Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BÁO cáo dự án KHOA học DUY TRÌ và PHÁT TRIỂN văn hóa CHÀO hỏi góp PHẦN gìn GIỮ các CHUẨN mực đạo đức CHO học SINH ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 23 trang )

DỰ ÁN: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA CHÀO HỎI GĨP PHẦN
GÌN GIỮ CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THPT
1. Mục đích
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng”. Thực trạng “lãng qn” văn hóa chào hỏi khơng chỉ là việc bỏ
qn một hành vi mà thực trạng trên còn thể hiện sự xuống cấp của đạo đức xã hội,
đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Từ đó, mục đích nghiên cứu trong dự án của chúng em là đưa ra giải pháp
hiệu quả nhất, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT để duy trì và phát triển
văn hóa chào hỏi góp phần giữ gìn các chuẩn mực đạo đức cho học sinh ở trường
THPT .
2. Trình tự tiến hành
- Sử dụng kĩ thuật thiết kế phiếu khảo sát để khảo sát thông tin cần thiết.
- Áp dụng chuỗi giải pháp thực nghiệm.
- Thiết kế phiếu khảo sát để so sánh với thực trạng ban đầu, thảo luận và
đánh giá hiệu quả của dự án.
3. Dữ liệu và kết luận
Qua một thời gian áp dụng giải pháp của dự án đã thu được kết quả như
sau:Thói quen chào hỏi của khách thể đã được thay đổi. Nhóm đã thực hiện việc
chào hỏi (tăng 30,3%), từ việc chỉ biết chào thầy cơ giáo dạy mình đã chuyển sang
biết chào tất cả các thầy cô, bạn bè và nhân viên hành chính trong trường( tăng
40%). Đặc biệt, tỉ lệ chưa biết chào hỏi khi gặp khách vào trường liên hệ công tác
đã giảm đáng kể( giảm 64%). Kết quả trên cho thấy các giải pháp đã đi đúng
hướng, khắc phục được những hạn chế của các biện pháp tuyên truyền trước đó. Từ
kết quả đó góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa chào hỏi cho học sinh trong
trường.
4. Ứng dụng
Các giải pháp của dự án vừa được thực hiện dựa trên nguyên tắc giáo dục đạo đức
theo tư tưởng Hồ Chí Minh vừa kết hợp với phương châm giáo dục theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong giai đoạn hiện nay nên có khả năng áp


dụng khơng chỉ cho học sinh trường THPT mà cịn có khả năng áp dụng rộng rãi
cho học sinh trong lứa tuổi THPT ở các địa phương khác.


2

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
DỰ ÁN: DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HĨA CHÀO HỎI GĨP PHẦN
GIỮ GÌN CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG
THPT

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Lý do thực hiện dự án
Trong thời đại công nghệ 4.0 cùng với sự mở của của cơ chế thị trường đã
đem lại rất nhiều mặt tích cực nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải thừa nhận có
cả những mặt hạn chế, tiêu cực hàng ngày, hàng giờ tác động lên mọi mặt của đời
sống xã hội. Trong những mặt tiêu cực đó, rất nghiêm trọng là sự xuống dốc của
các chuẩn mực đạo đức, trong đó có văn hóa chào hỏi. Đáng buồn hơn, tình trạng “
lãng qn” văn hóa chào hỏi đã xuất hiện ngay cả ở trường học- nơi mà đáng lẽ ra
những chuẩn mực, lễ nghĩa phải được thực hiện đầy đủ nhất.
Trường THPT cũng nằm trong tình trạng chung đó, ngồi ra trường cịn có
những đặc điểm rất riêng biệt. Là ngôi trường đứng chân trên huyện vùng biên giới,
giao thơng khó khăn, kinh tế chậm phát triển, người dân chủ yếu là dân tộc thiểu
số. Trong tổng số 1344 học sinh của nhà trường năm học 2020- 2021 thì có tới
1282 học sinh là người dân tộc thiểu số( chiếm 95,39%). Đặc điểm này có ảnh
hưởng khơng nhỏ đến các hoạt động của nhà trường. Trong đó có việc thực hiện
văn hóa chào hỏi của học sinh trong trường. Điều tra 769 học sinh thì có tới 298
học sinh (chiếm 38,7%) thường xuyên “ quên” hoặc ít chào hỏi khi đến trường,
162 (chiếm 23,5%) học sinh mới chỉ chào thầy cơ giáo đang giảng dạy mình. Ngồi

ra, nhân viên hành chính, khách vào trường thì hầu như chưa được chào.
Đây quả là thực trạng đáng báo động bởi lẽ từ xưa đến nay truyền thống của
dân tộc ta là “ tôn sư trọng đạo”, “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Khi những chuẩn
mực tối thiểu khơng được thực hiện thì liệu rằng tương lai có thể trở thành người
hiếu nghĩa, biết sống tích cực cho bản thân và cộng đồng hay không?
Từ thực tế nêu trên chúng em đưa ra ý tưởng nghiên cứu dự án “Duy trì và
phát triển văn hóa chào hỏi góp phần giữ gìn các chuẩn mực đạo đức cho học
sinh ở trường THPT ” để khắc phục những mặt hạn chế đang tồn tại như đã nêu
trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Có tài mà khơng có đức là
người vơ dụng”. Thực trạng “lãng qn” văn hóa chào hỏi khơng chỉ là việc bỏ
quên một hành vi mà thực trạng trên cịn trở nên nhức nhối hơn khi trong mơi
trường giáo dục như trường học mà ngay cả thói quen chào hỏi học sinh cũng
khơng thực hiện được thì việc xuống cấp của đạo đức xã hội, sự gia tăng của tỉ lệ
phạm tội trong độ tuổi vị thành niên… cũng là điều dễ hiểu.


