Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

ĐỀ TÀI " TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ THỰC VẬT, SINH HỌC 11 (THPT) " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.69 KB, 66 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA NÔNG LÂM

TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ
THỰC VẬT, SINH HỌC 11 (THPT)
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và PPDH Sinh học
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2009- 2013
Người hướng dẫn: Th.s. Phạm Thị Hương Thảo

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thuỷ
Nguyễn Thị Hồng Lê
Đinh Thị Thanh Nga
NINH BÌNH, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ
KHOA NÔNG LÂM
TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ
THỰC VẬT, SINH HỌC 11 (THPT)
Người hướng dẫn khoa học:Ths. Phạm Thị Hương Thảo
Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thu Thuỷ
Nguyễn Thị Hồng Lê
Đinh Thị Thanh Nga

NINH BÌNH, 2012
2
LỜI CẢM ƠN!
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc chúng em xin được bày tỏ lời


cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo, tới các anh chị khóa trên và
tới các bạn sinh viên đã hướng dẫn và giúp đỡ cho nhóm chúng em trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s. Phạm
Thị Hương Thảo đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nhiệm quí
báu cho nhóm chúng em trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo trường Đại Học Hoa
Lư, các giảng viên khoa Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên
chúng em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, nhóm đề tài xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những
người đã quan tâm giúp đỡ và động viên, khuyến khích chúng em trong thời
gian qua để nhóm em hoàn thiện đề tài.
Dù đã cố gắng hoàn thành đề tài song do năng lực của bản thân
còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài nghiên cứu của chúng em không
tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp, chỉ bảo của Thầy Cô giáo cùng toàn thể bạn đọc quan tâm để chúng
em hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu của mình.
Ninh Bình, ngày 25 tháng 12 năm 2012
Nhóm tác giả
Phạm Thị Thu Thủy
Nguyễn Thị Hồng Lê
Đinh Thị Thanh Nga
3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT TỪ, CỤM TỪ TỪ VIẾT TẮT
1 Bảo vệ môi trường BVMT
2 Cao đẳng CĐ
3 Đại học ĐH
4 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
5 Giáo dục bảo vệ môi trường GDBVMT

6 Giáo viên GV
7 Học sinh HS
8 Môi trường MT
9 Trung cấp chuyên nghiệp TCCN
10 Trung học cơ sở THCS
11 Trung học phổ thông THPT
12 Trung cấp chuên nghiệp TNTN
4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.1.1 Xuất phát từ thực trạng môi trường hiện nay:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa
cuộc sống của loài người. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường
quốc gia và toàn cầu cho thấy: môi trường nước, không khí, đất đai,
môi trường làng nghề, môi trường các khu công nghiệp,…bị ô nhiễm
nghiêm trọng; các hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai, bão
lũ, hạn hán,…diễn ra bất thường và rất nặng nề; các nguồn TNTN bị
khai thác quá mức, thiếu quy hoạch,…Chính vì vậy BVMT là vấn đề
sống còn của mỗi quốc gia và toàn cầu.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu
hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
GDBVMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có
tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển bền
vững đất nước.Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến
thức về môi trường, ý thức BVMT, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi
trường .Trong đó giáo dục ý thức BVMT cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì
các em đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm BVMT
sống cho chính bản thân mình cũng như toàn nhân loại. Trong công tác này, các
thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng khi triển khai công tác GDBVMT sao
cho không chỉ phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương mà còn phù

hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
1.1.2. Xuất phát từ thực trạng tích hợp GDBVMT trong dạy học Sinh học ở
trường phổ thông.
Vấn đề giáo GDBVMT cho học sinh là một vấn đề cấp thiết và
cần được giải quyết. Việc hình thành cho HS tình yêu thiên nhiên,
yêu quê hương đất nước, tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng di sản văn
hóa, có thái độ thân thiện với môi trường, quan tâm thường xuyên
đến môi trường sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ
rừng, đất đai,…ủng hộ và chủ động tham gia các hoạt động BVMT,
phê phán hành vi có hại cho môi trường ,…phụ thuộc rất nhiều vào
nội dung và cách thức giáo dục trong nhà trường cũ ng như ngoà i xã
hộ i. GDBVMT cần được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông
nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những cảm xúc, xây
dựng tính thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng
BVMT.
Tuy nhiên vì những lí do khách quan về dung lượng kiến thức
và số lượng các môn học trong trường phổ thông hiện nay nên chưa
5
có môn học riêng về môi trường nhằm mục đích giáo dục nâng cao ý
thức BVMT sống của học sinh THPT.
Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được nghiên cứu, tìm
hiểu về các quá trình sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật. Các quá
trình đó có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa sinh vật và môi
trường, qua đó giáo viên có thể vừa thông qua việc cung cấp kiến
thức trong sách giáo khoa kết hợp lồng ghép GDBVMT qua các tiết
nghiên cứu lí thuyết và tổ chức một số hoạt động ngoại khóa để nâng
cao hiểu biết và ý thức của học sinh trong BVMT.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy việc lồng
ghép nội dung GDMT trong các môn học nói chung và môn Sinh học
nói riêng ở các trường THPT cũng còn nhiều hạn chế như: việc tiến

