Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bai thu hoach KTCT MAC LE NIN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.96 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH
MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM

1


MỞ ĐẦU
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế xã
hội quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề
nông, đến nay đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước đáp ứng được cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) và chuyển tồn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế nơng nghiệp tự cung tự
cấp sang nền kinh tế có tư duy công nghiệp. Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh,
thu nhập đầu người vượt khỏi ngưỡng thu nhập thấp, đưa Việt Nam thốt khỏi tình
trạng kém phát triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Kinh tế Việt
Nam từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Những thành tựu
của quá trình CNH, HĐH đưa đất nước ngày càng phát triển, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh, quốc
phòng. Đảng ta đã đề ra đường lối “Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức”. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn xây
dựng bài thu hoạch hết mơn của mình là "Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển tri thức ở Việt Nam".

2


NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức


1. Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1. Quan niệm về cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp hóa có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng về cơ bản các quan
niệm đều có những điểm chung, có thể được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp: Công nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ kinh tế nơng
nghiệp (hay tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ
tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao
động công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
- Theo nghĩa rộng: Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển dịch từ xã hội nông
nghiệp lên xã hội công nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công
nghiệp. Nó không chỉ đơn thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các
biến đổi về văn hóa và xã hội từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức
là trình độ văn minh cao hơn
1.2. Quan niệm về hiện đại hóa
- Hiện đại hóa là q trình biến đổi từ tính chất truyền thống cũ lên trình độ
tiên tiến của thời đại hiện nay. Theo ý nghĩa về kinh tế - xã hội, hiện đại hóa là quá
trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm
cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ thời đại ngày nay.
Hiện đại hóa về kinh tế vừa có sự thay đổi về tính chất, vừa có tính xác định về
thời gian. Giai đoạn đầu của hiện đại hóa được xác định trùng với thời kỳ diễn ra
cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất (cịn gọi là thời kỳ cơng nghiệp hóa),
giai đoạn này, hiện đại hóa có nội dung cốt lõi là công nghiệp hóa.
- Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam:
Xuất phát từ việc kế thừa có chọn lọc, phát triển và vận dụng vào điều kiện lịch sư
cụ thể của Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 7 Khóa VII, Đảng ta đã đưa ra quan
niệm về CNH, HĐH như sau: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển
đởi căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản ly
3



kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại,
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao”.
Từ đó, công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên
CNXH; mục tiêu của CNH nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội
từ lao động thủ công là chủ yếu sang lao động bằng máy móc, xây dựng quan hệ
sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; nâng cao đời
sống nhân dân; quốc phòng an ninh vững mạnh.
2. Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sư dụng tri
thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá trình tạo ra của cải và việc
làm trong tất cả các ngành kinh tế, những đặc điểm chính của nền kinh tế tri thức:
- Là một nền kinh tế có trình độ cao hơn các nền kinh tế nông nghiệp và
công nghiệp trước đó. Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất
cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế nông nghiệp và công nghiệp. Tri
thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định
nhất của sản xuất và trở thành lực lượng sản xuất quan trọng hàng đầu.
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế dựa chủ yếu vào phát minh, truyền bá và sư
dụng tri thức.Trong nền kinh tế tri thức, tri thức là bộ phận nguồn lực quan trọng
nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, mà trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất lại đóng vai trò quyết định sự phát triển xã hội.
- Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, trí tuệ là nguồn lực quan trọng nhất.
Nền kinh tế tri thức được phát triển dựa trên 4 trụ cột: môi trường kinh tế và thể
chế xã hội; giáo dục đào tạo; hệ thống cách tân và hạ tầng cơ sở thông tin.
II. Sự cần thiết phải đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
1. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức là cách thức để đất nước sớm thốt khỏi tình trạng lạc hậu
4



