Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.13 KB, 95 trang )

Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Nội dung chính
I.
Cơ sở lý luận
1. Thị trường lao động là gì?
2. Đặc điểm của thị trường lao động.
2.1 Hàng hóa trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động.
2.2 Thị trường lao động rất đa dạng và linh hoạt, hoạt động trên

Trang
3
5
5
5
6
6
7

cơ sở pháp luật.
2.3 Giá cả sức lao động và vị thế đàm phán phụ thuộc vào điều

8

kiện kinh tế và những yếu tố khác.
3. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động.
3.1 Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng.
3.2 Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng.


II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam.
1. Những thành tựu đạt được của thị trường lao động Việt Nam

8
8
15
20
20

sau 20 năm đổi mới.
1.1 Thị trường lao động tuy còn “non nớt” xong đã giải quyết một

20

lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động.
1.2
Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể, đời sống

24

người lao động được cải thiện.
1.3 Di chuyển lao động quốc tế hình thành
1.4 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã

24
26

rõ ràng trên cơ sở pháp luật
1.5 Bắt đàu hình thành quan hệ mới-“quan hệ tam giác”
1.6 Các hình thức và các kênh giao dịch trở nên phong phú và


27
27

hoạt động có hiệu quả hơn
2. Những hạn chế mang tính khách quan.
2.1 Khó khăn từ phía thị trường
2.1.1 Cung và cầu lao động không cân đố

29
29
30

1


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

2.1.2 Giá cả sức lao động trên thị trường lao động chưa phản

31

ánhđúng giá trị sức lao động
2.1.3 Di chuyển lao động trong nước và quốc tế cịn nhiều bất cập
2.1.4 Hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động chưa đa

32
34

dạng và hoạt động chưa hiệu quả

2.1.5 Thông tin về thị trường lao động chưa đầy đủ và chính xác

34

do hệ thống thơng tin về thị trường lao động hoạt động chưa hiệu quả
3.
Những hạn chế mang tính chủ quan.
3.1
Hạn chế từ phía nhà nước
3.1.1 Bất cập trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề
3.1.2 Tính thiếu xác thực và hiệu lực thấp của thể chế thị trường

35
35
35
35

lao động
3.1.3 Bất cập trong quản lý nhà nước về thị trường lao động
3.1.4 Chưa có chính sách thị trường lao động trực tiếp nhằm giải

36
37

quyết các vấn đề của thị trường lao động
3.1.5 Hệ thống bảo hiểm xã hội còn chậm đổi mới
3.2
Hạn chế từ phía doanh nghiệp
3.2.1 Việc tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn
3.2.2 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động


38
39
39
39

chưa gắn bó và cịn nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó giải quyết
3.2.3 Bộ phận tuyển dụng và quản lý lao động còn yếu kém
3.3
Hạn chế từ phía lực lượng lao động
3.3.1 Chất lượng người lao động thấp
3.3.2 Tâm lý khơng muốn làm thợ cịn khá nặng nề
III.
Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt

42
42
42
45
45

Nam
1.
Giải pháp tõ phía cung cầu.
2.
Một số giải pháp khác.
2.1
Phía nhà nước
2.1.1 Nhà nước cần ban hành các chính sách phù hợp và tăng


45
48
48
49

cường việc chỉ đạo và thưcj hiện các chính sách đó nhằm cân đối cung
cầu lao động
2.1.2 Phát triển hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động
2.1.3 Hoàn thiện hệ thống thể chế tạo môi trường cho phát triển thị
2

52
54


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

trường lao động
2.1.4 Đào tạo nguồn lực có trình độ cao
2.2
Về phía doanh nghiệp
2.3
Về phía người lao động
Kết luận