hành các hoạt động ngoại khóa còn gặp nhiều khó khăn; học sinh còn
thiếu kiến thức thực tế, trong thời gian một tiết học khó có thể lồng
ghép, mở rộng nhiều kiến thức bên ngoài
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài:
"Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nội dung sinh
học cơ thể thực vật, Sinh học 11(THPT)".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Sinh học 11(THPT)
nhằm nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 - THPT từ đó có ý
thức BVMT của học sinh THPT và góp phần nâng cao hiểu biết tăng
thêm tính hấp dẫn, ý nghĩa của phần sinh học cơ thể ở lớp 11.
1.3. Giả thuyết khoa học
Nếu các nội dung GDMT được tích hợp theo đúng nguyên tắc,
yêu cầu đối với việc xây dựng bài giảng tích hợp lồng ghép sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả của GDMT và hiệu quả dạy học Sinh học
11(THPT).
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.4.1. Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về các hình thức tích hợp và
phương pháp tích hợp GDBVMT.
1.4.2. Thiết kế chương trình tích hợp nội dung BVMT trong môn Sinh
học 11 - THPT
1.4.3. Thiết kế một số bài giảng trong chương trình Sinh học 11 –
THPT có tích hợp nội dung GDBVMT.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
6
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ tạp chí,
tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ, internet và thông tin đại chúng có
liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu liên

quan đến các vấn đề dạy học lồng ghép tích hợp nội dung GDBVMT;
Các tài liệu đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu chương trình
giáo dục phổ thông môn Sinh học, nghiên cứu nội dung chương trình
Sinh học 11(THPT) và các tài liệu có liên quan làm cơ sở cho việc
tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy học Sinh học 11 (THPT).
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp trò chuyện phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
1.5.3. Phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng toán thống kê.
7
PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nói chung và trong dạy học Sinh
học nói riêng là một trong những nội dung từ lâu đã được Bộ giáo dục hết sức chú trọng. Đã có một số
công trình nghiên cứu về tích hợp giáo dục môi trường ở các cấp học trong nhiều môn học như Địa lí, Hóa
học, Sinh học, Tự nhiên xã hội…
Trong
thời gian qua, công tác đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục
quốc dân đã đạt được những kết quả nhất định. Nội dung GDBVMT được triển khai ở
tất cả các cơ sở giáo dục trong toàn quốc, từ Mầm non đến sau Đại học.
+ Với giáo dục Mầm non, đã biên soạn được 10

tài liệu tích hợp
giáo dục BVMT cho giáo viên nhằm hình thành hành vi thân thiện với môi trường. Nội
dung của giáo dục BVMT dành cho trẻ mầm non luôn thể hiện thông qua các hoạt động
vui chơi, tìm hiểu môi trường xung quanh, sinh hoạt hàng ngày và các hoạt động đặc
thù của lứa tuổi.

