Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bình luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.86 KB, 9 trang )

Chủ đề : Bình luận về xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
từ năm 2001 đến nay.
I Đ Ặ T V Ấ N ĐỀ
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm đưa đất nước
về cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Nội dung, bản chất
của quá trình CNH được thế hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong
đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế là chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia
về kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh t
ế

toàn
cầu. Việc đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là hết
sức cần thiết trong bối cảnh chúng ta hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền
kinh tế thế giới như hiện nay, qua đó đề xuất những giải phápthúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
II NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN
2001-2010
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm từ 2001 – 2010 chia làm 2 gian
đoan: Giai đoạn 1 từ năm 2000 - 2005, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm
2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ
đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD.
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta
đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ
2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong
GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành
nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ,
tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm
có giá trị xuất khẩu. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông,


lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Sản
phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị
trường lớn, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị
tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ
33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng
hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Bảng 1 : Cơ cấu GDP theo ngành từ 2000-2005
Đơn vị tính:%
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nông lâm
thuỷ sản
24,53 23,24 23,03 22,54 21,76 20,9
Công
nghiệp, xây
dựng
36,73 38,13 38,49 39,47 40,2 41,0
Dịch vụ 38,74 38,63 38,48 37,99 38,04 38,1
Nguồn: tổng cục thống kê
Bảng 2: Tỷ lệ đóng góp của từng ngành vào tốc độ tăng GDP(%)
2000 2001 2002 2003 2004
Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản
1,10 0,69 0,91 0,72 0,80
Công nghiệp và xây
dựng
3,46 3,68 3,45 3,86 3,90
Dịch vụ 2,23 2,52 2,68 2,68 3,00
Tổng GDP 6,79 6,89 7,04 7,26 7,60
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kết thúc kế hoạch 5 năm 2000-2005, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh

tế quốc dân theo GDP về cơ bản vẫn như những năm trước đó. Tỷ trọng
nông nghiệp (nghĩa rộng) chiếm 22, l1%, công nghiệp và xây dựng chiếm
39,79% và dịch vụ chiếm 38, 10% GDP. Như vậy, mục tiêu chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chỉ có 2 chỉ tiêu đạt được là nông nghiệp, công nghiệp và xây
dựng theo nghĩa rộng, còn dịch vụ không đạt được.
Từ năm 2007 trở lại đây, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu làm cho tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động
phức tạp, khó lường, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách
thức, tuy nhiên cơ cấu kinh tế ngành và nội bộ ngành đã chuyển dịch tích cực.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính
tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ
tăng 7,2%. Năm 2009, GDP tăng 5,32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 1,83%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực
dịch vụ tăng 6,63%.
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế thời kỳ 2007-2009
Đơn vị tính: %
2007 2008 2009
Nông nghiệp 3,40 3,79 1,83
Công nghiệp 10,60 6,33 5,52
Dịch vụ 8,69 7,20 6,63
Tổng 8,48 6,23 5,32
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 1: Cơ cấu GDP Việt Nam phân theo nhóm ngành thời kỳ 1990-2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Cùng với sự thay đổi mạnh mẽ tỷ trọng, giá trị sản lượng của các ngành
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cũng thay đổi mạnh,cụ thể mức tăng của
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2007
và 2006, chủ yếu do sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng
2,7 triệu tấn so với năm 2007 và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại

đây. Tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2008 đạt mức thấp hơn
mức tăng của năm 2007, chủ yếu do sản xuất của ngành công nghiệp khai thác
giảm nhiều so với năm trước (giá trị tăng thêm giảm 3,8%); công nghiệp chế
biến chiếm tỷ trọng 63,5% trong tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá
trị tăng thêm chỉ tăng 10%, thấp hơn mức tăng 12,8% của năm 2007; đặc biệt
giá trị tăng thêm của ngành xây dựng năm nay không tăng, trong khi năm 2007
ngành này tăng ở mức 12%. Hoạt động của khu vực dịch vụ tuy ổn định hơn so
với khu vực công nghiệp và xây dựng nhưng giá trị tăng thêm vẫn tăng thấp hơn
mức tăng 8,7% của năm trước.
+ GDP tính theo giá thực tế năm 2008 tăng cao; với mức tăng trưởng và
tăng giá khác nhau ở ba khu vực nên cơ cấu kinh tế năm 2008 tăng ở khu vực
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản và giảm ở khu vực công nghiệp, xây dựng. Tuy
nhiên, xu hướng này chỉ là tạm thời trong bối cảnh đặc biệt của năm 2008 với
sự tăng chậm lại của khu vực công nghiệp, xây dựng và giá nông lâm thuỷ sản
tăng cao. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP;
khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm
38,1%.
Hình 2:Biểu đồ tỷ trọng ngành trong cơ cấu GDP giai đoạn 2003-2008
Nhìn chung, từ năm 2007 trở lại đây sự tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP
của các ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đồng thời giảm dần tỷ trọng
trong GDP các ngành nông-lâm-ngư nghiệp đã khẳng định cơ cấu kinh tế nước
ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
III NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA
QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở NƯỚC TA
1. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, rút kinh nghiệm từ bài học không thành công trong quá khứ về
phân bổ nguồn lực phát triển, vấn đề công nghiệp hóa nói chung và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nói riêng được nhìn nhận lại theo tinh thần đổi mới lại tư duy
kinh tế.
Hai là, có sự đổi mới thực sự mạnh mẽ về chính sách cơ cấu, ngày càng

phù hợp hơn với tìn hinh thực tế nên đã có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển

×