Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học PHÉP BIỆN CHỨNG về mâu THUẪN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mâu THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.97 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
………….o0o………….

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MÂU THUẪN VÀ VẬN DỤNG
PHÂN TÍCH MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Anh
Mã sinh viên: 2114730008
Số thứ tự: 11
Lớp tín chỉ: TRI114.K60.13
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang

HÀ NỘI, THÁNG 11/2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................2
NỘI DUNG..................................................................................................3
I. Phép biện chứng về mâu thuẫn.................................................................3
1. Phép biện chứng....................................................................................3
2. Mâu thuẫn biện chứng..........................................................................4
2.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn..................................................4
2.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập....................6
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận................................................................6
II. Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay....................................7
1. Khái quát................................................................................................7


1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa..............7
1.2. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường
định
hướng

hội
chủ
nghĩa...........................................................................7
2. Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam........................................................................8
2.1. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục tiêu xây dựng xã hội chủ
nghĩa................................................................................................................8
2.2. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề phân hóa giàu nghèo.9
2.3. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề bảo vệ môi trường.....9
3. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa…………………………………….10
KẾT LUẬN...............................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................12

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng khẳng định: “Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của
Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi
mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm

của thế giới”. Việt Nam - trong công cuộc đổi mới đã thực sự đem lại nhiều
kết quả to lớn, làm thay đổi bộ mặt đất nước và cuộc sống nhân dân, củng cố
vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy
tín của đất nước ta trên trường quốc tế. Nhân tố quan trọng nhất quyết định
thành cơng của sự nghiệp đổi mới đó là chiến lược phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, được khởi xướng từ sau đại hội
Đảng lần thứ VI.
Kinh tế là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động vật chất của con
người, là yếu tố quan trọng nhất của đời sống xã hội. So với thế giới, nước ta
vẫn là một nước đang phát triển, nền kinh tế cịn gặp rất nhiều khó khăn,
những tàn dư của chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại khá
nhiều. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, thì
ngồi những khó khăn về kinh tế, cịn tồn tại những mâu thuẫn giữa cái cũ
và cái mới, kìm hãm sự phát triển.
Chính vì thế mà việc nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh
tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực, thế giới
và thời đại là hết sức cần thiết. Tôi quyết định chọn đề tài: “Những mâu
thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam” để nghiên cứu. Dưới góc độ triết học, trong tổng thể các mối
quan hệ biện chứng, sẽ giúp chúng ta hiểu một cách sâu sắc hơn, bản chất
hơn những vấn đề xung quanh việc phát triển kinh tế.
Với mục đích và nhiệm vụ trên, tiểu luận có kết cấu được chia làm 2
phần chính:
Phần 1: Phép biện chứng về mâu thuẫn
Phần 2: Những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay


2


NỘI DUNG

I. Phép biện chứng về mâu thuẫn
1. Phép biện chứng
Phép biện chứng là khái niệm được dùng để chỉ sự liên
hệ - vận động - chuyển hóa - phát triển theo quy luật của các
sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm: biện chứng khách quan và biện
chứng chủ quan. Biện chứng khách quan là biện chứng của
các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan;
biện chứng chủ quan là sự phản ánh hiện thực khách quan
đến đầu óc con người.
Trong q trình phát triển, phép biện chứng có ba hình
thức cơ bản là phép biện chứng chất phác cổ đại, phép biện
chứng duy tâm (cổ điển Đức) và phép biện chứng duy vật.
 Phép biện chứng duy vật
Duy vật là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ
nghĩa Mác, bởi khi nghiên cứu các quy luật phát triển phổ
biến của hiện thực khách quan và của nhận thức khoa học,
phép biện chứng duy vật thực hiện chức năng phương pháp
luận chung nhất của hoạt động nhận thức và thực tiễn.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không đưa ra một định nghĩa
thống nhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các
tác phẩm của các ơng có nhiều định nghĩa khác nhau về
phép biện chứng duy vật. Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi
bàn về các quy luật, Ph.Ăngghen định nghĩa “phép biện
chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ
biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy”. V.I.Lênin định nghĩa “Phép biện
chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức

hồn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết
về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức
này phản ánh vật chất luôn phát triển không ngừng”.