Việt Nam là một nước đang phát triển, đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen
lẫn nhau: một mặt, tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản đặt ra cho nền kinh tế trong
quá trình chuyển từ kinh tế nơng nghiệp lên trình độ của nền kinh tế cơng nghiệp, như
bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu cầu nước sạch, trường học, đi lại cho người dân;
mặt khác, phải nhanh chóng nắm bắt các xu thế phát triển hiện đại không những chỉ
để tránh tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ chung của thế giới, mà còn phải thu
hẹp khoảng cách với các nước phát triển khi bản thân họ đã có trình độ phát triển cao
hơn. Khi các yếu tố cho phát triển không chỉ đơn thuần là vốn, lao động, tài nguyên
thiên nhiên mà còn có thêm yếu tố tri thức với ý nghĩa là yếu tố quan trọng và trực
tiếp đối với quá trình phát triển, thì việc khơng nhanh chóng nắm bắt được những tri
thức mới sẽ không thể tránh khỏi sự tụt hậu tuyệt đối so với các nước khác. Do đó,
chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội, mà phải tìm giải pháp bứt phá bằng cách đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
1.1. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức là yêu cầu bắt buộc để tạo ra cơ
sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
Theo Lênin: Cơ sở vật chất duy nhất và thực sự để làm tăng của cải của
chúng ta, để xây dựng xã hội XHCN chỉ có thể là đại công nghiệp...Không có một
nền đại công nghiệp tổ chức cao thì khơng thể nói đến CNXH được, mà lại càng
không thể nói đến CNXH ở một nước nông nghiệp được.
Tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng CNXH hiện thực là địi hỏi có
tính bắt buộc đối với tất cả các nước muốn quá độ lên CNXH.
1.2. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức bắt nguồn từ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết của một nước vào các thể chế
kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cưa kinh tế,
giảm thiểu và đi tới xóa bỏ sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành chỉnh
thể nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Con đường cơ bản và lâu dài để đáp ứng yêu

cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức.
5


1.3. Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức là đòi hỏi
thiết yếu để xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp chính là quan hệ sản xuất mới phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là q trình thực hiện xã hội hóa sản
xuất trên thực tế.
2. Quan điểm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri
thức của Việt Nam
Thứ nhất, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa phải gắn với phát triển kinh tế tri thức. Việt Nam là nước đi sau, xuất
phát điểm từ một nền nông nghiệp lạc hậu nên CNH phải gắn với HĐH và CNH HĐH gắn phát triển kinh tế tri thức để rút ngắn thời gian, để đẩy nhanh hơn nữa
quá trình CNH - HĐH, nhằm tranh thủ những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên
tiến của các nước phát triển và tránh tụt hậu ngày càng xa so với các nước đi trước.
Thứ hai, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, động lực CNH HĐH. Điều đó khẳng định vai trò, vị trí của khoa học cơng nghệ trong q trình
CNH - HĐH. Tiến hành CNH - HĐH phải dựa trên nền tảng của khoa học, công
nghệ. Trên cơ sở nền tảng vững chắc đó để tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Thứ ba, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Con người là trung tâm của sự phát triển. Phát triển vì mục
đích con người, do con người, vì con người. Chính vì vậy khi tiến hành CNH HĐH phải luôn quan tâm tới yếu tố con người, nâng cao năng suất lao động cũng
như đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Thứ tư, CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mơ hình kinh tế nước ta xây dựng là nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, CNH - HĐH là một nhiệm vụ kinh tế rất
quan trọng của nước ta, nhằm nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy KTXH phát
triển.Kinh tế thị trường cũng nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả
kinh tế, xã hội. Do vậy, CNH - HĐH cần gắn với phát triển kinh tế thị trường.

6


Thứ năm, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa
dạng sinh học. Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đó là xu hướng phát triển của
các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thống nhất quan điểm phát triển bền
vững, gắn kết giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội và mục tiêu mơi trường.
III. Nội dung đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
- Mục tiêu tổng quát của CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức: Từ nay
đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta
trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN (Đại hội XII).
- Mục tiêu lâu dài của CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020: “Đẩy mạnh tồn diện, đồng bợ cơng
c̣c đởi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Đại hội XII).
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức khi kết thúc là một quá trình
“lồng ghép”, phải thực hiện cùng lúc ba tiến trình: đẩy mạnh công nghiệp hóa;
hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế tri thức.
IV. Điều kiện và giải pháp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
1. Điều kiện đảm bảo đẩy mạnh CNH - HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức
-

Ổn định chính trị.

