Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_4 ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.9 KB, 7 trang )

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)

Tai hại hơn nữa, chính tình trạng trên dưới ý kiến không thống nhất, nội
bộ giai cấp phong kiến phân hoá phức tạp nên triều đình đã bỏ lỡ nhiều
dịp nghị hào với Pháp với những điều kiện nghị hoà có lợi cho ta.
Lần thứ nhất khi vừa đánh Đà Nẵng xong (từ 1859 - 1860), Pháp muốn
nghị hoà. Các điều khoản chúng đưa ra như hai nước Pháp – Nam giao
hảo lâu dài, khoan sá những người cộng tác với Pháp, không truy nã
người theo đạo và thả giáo sĩ, tự do thông thương, tự do giảng đạo và
đặc biệt là điều khoản cuối cùng ký hoà ước xong là Pháp lập tức rút
chiến thuyền khỏi Gia Định, xét ra không phải là quá đáng.

Trong tình hình đo, thái độ đúng đắn của triều đình là phải tranh thủ
thời cơ hoà hoãn để xây dựng kháng chiến về sau. Nhưng triều đình
không nhận ra cơ hội hoà hoãn nên đã bỏ lỡ. Kết quả là cuộc điều đình
bị thất bại. Chính thái độ đánh không ra đánh, hoà không ra hoà này
của triều đình Huế kéo dài đã có lợi cho Pháp.

Lần thứ hai, sau khi kết thúc chiến sự ở Trung Quốc, điều ước Bắc Kinh
được ký kết (7/2/1861) đã giải quyết những khó khăn, lúng túng của
Pháp, chúng dồn toàn bộ lực lượng mở rộng cuộc chiến tranh, xâm lược
Việt Nam. Sau khi đã chiếm được Gia Định, Pháp âm mưu chiếm lấy
Nam Kỳ. Quân Pháp với vũ khí và trang bị hiện đại nên hành động
nhanh. Ngày 23/3/1862, chúng chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Dựa trên thắng lợi quân sự, Pháp buộc triều đình ký hiệp ước đầu hàng.
Để cứu vãn quyền lợi giai cấp triều đình Huế vội vã ký hàng ước ngày


5/6/1862 nhượng đứt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn cho
giặc Pháp.

Về phía địch mặc dù đánh thắng và chiếm đất nhưng chúng nhận thấy
sớm nghị hoà ngày nào hay ngày ấy. Thực tế trên chiến trường Nam Kỳ,
Pháp không đủ binh lực để chiếm rộng ra và bình định các nơi đã chiếm
được. Dư luận nước Pháp lúc đó đối với việc xâm lược Việt Nam vẫn
chưa nhất trí.

Cuộc nghị hoà đã được tiến hành rất nhanh chóng. Hoà ước được ký
kết tại Sài Gòn giữa Bôna – đại diện cho chính phủ Pháp với hai phái
viên triều đình là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Hai người này là
lực lượng mang tư tưởng chủ hoà nên đã nhanh chóng đáp ứng những
yêu cầu của Pháp. Với điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế
không những đã mở lối thoát khỏi tình trạng bế tắc cho phép mà còn
tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp giữ vững những vùng đất đã chiếm ở
miền Đông Nam Kỳ, mở rộng xâm lược miền Tây Nam Kỳ. Mặt khác, với
điều ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã thoả hiệp và bắt tay với thực
dân Pháp đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ và Trung
Kỳ, tạo thêm khó khăn nặng nề cho phong trào kháng chiến của nhân
dân.

Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động, ký hàng ước thì phong
trào đấu tranh của quần chúng vẫn diễn ra sôi nổi. Trong năm 1862,
phong trào chống Pháp dâng cao ở hầu hết các nơi, nhất là ở các tỉnh
Định Tường và Gia Định. Điển hình có các cuộc nổi dậy của Trương
Định, Đỗ Trinh Thoại, Nguyễn Thông, Phạm Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp,
Võ Duy Dương…, đặc biệt là cuộc nổi dậy của Trương Định dưới ngọn
cờ Bình Tây đại nguyên soái. Nghĩa quân đã phối hợp với Nguyễn Tri
Phương tại mặt trận Gia Định gây cho địch nhiều khó khăn và tổn thất.


Qua sự phân tích trên, ta thấy cơ hội cho nhân dân ta chống Pháp là có.
Chính triều đình Huế đã bỏ lỡ cơ hội đó. Họ đã rũ bỏ trách nhiệm với
dân tộc.

Về phía phe chủ chiến vẫn một mặt tích cực đấu tranh trong triều đình.
Mặt khác ra sức ủng hộ và hậu thuẫn cho phong trào đấu tranh của
nhân dân. Còn Tự Đức vốn mang nặng tư tưởng chủ hoà nên đã làm
ngơ trước mọi cơ hội kháng chiến của nhân dân ta.

Sau khi hoà ước được kí kết, triều đình Huế lại mắc thêm sai lầm nữa.
Họ không chủ động tấn công nhằm ngăn chặn bước tiến của quân Pháp
mà lại mải mê thoả hiệp để chuộc đất. Tháng 8/1862, triều đình Huế cử
phái bộ Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp với nhiệm vụ xin sửa lại
hoà ước 1862 và chuộc lại ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Xu hướng chung
của đình thần là nhượng bộ nên chỉ thị cho phái bộ rất mơ hồ: “… phần
lớn nên theo sở nguyện của họ. Ý muốn của Phan Thanh Giản trong
chuyến này là “hoà nghị đã thành, có thể ung dung mà đưa nước nhà
đến cõi phú cường”” [8; 26].