3

Từ đó, mục đích nghiên cứu trong dự án của chúng em là đưa ra giải pháp
hiệu quả nhất, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT để duy trì và phát triển
văn hóa chào hỏi góp phần giữ gìn các chuẩn mực đạo đức cho học sinh ở trường
THPT .
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ thực tiễn trên cho thấy, trong dự án này, nhóm chúng em cần phải giải đáp
những câu hỏi:
- Tại sao một bộ phận khơng nhỏ học sinh đang “ lãng qn” văn hóa chào
hỏi ?
- Giải pháp nào phù hợp để tác động và nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi

của học sinh trong việc thực hiện chào,hỏi?
4. Giả thuyết khoa học
Dựa trên những thông tin khảo sát thực tế đối với 769 học sinh chúng em nhận
thấy 52,2% khơng chào vì ngại, 29,3% khơng chào vì thấy khơng cần thiết phải
chào. Từ đó chúng em đặt ra giả thuyết: Phải chăng việc thiếu kĩ năng sống và coi
nhẹ các chuẩn mực đạo đức là ngun nhân của tình trạng khơng chào hỏi của học
sinh trong trường.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thông tin đối với 769 học sinh THPT .
5.2. Khách thể nghiên cứu
- Áp dụng các giải pháp thực nghiệm đối với 43 học sinh lớp 12B1, trường
THPT .
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2020.
- Không gian: Trường THPT .
II. Mục tiêu của dự án
1. Cơ sở lí luận của dự án
Khi nói về vai trị của đạo đức, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Đạo đức
như gốc của cây, ngọn nguồn của sông của suối. Cũng như sơng thì có nguồn mới
có nước. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo”. Đạo đức tạo ra sức mạnh, là
nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi cơng việc, giúp con người có thể đứng
vững trong mọi hồn cảnh. Như vậy có thể thấy đối với mỗi con người các chuẩn
mực đạo đức đóng vai trị đặc biệt quan trọng, trong các chuẩn mực đạo đức đó có
văn hóa chào hỏi.
Trong cơ sở văn hóa Việt Nam- Trần Ngọc Thêm khẳng định: Văn hóa là hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
qua q trình hoạt động thực tiễn[10]… Văn hóa có tính hệ thống nên nó là nền tảng
tinh thần của xã hội [11]



4

Việt Nam văn hóa sử cương- Đào Duy Anh: Văn hóa khơng phải là cái gì
cao thượng đặc biệt…hai tiếng văn hóa là chỉ chung cho tất cả các phương diện
sinh hoạt của lồi người cho nên ta có thể nói rằng văn hóa tức là sinh hoạt[9]
Như vậy, ta có thể hiểu văn hóa chào hỏi chính là những giá trị tinh thần, là
chuẩn mực đạo đức trong giao tiếp do con người sáng tạo và tích lũy trong thực
tiễn, trong sinh hoạt của chính mình.
Ngun tắc: Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo.
Nguyên tắc trong xây dựng đạo đức Hồ Chí Minh: Nói đi đơi với làm, phải
nêu gương về đạo đức. Xây đi đôi với chống. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Đây là những cơ sở lí luận rất quan trọng làm căn cứ khoa học để định hướng
nghiên cứu cho nhóm tác giả dự án.
2. Nguyên nhân của vấn đề cần nghiên cứu
Chúng em nhận thấy Nhà trường, Tổ chức Đoàn, đã quan tâm đến hoạt động
tuyên truyền, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên, chúng em
nhận thấy các buổi tuyên truyền, giáo dục đó chưa đạt được hiệu quả. Khi điều tra
769 học sinh trong trường về hứng thú của các bạn đối với những buổi tun truyền
thì đa phần các bạn khơng có hứng thú (541 học sinh chiếm70,4%), cảm thấy ít
hứng thú (108 học sinh chiếm 14%), số cịn lại thấy có hứng thú (100 học sinh
chiếm 13%), rất hứng thú (20 học sinh chiếm 2,6%) . Chính vì thế mà tác dụng của
các buổi tuyên truyền thường qua đi rất nhanh, không để lại nhiều giá trị với lứa
tuổi học sinh chúng em.
3. Giải pháp
Từ nguyên nhân trên chúng em hướng đến các giải pháp:
- Tổ chức tuyên truyền bằng những diễn dàn để học sinh được nêu và tự
mình tham gia giải quyết vấn đề thay bằng chỉ ngồi và nghe tuyên truyền.
- Sử dụng giải pháp nhằm củng cố những chuẩn mực đạo đức nền tảng để
học sinh hiểu được giá trị của việc chào hỏi .

- Trang bị kĩ năng sống để học sinh khơng cịn cảm thấy ngại trong chào hỏi,
biết xử lí trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
III. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp khảo sát- Sử dụng kĩ thuật thiết kế phiếu khảo sát
2. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
4. Phương pháp xử lý kết quả
IV. Kế hoạch thực hiện nghiên cứu
Tên hoạt động
Hoạt động 1:
Khảo sát thực tế

Nội dung

Thời gian
Thực hiện

Tìm hiểu thực tiễn về việc Từ 07/9 đến
thực hiện văn hóa chào hỏi 08/9/2020
của học sinh trường THPT .

Kết quả dự kiến
đạt được

Nhân
lực

Số liệu cụ thể về
thực trạng, nguyên
nhân


Nhóm
tác giả.


5

Hoạt động 2:
Tìm tài liệu

Hoạt động 3:
Nghiên cứu tổng
quan và dự thảo
đề cương

Hoạt động 4:
Xây dựng kế
hoạch
nghiên
cứu

- Các nghiên cứu trước đó
về cùng lĩnh vực.
- Các định nghĩa về văn hóa,
văn hóa chào hỏi.
- Nguyên tắc trong giáo dục
đạo đức
- Thực trạng của vấn đề, các
giải pháp đã thực hiện,
nguyên nhân tồn tại của

những giải pháp trước đó,
xây dựng giải pháp hiệu quả
để duy trì và phát triển văn
hóa chào hỏi phù hợp của
khách thể nghiên cứu
Lĩnh vực: Khoa học xã hội
hành vi
“ Giải pháp duy trì và phát
triển văn hóa chào hỏi để
giữ gìn các chuẩn mực đạo
đức cho học sinh ở trường
THPT ”

Từ 09/9 đến
16/9/2020

Chưa thấy nghiên
cứu trước đó trong
cùng lĩnh vực.

Nhóm
tác giả.

Từ 17/9 đến
26/9/2020

Số liệu cụ thể về
thực trạng, nguyên
nhân và đặc biệt là
các giải pháp mà

chính khách thể
nghiên cứu đề xuất.

Nhóm
tác giả.

Từ 27/9 đến
29/9/2020

Xác định được tên
dự án, mục đích,
mục
tiêu,
đối
tượng, phạm vi
nghiên cứu, dự
kiến các giải pháp.

Nhóm
tác giả.