-


Ổn kinh tế.

-

Ổn định xã hội.

2. Giải pháp đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô
+ Ổn định kinh tế vĩ mô là việc bảo đảm cho nền kinh tế quốc gia giảm thiểu
tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, từ đó tạo ra triển vọng
tăng trưởng bền vững.
7


+ Sự ổn định về kinh tế vĩ mô có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động
đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ kinh tế và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
+ Giải pháp chủ yếu để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ là chính sách kinh tế
của nhà nước phải nhất quán, không chồng chéo, mâu thuẫn, loại trừ nhau và phải
duy trì ổn định lâu dài, bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính…
- Giải pháp xây dựng hệ thống thể chế kinh tế thị trường dựa trên tiến bộ
của khoa học, công nghệ và tri thức
+ Thể chế kinh tế thị trường là tổng thể các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các
thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh các hoạt động trao đổi, giao
dịch của các chủ thể thị trường.
+ Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là tổng thể đường lối, chủ
trương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách, hệ
thống đảm bảo xã hội, các quy tắc, quy chế của Đảng và Nhà nước nhằm định
hướng nền kinh tế thị trường theo mục tiêu lựa chọn.
+ Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN khi đã được tạo lập và hoàn
thiện đồng bộ với trình độ hiện đại thì có vai trị rất quan trọng trong việc tạo tiền

đề ổn định kinh tế vĩ mơ.
+ Hồn thiện thể chế về sở hữu theo hướng thể chế hoá đầy đủ quyền sở hữu
tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa
vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ cơng để quyền,
bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
+ Hoàn thiện thể chế về phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp theo hướng nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh.
+ Hoàn thiện thể chế phát triển các yếu tố và các loại thị trường tạo sự đồng
bộ, bảo đảm vận hành thông suốt các thị trường.
+ Hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững.
+ Hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn tài nguyên trí lực

8


+ Trong bối cảnh nhân loại đang chuyển mạnh sang phát triển kinh tế tri thức,
tiến vào nền văn minh trí tuệ, thì nguồn tài ngun trí lực lại càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
+ Thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và
Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
+ Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Phát triển giáo dục và đào tạo
phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
+ Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT.
+ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.
+ Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở,
học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
+ Đổi mới căn bản quản lý GD&ĐT, bảo đảm dân chủ, thống nhất…

+ Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính tạo động lực cho người dạy, người
học, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đặc biệt là KH giáo dục và khoa học quản lý.
- Giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ
+ Đảng ta xác định KH&CN là một quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động
lực của CNH, HĐH đất nước. Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất
để phát triển LLSX hiện đại, là yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh trên thị trường,
quyết định tốc độ tiến hành CNH - HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
+ Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ
chế hoạt động KH&CN; Tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia; Đẩy mạnh
nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển KH&CN với nhiệm vụ phát triển
KT-XH ở các cấp, các ngành.
+ Nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ KH&CN
quốc gia, các sản phẩm quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực,
đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tư phát triển KH&CN.
9


+ Phát triển thị trường KH&CN gắn với thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ
nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng
nghệ, khuyến khích sáng tạo KH&CN.
+ Hội nhập quốc tế về KH&CN là mục tiêu đồng thời là giải pháp quan
trọng để góp phần đưa KH&CN.
- Giải pháp tạo lập, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn, tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường
+ Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong các nguồn lực của sản xuất được biểu
hiện bằng tiền của các giá trị của cải do con người tạo ra và tích lũy lại.
+ Theo nghĩa rộng, thì vốn là những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập, là
biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực.