57
59
62
64


Phần một

LỜI MỞ ĐẦU

Trong khoảng thời gian 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường của Việt
Nam,việc phát triển thị trường lao động là một vấn đề chưa được quan tâm đến
một cách xứng đáng.Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác_Lênin thì muốn
phát triển nền kinh tế thị trường cần phải phát triển các loại thị trường như thị
trường hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ..... và thị trường lao
động. Như vậy có thể nói thị trường lao động là một yếu tố cấu thành và là yếu tố
quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường .Tuy nhiên trên con đường xây dựng
nền kinh tế thị trường Việt Nam, thị trưòng lao động với tư cách là một bộ phận
cấu thành của thị trường các yếu tố sản xuất tuy đã được công nhận trên giấy tờ và
Luật pháp nhưng hoạt động còn chưa hiệu quả do những thành kiến mang tính nhận
thức về hàng hố sức lao động cịn tồn dư lại sau một thời gian dài thực hiện cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp. Việc coi sức lao động là hàng hóa để trao
đổi và mua bán chưa thực sự được thông suốt trong cả quần chúng nhân dân và cả
trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo. Nhà Nước vẫn có sự tác động nhất định gây
3


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

ảnh hưởng đến việc phân bổ lao động. Do đó trong suốt một thời gian dài việc sử
dụng lao động của chúng ta không phản ánh đúng sự thật về cân bằng cung cầu lao
động.
Thêm vào đó, khơng chỉ có bộ phận nhân dân mà thậm chí cả những người
lãnh đạo vẫn tồn tại quan điểm là chỉ làm việc trong các cơ quan Nhà Nước và các
cơ quan thuộc thành phần kinh tế tập thể thì mới coi là có việc làm. Do đó trong
suốt một thời gian dài thị trường lao động trong khu vực phi Nhà nước bị đóng

băng, những người làm việc trong các khu vực trên phải chịu nhiều thành kiến từ
phía xã hội và ít được luật pháp bảo vệ nên thường bị chủ thuê lao động bóc lột và
đối xử tàn tệ. Đã có thời gian việc lao động làm th cho các chủ nước ngồi người
Đài Loan, Hồng Kơng... bị bóc lột sức lao động và bị đánh đập là một vấn đề nhức
nhối và nan giải.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, trước tình hình kinh tế - chính trị trong
và ngồi nước có nhiều thay đổi, việc phát triển thị trường lao động đã và đang là
mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và của cả những người dân lao động. Thị
trường lao động bây giờ khơng cịn chỉ tồn tại trên giấy tờ nữa mà đã được tất cả
mọi người công nhận.Sức lao động đã dần được coi là hàng hóa, điều đó thể hiện
qua việc cơng nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền tự do
thuê mướn lao động của người sử dụng lao động.
Trên thực tế những năm gần đây, do thị trường lao động ở Việt Nam cịn đang
trong giai đoạn hình thành nên cịn nhiều yếu kém. Ngoài ra áp lực của việc tăng
nhanh dân số, và hậu quả của việc giáo dục và định hướng việc làm cho con em
trong nhân dân còn nhiều sai lầm đã làm cho thị trường lao động Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn trong q trình phát triển và hồn thiện. Vì vậy thất nghiệp và việc
làm ln là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và của cả nhân dân
lao động. Sau một thời gian dài tăng nhanh dân số, hiện nay chúng ta đang phải đối
mặt với vần đề dư thừa lao động. Tuy nhiên lại có hiện tượng thiếu hụt lao động ở
4


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

một số ngành nghề. Khơng chỉ có vậy mà chất lượng lao động cũng là một vấn đề
đáng quan tâm.
Do sự cấp thiết của việc giải quyết lao động cho lực lượng thanh niên đã và
đang bước vào thị trường lao động, chúng tơi nhóm sinh viên lớp Kinh tế lao động
45B_Khoa Kinh tế lao động và dân số gồm

1. Phạm Thuỳ Châm
2. Trần Thị Thanh Hoa
3. Trần Thị Kim Huệ
4. Nguyễn Thị Phương Hồng
5. Trần Thuỳ Linh A
6. Hoàng Thị Liên
ó quyt nh chn ti “Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt
Nam những năm gần đây” làm đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Vĩnh Giang. Trong phạm vi một bài nghiên cứu khoa học, với trình độ
của những sinh viên năm thứ ba chắc chắn cịn nhiều thiếu sót song nó là kết quả
của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc của chúng tơi trong q trình học
tập. Do vậy trong phạm vi của đề án nghiên cứu khoa học này chúng tơi chỉ xin
trình bày một số vấn đề sau
I. Cơ sở lý luận của đề tài
II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam trong
thời gian tới
Sau đây là nội dung chi tiết:

5


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Phần hai

NỘI DUNG

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.Thị trường lao động là gì ?

Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của thị trường các yếu tố sản
xuất. Đã có rất nhiều định nghĩa về thị trường lao động tuỳ thuộc vào mục đích và
góc độ nghiên cứu. Dưới góc độ chú trọng về quan hệ cung cầu, giá cả và điều kiện
lao động, từ điển kinh tế học Pengiun và từ điển kinh tế MIT đã định nghĩa: thị
trường lao động là thị trường trong đó tiền cơng, tiền lương và các đièu kiện được
xác định trên cơ sở quan hệ cung cầu lao động.
Dựa trên quan điểm của Các Mác về hàng hoá sức lao động, Đại từ điển kinh
tế thị trường cho rằng: Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động của người
lao động.
Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao
động giữa một bên là người mua dịch vụ lao động với một bên là người bán dịch vụ
lao động. Như vậy theo định nghĩa này thì đối tượng để trao đổi trên thị trường
chính là dịch vụ lao động. Cùng quan điểm của Adam Smith, tổ chức lao động
6


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

quốc tế ILO cho rằng: Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao
động được mua bán thơng qua q trình xác mức độ việc làm và tiền công lao
động.
Theo quan điểm của Đảng đề ra trong đại hội Đảng IX thì: Thị trường lao
động là nơi mua bán các dịch vụ của người lao động, về thực chất là mua bán sức
lao động trong một phạm vi nhất định.
Mặc dù còn nhiều điểm khác biệt nhưng các định nghĩa về thị trường lao
động hiện hành vẫn thống nhất với nhau ở những nội dung cơ bản. Do đó ta có thể
nêu lên một định nghĩa khái quát về thị trường lao động như sau: Thị trường lao
động là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện quan hệ trao đổi mua bán dịch vụ lao
động giữa người cần sử dụng lao động với người lao động, trên cơ sở đó giá cả,
điều kiện và các quan hệ hợp đồng được xác định.

Thị trường lao động chỉ có thể hoạt động có hiệu quả chỉ khi các quyền tự do
mua bán sức lao động được đảm bảo bằng luật pháp và hệ thống các chính sách đi
kèm liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia thị trường. Thị trường
lao động chỉ có thể hình thành khi hội tụ đủ các yếu tố như:
- Có nền kinh tế hàng hố phát triển theo cơ chế thị trường
- Có định chế pháp luật cho phép tồn tại thị trường lao động : trong đó người
chủ sử dụng lao động có quyền tự do mua sức lao động; còn người lao động có
quyền tự do bán sức lao động của mình
- Người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất đủ đảm bảo các nhu cầu tối
thiểu của bản thân và của gia đình.
Chúng ta đã nghe, thậm chí nói rất nhiều về Phát triển thị trường lao động.
Vậy: Thế nào là phát triển thị trường lao động?
Phát triển là việc tăng về quy mô và số lượng, nhưng đối với thị trường lao
động thì phát triên khơng đơn thuần mang ý nghĩa là làm tăng cung hay cầu lao
7


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

động mà nó cịn bao hàm việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, làm tăng hiệu
quả hoạt động của thị trường.
Phát triển thị trường lao động có thể được hiểu là việc hồn thiện các yếu tố
cấu thành và hệ thống điều hành nhằm đẩy mạnh hoạt động của thị trường lao động
theo hướng có hiệu quả hơn, lành mạnh hơn. Hiện nay phát triển thị trường lao
động đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân quan tâm đến
bởi nó là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhân dân lao
động.
Sau đây chúng tơi xin trình bày về các đặc điểm cơ bản của thị trường lao
động.
2. Các đặc điểm của thị trường lao động