+ Nội dung GDBVMT ở cấp phổ thông được tiến hành theo
phương thức tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
GDBVMT được tích hợp vào các môn Lịch sử, Địa lý, Khoa học Tự
nhiên - Xã hội, Tiếng việt, Mỹ thuật, Đạo đức, Sinh học, Vật lý và
hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Đặc biệt, với 282 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN)
trong cả nước, để đáp ứng được yêu cầu của nội dung GDBVMT
trong hệ thống các trường TCCN, Bộ đã biên soạn 5 tài liệu
(GDBVMT trong các trường TCCN, Lao động nghề nghiệp và môi
trường, BVMT trong các trường Trung cấp khối kỹ thuật công nghệ,
BVMT trong các trường Trung cấp khối văn hóa, y tế và du lịch ).
+ C
ác Sở GD&ĐT, trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) đã chủ động tích hợp,
lồng ghép các nội dung GDBVMT vào chương trình và sách giáo khoa mới, đảm bảo
tính bền vững và khả thi trong điều kiện nhà trường.
8
Bên cạnh đó, Bộ đã tổ chức tập huấn cho 700 giáo viên mầm non, 800 giáo viên
tiểu học, 800 giáo viên THCS và 800 THPT về phương pháp tích hợp/lồng ghép các
nội dung BVMT vào các môn học của các cấp học. Đặc biệt, Bộ còn thực hiện chương
trình bồi dưỡng giáo dục BVMT cho giáo viên phổ thông trên kênh VTV2 Đài Truyền
hình Việt Nam. Ngoài ra, Bộ còn tổ chức tập huấn cho trên 1 nghìn sinh viên các
trường CĐ, ĐH sư phạm khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và gần 1 nghìn sinh viên
khu vực các tỉnh Tây Nguyên về các hoạt động giáo dục BVMT nhằm trang bị kiến
thúc, kỹ năng hành động về BVMT ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
[7].
Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là một đề tài đã được
nhiều tác giả nghiên cứu, tiêu biểu như:
- Phan Thị Mỹ Dung. Kinh nghiệm tích hợp giáo dục môi trường
trong dạy học vật lý.
- Chu Ngọc Lâm. Kinh nghiệm tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ

môi trường trong tiết dạy Sinh học 9.
- Trần Thị Nguyệt. Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép GDBVMT
thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa. Trường THCS Quang Trung.
- Hoàng Thị Thu Nhã - Luận văn Thạc sĩ: Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học
ở trường phổ thông.
- Phạm Thanh Toàn. Tài liệu để dạy - học lồng ghếp, tích hợp nội dung giáo
dục bảo vệ mội trường địa phương tỉnh Ninh Bình trong các môn học ở trường
phổ thông, 2010.
2.2. Cơ sở lí luận.
2.2.1. Quan niệm tích hợp
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực
lí luận dạy học. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có
nguồn gốc từ tiếng La- tinh: Integration với nghĩa: xác lập cái chung,
cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Tiếng Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s
Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ
phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có
thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau.
[8]
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
Trong lĩnh vực khoa học giáo dục , khái niệm tích hợp xuất hiện từ
thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con
người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài
hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà
trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường
vốn có.
9
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ
hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo
cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới

hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của
môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, GDMT, giáo dục
an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự
nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền
thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành
xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong trường phổ thông
và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.
Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích
cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Tích hợp nội dung GDBVMT vào dạy học là sự kết hợp một
cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành
nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối
liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.[3]
Sự tích hợp kiến thức GDMT vào môn học, đối với môn Sinh
học có thể phân thành 2 dạng khác nhau:
- Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình
và SGK.
- Dạng liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào
chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ
sung kiến thức GDMT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên
lớp.
2.2.2. Các mức độ tích hợp GDBVMT trong dạy học Sinh học.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của
chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của đổi mới
GDBVMT
- Mức độ bộ phận: Chỉ một phần bài học có mục tiêu và nội
dung GDBVMT
- Mức độ liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào
chương trình SGK nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể

bổ sung kiến thức GDMT một cách có logic liên quan với bài học qua
giờ giảng trên lớp.
2.2.3. Nguyên tắc tích hợp.
10
- Phải đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn,
tránh mọi sự gượng ép, đồng thời không làm nặng nề thêm các kiến
thức sẵn có. Xem xét và chọn lọc những nội dung có thể lồng ghép
nội dung GDBVMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao
nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải dựa trên căn cứ vững chắc.
- Phải dùng phương pháp huy động nhiều người tham gia và có
tính thực tế, dựa trên sự phân tích, đòi hỏi óc phán xét.
- Phải dựa trên nền tảng đời sống cộng đồng ở địa phương, dựa
trên tinh thần hợp tác.
2.2.4. Các hình thức GDBVMT qua môn Sinh học
2.2.4.1. Hình thức dạy học nội khóa:
Bao gồm hình thức dạy học trên lớp và ngoài lớp (các bài thực
hành tìm hiểu về môi trường, thiên nhiên, …)
2.2.4.2. Hình thức dạy học ngoại khóa:
- Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường.
- Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi
trường.
- Tổ chức xem phim về môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu môi trường địa phương.
- Tổ chức tham quan về môi trường.
- Tổ chức hoạt động BVMT trường học và môi trường địa
phương theo chế độ thường xuyên hay định kì.
2.2.5. Phương pháp dạy học tích hợp GDBVMT trong môn Sinh
học.
 Nhóm phương pháp dùng lời:

- Phương pháp thuyết trình: Sử dụng phương pháp này để mô tả
sự vật, hiện tượng của môi trường.
- Phương pháp giảng giải: Thường sử dụng khi giải thích các
vấn đề. giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những kiến thức
mới và khó về môi trường.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả
lời, cũng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và
học sinh.