- Dự án được cho
phép triển khai
- Cử cơ giáo hướng
dẫn của dự án

Nhóm
tác giả.

Hoạt động 5:

Duyệt ý tưởng,
đề nghị giáo viên
hướng dẫn

Báo cáo ý tưởng trước Hội 30/9/2020
đồng KHKT Trường THPT

Hoạt động 6:
Thực
nghiệmTiến hành áp
dụng các giải
pháp
Hoạt động 7:
Điều tra sau
thực nghiệm
Hoạt động 8:
Phân tích kết
quả thực nghiệm.

Áp dụng thực nghiệm với Từ 4/11 đến Đã áp dụng thực Nhóm
chuỗi giải pháp của dự án
7/12/2020
nghiệm các giải tác giả và
pháp trong dự án
GVHD

Hoạt động 9:
Viết báo cáo dự
án
Hoạt động 10:

Gửi dự án dự thi
cấp Tỉnh

Viết báo cáo

Điều tra sau khi áp dụng các Từ 8/12 đến Tổng hợp kết quả Nhóm
giải pháp
11/12/2020 điều tra
tác giả và
GVHD
Phân tích so sánh kết quả Ngày
Báo cáo tổng hợp Nhóm
trước và sau thực nghiệm để 12,13/12
số liệu phiếu điều tác giả và
đưa ra kết luận.
tra khảo sát
GVHD
Từ14/12
đến
31/12/2020

Đúng
bố
hướng dẫn

cục, Nhóm
tác giả và
GVHD



6

PHẦN 2. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU
I. Thiết kế bảng hỏi:
Qua khảo sát chúng em thu được kết quả như sau:

u
1

2

3

4

5

6

Nội dung câu hỏi khảo
sát
Theo bạn, vì sao cần phải
thực hiện và duy trì văn
hóa chào hỏi?

Theo bạn, có thể thực hiện
chào hỏi trong giao tiếp
bằng những cách nào?

Khi đến trường, bạn có

thường xuyên thực hiện
việc chào hỏi?

Khi ở trường bạn đã thực
hiện chào, hỏi với những
ai?

Thái độ của bạn như thế
nào khi gặp khách vào
trường?

Bạn hãy cho biết vì sao

Tổng số
HS được
khảo sát
769

769

Kết quả
Đáp án
A. Chào hỏi biểu lộ sự
thân thiện, quen biết.
B. Chào hỏi là phương
tiện đặc biệt gây thiện
cảm.
C. Thể hiện biết tơn trọng
mình và tơn trọng người
khác.

D. Tất cả các đáp án trên

Số học
sinh lựa
chọn
31

1,7%

104

13,5
%

621

80,8
%
36,5
%
1,6%
3,6%
58.3
%
61,3
%
18,8
%
9,5%
10,4

%
23,5
%
11,1%

281

B. Bằng phi ngôn ngữ.

C. Bằng cách khác.
D. Tất cả các đáp án trên.

12
28
448

A. Có chào hỏi.

471

B. Khơng thường xun.

145

C. Chỉ chào người quen.
D. Không chào hỏi.

73
80


A. Chỉ chào thầy cô giáo.

162

B. Chỉ chào thầy cơ giáo
đang dạy mình.
C. Chào tất cả mọi người.

76
438

769

D. Ý kiến khác.
A. Coi như không thấy.

13
535
44

289

B. Gặp người quen mới
chào.
C. Khơng cần thiết phải
chào.
D. Đơi khi có chào hỏi.
A. Vì bạn cảm thấy ngại.

689


4%

13

A. Bằng ngơn ngữ.

769

Tỉ lệ
%

159
31
151

63,5
%
1,9%
69,6
%
5,7%
20.7
%
4,0%
52,2


7


bạn chưa thực hiện chào
hỏi?( nếu đã thực hiện thì
bạn có thể bỏ qua câu hỏi
này)

B. Vì thấy khơng cần thiết
phải chào.

C. Vì bắt chước người
khác.
D. Vì lí do khác.

85
10
43

%
29,3
%
3,5%
15%

Thơng qua kết quả khảo sát chúng em nhận thấy: Về khái niệm chào hỏi
cũng như ý nghĩa, tác dụng của chào hỏi cũng như các cách để thực hiện chào hỏi
thì đa số các bạn đều nhận thức được khá đầy đủ và đúng đắn. Tuy nhiên, với câu
hỏi chuyển từ nhận thức sang hành động đã có sự thay đổi đáng kể (thơng qua kết
quả phân tích câu hỏi 3, 4, 5, 6). Trong 689 bạn đã thực hiện việc chào hỏi thì 76
bạn mới chỉ chào thầy cơ giáo dạy mình (11,1%), 162 bạn chỉ chào thầy cơ giáo mà
khơng chào cán bộ nhân viên hành chính (23,5%). Đặc biệt đối với khách vào
trường để liên hệ công việc thì hầu như các bạn chưa chào 684 (chiếm 90,3%).

Khi khảo sát 289 bạn chưa (hoặc ít) thực hiện việc chào hỏi tác giả nhận
thấy nguyên nhân của việc chưa chào hỏi, đa số bạn chưa chào vì ngại 151 (chiếm
52,2 %), số khác thấy không cần thiết phải chào 85 (chiếm 29,3%) , một số khác
chưa chào vì theo tâm lí bắt chước người khác10 (chiếm 3,5 %), cịn lại 43 (chiếm
15%) là vì lí do khác.
Từ đó, chúng em nhận thấy muốn thay đổi thực trạng này thì phải tác động
từ ý thức của mỗi người.
Bên cạnh đó, khi điều tra về những giải pháp để duy trì thói quen chào hỏi,
chúng em nhận thấy giải pháp mà nhóm khách thể được nghiên cứu đề xuất có thể
chia thành 3 nhóm chính:
- Nhóm thứ 1: Các bạn đề cao đến tác dụng tuyên truyền, giáo dục ý thức
chào hỏi cho học sinh.
- Nhóm thứ 2: Các bạn chú trọng đến việc giáo dục thói quen chào hỏi từ
gia đình.
- Nhóm thứ 3: Các bạn đề xuất các giải pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh.
Đây là những căn cứ rất quan trọng để từ đó chúng em xây dựng các giải
pháp của dự án.
II. Phương pháp thực nghiệm
1. Thơng qua tác động của sách góp phần củng cố những chuẩn mực
đạo đức nền tảng để từ đó học sinh hiểu được giá trị của việc chào hỏi .
Đọc sách là một việc cần được duy trì và xây dựng thành thói quen hàng
ngày của mỗi người. Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết mà
sách cịn giúp chúng ta hồn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn. Sách dạy ta
đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách


8

dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngồi ra sách cịn dạy ta biết u

thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm
hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta. Vì những tác dụng
tuyệt vời đó của sách nên chúng em chọn giải pháp xây dựng góc thư viện trên lớp
học là giải pháp đầu tiên của dự án.
Khi mà hiện nay một thực trạng dễ dàng nhận thấy là học sinh có xu hướng
lạm dụng mạng xã hội và chịu nhiều tác động tiêu cực của nó thì với góc thư viện
sách các bạn sẽ được tiếp cận với sách nhiều hơn và từ đó dần hình thành thói quen
đọc sách. Một tịa nhà chỉ có thể xây được lên cao nếu như có một nền móng vững
chắc cũng như chào hỏi muốn trở thành một thói quen trong cuộc sống thì cần phải
được vun đắp từ những điều nhỏ nhất về những chuẩn mực đạo đức, về cái hay, cái
đẹp. Sách sẽ giúp chúng ta có được điều đó.
Thực hiện giải pháp này chúng em đã đề xuất với giáo viên chủ nhiệm của lớp
thực nghiệm để được trang trí lại lớp học với điểm nhấn là góc thư viện lớp.
(Hình ảnh của lớp trước và sau khi trang trí lại lớp học - Ảnh 1, Phụ lục)
2. Tổ chức diễn đàn theo chủ đề “ Tiên học lễ, hậu học văn” trong giờ sinh
hoạt lớp.
Từ kết quả điều tra về hiệu quả của các hình thức tuyên truyền đã thực hiện
chúng em nhận thấy với lứa tuổi học sinh THPT, các buổi tuyên truyền sẽ đạt được
hiệu quả cao khi bản thân người trong cuộc được bày tỏ quan điểm của mình về
vấn đề đó. Như nhà nghiên cứu James Bigelow (nguyên là sinh viên đại học Inowa,
nhà khoa học trẻ đứng đầu nhóm nghiên cứu tâm lý hoc) đã nói :“Chúng ta khơng
thể nhớ những gì mà chúng ta nghe thấy tốt bằng những thứ mà chúng ta đã nhìn
thấy hoặc chạm tay vào”. Thói quen chào hỏi sẽ chỉ được thực hiện khi học sinh
thấy được giá trị của việc chào hỏi và tự giác làm theo.
Từ thực tế đó nhóm tác giả lựa chọn hình thức tổ chức diễn đàn theo chủ đề
trong giờ sinh hoạt lớp để thực hiện giải pháp thứ 2 của dự án. Với hình thức này,
giờ sinh hoạt lớp vừa đỡ nhàm chán, nặng nề lại vừa trở thành một sân chơi bổ ích
để qua đó học sinh được bày tỏ quan điểm, rèn luyện kĩ năng, được thảo luận về
những vấn đề mà các bạn cịn đang băn khoăn.
(Hình ảnh diễn đàn sinh hoạt theo chủ đề “ Tiên học lễ, hậu học văn”- Ảnh 4, Phụ

lục)
(Đường link về video nhóm tác giả đã tổ chức diễn đàn “ Tiên học lễ, hậu học văn”
trong giờ sinh hoạt lớp )
3. Giáo dục thói quen chào hỏi từ gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng
sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Nếu cá nhân được sống trong một gia đình nề nếp,
có những giá trị đạo đức của xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em lựa chọn,
điều này sẽ tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến hành vi đạo
đức của mỗi người. Do vậy, cá nhân dễ dàng tiếp nhận và thực hiện một cách tự


9

nguyện. Khi gia đình coi trọng việc dạy dỗ đạo đức cho con cái, bắt đầu bằng
những bài học rất đơn giản như chào hỏi, thưa gửi… sẽ giúp cá nhân ý thức được
mỗi lời nói cũng như từng hành vi cử chỉ của mình.
Tuy vậy, do tác động của các yếu tố trong xã hội hiện đại cũng như ảnh
hưởng của phong tục tập quán địa phương, không phải gia đình nào cũng quan tâm
đúng mực đến việc uốn nắn, dạy bảo con cái theo các chuẩn mực đạo đức trong đó
có văn hóa chào hỏi. Vì vậy, với việc được nghe nói chuyện về nề nếp, chuẩn mực
đạo đức trong gia đình truyền thống cũng là một cách rất thuyết phục để các bạn tự
nguyện thực hiện theo những chuẩn mực đó.
Các tác giả của dự án đã thông qua giáo viên hướng dẫn liên hệ để được nghe
ơng Lị Trung Thành ( Ngun trưởng Ban tun giáo Huyện ủy – đã nghỉ hưu) nói
chuyện về vai trị, cách thức chào hỏi trong gia đình truyền thống của Việt Nam.
(Đường link về video buổi nghe ơng Lị Trung Thành nói chuyện về văn hóa
chào hỏi trong gia đình)
4. Trang “ Chào các em bé ngoan” trên Facebook tuyên truyền bằng video
hoạt hình( Propaganda by animation video) />%C3%A0o-c%C3%A1c-em-b%C3%A9-ngoan-100480155271014
Tác giả dự án nhận thấy trong thời kì cơng nghệ 4.0 khơng thể thiếu được vai

trị của mạng internet. Khi mà hầu hết thời gian rảnh rỗi các bạn đều tiêu khiển với
điện thoại thơng minh thì việc tun truyền thơng qua mạng xã hội sẽ là một
phương pháp đem lại hiệu quả khá tích cực. Khi chọn phương pháp này, nhóm tác
giả lựa chọn hình hình thức thiết kế các video hoạt hình để truyền tải nội dung
tuyên truyền của dự án.
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả khảo sát (Khảo sát đợt 2)
Chúng em tiến hành khảo sát đợt 2 đối với 43 khách thể sau khi được tiến
hành áp dụng các giải pháp nhằm duy trì thói quen chào hỏi trong trường học. Khảo
sát đợt 2 chủ yếu tập trung vào nhóm câu hỏi 4, 5, 6 là những câu hỏi mà ở đợt
khảo sát 1 đã có sự phân hóa đáng kể trong lựa chọn của nhóm khách thể nghiên
cứu.

u
Nội dung khảo sát

1

Bạn đã thực A. Có
hiện việc chào
hỏi ở trường B. Khơng thường xun.
học chưa?
C. Chưa thực hiện.