2.1. Hàng hoá trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động:
Trên thị trường lao động, hàng hoá được đem ra trao đổi là sức lao động, là
toàn bộ hoặc một phần nguồn lực thể chất hoặc tinh thần được huy động để sản
xuất ra một sản phẩm có giá trị sử dụng nhất định. Đây là loại hàng hố đặc biệt,
tính đặc biệt của nó thể hiện qua những điểm sau
Thứ nhất: Sức lao động không thể tách rời khỏi chủ thể của nó. Sức lao động
chính là khả năng về thể lực và trí lực của con người, nó là yếu tố tiềm ẩn trong con
người và chỉ được bộc lộ bằng kết quả của lao động tạo ra những sản phẩm có ích.
Trên thị trường lao động, cái được đem ra trao đổi ở đây không phải là người lao
động mà là giá trị sử dụng sức lao động của họ. Do đó hàng hố sức lao động được
nói đến ở đây rất khác biệt với hàng hố thơng thường vì khi mua hàng hố thơng
thường thì người mua có cả quyền sở hữu và quyền sử dụng nhưng đối với hàng
hoá sức lao động thì khi mua người mua (người sử dụng lao động) chỉ có quyền sử
dụng sức lao động trong phạm vi và điều kiện đã thoả thuận.

8


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Thứ hai: Sức lao động ln địi hỏi người chủ của nó phải cung cấp những
điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển . Đây là một điều hiển nhiên vì con người
phải tìm mọi cách để duy trì sự sống của mình đồng thời cũng là duy trì sức lao
động. Tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh mà con người sẽ quyết định sử dụng sức lao
động của mình như thế nào, quyết định đầu tư để nâng cao phát triển giá trị sức lao
động của mình ra sao
Thứ ba: Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hố sức lao động khơng giống với
hàng hố thơng thường . Đối với hàng hố thơng thường, giá trị của nó được xác
định bằng thời gian lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hố nhưng đối với
hàng hố sức lao động thì khó có thể xác định được thời gian lao động xã hội cần

thiết để sản sinh và duy trì nó. Nó chỉ có thể được tính tốn gián tiếp thơng qua các
chỉ tiêu chi phí tư liệu sinh hoạt và chi tiêu cần thiết để tái sản xuất mở rộng sức lao
động của người lao động. Đối với hàng hố thơng thường, giá trị của nó được biểu
hiện trong khi tiêu dùng nhưng đối với hàng hóa sức lao động, khi tiêu dùng loại
hàng hóa đó thì nó lại trở thành một yếu tố của quá trình sản xuất.Hơn nữa giá trị
của hàng hố thơng thường giảm đi theo thời gian nhưng hàng hoá sức lao động lại
thay đổi tuỳ thuộc khơng chỉ vào thời gian mà cịn phụ thuộc vào hồn cảnh và điều
kiện làm việc.
Ngồi tính đặc biệt ra thì hàng hố sức lao động cịn thể hiện tính khác biệt
của nó. Đó là do mỗi người lao động có một trình độ và tay nghề khác nhau, thêm
và đó là điều kiện xã hội(gia đình, giáo dục, phẩm chất làm việc....) và thể chất(tình
trạng sức khoẻ, giới tính,....) của mỗi người lại một khác, nó khác với sự chuẩn hố
của hàng hố thơng thường. Do vậy mỗi người lao động lại có một khả năng làm
việc khác nhau, nó là điểm rõ nhất thể hiện tính khác biệt của hàng hoá sức lao
động.