Phương pháp trực quan:
11
- Sử dụng các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình
video, phim ảnh đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng
dạy, gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng
nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau.

Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề:
- Tạo tình huống, nêu vấn đề
- Giải quyết vấn đề
- Kết luận
- Biện pháp
 Kĩ thuật động não:
Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời
gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào
đó.
Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm.

Kĩ thuật giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở

nhà:
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học
vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kĩ năng học tập, kĩ
năng BVMT
 Phương pháp thí nghiệm:
Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học
hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.[15]
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Tổng quan tình hình giáo dục môi trường
Gi
áo dục môi trường trong dạy học là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa thực
tiễn lớn. Thông qua các môn học, nếu nội dung này được tích hợp đưa vào trong giảng
dạy có thể giúp học sinh nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong việc nâng cao ý
thức trách nhiệm bản thân đối với môi trường. Nhờ đó mà bài giảng của giáo viên sẽ
trở nên hấp dẫn hơn, thực tế hơn, còn học sinh sẽ hứng thú hơn và chủ động hơn trong
việc lĩnh hội kiến thức.
Tuy nhiên
công tác "Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân"
còn có những hạn
chế như tiến độ tổ chức triển khai còn chậm
so với kế hoạch đặt ra. Một bộ phận lớn giáo viên Mầm
non, Tiểu học, THCS, THPT ở các Sở GD&ĐT chưa được
tập huấn phương pháp tích hợp/lồng ghép đưa các nội
12
dung BVMT vào các môn học, vì vậy còn có nhiều khó
khăn trong việc triển khai các hoạt động GDBVMT, đặc
biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Hệ thống
tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về GDBVMT đã được
biên soạn nhưng số lượng còn hạn chế và chưa được cung
cấp đến các trường, các giáo viên. Công tác đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ về môi trường chưa đáp ứng yêu
cầu nguồn nhân lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cấp
cho ngành GD&ĐT còn hạn chế, vì vậy công tác
GDBVMT gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các trường học
ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo
Mặt khác
, Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu, việc tích hợp
nội dung giáo dục về đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, về bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép vào bài học một cách
tự nhiên, phù hợp, việc tích hợp phải tạo ra bài học sống động, hấp dẫn, gắn với thực
tiễn hơn nhưng không gây quá tải. Khó có thể kiểm tra hiệu quả triển khai trong mỗi
trường, mỗi lớp bởi nội dung này không được đánh giá, cho điểm. Điều này đang phụ
thuộc vào ý thức của mỗi người trong mục đích chung là bảo vệ môi trường khi tác hại
của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
hàng ngày. Tuy nhiên, đây không phải là việc làm dễ vì ngay cả giáo viên cũng không
phải ai cũng có ý thức rõ về việc cần thiết phải giảng dạy cho học sinh về bảo vệ môi
trường khi trên lớp phải tập trung dạy các môn chính. Bên cạnh đó, việc thiếu thông
tin thực tế cũng khiến các bài giảng của giáo viên kém sống động, không đem lại hiệu
quả giảng dạy [13].
Nhìn chung, hiện nay hoạt động GDBVMT trong
trường học đã góp phần nâng cao ý thức BVMT của học
sinh, sinh viên. Các hoạt động của nhà trường trong việc
BVMT đã có sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của cộng
đồng.
2.3.3. Thực trạng dạy học tích hợp nội dung GDBVMT trong dạy
học Sinh học 11(THPT).
Trong quá trình dạy học Sinh học, chúng tôi chắc rằng các giáo
viên đã đề cập đến các biện pháp GDBVMT. Tuy nhiên việc làm này
còn chưa thường xuyên, đôi khi còn mang tính sách vở, thiếu sự gần

