồn trẻ tập mới-tờ báo cách mạng ra đời công khai sớm nhất ở nƣớc ta, ra đƣợc
12 số thì bị rút giấy phép. Tân Xã hội xuất bản đƣợc số ra mắt, số 1 và số 2 cũng
bị cấm, tờ báo chữ Pháp LeTravail đến tháng 4/1937 cũng bị đình bản. Tờ
Rassemblement ra đƣợc 5 số phải ngừng, tuy có khó khăn về tài chính nhƣng
chủ yếu là do phong trào đang lên mạnh, tên báo khơng có tác dụng động viên,
thúc đẩy phong trào, cần có tờ báo khác ra thay. Xứ ủy cho ra tờ EnAvant mạnh
mẽ hơn, viết hay hơn, có thêm Đặng Thai Mai và một số ngƣời khác tham gia.
Song En Avant chỉ xuất bản đƣợc 11 số rồi ngừng. Báo chữ Pháp ngƣời viết
18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khơng thiếu, nhƣng ít ngƣời đọc, cơng in cao, bán bị lỗ, gây thêm khó khăn về

tài chính, nhƣng có tác dụng tốt về đối ngoại đối với ngƣời Pháp ở Việt Nam và
ở Pháp.
Để khắc phục nhƣợc điểm của báo chữ Pháp, Xứ ủy tìm mọi cách cho ra
báo chữ Việt, nhƣ thuê lại tờ Thời Thế, ra đƣợc 13 số rồi bị cấm.
Cũng trong năm 1937, Trung ƣơng Đảng ra tờ L’Avant Garde (Tiền
Phong) làm cơ quan ngôn luận của lao động và nhân dân Đông Dƣơng nhƣng
thực chất là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng, xuất bản bằng tiếng Pháp
do Tổng bí thƣ Hà Huy Tập trực tiếp chỉ đạo, số 1 ra ngày 29/5/1937 tại Sài
Gịn. Báo ra đƣợc 8 số thì bị đóng cửa. Sau đó, Đảng kịp thời ra tờ Le Peuple
bằng tiếng Pháp thay thế, số 1 ra ngày 24/9/1937, vẫn do Tổng bí thƣ Hà Huy
Tập chỉ đạo.
Về báo chữ Việt, tờ Phổ Thông loại mới ra đƣợc 16 số rồi chủ nhiệm Lê
Hồng địi lại cho Tờrốtxkít th. Trƣớc đó có tờ Kịch Bóng số mới, chỉ ra đƣợc
số 2…
Các Xứ uỷ liên tiếp ra báo, hết tờ này bị cấm lại ra tờ khác, những tờ báo
đó khơng chỉ góp phần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cổ động của Đảng mà
còn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự xuất hiện một số tờ báo khác bằng
tiếng Việt và tiếng Pháp đƣợc tiếp tục ra đời sau đó.
Phong trào đấu tranh lan rộng. Nhu cầu phải có báo tiếng Việt, phải có tự
do báo chí là vơ cùng cần thiết, Đảng cần phải có một tờ báo của trung ƣơng
bằng chữ Việt, bên cạnh bản chữ Pháp, xuất bản ổn định, số lƣợng lớn, ra đều
kỳ, phổ biến rộng rãi trên tồn cõi Đơng Dƣơng mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của
tình hình. Vì thế, Trung ƣơng Đảng đã kêu gọi “các Đảng bộ lạc quyên tiền cho
Đảng để ra một tờ báo có tính chất và ảnh hƣởng khắp toàn xứ và xuất bản nhiều
kỳ, đặc biệt thông tin tin tức thế giới và trong xứ để đối phó với thời cuộc cho
kịp” [21, tr. 282-283]
Báo của trung ƣơng theo luật phải xin phép thì khơng bao giờ đƣợc, vì
Đảng Cộng sản Đơng Dƣơng chƣa có địa vị hợp pháp. Nên Tổng bí thƣ Nguyễn
Văn Cừ chủ trƣơng chỉ có đấu tranh mới có báo trung ƣơng.
Đƣợc luật sƣ Trịnh Đình Thảo giải thích:

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


“Một nghị định không thể đổi thay một đạo luật. Đó là nguyên tắc. Mà cái
Nghị định Varenne, chẳng những đã thay đổi mà cịn làm mất tính chất
của đạo luật đó-về tự do báo chí. Theo đạo luật đó thì ngƣời Pháp và
ngƣời của thuộc địa Pháp nếu muốn ra báo thì chỉ cần làm một tờ khai báo
giản đơn, nộp cho nhà đƣơng cuộc trƣớc 24 giờ đồng hồ. Toàn quyền
Varenne lại ra nghị định bắt buộc ra báo chữ quốc ngữ thì phải xin phép.
Vậy là trái với đạo luật. Tơi muốn nói với các anh là các anh cứ trên sự
khai báo giản đơn cho ra một tờ báo quốc ngữ…” [43, tr.175] nhƣ vậy
Đảng ta yên tâm về mặt luật pháp.
Vấn đề tài chính, Đảng ta đi vận động các nhà yêu nƣớc nhƣ chị Ba Bầu ở
Phú Nhuận, anh Giáo Mông ở trong Chợ Lớn, nhà in Nguyễn Phú Hữu ở
Gallieni…trong đó có địa chủ Võ Công Tồn ủng hộ rất lớn.
Sau 3 tháng chuẩn bị khẩn trƣơng và đƣợc sự chỉ đạo trực tiếp của đồng
chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Hà Huy Tập, ngày 22/7/1938 Báo Dân Chúng
số 1 ra mắt bạn đọc, hiên ngang bƣớc lên vũ đài chính trị, dũng cảm, ngoan
cƣờng chiến đấu cho quyền lợi của nhân dân lao động Đơng Dƣơng.
Tịa soạn báo đặt ở tầng 1 của nhà số 51-E, Colonel Grimaud, tầng trên là
tòa soạn báo Le Peuple. Để tránh địch khiêu khích, chuẩn bị cho số đầu tiên,
đồng chí Nguyễn Văn Cừ, đã dặn dị
“ Các anh liệu viết cái gì đó, chung chung vơ tội vạ đã, để nó khơng có cớ
trấn áp. Nếu nó trấn áp vơ cớ là chà đạp tự do báo chí, là vi phạm luật
pháp. Nhân đó chúng ta sẽ phát động chiến dịch đòi tự do báo chí rộng
khắp cả nƣớc và sang cả bên Pháp. Chúng ta sẽ kiện tới Paris. Số báo đầu
tay đừng để chúng tịch thu với lý do là báo có bài xúi giục khuynh đảo.
Nếu nó kiếm cớ tịch thu thì cũng đừng để nó tịch thu hết, mà phải cố nắm

lấy mấy tờ để còn vật chứng mà kiện” [34, tr.187].
Lúc đầu báo không lấy danh nghĩa là cơ quan nào, sau đến số 28 mới đề “ Cơ
quan của lao động và dân chúng Đông Dƣơng”.
Báo Dân Chúng của Trung ƣơng Đảng xuất bản ở Sài Gòn, phát hành trên
tồn Đơng Dƣơng, cung cấp một vũ khí tƣ tƣởng, lý luận và chính trị cho tồn
Đảng, tồn dân, là một địn tiến cơng mới và mở rộng đánh vào thế lực phản
động.
20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.2.2. Những nét khái lược về hoạt động của báo Dân Chúng trong năm
1938-1939.
1.2.2.1.Nội dung, chủ đề, mục tiêu chính trị của báo Dân Chúng.
Là cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng, hoạt động công khai hợp
pháp, báo Dân Chúng dựa vào nhiệm vụ và chức năng của mình với tính cách
là báo chí vơ sản để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và các chủ trƣơng của
Trung ƣơng Đảng trong thời gian mà tờ báo chiến đấu. Vận dụng linh hoạt các
phƣơng châm và hình thức đấu tranh để phản ánh thực tế xã hội, giác ngộ và tổ
chức quần chúng, góp phần tích cực đẩy cao trào cách mạng đi lên những bƣớc
mới theo phƣơng hƣớng và yêu cầu của Đảng đề ra.
Tờ báo một mặt phản ánh, tổng kết những mặt tích cực, những sáng tạo,
các điển hình, mặt khác có nhiệm vụ góp phần uốn nắn, phân tích những nhƣợc
điểm hƣớng dẫn phong trào.
Lƣợc qua 80 số báo Dân Chúng, ta có thể thấy nội dung chủ yếu của các
bài thƣờng đề cập đến những chủ đề sau:
- Tuyên truyền lý luận, đƣờng lối, quan điểm, chính sách của Đảng
- Cổ động và tổ chức quần chúng đấu tranh thực hiện các khẩu hiệu dân
chủ và chống chiến tranh: Đấu tranh đòi tự do dân chủ (Địi tự do báo chí; địi