9


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

2.2.Thị trường lao động là một thị trường rất đa dạng và linh hoạt, hoạt động
trên cơ sở của pháp luật.
Như đã nói ở lời mở đầu, thị trường lao động là thị trường được luật pháp
công nhận và hoạt động theo pháp luật. Nếu khơng có sự điều tiết của luật pháp thì
chắc chắn thị trường này sẽ hoạt động rất lộn xộn và khơng có hiệu quả. Với các
thể chế pháp luật, các quy định về tiền lương, giờ làm việc, chế độ trợ cấp, chế độ
bảo hiểm, các quy định về thôi việc,.....,hành vi của người lao động và người sử
dụng lao động sẽ phải tuân theo luật pháp chứ không thể làm theo ý mình nhằm
mưu lợi cá nhân từ người khác, từ đó sự vận động của thị trường mới có hiệu quả

và đảm bảo được công bằng xã hội. Trên thực tế tồn tại rất nhiều kiểu thị trường
lao động do tác động của nhiều yếu tố, có thị trường tự do nhưng cũng có thị
trường có tổ chức; có thị trường hợp pháp nhưng cũng có thị trường tồn tại bất hợp
pháp; thị trường lao động phổ thông, thị trường lao động trình độ cao,......
Như đã nêu trên, thị trường lao động rất linh hoạt, sự linh hoạt được thể hiện
ở khả năng thay đổi cung_cầu lao động nhờ sự di chuyển lao động từ nơi này đến
nơi khác, từ địa phương này đến địa phương khác, từ vùng này đến vùng khác, từ
quốc gia này sang quốc gia khác....Tuy nhiên sự đa dạng và linh hoạt của thị trường
lao động vẫn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố Nhà Nước, luật pháp, doanh
nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động, ......
2.3. Giá cả sức lao động và vị thế đàm phán phụ thuộc vào điều kiện kinh tế
và nhiều yếu tố khác

10


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Đây là một điều hiển nhiên và khi cung lao động tăng cao hơn so với cầu lao
động thì giá cả sức lao động sẽ giảm xuống, người lao động sẽ yếu thế hơn so với
người sử dụng lao động. Ngược lại khi cung lao động thấp hơn cầu thì giá cả sức
lao động sẽ tăng và người lao động có thể sẽ có vị thế cao hơn trên thị trường. Tuy
nhiên trên thực tế, thông thường các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị
trường lao động , cán cân thường nghiêng về phía người có nhu cầu sử dụng sức
lao động. Xuất phát điểm của thực tiễn này là do cho đến nay ssó người tìm việc
vẫn nhiều hơn so với số lượng các cơ hội việc làm sẵn có.Thêm vào đó, người lao
động đi tìm việc bao giờ cũng có nguồn lực hạn chế, trong khi đó thì người sử dụng
sức lao động lại là người nắm giữ những các nguồn lực nên họ có thể chủ động
chọn lựa và chờ đợi. Do vậy trên thực tế thì người lao động thường có vị thế yếu
hơn trong đàm phán và thường phải chấp nhận điều kiện và mức lương do người sử

dụng lao động đưa ra.
3. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động.
Các yếu tố cấu thành thị trường lao động bao gồm: cung lao đông, cầu lao
động, giá cả sức lao động, cân bằng và cạnh tranh trên thị trường lao động. Trong
đó cung và cầu lao động là hai yếu tố quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến giá
cả sức lao động, cân bằng và cạnh tranh trên thị trường lao động. Do vậy trong mục
này chúng tơi xin trình bày về hai yếu tố quan trọng nhất là cung_cầu lao động và
các yếu tố ảnh hưởng
3.1. Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng.
Trong cuộc đời của mình, mỗi cá nhân đều phải đứng trước quyết định sẽ
làm việc hay không làm việc, làm việc cho ai, bao nhiêu thời gian......Đó chính là
biểu hiện của cung lao động cá nhân. Xét trên quy mô của tồn xã hội thì tổng hợp