gũi với đời sống thực tế học sinh, do nhiều nguyên nhân như:
13
+ Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị
còn thiếu. Tài liệu, sách báo cho giáo viên và học sinh tham khảo
chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa hấp dẫn
được học sinh.
+ Kĩ năng sử dụng các phương tiện phục vụ việc dạy học hiện
đại của giáo viên còn hạn chế. Như việc sử dụng máy vi tính để
chuẩn bị bài, cập nhật lưu trữ thông tin; sử dụng máy chiếu Projecter
để giảng dạy, sưu tầm các tư liệu điện tử, tranh ảnh, phim liên quan
đến môi trường
+ Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên
giảng dạy không đủ thời gian đi sâu vào việc tích hợp nội dung
BVMT.
+ Phần mở rộng liên hệ BVMT luôn được coi là phần phụ nên
dễ bị bỏ qua.
+ Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các
em là rất khó khăn
Trong khi đó, Sinh học là môn học mang tính thực tiễn cao,
chúng ta hoàn toàn có thể vừa đưa ra các biện pháp GDBVMT liên
quan đến từng nội dung trong các bài học cụ thể lại vừa gần gũi với
sự hiểu biết của học sinh. Và điều này cũng sẽ có tác dụng kích thích
tính tò mò, sáng tạo, hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết của học
sinh, đặc biệt là hướng sự quan tâm của các em tới môi trường để từ
đó biết cách BVMT.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nội dung tích hợp GDBVMT trong dạy học nội dung sinh học cơ thể
thực vật, Sinh học 11-THPT.
14
Trong chương trình sinh học 11, nội dung sinh học cơ thể thực vật gồm 23

bài với 18 bài lý thuyết và 5 bài thực hành. Trong đó có 12 bài có nội dung tích
hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở mức độ cả bài và một phần, cụ thể:
Bài Địa chỉ tích
hợp
Nội dung GDMT Biện pháp
Bài 1: Sự
hấp thụ
nước và
muối
khoáng ở
rễ
1.Hình thái
của rễ
2.Rễ cây phát
triển nhanh bề
mặt hấp thụ
- Vai trò của nước
đối với đời sống
thực vật.
- Ô nhiễm môi
trường đất và
nước, gây tổn
thương lông hút ở
rễ cây, ảnh hưởng
đến sự hút nước và
khoáng của thực
vật.
- Tham gia bảo vệ
môi trường đất và
nước.

- Chăm sóc, tưới
nước, bón phân
hợp lí.
- Có ý thức bảo vệ
môi trường đất và
nước
- Học sinh liên hệ
với thực trạng ô
nhiễm môi trường
ở địa phương, tìm
ra nguyên nhân và
một số biện pháp
khắc phục.
Bài 3:
Thoát hơi
nước
III. Các tác
nhân ảnh
hưởng đến quá
trình thoát hơi
nước
- Nước có vai trò
quan trọng đối với
đời sống thực vật.
- Sự thoát hơi
nước, cung cấp
nguyên liệu cho
quang hợp, giảm
nhiệt độ môi
trường xung quanh,

tăng độ ẩm, điều
hoà không khí
- Liên hệ thực
trạng môi trường
nước, rừng, cây
xanh ở các khu đô
thị hiện nay.
15
trong lành …
- Giáo dục hình
thành ý thức bảo
vệ cây xanh, bảo
vệ rừng, bảo vệ
nguồn nước, trồng
cây ở vườn trường,
nơi ở, nơi công
cộng.
- Sử dụng hợp lí,
tiết kiệm nguồn tài
nguyên nước, rừng.
Bài 4: Vai
trò của
các
nguyên tố
khoáng
Bài 6:
Dinh
dưỡng
nitơ ở
thực vật

( tiếp
theo)
III.2. Phân
bón cho cây
trồng
V. Phân bón
với năng suất
cây trồng và
môi trường
- Bón phân cho cây
trồng không hợp lí
gây dư thừa, nhiễm
độc nông sản, ô
nhiễm môi trường
đất, nước, không
khí ảnh hưởng đến
sức khoẻ của con
người và động vật,
giảm năng suất,
chất lượng cây
trồng.
- Hình thành thói
quen sử dụng phân
bón dựa trên cơ sở
khoa học tránh
lãng phí, thất
thoát.
- Liên hệ thực
trạng sử dụng phân
hoá học hiện nay.

Bài 7:
Thực
hành: thí
nghiệm
thoát hơi
nước và
Cả bài -Tiến hành thí
nghiệm xác định
sức thoát hơi nước
ở một số lá cây,
cung cấp thêm một
số thông tin về sự
- Giáo dục về ý
nghĩa của sự thoát
hơi nước với môi
trường, con người
và bản thân sinh
vật, cung cấp đầy
16
thí
nghiệm về
vai trò
của phân
bón
thoát hơi nước của
một số loài thực
vật.
- Trồng cây trong
dung dich: có thể
trồng rau sạch.