Tổng số
học sinh
tham gia
khảo sát
43


Trước thực
nghiệm
Số
Tỉ lệ
học
%
sinh
15
34,9%

43

10

23,2%

43

18

41,9%

Sau thực
nghiệm
Số
Tỉ lệ
học
%
sinh
25

58,1
%
13
30,3
%
5
11,6%


10

2

3

Khi ở trường
bạn đã thực
hiện chào, hỏi
với những ai?

Khi gặp khách
vào trường bạn
đã thực hiện
chào, hỏi
chưa?

A. Chỉ chào thầy cô giáo
dạy mình.
B. Chào tất cả thầy cơ
giáo, bạn bè, khơng chào

nhân viên hành chính của
trường
C. Chào tất cả các thầy
cơ giáo, nhân viên hành
chính, bạn bè trong
trường.
A. Có.
B. Có lúc chào, đôi khi
không chào.
C. Không chào.

25

15

60%

7

28%

25

7

28%

5

20%


25

3

12%

13

52%

25
25

0
2

0,0%
8%

10
8

40%
32%

25

23


92%

7

28%

Biểu đồ về sự thay đổi thói quen chào hỏi
Thói quen chào hỏi của nhóm khách thể đã được thay đổi. Nhóm đã thực
hiện việc chào hỏi (tăng 30,3%), từ việc chỉ biết chào thầy cơ giáo dạy mình đã
chuyển sang biết chào tất cả các thầy cơ, bạn bè và nhân viên hành chính trong
trường( tăng 40%). Đặc biệt, tỉ lệ chưa biết chào hỏi khi gặp khách vào trường liên
hệ công tác đã giảm đáng kể( giảm 64%).
Qua phân tích kết quả tác giả dự án nhận thấy, với sự thay đổi tích cực của
khách thể nghiên cứu đã chứng minh các giải pháp pháp được áp dụng đã đi đúng
hướng phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy nhóm
chưa thường xuyên chào hỏi lại tăng cao hơn( tăng 3%). Đây chính là hạn chế của
dự án mà hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cần phải chú ý khắc phục.
II. Kết quả thực tiễn
1. Về khả năng tác động của sách góp phần củng cố chuẩn mực đạo đức
nền tảng

u
Nội dung khảo sát

1

2

Bạn có đọc A.Thường xun.
sách khơng? B. Có .

C. Ít khi đọc.
D. Không .
Loại sách A. Sách bán chạy.
bạn thường B. Sách theo nhu cầu.

Tổng số
học sinh
tham
gia
khảo
sát
43
43
43
43
35
35

Trước thực
nghiệm
Số học
sinh
10
15
10
8
5
15

Tỉ lệ

%
23,3%
34,9%
23,3%
18,5%
14,3%
42,9%

Sau thực nghiệm
Số học
sinh

Tỉ lệ %

20
18
5
0
4
22

46,5%
41,9%
11,6%
0,0%
11,4%
62,9%


11


đọc?
3

4

Bạn hãy nêu
lí do khiến
bạn
khơng( hoặc
ít) đọc sách?
Nội
dung
của sách có
tác
động
đến
bạn
khơng?

C. Sách mới ra.
D. Sách bất kì.
A. Khơng thích sách.
B. Do đã có mạng
internet .
C. Vì khơng có thời
gian.
D. Vì lí do khác.
A. Khơng.
B. Rất ít.

C. Có.
D. Khá nhiều.

35
35
18
18

5
10
3
10

14,3%
28,5%
16,6%
55,6%

6
3
2
3

17,1%
8,6%
11,1%
16,6%

18


5

27,8%

0

0,0%

18
43
43
43
43

0
8
10
15
10

0,0%
18,5%
23,3%
34,9%
23,3%

0
0
2
17

24

0,0%
0%
4,7%
39,5%
55,8%

Biểu đồ về sự tác động của sách
Như vậy, qua phân tích có thể thấy nhu cầu đọc sách đã tăng theo hướng
tích cực. Sau khi áp dụng biện pháp đưa sách đến gần với nhóm khách thể được
nghiên cứu thì nhóm thường xun đọc (tăng 23,2%), nhóm ít khi hoặc khơng đọc
chỉ còn 11,6%( giảm 30,2%). Đọc sách theo nhu cầu tăng 20%. Tương ứng, nhóm
thích đọc sách (tăng 5,5%), nhóm dùng sách nhiều hơn mạng xã hội (tăng 39,0%).
Vì là những kiến thức cần nên khi đọc nội dung của sách sẽ tác động đến các bạn
khá nhiều ( 55,8%).
- -Lí do để các bạn đọc sách nhiều hơn phần lớn là do các bạn có cơ hội tiếp
cận với sách nhiều hơn ( 41,9%). Khi góc thư viện có ngay trên lớp thì sẽ giải quyết
được lí do khơng có thời gian đọc sách. Cũng như việc nhìn thấy sách sẽ khơi gợi
trí tị mị khám phá của các bạn chưa “u” sách từ đó các bạn sẽ dần hình thành
thói quen đọc sách, hạn chế dần việc sử dụng mạng xã hội. Mặc dù tác dụng của
đọc sách đối với duy trì và nâng cao văn hóa chào hỏi khơng thể nhìn thấy bằng các
con số hữu hình nhưng đây là giải pháp mà chúng em tâm đắc nhất. Bởi lẽ theo
chúng em, mỗi một vấn đề sẽ chỉ được giải quyết một cách hiệu quả nhất khi nó
được giải quyết tận gốc. Tuy nhiên chúng em cũng nhận thấy hạn chế của giải pháp
là mới chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn nên khả năng lan tỏa tình yêu đối với
sách vẫn chưa được cao. Vì vậy trong tương lai cần có biện pháp kết hợp với giáo
viên để nâng cao hiệu quả của hoạt động đọc sách.
2. Về việc hình thành kĩ năng thơng qua diễn đàn theo chủ đề trong giờ
sinh hoạt lớp


u
1

Nội dung câu hỏi
khảo sát
Bạn có hài lịng với
diễn đàn về văn hóa

Tổng
số HS
được
khảo
sat
43

Kết quả
Đáp án
A. Rất hài lòng.
B. Hài lòng.