11


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

của các quyết định cá nhân đó chính làcung lao động xã hội. Như vậy ta có thể định
nghĩa cung lao động xã hội như sau
Cung lao động xã hội là khả năng cung cấp sức lao động của nguồn nhân lực
xã hội. Nó được thể hiện ở số lượng và thời gian của tất cả những người mong
muốn và tham gia lực lượng lao động trên thị trường lao động.
Cung lao động chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng, chất
lượng cung lao động, và thời gian lao động. Sau đây chúng tơi xin trình bày một vài
yếu tố cơ bản
a. Những yếu tố cơ bản tác động đến số lượng cung lao động
Yếu tố đầu tiên xin đề cập đến là dân số. Đây là yếu tố quyết định có ảnh
hưởng rất lớn đến cung lao động. Xét trên phương diện từng quốc gia thì quy mơ
lực lượng lao động phụ thuộc vào quy mơ dân số của quốc gia đó. Quy mơ dân số

càng lớn thì sẽ tạo ra một nguồn nhân lực lớn sẵn sàng cung cấp sức lao động cho
xã hội.
Tuy nhiên dân số cũng chịu tác động của nhiều yếu tố mà quan trọng nhất là
tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng dân số lại phụ thuộc vào tỷ lệ sinh, chết, di
dân,....Do vậy có thể nói đây chính là ngun nhân sâu xa có tác động đến số lượng
cung lao động. ngoài ra, việc nâng cao hay hạ thấp giới hạn độ tuổi lao động, quy
mơ dân số trẻ hay già cũng có tác động trực tiếp đến cung lao động. Giảm giới hạn
độ tuổi lao động và dân số có quy mơ trẻ sẽ có tác động làm tăng lực lượng lao
động hiện tại và trong tương lai. Ngược lại việc tăng giới hạn độ tuổi lao động và
dân số có quy mơ già sẽ làm giảm lực lượng lao động trong hiện tại và trong tương
lai.
Yếu tố thứ hai là tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong dân số (Tlf). Những
người đủ tuổi lao động trở lên có khả năng lao động có thể thuộc một trong ba
nhóm sau: nhóm có việc làm, nhóm thất nghiệp, và nhóm ngồi lực lượng lao động.
12


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Nếu gọi E là số có việc làm, U là số thất nghiệp, LF là quy mô của lực lượng lao
động thì
LF = E + U
Gọi P là dân số đủ tuổi lao động trở lên hay chính là lực lượng lao động tiềm
năng thì ta có
Tlf = Lf/P
Như vậy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chính là tỷ số giữa Lực lượng lao
động thực tế với Lực lượng lao động tiềm năng.
Các khảo sát thực tế cho thấy một xu hướng là tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của nam giới có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó thì tỷ lệ ấy ở nữ giới
lại ngày càng tăng. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nhận thức về bình đẳng

giới hiện nay ngày càng tiến bộ, phụ nữ có quyền đi làm như nam giới, thứ hai là
do khoa học ngày càng phát triển nên phụ nữ được giải phóng khỏi việc nhà vì
được hỗ trợ bởi máy rửa bát, máy hút bụi,.....
Làm tăng được tỷ lệ lao động trong dân số là việc rất quan trọng bởi vì nó
giúp làm tăng nguồn lực xã hội.Các yếu tố ảnh hưởng tăng tỷ lệ tham gia vào lực
lượng lao động bao gồm: tăng lương và thu nhập thực tế trên thị trường; sự thay đổi
trong hành vi và nhận thức của con người về bình đẳng giới; do các tiến bộ về khoa
học kĩ thuật trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng khiến con người làm việc nhà nhẹ
nhàng hơn và tốn ít thời gian hơn; sự xuất hiện của những ngành nghề mới trong xã
hội......
Tuy nhiên cũng có rất nhiều yếu tố làm giảm tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao
động. Đó là: Thu nhập thực tế tăng sẽ khiến người lao động muốn nghỉ làm việc
sớm vì đã kiếm đủ tiền cho tương lai; thu nhập không lao động (trúng xổ số, lãi cổ
phiếu,...)tăng thì con người cũng khơng muốn làm việc nữa vì đã có đủ tiền để
sống; các hình thức trợ cấp của xã hội như trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thương
tật,....giúp đảm bảo cuộc sống nên người lao động không muốn làm việc nữa, đặc
13