Hạn chế việc sử
dụng phân bón hoá
học không hợp lí,
tiết kiệm đất, làm
đẹp cảnh quan môi
trường.
- Có ý thức trồng
và bảo vệ cây
xanh.
đủ, hợp lý nước
cho thực vật:
+ Lương nước bay
hơi đi chiếm 99,2-
99,9 tổng lượng
nước hút vào.
+Sự thoát hơi đã
giải phóng vào khí
quyển một lượng
nước khổng lồ,
điều này đã đảm
bảo các hoạt động
sinh lý khác của
thực vật: vận
chuyển dinh
dưỡng, quang
hợp, và góp phần
điều hoà nhiệt độ
môi trường.
Bài 8:
Quang

hợp ở
thực vật
I. Khái quát về
quang hợp ở
thực vật
- Điều hoà không
khí góp phần ngăn
chặn hiệu ứng nhà
kính.
- Chuyển hóa năng
lượng, tạo nguồn
hữu cơ cung cấp
cho toàn bộ sinh
giới, góp phần giữ
cân bằng sinh thái.
- Giáo dục ý thức
bảo vệ rừng, khai
thác tài nguyên
rừng hợp lí tránh
nguy cơ bị cạn
kiệt, ảnh hưởng
đến môi sinh.
- Tích hợp nguyên
nhân dẫn đến suy
giảm tài nguyên
rừng,tăng hiệu ứng
nhà kính.
17
Bài 10:
Ảnh

hưởng của
các nhân
tố ngoại
cảnh đến
quang hợp
Cả bài Quang hợp ở cây
xanh có quan hệ
chặt chẽ với môi
trường. Môi trường
ô nhiễm ( hàm
lượng CO
2
tăng
quá ngưỡng,…)
gây ức chế quang
hợp.
- HS ý thức được tầm
quan trọng của thực
vật, bảo vệ rừng.
+ HS biết cách
điều khiển các yếu
tố ngoại cảnh để
đảm bảo quang hợp
của cây xanh:
Bố trí mật độ, xen
canh gối vụ, trồng cây
trong nhà kính, trồng
cây dưới ánh sáng
đèn…


- Liên hệ hiện
tượng ô nhiễm môi
trường không khí,
đất, nước… hiện
nay và sự ảnh
hưởng của các yếu
tố đó đến quang
hợp của cây xanh:
+
Mức phát tán CO
2
:
hằng năm hoạt động
của nền công nghiệp
bổ sung khoảng trên 5
tỷ tấn CO
2
vào khí
quyển
+ Hiện nay, có khoảng
500 km
3
nước thải sau
khi dùng song ra sông
hồ và biển, lượng
nước thải này đều
chứa hoá chất độc hại,
vi khuẩn gây bệnh.
+ Ở Việt Nam các nhà
máy sản xuất phân

bón đã làm lượng lưu
huỳnh tích tụ trong đất
trên cánh đồng gần
nhà máy cao hơn 10-
20 lần so với những
vùng không có nhà
máy.
+ Có trên 50% lượng
đạm, 50% lượng kali,
xấp xỉ 80% lượng lân
dư thừa, trực tiếp hay
gián tiếp gây ô nhiễm
môi trường đất.
+ Hằng năm có gần
70.000 km
2
đất canh
tác bị hoang mạc hoá.
Toàn thế giới có
khoảng 25 tỷ tấn đất
18
đang bị cuốn trôi ra
biển cả hằng năm.
+ Trong điều kiện sinh
trưởng bình thường,
cây đồng hoá trung
bình từ 120-250 kg
CO
2
/ha/ngày.

+ Hằng năm cây xanh
cố định khoảng 100 tỷ
tấn CO
2
tạo thành 500
kg chất khô/ha/ngày ,
thực vật nói chung cố
định khoảng 4-9.10
13
kg.
Bài 11:
Quang
hợp và
năng suất
cây trồng
II. Tăng năng
suất cây trồng
thông qua sự
điều khiển
quang hợp
- Cung cấp nước,
phân bón, chăm
sóc hợp lí tạo điều
kiện cho cây hấp
thụ và chuyển hoá
năng lượng tốt,
góp phần bảo vệ
môi trường.
- HS hiểu biết
những tác hại do

lạm dụng phân
bón, thuốc bảo vệ
hóa học trong sản
xuất nông
nghiệpviệc sản
xuất, ý thức được
việc bảo vệ nguồn
đất, nước, không
khí,…, phát triển
một nền nông
nghiệp bền vững
+
Hiện nay, hằng
năm, ở Việt Nam sử
dụng khoảng 15.000-
25.000 tấn thuốc trừ
dịch hại và thuốc bảo
vệ thực vật.Tuy số
lượng hoá chất BVTV
rất lớn nhưng ước tính
có đến 90% không đạt
được mục đích tiêu
diệt sâu hại mà là gây
nhiễm độc đất, nước,
không khí và nông sản
+ Lượng phân bón sử
dụng tuy lớn nhưng
thực chất thực vật chỉ
hấp thụ khoảng 50-60
% số còn lại sẽ phân