 Đặc điểm và vai trò của phép biện chứng duy vật
Về đặc điểm, phép biện chứng duy vật hình thành từ sự
thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng; giữa lý luận

3
nhận thức và lơgíc biện chứng; mỗi ngun lý, quy luật,
phạm trù của phép
biện chứng đều được luận giải trên cơ sở khoa học và được
chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của khoa học tự
nhiên trước đó.
Về vai trị, phép biện chứng duy vật đã kế thừa và
phát triển phép biện chứng từ tự phát đến tự giác, tạo ra
chức năng phương pháp luận chung nhất, giúp định hướng
việc đề ra các nguyên tắc tương ứng trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn và là một hình thức tư duy hiệu quả quan
trọng nhất đối với khoa học.
Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là
trạng thái tồn tại có tính quy luật phổ biến nhất của sự vật,
hiện tượng trong thế giới. Vấn đề này thể hiện trong các câu
hỏi: sự vật, hiện tượng quanh ta và cả bản thân ta tồn tại
trong trạng thái liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn
nhau và ln vận động, phát triển hay trong trạng thái tách
rời, cô lập nhau và đứng im, không vận động, phát triển?...
Để trả lời câu hỏi trên, phép biện chứng duy vật đã đưa ra

nội dung gồm hai nguyên lý, sáu cặp phạm trù và ba quy
luật cơ bản.Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy
vật.
2. Mâu thuẫn biện chứng
2.1. Khái niệm và phân loại mâu thuẫn
 Khái niệm
Triết học Mác - Lênin đã đưa ra một khái niệm khoa học
về mâu thuẫn: Mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối
lập. Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên


hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa
địi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt
đối lập. Yếu tố tạo thành mâu thuẫn biện chứng là các mặt
đối lập, các bộ phận, các thuộc tính... có khuynh hướng biến
đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại khách quan trong
mỗi sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong
mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,
vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối
của sự vật, hiện tượng.
Như vậy, có hai điều kiện để xác định một mâu thuẫn
biện chứng: thứ nhất là, các xu hướng đối lập nhau; t hứ hai
là, các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau.
 Phân loại
Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật,
hiện tượng, có mâu

4
thuẫn cơ bản và mâu thuẫn khơng cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản
tác động trong

suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; nó quy định bản
chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành đến lúc tiêu
vong. Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương
diện nào đó, chỉ quy định sự vận động, phát triển của một
hay một số mặt của sự vật, hiện tượng và chịu sự chi phối
của mâu thuẫn cơ bản.
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và
phát triển của sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất
định, có thể phân chia thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu
thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu luôn nổi lên hàng đầu ở
mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng, có tác dụng
quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai đoạn đó
của q trình phát triển. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn
khơng đóng vai trị quyết định trong sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng. Tuy vậy, ranh giới giữa mâu thuẫn
chủ yếu, thứ yếu chỉ là tương đối, tùy theo từng hoàn cảnh


cụ thể, có mâu thuẫn trong điều kiện này là chủ yếu, song
trong điều kiện khác lại là thứ yếu và ngược lại.
Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật,
hiện tượng, có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài. Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các
mặt, các khuynh hướng... đối lập nằm trong chính mỗi sự
vật, hiện tượng. Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối
liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau
trong mối quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử
nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu
thuẫn không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn

giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu hướng xã
hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và khơng thể điều hồ
được. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai
cấp, tập đồn người, lực lượng, xu hướng xã hội... có lợi ích
cơ bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm
thời.
 Vai trị
Nói về vai trị của mâu thuẫn đối với sự vận động và
phát triển, Ph.Ăngghen nhấn mạnh, nguyên nhân chính cũng
là nguyên nhân cuối cùng tạo nên nguồn gốc của sự vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động (theo
hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa
các mặt đối lập trong chúng. Có hai loại tác động dẫn đến
vận động là tác động lẫn

5
nhau giữa các sự vật, hiện tượng (bên ngoài) và sự tác động
lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật, hiện
tượng (bên trong); nhưng chỉ có sự tác động lẫn nhau giữa
các mặt đối lập (bên trong) mới làm cho sự vật, hiện tượng
phát triển.


2.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập
Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất,
bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động
khi có các điều kiện phù hợp.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
thể hiện bản chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật,

bởi nó đề cập tới vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép
biện chứng duy vật - vấn đề nguyên nhân, động lực của sự
vận động, phát triển. Theo V.I.Lênin, “có thể định nghĩa vắn
tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các
mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện
chứng,...”.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để
chỉ sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện ở, thứ nhất, các
mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề
cho nhau tồn tại, khơng có mặt này thì khơng có mặt kia; thứ
hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau
thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ
chưa mất hẳn; thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương
đồng, đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những
yếu tố giống nhau.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ
sự tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau
giữa chúng và sự tác động đó cũng khơng tách rời sự khác
nhau, thống nhất, đồng nhất giữa chúng trong một mâu
thuẫn.
Khái quát lại, nội dung của quy luật thống nhất và đấu
tranh các mặt đối lập là: Mọi đối tượng đều bao gồm những
mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo
thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực
bên trong của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất
đi và cái mới ra đời.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận



Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn
trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải
tuân theo quy luật, điều kiện khách

6
quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất
của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm ra
phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn.
Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem
xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn;
xem xét vai trị, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và
điều kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể
một mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết
mâu thuẫn đó.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn
bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, khơng điều hồ mâu
thuẫn cũng khơng nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu
thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay
chưa.
II. Ứng dụng phép mâu thuẫn biện chứng trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
1. Khái quát
1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành
phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận
động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và
ổn định.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà

Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra cho mơ hình kinh tế hiện tại
của nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó được mơ
tả là một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó
khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu
dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm
của thời kỳ Đổi Mới, thay thế nền kinh tế kế hoạch bằng nền
kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường. Những
thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là
Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai
đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa
trong tương lai.
1.2. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm
gần đây cho thấy,

7
mơ hình phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ
mô từ trung tâm,
trong bối cảnh ngày nay, là mơ hình hợp lý hơn cả. Mơ hình
này, về đại thể có thể đáp ứng những thách thức của sự phát
triển. Nước ta, việc thực hiện mơ hình này, trong thực tế,
chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới mà hơn thế
nữa cịn là cơng cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu
xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Kể từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, theo đường lối

đổi mới, đất nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế
thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. Và điều đó có
nghĩa là chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan
trọng, những thành tựu cho phép chúng ta điều chỉnh và bổ
sung nhận thức, làm cho quan niệm về chủ nghĩa xã hội
ngày càng cụ thể: đường lối chủ trương, chính sách ngày
càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Kinh tế thị trường, như chúng ta đã biết là một quan
hệ kinh tế xã hội mà trong đó sản xuất và tái sản xuất gắn
liền với thị trường, tức là gắn chặt với quan hệ hàng hóa tiền
tệ, với quan hệ cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường, nét


biểu hiện có tính chất bề mặt của đời sống xã hội quan hệ
hàng hóa. Trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
việc chúng ta bước đầu sử dụng thị trường như là một công
cụ, phương thức, trên thực tế đã đem lại những kết quả tích
cực cả về phương thức lẫn phương diện thực tiễn và phương
diện nhận thức.
2. Những mâu thuẫn tồn tại trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.1. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và mục
tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa
Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ một
nước phong kiến đi lên bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa
nên gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, đặc biệt là trong
lĩnh vực kinh tế. Điều đó địi hỏi nước ta phải có những biện
pháp phù hợp để phát triển nền kinh tế thị trường nhưng vẫn
giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước đây để xây dựng nền kinh tế phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta đã phải xây dựng một nền
kinh tế kế hoạch với hai hình thức sở hữu là sở hữu tồn dân
và sở hữu tập thể. Vì vậy đã làm kìm hãm sự phát

8
triển nền kinh tế.
Khi chấp nhận nền kinh tế thị trường là chúng ta chấp
nhận sự mâu thuẫn của nó với tính định hướng xã hội chủ
nghĩa vì nền kinh tế thị trường gồm có nhiều thành phần kinh
tế, nhiều hình thức sở hữu và do đó cũng có nhiều hình thức
phân phối. Sự phức tạp và đa dạng của nền kinh tế thị
trường làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng khó
khăn và địi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
2.2. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề
phân hóa giàu nghèo
Nền kinh tế thị trường phát triển, tạo ra nhiều của cải
vật chất cho xã hội nhưng không vì vậy mà đời sống của


nhân dân được nâng cao và ổn định. Trái lại cùng với quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì cũng diễn ra sự phân hóa giàu nghèo, sự phân
tầng xã hội theo mức sống ngày càng tăng.
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lan rộng sẽ lan sang
các lĩnh vực khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và
các dịch vụ cơ bản khác. Điều đó đưa đến hệ quả khơng
mong muốn, làm xuất hiện những nhóm xã hội dễ bị tổn
thương trong nền kinh tế thị trường, tác động đến tư tưởng,
tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội. Vì thế, cần tăng cường
vai trị của nhà nước đối với phân phối thu nhập nhằm từng

bước thực hiện mục tiêu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
2.3. Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và vấn đề
bảo vệ môi trường
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là các ngành
công nghiệp đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm.
Trong suốt những năm qua, con người đã thường xuyên tác
động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì nó
đã kéo theo hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường
sinh thái. Đây là vấn đề quan trọng được đặt ra khơng chỉ ở
Việt Nam mà cả ở trên tồn thế giới. Nó địi hỏi cần phải
được giải quyết triệt để nếu không môi trường bị phá hủy là
con người đang tự hủy hoại mơi trường sống của chính bản
thân mình. Sự phát triển của mỗi quốc gia chỉ có thể bền
vững khi môi trường sống và thiên nhiên được bảo vệ tốt,
duy trì được mối cân bằng sinh thái, tránh bị ô nhiễm và biết
cách
khai thác, sử dụng, phục hồi một cách hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

9
3. Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa




Cần xác lập vai trò chủ đạo của nhà nước trong việc
quản lý nền kinh tế chung bên cạnh việc phát triển kinh

tế nhà nước để thành phần kinh tế này giữ vai trò chủ
đạo.