Số học
sinh lựa
chọn

Tỉ lệ
%

17
15


39,5%
34,9%


12

2

chào hỏi trong giờ sinh
hoạt lớp không?
Điều bạn cảm thấy hài
lịng nhất ở diễn đàn

43

C. Bình thường.
D. Khơng hài lịng.
A. Cá nhân được trình bày ý kiến,
quan điểm của mình.
B. Được thảo luận về những vấn
đề mình chưa rõ.
C. Được rèn luyện kĩ năng sống.
D. Tất cả các đáp án trên.

11
0
5

25,6%

0,0%

11,6%

0

0,0%

3
35

7,0%
81,4%

Như vậy, số các bạn hài lòng với diễn đàn là khá cao( 74,4%) và lí do các
bạn đưa ra khi các bạn lựa chọn hài lòng đã cho thấy với lứa tuổi THPT điều các
bạn cần là các bạn được “nói”, được bày tỏ ý kiến và quan điểm của mình. Đặc biệt
với học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khi lí do bạn chưa
chào hỏi chỉ là do bạn cịn ngại thì những hoạt động để rèn luyện kĩ năng sống là
điều vô cùng cần thiết. Trong quá trình áp dụng chúng em nhận thấy đây là giải
pháp mà các bạn tham gia nhiệt tình nhất. Những câu hỏi được các bạn đặt ra trong
diễn đàn như “Gặp thầy cô bạn umốn chào nhưng lại ngại, trong trường hợp đó
bạn phải làm thế nào?”, “ Khi bạn chào mà người được chào không nhiệt tình đáp
lại thì bạn có nên chào tiếp ở lần gặp sau khơng?”, “ Theo bạn, người lớn có nên
chào người nhỏ tuổi trước để làm gương không?”....đã cho thấy các bạn có nhiều
băn khoăn trong lĩnh vực này cần giải đáp. Tuyên truyền bằng diễn đàn đã khắc
phục được hạn chế trong các hình thức tuyên truyền trước đó. Tuy nhiên, điều tác
giả dự án cịn băn khoăn ở giải pháp là làm thế nào để lôi cuốn hơn nữa đối với các
bạn còn nhút nhát để các bạn mạnh dạn trao đổi và thảo luận.
3. Thay đổi nhận thức về chào hỏi trong gia đình

C
â
u

1

2

Tổng số
học sinh
tham
Nội dung khảo sát
gia
khảo
sát
Ở nhà bạn đã
A. Chưa chào.
43
chào bố mẹ và
B. Ít khi.
43
người lớn tuổi
C. Có chào.
43
chưa?
D. Thường xun.
43
Tại sao bạn
A. Do thấy không 28
chưa thực hiện

cần thiết.
chào hỏi trong
B. Do từ nhỏ khơng 28
gia đình?( Nếu
được nhắc nhở.
bạn đã chào hỏi C. Do bố mẹ bận 28
có thể bỏ qua
nên ít khi gặp.
câu hỏi này)
D. Vì lí do khác.
28

Trước thực
nghiệm
Số học
sinh
8
10
10
15
8
12
5
3

Tỉ lệ
%

Sau thực nghiệm
Số học

sinh

Tỉ lệ %

18,6%
23,3%
23,3%
34,8%
28,5%

0
3
5
35
0

0,0%
7,0%
11,6%
81,4%
0,0%

42,9%

0

0,0%

17,9%


0

0,0%

10,7%

8

100%


13

Sau thực nghiệm, chúng em đưa thêm một số câu hỏi khảo sát đối với 28 bạn
trong nhóm khách thể nghiên cứu ở nhà cịn chưa(hoặc ít) chào hỏi trong lần khảo
sát trước thực nghiệm để thấy được sự thay đổi nhận thức về văn hóa chào hỏi
trong gia đình. Thơng qua kết quả có thể thấy nhận thức về chào hỏi trong gia đình
của khách thể nghiên cứu đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nhóm chưa(
hoặc ít) chào hỏi từ 46,6% xuống cịn 18,6%( giảm 46,6%). Theo đó, nhận thức về
vai trị của chào hỏi trong gia đình cũng tăng lên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Một tấm gương sống có giá trị hơn 100 bài
diễn văn tuyên truyền”. Với những câu chuyện chân thành, gần gũi của ơng Lị
Trung Thành chắc chắn sẽ lưu dấu ấn sâu trong các bạn hơn là ngồi nghe tuyên
truyền với những yêu cầu phải làm cứng nhắc.
4. Tuyên truyền bằng video hoạt hình( Propaganda by animation video)
Hướng tới mục tiêu tạo ra được những video đơn giản nhưng với hình ảnh
đẹp và nội dung đúng chuẩn mực nên chúng em đã tìm tịi học hỏi từ cách vẽ hình,
lồng tiếng nhân vật tới chỉnh sửa kĩ xảo hình ảnh. Có thể những video hoạt hình
ngắn do chúng em tạo ra chưa thật sự xuất sắc nhưng với mục đích tun truyền thì
bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định. Vì là giải pháp được thực hiện

cuối cùng trong dự án nên thời gian áp dụng chưa được nhiều nhưng trong gần một
tháng trang “ Chào các em bé ngoan” trên Facebook đã nhận được hàng nghìn
lượt truy cập với những phản hồi khá tích cực. Đặc biệt khi kết hợp với nội dung
trong các bài kiểm tra của môn Ngữ văn và Giáo dục cơng dân thì các bạn đều nhớ
khá chính xác nội dung của các video tuyên truyền. Điều đó chứng minh, đây là
biện pháp tuyên truyền vừa đơn giản mà lại đem lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên,
hạn chế của giải pháp này là hình ảnh của video chưa thật sự sinh động, nội dung
cũng chưa phong phú. Vì vậy, trong tương lai để áp dụng dự án với phạm vi lớn