lập các hội ái hữu và nghiệp đồn; địi tự do hội họp và biểu tình; địi thả hết tù
chính trị; địi cải cách chế độ tuyển cử và các hội đồng dân biểu; chống trở lại
Hiệp ƣớc 1884). Đấu tranh đòi cải thiện dân sinh (đấu tranh địi cải cách chính
sách thuế; đấu tranh địi cải thiện đời sống cho cơng nhân, nơng dân, binh lính,
học sinh, phụ nữ…). Đấu tranh chống phát xít và chống chiến tranh.
- Quan hệ giữa mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng với Liên Xô và Mặt trận
Dân chủ chống phát xít ở các nƣớc nhƣ với Liên Xô, với Mặt trận nhân dân
Pháp, với Trung Quốc, Tây Ban Nha.
1.2.2.2. Chỉ đạo báo
Báo Dân Chúng do đồng chí Hà Huy Tập và Nguyễn Văn Cừ thay mặt
Trung ƣơng Đảng quyết định xuất bản báo. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ với tƣ
cách và Tổng bí Thƣ đã trực tiếp chỉ đạo và viết nhiều bài cho báo về những
vấn đề lý luận và chính trị quan trọng.
21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Qua một năm tồn tại, báo Dân Chúng thay đổi 4 ngƣời quản lý vì địch
khủng bố. Từ số 1 đến số 43 là đồng chí Dƣơng Trí Phú; Từ số 44 đến số 52 là
đồng chí Trần Văn Kiết; Từ số 53 đến số 69 là đồng chí Huỳnh Văn Thanh; Từ
số 70 cho đến số cuối cùng là đồng chí Hồng Hoa Cƣơng.
Thời gian đầu, từ số 1 đến số 33 toà soạn báo Dân Chúng đặt tại số 43
đƣờng Hamelin (đƣờng Lê Thị Hồng Gấm), sau chuyển tới số nhà 51-E đƣờng
Colonel Grimaud (đƣờng Phạm Ngũ Lão)
1.2.2.3. In ấn, phát hành
Thời kỳ đầu (từ số 1 đến số 27) Báo Dân Chúng in tại nhà in S.A.T.I
(Societe’ Anonyme des Travaux dimpression) số nhà 201, phố Frères Louis
(nay là đƣờng Nguyễn Trãi) do Phôcơnơ làm chủ, nhận in báo với giá cao gấp 4
lần những tờ báo khác có giấy phép.

Từ số 28 đến 37, báo Dân Chúng in tại Sài Gòn In Bảo tồn (nhà in Bảo
tồn, số 173-175 Boulevard de la Somme)
Từ số 38 đến số 81, Báo Dân Chúng in tại Nhà in Xƣa Nay tại ngơi nhà
60-64 Boulevard Bonard, Sài Gịn.
Dân Chúng là tờ báo công khai, về định kỳ ra báo, Dân Chúng số 1
chƣa thấy ghi kỳ hạn cụ thể, nhƣng từ số 2 đến số 57, báo ra một tuần hai số (số
2 đến số 38 ra ngày thứ tƣ và thứ bảy; số 39 đến số 57 ra ngày thứ ba và thứ
bảy). Từ số 58 đến 65 ra hàng ngày; từ số 66 đến số 67 ngày thứ ba và thứ bảy;
từ số 68 đến số 81 lại ra hàng tuần vào ngày thứ tƣ. Có lúc báo đã dự định ra
một tuần ba kỳ (xem trong các báo Dân Chúng số 22 và 25). Nhƣng lại có lúc
bị mật thám đến toà soạn khám xét, bắt ngƣời nên báo ngừng tới ba tuần (nhƣ
số 52 ra ngày 7/3/1939 cho tới ngày 28/3/1939 mới ra tiếp số 53).
Số trang báo cũng hay đổi, lúc đầu 4 trang, sau lên 6 trang, rồi lại giảm
xuống 2 trang (có 70 số 4 trang)
Báo Dân Chúng in bằng máy, đẹp, rõ ràng, kích thƣớc báo lớn, số
lƣợng phát hành nhiều, khơng chỉ in đen trắng, có những số báo trang đầu cịn
in màu. Mỗi số báo đều có những bài xã luận và bình luận chính trị, đề cập tới
quan điểm của Đảng và nhiều vấn đề quan trọng ở trong nƣớc và quốc tế.
Số lƣợng bản in cũng luôn thay đổi: số 1 in 1000 bản; số 2 và 3 tăng lên
2000 bản; số 4 là 3000 bản đến số 9 lên 4000 bản, số 28 là 6000 bản; cao nhất
22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