Theo đó, mục tiêu của Phan Thanh Giản là nhượng bộ để nước không
mất rồi tranh thủ thời cơ mà chấn chỉnh nước nhà, tăng cường tiềm lực
quốc gia để đấu tranh với Pháp. Phải thừa nhận rằng đây là một ý kiến
không phải không có lý nhưng âm mưu của giặc Pháp là lớn và sâu,
chúng đâu để cho triều đình thực hiện được ý nguyện canh tân đất
nước, làm cho dân giàu nước mạnh để rồi chống lại chúng.

Kết quả chuyến đi của Phan Thanh Giản là nhà Nguyễn không những
không chuộc được đất mà còn bị Pháp gây sức ép với những điều khoản
nặng nề hơn năm 1862.


Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông, Pháp mở rộng đánh chiếm ba tỉnh miền
Tây Nam Kỳ. Sáng ngày 20/6/1867, Pháp cho quân dàn trận trước thành
Vĩnh Long đưa tối hậu thư đòi Phan Thanh Giản nộp thành. Kết quả là
Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long cho Pháp và còn ra lệnh cho các
quan cầm đồn 2 tỉnh còn lại ở miền Tây cũng phải nộp thành theo lệnh
của Pháp ngày 24/6/1867 mà không có sự chống cự nào.

Lấy xong 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp cho người ra Huế báo sự việc
đã rồi. Triều đình không hề phản ứng, mà chỉ xin đổi 3 tỉnh miền Tây
mới mất để lấy lại tỉnh Biên Hoà nhưng không được Pháp chấp nhận.
Còn Phan Thanh Giản thì uống thuốc độc tự vẫn vì lo sợ trách nhiệm với
triều đình.

Nhưng tại sao Phan Thanh Giản lại nộp thành nhanh như vậy? Sự thật
thì khi giao nộp thành cho Pháp ông không chỉ hành động theo ý mình
mà đã làm đúng ý Viện Cơ mật của triều đình. Như vậy, nguyên nhân để
mất thành của Phan Thanh Giản là một phần bị chi phối bởi tư tưởng
chủ hoà của triều đình, không có một đường lối minh bạch cho tình thế
nước ta lúc đó.

Trong thời kỳ này, phe chủ hoà với sự hậu thuẫn của Tự Đức vẫn đang
chiếm ưu thế. Về phía phe chủ chiến dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất
Thuyết đang bí mật bố trí trận địa kinh thành Huế để chuẩn bị ngày đối
phó với giặc Pháp.

Sau khi để mất ba tỉnh miền Tây, phong trào kháng chiến trong nhân
dân nổ ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do Trương Quyền,
Phan Tam, Phan Ngũ, Nguyễn Trung Trực.v.v. lãnh đạo. Các phong trào
này kết thành cao trào chống Pháp, nhưng tất cả các cuộc kháng chiến

đều bị thất bại do chính sách đàn áp đẫm máu của triều đình Huế. Điều
này chứng tỏ lúc này triều đình hoàn toàn đối lập với nhân dân không
đoàn kết thống nhất cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm.

Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp thực hiện âm mưu chiếm cả Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Ngày 5/11/1873, đội tàu chiến của Gácniê ra tới Hà Nội.
Trần Đình Túc được cử ra Bắc bố cáo cấm nhân dân buôn bán giao thiệp
với người Pháp, vạch rõ trách nhiệm của Gácniê ra Bắc chỉ là xử lý và
đuổi tên Đuypuy, việc xong là phải rút lui.

Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri
Phương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu và hy sinh anh dũng. Hà Nội bị
Pháp chiếm. Do tình hình cấp bách, triều đình cử quân ra Bắc nhưng xu
hướng chủ yếu vẫn là điều đình thương thuyết.

Mặc dù thành Hà Nội bị giặc chiếm, quan quân triều đình tan rã nhanh
chóng, nhân dân Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì cuộc chiến đấu. Tiêu biểu là
cuộc phối hợp chiến đấu của quân triều đình do Hoàng Tá Viêm lãnh
đạo với quân Cờ đen thiện chiến của Lưu Phúc Vĩnh đã làm nên chiến
thắng Cầu Giấy lần thứ nhất ngày 21/12/1873. Kết quả là Gácniê tử
trận, thành Hà Nội được trả lại triều đình Huế.

Trong khi chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất đang làm nức lòng nhân
dân ta thì triều đình Huế lại bỏ lỡ cơ hội đánh Pháp, không dám hiệu
triệu quan quân thừa thắng xông lên. Triều đình ra lệnh cho Hoàng Tá
Viêm lui binh về Sơn Tây vì sợ quân Pháp trả thù. Kết quả là một điều
ước được ký ngày 15/3/1874 tại Sài Gòn với những điều khoản rất có
hại cho ta. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp
ở cả 6 tỉnh Nam Kỳ, nền ngoại giao Việt Nam lệ thuộc Pháp. Phần đất
còn lại bị Pháp chi phối cả nội trị và ngoại giao.


×