14

hơn và để đem lại hiệu quả cao hơn nữa cần phải có 1 ban biên tập, thiết kế hình
ảnh thì sẽ đem lại những video có chất lượng cao hơn nữa.
III. Nghiên cứu trường hợp điển hình
1. Vài nét về bản thân L.T.B. và gia đình B.
L.T. B. là học sinh nam, 18 tuổi, lớp 12, trường THPT . Học lực bình
thường, một số học kì có học lực Trung bình, đạo đức xếp loại Khá.
B là con trai cả của gia đình bố mẹ đi làm ăn xa từ khi B cịn nhỏ. B ở cùng
ơng bà nội đến khi B học lớp 2 thì được bố mẹ đón lên ở cùng.Tuy nhiên, do tính
chất cơng việc, bố mẹ của L.T.B làm nghề tự do (giết mổ lợn bán) rất bận rộn và
thường khơng có thời gian quan tâm, chăm sóc về đạo đức và học tập cho B. B khá
ít nói, lầm lì, ít giao tiếp và đặc biệt rất ngại tham gia các hoạt động chung của lớp,
của trường.
2. Kết quả nghiên cứu dựa trên sự quan sát đối tượng và sự đánh giá
của giáo viên, bạn bè và phụ huynh đối tượng.
Tiêu chí đánh giá

Nhận xét của bạn bè


Nhận xét của thầy cô

Nhận xét của giáo viên chủ
nhiệm lớp

Nhận xét của gia đình

Nhận xét của hàng xóm
Tham gia các buổi hoạt động
ngoại khóa

Trước khi áp dụng các biện
pháp thực nghiệm
L.T.B là người lầm lì, ít nói.
Hầu như lên lớp bạn khơng
nói chuyện với ai, chỉ “làm
bạn” với chiếc điện thoại.
L.T.B là học sinh trầm, lực học
khơng nổi bật. ít khi phát biểu
ý kiến trong các giờ học. Gặp
thầy cơ thường có biểu hiện né
tránh.
L.T.B là học sinh trầm, lực học
không nổi bật, đôi khi nghỉ
học khơng có lí do. Chưa chủ
động, hăng hái trong những
hoạt động chung của lớp.
L.T.B là đứa con trầm tính, ít
nói. Chưa chủ động trong việc
giúp đỡ bố mẹ. Đôi khi cịn

mải chơi.
L.T.B ít nói, ít giao tiếp với
hàng xóm. Đơi khi gặp người
quen cịn ngại chào hỏi, cịn
tránh mặt.
Chưa tích cực, có những hoạt
động khơng tham gia, hoặc có
tham gia cũng chỉ tham gia

Sau khi áp dụng các biện
pháp thực nghiệm
L.T.B đã cởi mở hơn. Bắt đầu
thấy phát biểu ý kiến xây dựng
bài, tham gia vào các câu
chuyện của bạn bè. Ít dần việc
sử dụng điện thoại trong các
giờ ra chơi.
Đã có sự thay đổi tích cực. Đã
chủ động hơn khi phát biểu ý
kiến trong giờ học. Gặp thầy
cô tuy chưa thực sự tự tin
nhưng đã bớt biểu hiện né
tránh.
Đã có sự thay đổi tích cực.
Lực học tiến bộ, ít nghỉ học,
hòa đồng hơn với bạn bè, cởi
mở với thầy cơ giáo.
Đã biết giúp đỡ bố mẹ, nói
chuyện với bố mẹ nhiều hơn.
Nói năng lễ phép, có chào,

hỏi.
Cởi mở hơn. Đã biết chào hỏi
khi gặp người lớn tuổi tuy vẫn
còn khá nhút nhát.
Hăng hái, chủ động hơn.
Không những tham gia đầy đủ
hoạt động chung mà còn biết


15

cho có mặt.

phát biểu ý kiến đưa ra quan
điểm của mình( Diễn đàn
trong giờ sinh hoạt lớp)

L.T.B đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bạn đã cởi mở hơn trong
mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, bố mẹ và những người xung quanh. Điều đó cho
thấy vai trị của các biện pháp nhằm duy trì văn hóa chào hỏi trong việc hình thành
kĩ năng để bạn hạn chế tâm lí ngại ngùng khi chào hỏi. Đồng thời giúp bạn thấy
được vai trò của chào hỏi trong xây dựng các mối quan hệ ở gia đình, nhà trường
và xã hội.
PHẦN 4. KẾT LUẬN
I. Kết luận:
Với dự án “Duy trì và phát triển văn hóa chào hỏi góp phần giữ gìn các
chuẩn mực đạo đức cho học sinh ở trường THPT ” mặc dù mới chỉ được áp
dụng trong thời gian chưa dài nhưng bước đầu đã thu được những kết quả khả
quan. Đối với trường vùng sâu, vùng xa như trường THPT thì những giải pháp đã
thực hiện của dự án là thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, với hiệu quả của từng giải

pháp đã thực hiện thì tác giả của dự án nhận thấy các giải pháp đã có thể khắc phục
được hạn chế của những biện pháp tuyên truyền mà từ trước đến nay đã và đang
thực hiện. Nhất là với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, nếu thực hiện không
khéo sẽ trở thành giáo điều, sáo rỗng. Với các giá trị đạo đức, nó sẽ chỉ được thực
hiện khi chủ thể thực hiện hiểu được “giá trị” của đạo đức và tự giác làm theo, việc
thực hiện duy trì và phát triển văn hóa chào hỏi trong nhà trường cũng vậy. Các giải
pháp của dự án đã khắc phục được những hạn chế nêu trên đồng thời thực hiện
đúng nguyên tắc kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục cũng như
nguyên tắc xây dựng đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Đạo đức khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ
hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng luyện càng trong”. Đây chính là lí do tác giả dự án lựa chọn các giải pháp tác
động sâu, tác động từ gốc của việc hình thành thói quen chào hỏi trong học sinh.
Trong bối cảnh CNH- HĐH đất nước, hội nhập kinh tế thị trường cùng với
thời đại công nghệ 4.0 tác giả của dự án thiết nghĩ giữa tri thức, kĩ năng và đạo đức
yếu tố nào cũng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người. Tuy nhiên, hiện nay
khi những chuẩn mực đạo đức đã xuống cấp đến mức báo động, tỉ lệ phạm tội trong
lứa tuổi vị thành niên ngày càng cao thì việc gìn giữ những chuẩn mực đạo đức là
việc khơng thể xem nhẹ. Vai trị đó một lần nữa đã được khẳng định trong câu nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”.
II. Đề xuất
Do vấn đề về nguồn lực nên dự án mới chỉ áp dụng các giải pháp cho 43
khách thể nghiên cứu của lớp 12B1. Tuy nhiên, những giải pháp của dự án có thể
áp dụng được trong phạm vi rộng hơn hay không? Và hướng áp dụng như thế nào?