là số Xuân 1939 lên tới 15.000 bản và số kỷ niệm ngày thành lập Đảng
6/1/1939 là 10.000 bản, sau đó giảm xuống chỉ cịn 6000 bản vì quan lại Nam
triều cấm lƣu hành báo Dân Chúng ở các tỉnh Trung kỳ.
Từ số 1 đến số 9, báo in trên khổ giấy 30cm x 44,5cm. Từ số 10 đến số
cuối cùng in trên khổ giấy 37cm x 54 cm. Đặc biệt số Xuân năm 1939 in nhiều

màu trên khổ 27cm x 37cm.
Về việc phát hành, Dân Chúng có phƣơng trâm “bán báo ở thành phố thì
bán ở khắp ngã tƣ đƣờng, bán vào các nhà máy, bán tận xƣởng thợ. Cịn bán về
nơng thơn thì tận các làng, các xóm hẻo lánh. Báo phải bán từng tờ và bán
sạch…”. [43, tr.293]
Báo Dân Chúng xuất bản cơng khai vì vậy một điều đặc biệt là báo đã sử
dụng cả bộ máy phát hành của địch để đƣa báo đến tay độc giả nhanh nhất.
“Chúng ta lấy quận làm trung tâm phát hành, nếu ta chờ báo đến tỉnh, rồi tiếp
tục đi con đƣờng nhà nƣớc mà xuống quận, rồi từ quận đến tổng, tổng xuống tới
làng, rồi hƣơng thơ mang đến nhà thì ơi cha là lâu. Cho nên khi báo vừa về đến
tỉnh thì các đại lý của ta lấy ngay về, phân phát cho ban cán sự của ta ở quận.
Anh em quận đƣa thẳng đến tay độc giả ở từng làng” [43, tr.294].
Phát báo vào nhà máy và ở đƣờng phố thì qua các ái hữu. Trong thành
phố, các nhân viên của tòa báo phụ trách mỗi ngƣời một vùng, ở đây họ cũng
vận động những ngƣời cảm tình và ủng hộ báo để phát hành.
Từ những ngƣời ủng hộ, Dân Chúng đào tạo họ thành những ngƣời cổ
động báo, đi các nơi tuyên truyền, cổ động ngƣời mua báo. Những ngƣời làm
cổ động viên đƣợc giới thiệu tên và ảnh trên mặt báo, đƣợc cấp giấy chứng
nhận của tồ soạn có chữ ký của ngƣời quản lý và đóng dấu, mang theo biên lai
để khi nhận tiền mua báo của bạn đọc thì có biên nhận.
Báo bán lẻ qua các hiệu sách của những ngƣời có cảm tình với Đảng, họ
tổ chức thành một mạng lƣới ở khắp các thành phố, thị xã và một số thị trấn
lớn. Báo bán lẻ cịn thơng qua những trẻ em bán báo rong, những em bán lẻ báo
Dân Chúng nói chung thƣờng đƣợc chọn là trẻ có ý thức tốt, coi nhƣ làm một
nhiệm vụ cách mạng, nhận trách nhiệm phát hành hết báo đến tay ngƣời lao
động ở khắp hang cùng ngõ hẻm. Mỗi một số báo ra các em đƣợc biết nội dung
chủ yếu để quảng cáo cho ngƣời mua. Bán nhiều loại báo nhƣng các em thƣờng
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



×