tán vào các nguồn
khác.
+ Theo Pemelet
(1971) để chống lại
1000 loài sâu hại
thuốc BVTV đã tác
động đến khoảng
100.000 loài động-
thực vật khác nhau
không thuộc đối tượng
19
phòng trừ mà lại rất
cần cho con người.
Bài 12:
Hô hấp
IV.2. Mối quan
hệ giữa hô hấp
và môi trường
- Hô hấp chịu ảnh
hưởng của các yếu
tố môi trường: O
2
,
H
2
O, nhiệt độ,
CO
2

- Bảo vệ môi

trường để cây xanh
hô hấp tốt.
- Liên hệ các
nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường
ức chế hô hấp của
cây (giao thông,
công nghiệp, )
Bài 23:
Hường
động
III. Vai trò của
hướng động
trong đời sống
thực vật
- Tưới nước, bón
phân hợp lí, tạo
điều kiện cho bộ rễ
phát triển, bảo vệ
môi trường đất.
- Trồng cây với
mật độ phù hợp.
- Không lạm dụng
các hoá chất độc
hại với cây trồng.
Hạn chế thải chất
độc hại vào môi
trường.
- Liên hệ việc sử
dụng hoá chất bảo

vệ thực vật, việc
sử lý chất thải sinh
hoạt, chất thải
công nghiệp hiện
nay.
Bài 24:
Ứng động
II.3. Vai trò
của ứng động
- Khả năng biến
đổi của thực vật để
thích nghi với môi
trường là có mức
độ
-Giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường
sống ổn định, tránh
những tác động
mạnh gây ra những
thay đổi lớn trong
môi trường.
- Liên hệ một số
hoạt động của con
người gây nên ứng
động cho thực vật
20
Bài 34:
Sinh
trưởng ở
thực vật

II.4.b. Các
nhân tố bên
ngoài
- Nhiệt độ, nước,
O
2
, ánh sáng,
khoáng trong môi
trường đất, nước,
không khí ảnh
hưởng đến sinh
trưởng của thực
vật.
- Trồng cây đúng
mật độ, khoảng
cách, xen canh hợp
lí.
- Có ý thức bón
phân, tưới nước
hợp lí giữ môi
trường ổn định.
Liên hệ việc canh
tác nông nghiệp
hiện nay.
Bài 35:
Hoocmon
thực vật
I. Khái niệm - Các chất điều hoà
sinh trưởng nhân
tạo tích tụ nhiều

trong nông sản,
đất, nước, không
khí gây nhiễm độc
nông sản và ảnh
hưởng đến sức
khoẻ con người.
- Liên hệ việc sử
dụng các hoá chất
kích thích sinh
trưởng cho thực
vật hiện nay và
những tác hại do
tồn dư chất kích
thích trong nông
sản đối với sức
khoẻ con người:
+ lạm dụng auxin,
giberelin kích
thích sinh trưởng,
tạo quả không hạt,
…tồn dư trong
nông sản cao, khi
vào cơ thể người
các hormon ngoại
sinh không thể
phân huỷ gây độc
cho cơ thể.
21
-
các auxin tổng hợp

đã trở thành thuốc diệt
cỏ hữu hiệu gây hại
cho thực vật có thể
gây hại cho động vật,
người
3.2.Thiết kế một số bài soạn tích hợp GDBVMT trong dạy học
nội dung sinh học cơ thể thực vật, Sinh học 11-THPT
3.2.1Giáo án 1:
Ngày soạn:……………
Ngày giảng:…………
CHƯƠNG I: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A/ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
TIẾT 1
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này HS cần đạt được
1. Kiến thức
- Hiểu được vai trò của nước đối với đời sống của thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ
nước và các ion khoáng.
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá
trình hấp thụ nước và các ion khoáng.
2. Kĩ năng: Rèn một số kĩ năng
- Thu nhận kiến thức từ kênh chữ, kênh hình.
- Khái quát kiến thức.
- Tư duy logic.
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Có thái độ tích cực tham gia bảo vệ môi trường đất và nước,