Cần giáo dục tư tưởng lý luận cho mọi tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức và những chủ thể sản
xuất kinh doanh để họ nhận thức đúng đắn đường lối
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
của nước ta. Từ đó họ có những phương thức sản xuất
kinh doanh phù hợp với con người mà đảng và nhà nước
ta đã chọn.





Cần duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững,
tạo điều kiện để nhân dân có việc làm, nâng cao vấn đề
phúc lợi và an sinh xã hội để dân cải thiện cuộc sống
nhân dân. Chú ý một số biện pháp: tạo môi trường kinh
tế xã hội cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thành
phần kinh tế, mọi công dân được quyền tự do sản xuất,
kinh doanh theo pháp luật; phát triển nông nghiệp và
nông thôn; tăng cường hỗ trợ cho người nghèo phát triển
sản xuất vươn lên làm giàu; tạo cơ hội cho người nghèo
tiếp cận các dịch vụ xã hội; thực hiện tốt chủ trương xã
hội hóa cơng tác xóa đói giảm nghèo.
Luật mơi trường bao gồm các quy định về việc sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, ngăn chặn

tác động tiêu cực, phục hồi các tổn thất, không ngừng
cải thiện tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi
trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện
pháp hết sức quan trọng.


10

KẾT LUẬN
Phép biện chứng về mâu thuẫn đóng một vai trò to lớn trong hoạt động
nhận thức cũng như thực tiễn. Điều quan trọng là cần coi trọng mâu thuẫn,
tìm hiểu phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm rõ được bản chất nguồn
gốc và đặc điểm của mâu thuẫn đồng thời phân biệt được các hình thức mâu
thuẫn xác định cụ thể và chính xác phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Hơn
nữa, ta cần nắm vững nguyên lý để giải quyết mâu thuẫn, đó là sự đấu tranh
giữa các mặt đối lập diễn ra theo quy luật phá bỏ cái cũ để hình thành cái
mới tiến bộ hơn. Điều đó có nghĩa trong xã hội, những hành vi đấu tranh chỉ
được coi là chân chính nếu nó phục vụ cho sự phát triển chung của cộng
đồng. Đất nước ta đã trải qua quá trình gian khổ để đấu tranh, giành lại độc
lập, thống nhất nước nhà. Giờ đây, chúng ta không ngừng nỗ lực vượt qua
bao trở ngại để đưa nước ta đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng
một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển một
xã hội Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Từ một nền kinh tế lạc hậu
trên chính sách bao cấp quan liêu, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,
chúng ta đã xây dựng chính sách đổi mới và bắt đầu thực hiện từ năm 1986.
Chính sách đổi mới là một bước đi đúng đắn, đã có nhiều chuyển biến tích
cực trong nền kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thử thách trong tương lai, trong đó có sự
tồn tại của những mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Bởi

vậy vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tìm phương pháp hợp lý để giải
quyết các mâu thuẫn đó. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải hồn thiện
hơn chính sách quản lý kinh tế, nâng cao vai trò của nhà nước trong việc
quản lý nhưng cũng thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác
phát triển làm ăn, hơn nữa chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức và sự quan
tâm đến các vấn đề phúc lợi, an sinh xã hội cùng với vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái để nâng cao, cải thiện và đảm bảo đời sống cho nhân dân.
Có như thế, chúng ta mới thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế theo
đúng con đường chúng ta hướng tối và hoàn thiện các vấn đề văn hóa, xã
hội, chính trị, quốc phịng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa vững bền, thịnh vượng


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại học, cao
đẳng), GS.TS.Nguyễn Ngọc Long – GS.TS.Nguyễn Hữu Vui.
2. Giáo trình Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin (Dành cho
sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh) – TS.Phạm Văn Sinh, GS.TS.Phạm Quang Phan.
3. Tạp chí Cộng sản điện tử - Lê Xuân Đình – bài báo “Hướng tới nền kinh
tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa”
4. Tạp chí Cộng sản điện tử - Nguyễn Hữu Dũng – TS Viện Khoa học Lao
Động và Xã Hội – bài báo “Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta”
4. Trang web Wikipedia Tiếng Việt - Kinh tế thị trường, Kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.



12



×