16

Với ý nghĩa của dự án và những kết quả đã đạt được các tác giả nhận thấy dự án có
thể áp dụng rộng rãi để đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn. Vì vậy, nhóm tác giả

của dự án có những đề xuất sau:
1. Đối với nhà trường
Thứ nhất, có thể áp dụng giải pháp hình thành và duy trì thói quen đọc sách
cho học sinh tồn trường với các hình thức như: Xây dựng góc thư viện lớp (như
dự án đã áp dụng), xây dựng thư viện thân thiện, thư viện lưu động trong
trường...để đưa sách đến gần với học sinh. Ngồi ra, có quy trình đưa văn hóa đọc
sách vào nội dung của các mơn học Ngữ văn, Giáo dục công dân (thông qua câu
hỏi trong phần làm văn nghị luận xã hội, phần câu hỏi vận dụng trong các bài kiểm
tra). Tổ chức các tiết đọc sách cố định cho từng lớp như tiết học trong thời khóa
biểu.
Thứ hai, thay đổi hình thức tun truyền bằng các diễn đàn, mời chun gia,
người có chun mơn nói chuyện, đàm thoại trao đổi với học sinh sẽ đạt được hiệu
quả cao hơn.
2. Đối với Sở GD&ĐT
Dự án xuất phát từ thực trạng, đặc điểm của nhà trường nên nhóm chúng em
đã nghiên cứu và xây dựng dự án. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến và sự ghi nhận của Hội đồng khoa học kĩ thuật của Sở để chúng em có điều
kiện giao lưu, học hỏi, phát triển tình yêu với nghiên cứu KHKT.
Nhóm tác giả dự án xin chân thành cảm
ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, 2010, Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn học
2. Phan Kế Bính, 2005, Việt Nam phong tục, NXB Văn học.
3. Trần Ngọc Thêm, 1999, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
4. Hồ Chí Minh: Tồn tập,NXB Chính trị quốc gia, 2002, tập 1- tr.263.
5. Thái Xuân Đệ, 2010, Từ điển Tiếng Việt, NXB Hải Phịng.
6. Bài nói chuyện của Giáo sư Hồng Chí Bảo về nguyên tắc giáo dục đạo đức theo
tư tưởng Hồ Chí Minh.



17

PHỤ LỤC


18

Hình ảnh về lớp trước và sau khi trang trí lại lớp học- Ảnh 1

Hình ảnh học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi trước khi trang trí lại lớp
học- Ảnh 2


19

Hình ảnh của học sinh đọc sách trong giờ ra chơi sau khi có giá sách- Ảnh 3

Hình ảnh diễn đàn sinh hoạt theo chủ đề “ Tiên học lễ, hậu học văn”- Ảnh 4


20

Hình ảnh về buổi nghe ơng Lị Trung Thành nói chuyện về văn hóa chào hỏi trong
gia đình- Ảnh 5

Hình ảnh bài kiểm tra viết đoạn văn nghị luận xã hội về văn hóa chào hỏi sau khi
áp dụng dự án- Ảnh 5.



21

KỊCH BẢN SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:
“ TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN”
I Chương trình:
1. Giới thiệu lí do chọn chủ đề( Giải thích vai trị của “lễ” trong đó có văn hóa chào hỏi)
2. Tiểu phẩm
3. Thảo luận với chủ đề: Văn hóa chào hỏi trong trường học.
4. Kết thúc chương trình bằng bài hát: Bài học đầu tiên.
II. Câu hỏi thảo luận:
1. Theo bạn, tại sao cần duy trì văn hóa chào hỏi nói chung và trong trường học nói riêng.
2. Hiện nay có nhiều bạn trẻ dường như “lãng quên’ việc chào hỏi. Họ rất tiết kiệm lời
chào ngay cả với ông bà, bố mẹ và thầy cơ giáo dạy mình. Bạn nghĩ sao về thực trạng đó?
3. trong trường hợp bạn đã chào hỏi rất đúng mực mà người được chào vẫn khơng nhiệt
tình đáp lại. Bạn sẽ xử lí thế nào?
4. Nếu một người chưa thực hiện việc chào hỏi thì có khẳng định họ là người thiếu đạo
đức hay khơng?
5. Nếu có quan niệm cho rằng: Hiện nay là thời đại của khoa học và cơng nghệ, vì thế nên
lược bỏ bớt một số thủ tục trong đó có việc chào hỏi. Bạn có đồng tình với quan điểm đó
khơng? Tại sao?
6. Bạn có vấn đề gì với chủ đề ngày hơm nay mà bạn thấy cần phải chia sẻ không?
......................................................................................................................................
KỊCH BẢN
CHỦ ĐỀ: VĂN HĨA CHÀO HỎI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
I. Nội dung
1. Vai trị của văn hóa chào hỏi ở trong gia đình Việt Nam.
2. Những chuẩn mực cần tuân theo thực hiện chào hỏi trong gia đình.
3. Sự khác nhau khi thực hiện chào hỏi giữa gia đình truyền thống và gia đình hiện
đại.
II. Câu hỏi

1. Hiện nay gia đình 3 hay 4 thế hệ đã được thay thế bằng gia đình hạt nhân 1 thế
hệ hiện đại. Vì vậy, một số thói quen chào hỏi đã phai nhạt hơn so với trước( VD: con cái
quên chào bố mẹ, hoặc chào chỉ bằng cái gật đầu…). Ông hãy cho biết quan điểm của ông
về hiện tượng này?
2. Theo ông, để duy trì được văn hóa chào hỏi tốt đẹp của cha ông ta ở trong gia
đình thì ta cần phải làm gì?
3. Nếu có ý kiến cho rằng, ở xã hội hiện đại ta nên thay đổi một số thói quen cho
phù hợp ngay cả văn hóa chào hỏi trong gia đình. Ơng cho chúng cháu biết ơng có đồng
tình với quan điểm này không ạ?
4. Xã hội hiện đại khi cuộc sống gấp gáp và vội vàng hơn thì đi liền với nó là một
số chuẩn mực đạo đức đã bị xem nhẹ. Đã bao giờ ông gặp trường hợp ông gặp người nhỏ
tuổi hơn mà họ không chào hỏi chưa ạ? Ông hãy cho chúng cháu biết cảm xúc của ơng
khi ơng gặp tình huống đó?


22




×