chăm sóc tưới nước, bón phân hợp lí cho cây trồng.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Tranh hình SGK phóng to.
22
- Sơ đồ cấu tạo tế bào lông hút, các miền của rễ phóng to.
- Một số tranh hình liên quan đến tích hợp bảo vệ môi trường.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Vấn đáp – tìm tòi bộ phận.
- Trực quan – tìm tòi bộ phận.
- Hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp(1’)
2. Bài mới
- Đặt vấn đề(3’)
Gv: Thế giới sống bao gồm những cấp độ nào? Đặc tính chung của
tất cả các cấp độ tổ chức sống là gì?
- Yêu cầu trả lời được: dưới cấp độ tế bào và trên cấp độ tế bào.
Gv: Yêu cầu điền thông tin thích hợp vào chỗ dấu “?” để hoàn
thành sơ đồ sau:
? ?
MT MT
Như vậy, cây xanh muốn tồn tại phải thường xuyên trao đổi
chất với môi trường, sự trao đổi chất đó diễn ra như thế nào?
Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài: Sự hấp thụ nước và muối
khoáng ở rễ.
- Tiến trình bài giảng
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CƠ QUAN HẤP THỤ NƯỚC (RỄ).
Mục tiêu:- Học sinh nêu được vai trò của nước đối với tế bào.
Cây xanh
23

- Chỉ ra được hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi
với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
Thời
gian
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học
sinh
Nội dung
12’
- Nước có vai trò như
thế nào đối với tế
bào?
- Nếu không có
nước điều gì sẽ xảy ra
với tế bào?
- GV cho học sinh
quan sát hình 1.1 và
1.2
- Dựa vào hình 1.1
hãy mô tả cấu tạo bên
ngoài của hệ rễ?
- Dựa vào hình 1.2
hãy tìm ra mối liên hệ
với nguồn nước ở
trong đất và sự phát
triển của hệ rễ?
- Vận dụng kiến thức
sinh học lớp 10 để trả
lời.

- HS quan sát hình 1.1
và 1.2 SGK phóng to.
- Rễ chính, rễ bên,
lông hút, miền sinh
trưởng kéo dài, đỉnh
sinh trưởng. Đặc biệt
là miền lông hút phát
triển
- Rễ cây phát triển
hướng tới nguồn
nước.
I. TÌM HIỂU CƠ
QUAN HẤP THỤ
NƯỚC ( RỄ)
1. Vai trò của
nước đối với tế
bào
- Nước là dung môi
hoà tan các chất.
- Giảm nhiệt độ cơ
thể khi thoát hơi
nước.
- Tham gia vào một
số quả trinh trao
đổi chất.
- Đảm bảo độ nhớt
của chất nguyên
sinh.
2.Rễ là cơ quan
hấp thụ nước và

ion khoáng
a) Hình thái của hệ
rễ
24
- Bộ rễ thực vật trên
cạn phát triển thích
nghi với chức năng
hấp thụ nước và muối
khoáng như thế nào?
- Tế bào lông hút có
cấu tạo phù hợp với
chức năng hút nước và
khoáng như thế nào?
- Môi trường ảnh
hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của lông
hút như thế nào?
GV bổ sung thêm kiến
thức về ô nhiễm môi
trường đất ảnh hưởng
đến hệ rễ của cây.
- Nghiên cứu mục 2
kết hợp với quan sát
hình 1.1 để trả lời:
- Rễ đâm sâu, lan
rộng và sinh trưởng
liên tục hình thành
nên số lượng khổng lồ
các lông hút làm tăng
diện tích bề mặt tiếp

xúc với đất giúp cây
hấp thụ được nhiều
nước và mối khoáng.
- Tế bào lông hút có
thành tế bào mỏng,
không thấm cutin, có
áp suất thẩm thấu lớn
- Trong môi trường
quá ưu trương, quá
axit hay thiếu ôxi thì
lông hút sẽ biến mất.
- Hệ rễ được phân
hoá thành các rễ
chính và rễ bên,
trên các rễ có các
miền lông hút nằm
gần đỉnh sinh
trưởng.
b) Rễ cây phát triển
nhanh bề mặt hấp
thụ.
- Rễ đâm sâu, lan
rộng và sinh trưởng
liên tục hình thành
nên số lượng khổng
lồ các lông hút làm
tăng diện tích bề
mặt tiếp xúc với đất
giúp cây hấp thụ
được nhiều nước và

mối khoáng.
- Tế bào lông hút
có thành tế bào
mỏng, không thấm
cutin, có áp suất
thẩm thấu lớn.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CƠ CHẾ HẤP THỤ NƯỚC VÀ ION
KHOÁNG Ở RỄ
Mục tiêu: - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và các ion khoáng
ở rễ cây.
25

×