Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần sài Gòn – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.18 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính-tiền tệ đang diễn ra nhanh chóng,
đặc biệt là sự phát triển không ngừng và ngày càng mạnh mẽ của thông tin-khoa học-kỹ
thuật, ngân hàng trở thành lĩnh vực có vị thế đặc biệt quan trọng và đóng vai trò đầu tàu
“dẫn dắt nền kinh tế” phát triển đi lên. Trước những thay đổi và thách thức trên, ngân
hàng ngày càng tự hoàn thiện, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, hệ thống công nghệ
thông tin tiên tiến, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ,
đặc biệt nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm đủ sức cạnh tranh và
hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.
Để giúp sinh viên có điều kiện cọ xát thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý
thuyết và thực tiễn, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tạo điều kiện cho
mỗi sinh viên có một thời gian thực tập tại các cơ sở. Quá trình thực tập là khoảng thời
gian không dài nhưng vô cùng quan trọng vì giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát về
công việc của một cán bộ ngân hàng và tiếp cận thực tiễn rút ra những bài học kinh
nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như công việc sau này của mỗi người.
Được sự cho phép của nhà trường và sự chấp nhận của Ban lãnh đạo ngân hàng,
em đã được thực tập tại Phòng Quan Hệ Khách hàng - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà
Nội (SHB).
Sau thời gian thực tập tổng hợp, em được quan sát và nắm được những hoạt
động cơ bản của ngân hàng cùng các phòng ban. Nay em xin báo cáo lại các nội dung
thực tập như sau:
Phần I: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP sài Gòn – Hà Nội.
Phần II: Những nội dung, nghiệp vụ đã được thực tập.
Phần III: Một số đánh giá chung và kiến nghị về hoạt động của Ngân hàng SHB.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Thái Bá Cẩn cùng các
anh, chị công tác tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã giúp em
hoàn thành báo cáo thực tập này!
Sinh viên

Trần Thị Thùy Mai


Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 1
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI
(SHB)
1.Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội.
Tên giao dịch quốc tế: SAIGON- HANOI COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Trụ sở chính: 77 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn
Nhơn Ái, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000085 do Sở kế
hoạch và đầu tư TP Cần Thơ cấp ngày 10/12/1993 và giấy phép số 0041/NN/GP do
NHNN Việt Nam cấp ngày 13/11/1993. SHB chính thức đi vào hoạt động từ ngày
12/12/1993.
Giai đoạn đầu với vốn điều lệ 400 triệu đồng; Mạng lưới ngân hàng chỉ có trụ sở
chính đặt tại số 341- Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành - Tỉnh
Cần Thơ nay là Huyện Phong Điền Thành phố Cần Thơ; Tổng số cán bộ nhân viên là 8
người; địa bàn hoạt động chỉ vài xã thuộc huyện Châu Thành; Đối tượng khách hàng là
các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đến
nay, sau 16 năm hoạt động, vốn điều lệ của SHB đạt 2000 tỷ đồng; mạng lưới hoạt
động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố chính như: TP Hồ Chí Minh, TP
Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang,
Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn,
Bình Dương, Đồng Nai; Đối tượng khách hàng của SHB đa dạng gồm nhiều thành
phần kinh tế, hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Với nhiều sản
phẩm tiện ích, phù hợp, SHB đang ngày càng phát triển. Thể hiện kết quả kinh doanh
của năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch
đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.
2. Chức năng, và mạng lưới hoạt động của ngân hàng SHB:
2.1 Chức năng hoạt động của Ngân hàng SHB
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư

dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; Phát hành kỳ phiếu có mục đích sau
khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân trong nước và
ngoài nước khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Thực hiện hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ và các hộ cá nhân gia đình trên địa bàn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 2
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Tham gia góp vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích.
2.2 Mạng lưới hoạt động của SHB:
Qua 16 năm hoạt động, đến nay mạng lưới hoạt động của SHB đã có mặt tại hầu
hết các địa bàn thành phố chính như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP
Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào
Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai…
Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi tiết chi
nhánh hiện có của SHB như sau:
TT Tên chi nhánh Địa chỉ
1 Chi nhánh Cần Thơ
138 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh
Kiều, Cần Thơ.
2 Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
41-43-45 Pasteur, Phường Nguyễn Thái
Bình, Quận 1, TP. HCM.
3 Chi nhánh Hà Nội 86 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.
4 Chi nhánh Kiên Giang
Số 02 Trần Phú, Thị xã Rạch Giá, Tỉnh
Kiên Giang.

