Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.27 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
Tran
1. Chuẩn mực pháp luật
1.1. Khái niệm
1.2. Một số đặc điểm của chuẩn mực pháp luật
2. Chuẩn mực đạo đức
2.1. Khái niệm
2.2. Một số đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
3. Chuẩn mực pháp luật
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

g
2
2
2
4
5
5
6
12

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là
phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã
hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ
quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên
những giá trị mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, bài viết dưới đây
của tôi sẽ tập trung triển khai đề tài “Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực
pháp luật và chuẩn mực đạo đức”.
1. Chuẩn mực pháp luật
Pháp luật rất quan trọng trong mỗi quốc gia và trong hiến pháp nước ta


cũng đã xác định: “nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
1


cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh
chấp hành hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phong ngừa và chống các tội phạm
các hành vi phạm pháp luật. Pháp luật của mỗi nước, một mặt mang bản chất,
đặc diểm của nhà nước ấy, mặt khác cũng mang những đặc điểm của hệ thống
pháp luật nước đó nói chung. Việc nghiên cứu những đặc điểm chung này là
điều kiện cần thiết để thiết lập, xây dựng hệ thống pháp luật có căn cứ khoa
học, đồng thời để vận dụng có hiệu quả công cụ pháp luật vào việc quản lí nhà
nước, quản lí nền kinh tế cũng như quản lí mọi hoạt động của xã hội nói chung.
1.1. Khái niệm
Chuẩn mực pháp luật hay pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu như là
tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện
bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.
1.2. Một số đặc điểm của chuẩn mực pháp luật
Thứ nhất, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất bắt
buộc chung
Trong bất cứ xã hội nào, để xã hội tồn tại và pháp triển thì các quan hệ
giữa người với người- các quan hệ xã hội, phải tuân theo các quy tắc chung nhất
định. Những quy tắc chung ấy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội: trong xã hội, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, trong sinh hoạt chính trị
xã hội, nghệ thuật, tôn giáo, gia đình,… người ta gọi đó là các quy tắc xử sự
chung.
Các quy tắc này chỉ cách xử sự mà người ta phải tuân theo những trường
hợp nhất định, chính là việc thể chế hóa các quy định mang tính điển hình, hướng
dẫn mọi người noi theo. Sở dĩ, cần thiết phải có những khuôn mẫu chung áp dụng

trong những hành vi nhất định vì trong những trường hợp,do sự chi phối của
nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên có thể nảy sinh những khả năng xử
sự khác nhau gây rối gen cho xã hội. Do vậy nhà nước cần đặt những quy tắc có
tính chất bắt buộc chung cho toàn xã hội.
Thứ hai, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận

2


Từ những thực trạng xấu phát sinh trong xã hội, từ những ràng buộc
không lành mạnh giữa các quan hệ trong xã hội và nhằm đảm bảo thực thi tính
quyền lực, ý chí của giai cấp thống trị mà nhà nước đã soạn thảo, ban hành những
diều luật hướng cho các quan hệ hoạt động trong vòng trật tự, phát triển bền
vững. Pháp luật được ban hành ra những quy định mà trong đó các cá nhân,t ổ
chức có những giới hạn nhất định, những hành vi được phép làm, không được
phép làm cũng như các quyền và nghĩa vụ cụ thể.
Nhà nước cũng thừa nhận có hệ thống từ các phong tục, điều lệ từ những tổ
chức xã hội,… mà nó phù hợp với những điều kiện xã hội mới vào hệ thống pháp
luật chung, được ban bố dưới các hình thức văn bản pháp luật để toàn xã hội thực
hiện và là bắt buộc với mọi cá nhân tổ chức.
Thứ ba, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
Bằng những biện pháp thực thi quyền lực của nhà nước đã ban hành thành
những hệ thống luật với mục đích là điều chỉnh các hành vi sai lệch, trái với
chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm tạo lập xã hội pháp triển lành mạnh, các mối
quan hệ trong xã hội có điều kiện liên kết pháp triển tạo nên một môi trường xã
hội phát triển, hòa bình trong vòng trật tự xã hội có pháp luật. Nếu những hành
vi, quan hệ cá nhân tổ chức nào vi phạm thì nhà nước sẽ dùng chính pháp luật là
phương thức, là công cụ cưỡng chế những vi phạm đó.
Thứ tư, pháp luật được nhà nước đảm bảo thực bằng tính cưỡng chế
Tính cưỡng chế thể hiện ở việc nhà nước có thể dùng nhiều biện pháp để

bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Đây cũng là
tính cơ bản, dựa trên quyền lực nhà nước làm cho pháp luật có sức mạnh và hiệu
quả. Nhà tư tưởng Pascal đã nói: “công lí không có quyền lực thì bất lực, quyền
lực không có công lí thì tàn bạo” . Nhà nước đảm bảo tính cưỡng chế của pháp
luật bằng những biện pháp: thông tin tuyên truyền qua các phương tiện thông tin
đại chúng; hoặc các biện pháp cưỡng chế do sức mạnh của nhà nước thi hành cụ
thể trong các quy phạm pháp luật đều có loại nhiều chế tài nhất định trong từng
trường hợp tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Chuẩn mực đạo đức

3


Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội, nảy sinh từ thực
tiễn các quan hệ xã hội giữa con người với con người; nó bao gồm các quan niệm
về các cặp phạm trù đối lập nhau: thiện- ác, tốt- xấu, hạnh phúc- bất hạnh, công
bằng- bất công,… cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa
cá nhân với nhau và với cộng đồng, xã hội. Trước đây, đạo đức được xem là khái
niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt- xấu, hơn nữa
xem như là đúng-sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ
thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn
với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một
xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với
nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư
luận xã hội.
2.1. Khái niệm
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành

vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về
công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm
và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
mà con người cần có: Lịch sự, Biết ơn,
Yêu thương, Lễ độ, Tự trọng, Tôn trọng,
Thật thà, Giản dị, Tiết kiệm, Trung thực, Tôn
sư trọng đạo, Tự tin, Đoàn kết, Dũng cảm,
Khoan dung, Siêng năng, Tương trợ, Liêm
khiết, Tự lập, Giữ chữ tín, Chí công vô tư,
Tự chủ, Lí tưởng, Năng động, sáng tạo,
Danh dự, Hạnh phúc, Lương tâm,…;
Tôn sư trọng đạo
2.2. Một số đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
4


Thứ nhất, tính bất thành văn
Chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn
mực xã hội bất thành văn. Tức là nó không
được ghi chép thành văn bản cụ thể mà tồn
tại dưới hình thức là những bài học luân lý,
phép đối nhân xử thế giữa các cá nhân với
nhau trong xã hội. Chuẩn mực đạo đức
thường được củng cố, giữ gìn và phát huy
vai trò và hiệu lực của nó thông qua con

Yêu thương là truyền thống tự

ngàn xưa của dân tộc
tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Trong xã hội, chuẩn mực đạo đức hình thành rất sớm trong xã hội nguyên thủy
khi mà hiện tượng nhà nước chưa xuất hiện. Trong xã hội này, cùng với tập quán,
chuẩn mực đạo đức là nhân tố chi phối và điều hành hành vi của con người.
Thứ hai, tính giai cấp
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp, thể hiện ở chỗ, nó được sinh ra
nhằm để củng cố, bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu, lợi ích vật chất, tinh thần
của giai cấp này hay giai cấp khác trong xã hội.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã
hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố: các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách
quan.
Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố khách quan

Các yếu tố tồn tại thường trực trong
mỗi ý thức, quan điểm cá nhân, chi
phối và điều khiển hành vi đạo đức
của họ

Các yếu tố tồn tạ bên ngoài ý thức
của con người nhưng lại giữ vai trò
chi phối, điều chỉnh hành vi đạo
đức con người, tác động đến việc
tuân thủ chuẩn mực đạo đức

Thói
quen,
nếp sống

Sự tự

nguyện,
tự giác

Thuần phong,
mĩ tục

Sức
mạnh
nội tâm
5

Dư luận xã
hội


3. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là
phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã
hội nói chung và của nềnđạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ
quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên
những giá trị mới.
Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với đạo dức. Đạo đức là tập hợp các
quan điểm, quan niệm của con người về cái thiện, cái ác, về sự công bằng và bất
công, về nghĩa vụ, danh dự và các phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã
hội. Các quan điểm, quan niệm này rất khác nhau, được quy định bởi các điều
kiện của đời sống vật chất xã hội. Trên cơ sở đó, hình thành nên hệ thống ứng xử
của con người. Khi đạo đức trở thành niềm tin nội tâm thì nó là nền tảng để điều
khiển hành vi của con người sao cho phù hợp với đòi hỏi chung của xã hội.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của

pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục
đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo
vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức.
Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời
nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội,
pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.
Trong xã hội có giai cấp, mối giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau đều có
quan niệm đạo đức riêng cho mình. Vì vậy, các quy phạm đạo đức có nhiều loại
và chúng có sự tác động qua lại với nhau. Giai cấp thống trị nắm quyền lực trong
tay, họ cũng có quan niệm đạo đức riêng, nên có ưu thế nâng quan niệm đạo đức
trở thành pháp luật. Do đó, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm
quyền. Tuy nhiên, do có sự tác động qua lại lẫn nhau của các quy phạm đạo đức
của các giai cấp khác nhau trong xã hội, nên pháp luật không thể phản ánh lợi ích
cũng như các quan điểm khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn của các giai cấp khác
nhau đó. Chẳng hạn, trong thời kì nhà nước phong kiến Việt Nam, giai cấp thống
6


trị sử dụng tam cương ngũ thường để điều chỉnh các quan hệ xã hội; và áp đặt
quan niệm tam tòng tứ đức lên người phu nữ.
Trong khi xây dựng và thực hiện pháp luật, dù muốn hay không giai cấp
cầm quyền buộc phải tính đến yếu tố đạo đức nhằm tạo cho pháp luật một khả
năng thích ứng, khiến cho nó dường như thể hiện ý chí chung của mọi tầng lớp xã
hội. Có những quy phạm pháp luật, khi đã trở nên phổ biến trong xã hội, thành
yếu tố thường trực trong hành vi xã hội của con người sẽ trở thành quy phạm đạo
đức.
Mặc dù chịu sự tác động của đạo đức và các quy phạm xã hội khác nhưng
pháp luật có tác động mạnh mẽ đối với đạo đức. Pháp luật có thể loại bỏ các
chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo các chuẩn mực đạo đức, góp phần tạo nên
các chuẩn mực đạo đức mới, phù hợp hơn với tiến bộ xã hội.

Ví dụ:
Đạo đức Nho giáo phương Đông mà thành trì là phong kiến Trung Quốc cả
ngàn năm vẫn còn nhiều ảnh hưởng trong nếp sống căn bản của người Việt Nam.
Đặc trưng của nó là cha mẹ có quyền hành rộng rãi đối với con cái.
Nền nếp gia phong cổ truyền vẫn còn đòi hỏi con cái phải phục tùng cha
mẹ triệt để, đến nỗi coi con cái như vật sở hữu của người có công sinh đẻ, nuôi
dưỡng mình. Cha mẹ có thể đánh đập, răn dạy con; có quyền cầm cố, bán đợ con,
từ bỏ con; trong khi con cái có nghĩa vụ không được làm trái lời dạy bảo của ông
bà, cha mẹ. Trong một bộ phận xã hội, mấy câu “kinh điển” lỗi thời đến ngày nay
vẫn còn tồn tại: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”; “Phụ xử tử vong, tử bất vong
bất hiếu”; “Thương cho roi cho giọt, ghét cho ngọt cho bùi”...;
Ngược lại, chuẩn mực đạo đức có thể là nền tảng tinh thần để thực hiện các
quy định của pháp luật. Được pháp luật thừa nhận và trở thành quy phạm mang
tính bắt buộc chung, không chỉ đối với quốc gia mà còn mở rộng ra toàn thế giới.
Ví dụ:
Điều 26 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định: “Mọi
điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và phải được các bên
thi hành với thiện chí”; Nguyên tắc thiện chí là một trong những phạm trù đạo

7


đức cơ bản thể hiện tính trung thực cũng như tôn trọng việc thực hiện các cam kết
quốc tế.
Hơn thế nữa, các quy phạm đạo đức này cũng được “luật hóa” trong các
văn bản pháp lý khác nhau của Việt Nam như Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và
gia đình, Luật thương mại, Bộ luật Hình sự,…;
Chuẩn mực đạo đức tuy khác nhau về phạm vi tác động, cơ chế tác động
tới các quan hệ xã hội nhưng chúng có chung mục đích điều tiết, điều chỉnh hành
vi của con người trong xã hội. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật

là mối quan hệ tác động qua lại, biện chứng với nhau nhằm bổ sung nhằm hướng
tới mục đích điều chỉnh hành vi của con người. Trong mối quan hệ này, không
thể phủ nhận rằng, chuẩn mực đạo đức có có phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã
hội rộng hơn còn chuẩn mực pháp luật có phạm vi điều chỉnh sâu hơn.
Trong một số trường hợp nhất định, định hướng đạo đức muốn được thực
hiện thì phải thông qua các quy phạm pháp luật.
Ví dụ:
Hiện nay, hiện tượng bạo lực gia
đình vẫn xuất hiện và tiến triển nhanh
trong xã hội. Hành vi bạo lực thường thấy
nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực
giữa cha mẹ với con cái hay ông bà, anh
em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và
con dâu cũng có xảy ra và được xếp vào
nhóm các hành vi này. Nạn nhân của bạo
lực thân thể thường là phụ nữ- vợ hoặc mẹ của đối tượng, với nam giới họ là nạn
nhân của bạo lực tinh thần nhiều hơn. Rõ rang, các hành vi bạo lực gia đình trên
đã đi ngược với truyền thống thương yêu giúp đỡ nhau giữa các thành viên trong
gia đình. Để hạn chế cũng như triệt tiêu tình trạng bạo lực trên, bên cạnh việc sử
dụng thiết chế đạo đức đảm bảo thông qua bằng dư luận xã hội thì nhà nước còn
phải sử dụng công cụ pháp luật để định hướng đạo đức đi đúng quỹ đạo của nó.
Chẳng hạn, Điều 8 Luật phòn chống bạo lực gia đình năm 2008 quy định
những hành vi bị nghiêm cấm:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
8


2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo
lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia

đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát
hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện
hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối
với hành vi bạo lực gia đình”;
Pháp luật không chỉ là sự ghi nhận các chuẩn mực đạo đức mà còn là công
cụ, phương tiện bảo vệ các chuẩn mực đạo đức một cách hữu hiệu bằng các biện
pháp, chế tài cụ thể. Pháp luật coa vai trò lớn trong việc duy trì, bảo vệ và phát
triển các quy tắc đạo đức phù hợp, tiến bộ trong xã hội.
Song bên cạnh đó, chuẩn mực đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện
các quy định của pháp luật. Trong nhiều trường hợp, các cá nhân thực hiện hành
vi hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định pháp luật mà họ tuân theo các
quy tắc đạo đức, cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Nhiều quy tắc , yêu cầu
của chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm
pháp luật. Khi xây dựng ban hành, nhà nước không thể không tính tới các chuẩn
mực đạo đức.
Ví dụ:
Điều 8 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nguyên tắc tôn trọng đạo
đức, truyền thống tốt đẹp:
“Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản
sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình
đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người
và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam.
Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ
dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.


9


Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự được khuyến khích”;
Việc xác lập nguyên tắc trên không chỉ đưa pháp luật vào quỹ đạo vận
hành chung mà còn giữ gìn và phát huy các phẩm chất vốn có của người Việt
Nam về tính trung thực, tính đoàn kết và nhân đạo trong truyền thống quý báu
của dân tộc.
Khủng hoảng xã hội thường biểu hiện ở các quan hệ đạo đức trong xã hội.
Khủng hoảng đạo đức có thể tác động tiêu cực tới các mặt khác nhau của đời
sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực.
Ví dụ:
Nạn mại dâm có thể ảnh hưởng tới trật tự quản lý hành chính nhà nước. Từ
chỗ nó là một vấn đề đạo đức (nhân cách con người), nó trở thành một vấn đề xã
hội mang tính tệ nạn cao (ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây bức xúc trong dư
luận) ảnh hưởng nghiêm trọng tới trật tự trị an cũng như làm suy giảm các giá trị
đạo đức nhân văn cao cả. Một xã hội được coi là phát triển bền vững bao giờ
cũng đạt tới các giá trị, chuẩn mực đạo đức, pháp luật được tôn trọng, được thực
hiện một cách rộng rãi và phổ biến.
Tóm lại, giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động
tương hỗ lẫn nhau. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các
biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp
quyển. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi hành nghiêm chỉnh thì
đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng
được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Xã hội học pháp luật;
Ngọ Văn Nhân - Phan Thị Luyện;

Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010;
2. Cơ sở văn hóa Việt Nam;
Trần Ngọc Thêm;
NXB. Văn hóa, Hà Nội, 2000;
10


3. Bộ luật Dân sự 2005;
4. Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2008;

5. Công ước Viền về luật điều ước quốc tế năm 1969;
6. Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật;
Nguyễn Thị Hồi;
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010;

11



×