Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 -2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.47 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vừa qua là một cuộc khủng hoảng toàn
cầu; nó đã phá huỷ toàn bộ những thành tựu kinh tế của cả thế kỷ trước đó cộng lại. Việt
Nam vừa mới tham gia vào thương mại quốc tế từ năm 2007 đã phải gánh chịu hậu quả
của cuộc khủng hoảng này, tuy không nhiều nhưng cũng đã thực sự ảnh hưởng đến toàn
bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất khẩu
Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là làm thế nào để đối phó với tác động
của cuộc khủng hoảng này, và làm thế nào để thích ứng được với tình hình mới sau
khủng hoảng để tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Bài viết này
bình luận về cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay và đưa ra một số kiến nghị về
tái cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam trong và sau khủng hoảng.
Bài viết gồm ba chương bao gồm:
Chương I: Lý luận chung
Chương II: Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 -2008
Chương III: Vấn đề tái cơ cấu ngành kinh tế sau khủng hoảng của Việt Nam
Kết luận.
Do trình độ còn hạn chế, cộng với việc thời gian nghiên cứu có hạn nên chất
lượng bài viết của em chưa cao, mong thầy giáo thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của thầy PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Sơn trong suốt quá trình học tập môn học Kinh tế phát triển. Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn thầy!
Học viên : Phan Thị Thuý Hằng
Lớp : CH18L
1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG
1. Những khái niệm cơ bản
- Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của
Gross Domestic Product).GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định
(thường là một năm).


- Phân ngành kinh tế quốc dân là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các tổ
khác nhau (gọi là các ngành kinh tế quốc dân) dựa trên cơ sở vị trí, chức năng hoạt động
của các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế trong hệ thống phân công lao động xã hội
- Nền kinh tế quốc dân là toàn bộ các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế có chức
năng hoạt động khác nhau, tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với nhau được hình thành
trong một giai đoạn lịch sử nhất định
- Ngành kinh tế quốc dân là tổng thể các đơn vị kinh tế hay chủ thể kinh tế cùng
hoàn thành chức năng kinh tế nhất định hoặc cùng hoạt động giống nhau trong hệ thống
phân công lao động xã hội
- Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan
hệ, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định. Cơ cấu kinh
tế thường gồm 3 phương diện hợp thành. Đó là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ, trong đó cơ cấu ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng
nhất
- Cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân
được hợp thành theo một quan hệ tỉ lệ về lượng, thể hiện mối quan hệ giữa các ngành và
phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế
Xác định cơ cấu ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế là việc xem xét tỷ trọng
giá trị của các ngành kinh tế trong tổng giá trị quốc nội của nền kinh tế (GDP)
2
2. Phân loại nền kinh tế theo ngành kinh tế
2.1. Nguyên tắc phân loại nền kinh tế theo ngành kinh tế
Để phân ngành kinh tế quốc dân thống nhất, khoa học và đúng đắn phải tuân, thủ
theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Phải căn cứ vào học thuyết phân công lao động xã hội và trình độ phân công lao
động xã hội
- Phải căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế của đất nước trong từng
thời kỳ. Phải căn cứ vào đặc trưng của các đơn vị sản xuất – kinh doanh, các tổ
chức có chức năng hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau
- Phải đáp ứng được yêu cầu của công tác so sánh quốc tế

- Đơn vị gốc tham gia phân ngành kinh tế quốc dân là các đơn vị sản xuất – kinh
doanh, các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có tư cách pháp
nhân tức là có hạch toán kinh tế độc lập hoặc dự toán
- Phải dựa vào chức năng và đặc điểm chủ yếu của các đơn vị kinh tế
- Phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân
2.2. Hệ thống phân ngành kinh tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam dựa bào bảng phân loại tiêu chuẩn quốc tế các hoạt động kinh tế
(VSIC) của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), ngày 23/01/2007 Thủ tướng chính
phủ đã ra Quyết định Số 10.2007/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân
gồm 5 cấp ngành trong đó:
+ Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hoá theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến
U
+ Ngành cấp 2 gồm 88 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng hai số theo từng
ngành cấp 1 tương ứng
+ Ngành cấp 3 gồm 242 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng ba số theo từng
ngành cấp 2 tương ứng
+ Ngành cấp 4 gồm 437 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng bốn con số theo
từng ngành cấp 3 tương ứng
+ Ngành cấp 5 gồm 642 ngành, mỗi ngành được mã hoá bằng năm số theo từng
ngành cấp 4 tương ứng
- Ngành cấp 1 bao gồm 21 ngành
STT Mã Ngành cấp I theo VSIC 2007
1 A Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
3
2 B Khai khoáng
3 C Công nghiệp chế biến, chế tạo
4 D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hoà không khí
5 E Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải
6 F Xây dựng

7 G Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có
động cơ khác
8 H Vận tải kho bãi
9 I Dịch vụ lưu trú và ăn uống
10 J Thông tin và truyền thông
11 K Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
12 L Hoạt động kinh doanh bất động sản
13 M Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ
14 N Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ
15 O Hoạt động của ĐCS, tổ chức chính trị - xã hội, QLNN, an
ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội bắt buộc
16 P Giáo dục và đào tạo
17 Q Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội
18 R Nghệ thuật, vui chơi, giải trí
19 S Các hoạt động dịch vụ khác
20 T Hoạt động làm thuê trong các hộ gia đình, sản xuất các dịch
vụ tự tiêu dùng trong hộ gia đình
21 U Hoạt động của các tổ chức, cơ quan quốc tế
4
Để đơn giản, ta phân chia nền kinh tế thành ba ngành kinh tế là ngành nông
nghiệp ( bao gồm các ngành có mã ngành từ A đến B), ngành công nghiệp (bao gồm các
ngành có mã ngành từ C đến F), và ngành dịch vụ (bao gồm các ngành có mã ngành từ G
đến U).
5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT
NAM TỪ 1995 -2008
1. Vài nét về đặc trưng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay
Về hệ thống kinh tế:
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị
trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện

tại, nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như yêu cầu các
tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm
soát giá thép, xi măng, than. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra quyết
định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và
thông qua.
Nhìn chung nền kinnh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị
trường dưới sự quản lý của Nhà nước (thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo)
Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế. Theo cách xác định hiện nay của chính phủ,
Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Một trong những biện pháp mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện để
khu vực kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo của nền kinh tế là thành lập các tập đoàn
kinh tế nhà nước và tổng cổng ty nhà nước. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1990 cho đến
nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù
Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và
kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của
kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu sơ bộ

của Tổng cục
Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 %
GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).
- Về cơ cấu kinh tế
Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó
là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai
thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng,
sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn
hóa, giáo dục, y tế.

6

×