+ Vốn là nguồn lực không thể thiếu cho phát triển kinh tế nói chung, CNH,
HĐH nói riêng; nó bảo đảm các dự án đầu tư được thực hiện.
+ Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại thu và đảm
bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết, hợp lý của NSNN.
+ Nghiên cứu sưa đổi, bổ sung, ban hành chính sách thu NSNN liên quan đến
hoạt động thăm dò, khai thác và sư dụng tài nguyên đảm bảo thống nhất, phù hợp
nhằm góp phần bảo vệ, khai thác, sư dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và
bảo vệ môi trường.
+ Rà soát, sư dụng tốt các kênh huy động vốn, đa dạng hóa các cơng cụ đầu
tư tài chính để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
+ Đẩy mạnh việc hồn thiện mơi trường pháp lý theo hướng huy động và sư
dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ phục vụ mục tiêu CNH, HĐH, đảm bảo an
tồn về nợ và an ninh tài chính quốc gia.
- Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hội nhập KTQT
+ Chủ động, tích cực hội nhập KTQT; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
KTQT, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả
ngoại lực và nội lực, gắn hội nhập KTQT với xây dựng nền kinh tế độc lập.
+ Rà sốt, hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thực thi có
hiệu quảcác hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đãký kết…
10


- Giải pháp bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước với phát huy đầy
đủ quyền làm chủ của nhân dân
+ CNH, HĐH là sự nghiệp của tồn đảng, tồn dân. Vì thế, ý chí quyết tâm
và sự đồng thuận xã hội là một điều kiện có ý nghĩa quyết định.
+ Đổi mới hơn nữa tư duy lý luận nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn,
cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược CNH, HĐH gắn với

phát triển kinh tế tri thức và xác định tiêu thức một nước cơng nghiệp theo hướng
hiện đại để có lộ trình và tập trung sức lực tổ chức thực hiện. Tăng cường lãnh đạo
việc thể chế hoá việc thực hiện đường lối, chiến lược CNH, HĐH.
+ Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hóa đường lối CNH HĐH của Đảng. Xây dựng và nuôi dưỡng một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội
ổn định; một cơ chế dịch vụ hành chính cơng tốt nhất, tạo sự thơng thoáng và tiết
kiệm nhất cho mọi tổ chức, cá nhân trên quan điểm nhà nước kiến tạo phát triển.
+ Đẩy mạnh dân chủ hóa xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội trên cơ sở
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội để mọi
người dân đều nhận thức rõ tầm quan trọng của CNH - HĐH mà nêu cao tính tự
cường và trách nhiệm công dân trước yêu cầu phát triển của đất nước.
V. Liên hệ tình hình thực tế ở địa phương
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có diện tích 3.533 km2, với 13
huyện, thành, thị, 277 xã, phường, thị trấn; dân số hơn 1,4 triệu người với 34 dân tộc
cùng sinh sống. Tổng thu ngân sách của tỉnh năm 2018 ước đạt 6500 tỷ đồng, thu
nhập bình quân đầu người đạt 35,2 triệu đồng. Trong những năm qua, các cấp ủy
đảng, chính quyền tỉnh Phú Thọ đã tích cực triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế xã hội,
trong đó, chú trọng phát triển kinh tế tri thức, các đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp cơ sở
được nghiên cứu, ứng dụng vào quá trình phát triển kinh tế, đời sống xã hội. Tình
hình kinh tế xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố; các lĩnh vực văn hố, y tế, giáo dục và cơng tác
11


xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh
được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở
rộng cưa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển. Để chớp
thời cơ do thời đại kinh tế tri thức mang đến, tỉnh cần nhận thức đầy đủ về đặc trưng
của nó để đề ra chính sách thích hợp; trước hết phải biết cách phát triển giáo dục,

nâng cao dân trí; phát triển khoa học cơng nghệ, tìm cách đi thẳng vào cơng nghệ mới
nhất. Chú trọng nghiên cứu, tìm ra phương thức đi tắt, đón đầu phù hợp để rút nhanh
khoảng cách, đón bắt được mọi thời cơ của thời đại kinh tế tri thức.
----------------------

12



×