5 Chi nhánh Đà Nẵng
Số 89 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam
Dương, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
6 Chi nhánh Hạ Long 488 Trần Phú-Cẩm Phả-Quảng Ninh.
7 Chi nhánh Bình Dương.
302, khu 01, Phường Phú Hòa, Thị xã Thủ
Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Và hơn 40 phòng giao dịch trên khắp đất nước
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 3
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đơn vị:
3.1 Về tổ chức bộ máy:
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy
3.2 Về chức năng hoạt động của các phòng ban:
3.2.1 Phòng hành chính nhân sự
- Quản lý nhân sự; đào tạo nhân sự.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Theo dõi những biến động và thực hiện các biện pháp để ổn định và phát triển nhân
sự, nguồn lực con người của ngân hàng.
3.2.2 Phòng quản lý tín dụng
- Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, của các
cấp có thẩm quyền.
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 4
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Quản lý các hoạt động liên doanh liên kết của Hội sở về sản phẩm tín dụng.
-Quản lý và phát triển sản phẩm tín dụng.
-Thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt quá hạn mức phán quyết của chi
nhánh, sở giao dịch.
-Tiếp thị, mở rộng thị phần của ngân hàng thông qua các sản phẩm,dịch vụ cung cấp.
3.2.3 Trung tâm thanh toán và thanh toán quốc tế

- Điều hành và quản lý hoạt động tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu... trong nước và
quốc tế.
-Thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán,
chuyển tiền.
-Quản lý công tác thanh toán quốc tế.
- Quản lý hệ thống thanh toán (SWIFT)
3.2.4 Phòng phát triển sản phẩm, dịch vụ
- Quản lý và phát triển sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng.
- Tiếp nhận và phản hồi những thông tin về sản phẩm nội bộ của ngân hàng.
- Quản lý các hoạt động của ngân hàng liên quan đến sản phẩm phi tín dụng.
3.2.5 Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ
- Quản lý điều hành và hoạt động vốn, tạo tính thanh khoản.
- Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.
- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ký thác, nhận ủy thác.
- Quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường vốn.
- Kết hợp quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng.
- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối.
3.2.6 Phòng Ngân quỹ
- Quản lý công tác thanh toán nội địa của ngân hàng.
- Quản lý ngân quỹ.
- Hỗ trợ trong hoạt động cho phòng nguồn vốn và phòng kinh doanh tiền tệ.
3.2.7 Phòng tài chính kế toán
- Kế hoạch xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán.
- Kế toán quản trị, kế toán tổng hợp.
- Lập báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính.
- Thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ kế toán.
3.2.8 Phòng Hành chính Quản trị
- Công tác lễ tân, phục vụ.
- Quản lý hành chính, văn thư, con dấu.
- Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ dụng cụ của ngân hàng.

- Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh.
- Thực hiện các công tác hành chính quản trị khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo.
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 5
Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
3.2.9 Phòng Công nghệ thông tin
- Công tác quản trị mạng, quản trị hệ thống.
- Công tác an toàn và bảo mật thông tin.
- Phát triển hoạt động ứng dụng hỗ trợ hoạt động chung và hoạt động điều hành.
- Phát triển ứng dụng: tích hợp, quản lý và điều hành ngân hàng.
- Xây dựng và phát triển hệ thống báo cáo, thông tin quản lý.
3.2.10 Phòng Đầu tư
- Quản lý hoạt động đầu tư dự án của ngân hàng.
- Quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán và đầu tư giấy tờ có giá khác của ngân hàng.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.
- Thiết lập các danh mục đầu tư tài sản có hiệu quả.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
SHB là một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng, hoạt động định hướng tới khách
hàng. Vì vậy đơn vị là tổ chức luôn cố gắng tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ
đông và người lao động. Trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, SHB đang từng bước
xây dựng dựa trên các giá trị; sự tin tưởng, tính cam kết, chuyên nghiệp, minh bạch.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thời gian qua:
Qua 16 năm hoạt động kết quả kinh doanh của ngân hàng luôn năm sau đạt cao hơn
năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 45%. Năm 2009, doanh thu đạt: 486.6 tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế đạt: 303.7 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2006 đến nay, SHB đã
có những chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó khăn và dần
khẳng định vị thế của mình trên thương trường và vững bước phát triển. Theo đánh giá
của NHNN, SHB là Ngân hàng TMCP hoạt động kinh doanh hiệu quả, luôn thực hiện
đầy đủ, đúng với các quy định của NHNN và tham gia nhiều các hoạt động xã hội,
nhân đạo từ thiện…
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 6

Báo cáo thực tập Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
PHẦN II NHỮNG NỘI DUNG, NGHIỆP VỤ ĐÃ ĐƯỢC THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập tại SHB, em đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng
về hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo một số nội dung như sau:
1.Tìm hiểu và phân tích thực trạng huy động vốn của Ngân hàng:
Huy động vốn luôn luôn là hoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng. Không chỉ
phục vụ hoạt động kinh doanh, cho vay của ngân hàng. Huy động vốn còn đảm bảo tạo
an toàn thanh khoản và tăng giá trị tài sản có trong bảng cân đối kế toán cũng như nâng
cao vị thế của SHB trong hệ thống Ngân hàng.
Bảng1 : Tình hình huy động vốn 2007-2009 của SHB
Đvt: Tỷ đồng
T
T Chỉ tiêu
Thực hiện So sánh
2007 2008 2009
2008/2007 2009/2008
Chênh
lệch
%
Chênh
lệch
%
1 2 3 4 5 6=4-3 7=(6:3)100 8=5-4 9=(8:4)100
1 Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn 7.718 9.394 11.234 1.676 21.7% 1.84 19.6%
Trung, dài hạn 2.177 2.349 2.691 0.172 7.9% 0.342 14.5%
2 Phân loại theo cơ cấu
Huy động từ các tổ
chức. cá nhân
2.804 9.508 11.368 6.704 239% 1.86 19.5%

Huy động từ các NH, tổ
chức tín dụng
7.091 2.235 2.557 -4.856 -68% 0.322 14.4%
3 Tổng huy động vốn 9.895 11.743 13.925 1.848 18% 2.182 18.6%
(Nguồn phòng huy động vốn)
Năm 2009 là giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền
kinh tế Việt Nam nói riêng, tuy nhiên tình hình huy động vốn của SHB vẫn tăng, năm
2008 tổng mức huy động vốn đạt 11.743 tỷ đồng, năm 2009 đạt 13.925 tỷ đồng. Tốc độ
tăng trưởng giai đoạn 2009/2008 đạt là gần 18.6%, cao hơn giai đoạn 2008/2007(18%).
Chi tiết theo phân loại:
- Phân theo kỳ hạn: Tỷ trọng huy động tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao, bình
quân chiếm 79.71% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể: Năm 2007 tổng mức huy
động tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng đạt 7.718 tỷ đồng, năm 2008 đạt 9.394 tỷ đồng và
năm 2009 đạt 11.234 tỷ đồng (tăng bình quân 20.76%/năm). Còn tiền gửi trung và dài
hạn thì mức tăng là không nhiều từ 2.177 tỷ đồng năm 2007 lên 2.691 tỷ đồng năm
2009, mức chênh lệch giữa các năm là không cao, tăng trưởng bình quân đạt chỉ đạt
11.23%/năm.
-Phân theo cơ cấu: Theo bảng trên ta thấy, có sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu vốn huy
Trần Thị Thùy Mai – TC11_15 7

×