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

biệt là khi nếu đi làm thì tiền lương nhận được thấp hơn hay không hơn mức trợ
cấp nhiều.
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung thời gian làm việc
Trước bất kì quyết định làm việc nào thì việc người lao động quan tâm đến
đầu tiên chính là lợi ích mà họ nhận được. Các nhà kinh tế học thường tiếp phân
tích hành vi đánh đổi giữa làm việc và nghỉ ngơi bằng mơ hình “lựa chọn làm
việc_nghỉ ngơi tân cổ điển”. Theo như mơ hình này thì mọi cá nhân sẽ tìm cách tối
đa hố lợi ích bằng cách tiêu dùng hàng hoá và nghỉ ngơi. Muốn mua được hàng
hố thì ta phải làm việc để kiếm tiền, đó chính là sự đánh đổi thời gian nghỉ ngơi để

được hàng hóa mong muốn hay đó chính là sự đánh đổi giữa làm việc và nghỉ ngơi.
Theo các nhà kinh tế thì sử dụng mơ hình này sẽ giúp ta có thể dự đốn được các
quyết định lựa chọn giữa làm việc và nghỉ ngơi của người lao động trước những
điều kiện hay chính sách của Nhà nước.
Gọi C là tiêu dùng hàng hoá, L là thời gian nghỉ ngơi, U là lợi ích thu được
từ sự đánh đổi giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi thì U chính là hàm của L và C
U = f(C,L)
Hàm này được đo bằng chỉ số Util(U) là chỉ số đo lường mức độ thoả mãn của
cá nhân. Chỉ số U càng cao thì cá nhân càng hạnh phúc. Như vậy việc mua thêm
hàng hoá hay dành thêm giờ cho nghỉ ngơi đều với mục đích làm tăng lợi ích cá
nhân. Có rất nhiều sự kết hợp khác nhau giữa tiêu dùng và nghỉ ngơi đều cho ta
cùng một mức lợi ích cụ thể. Tập hợp những điểm kết hợp này gọi là đường bàng
quan

14


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H1. Đường bàng quan
Đường bàng quan là tập hợp các kết hợp giữa giá trị tiêu dùng hàng hoá và thời
gian nghỉ ngơi cho ta cùng một mức độ lợi ích nhất định. Nó có các đặc điểm sau:
- Đường bàng quan có độ dốc âm vì số giờ nghỉ ngơi phải và số hàng hoá tiêu
dùng tỷ lệ nghịch với nhau. Một người không thể nhận được một lượng hàng hoá
tiêu dùng như cũ mà lại có thêm thời gian nghỉ ngơi (Trường hợp này khơng đề cập
đến khả năng có thu nhập khơng lao động)
- Đường bàng quan cao hơn hay xa hơn gốc tọa độ biểu thị mức lợi ích cao
hơn vì những điểm càng xa gốc toạ độ biểu thị việc tiêu dùng hàng hoá và nghỉ
ngơi nhiều hơn các điểm ở gần gốc toạ độ.
- Các đường bàng quan không cắt nhau vì giả sử nếu có hai đường bàng quan

cắt nhau thì các điểm trên chúng sẽ biểu thị cùng một mức lợi ích nhận được. Như
vậy theo định nghĩa đường bàng quan thì chúng trùng nhau.
- Đường bàng quan là các đường cong lồi về phía gốc toạ độ vì nếu chúng lõm
so với gốc toạ độ thì sẽ xảy ra trường hợp tiêu dùng và nghỉ ngơi nhiều hơn vẫn thu
được lợi ích bằng với tiêu dùng và nghỉ ngơi ít hơn.

15


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến cung thời gian làm việc là do sở thích của người
lao động. Mỗi người có một sở thích riêng nên việc chọn lựa giữa nghỉ ngơi và lao
động của họ cũng khác nhau.Tuy nhiên việc xác định được sở thích của người lao
động để phân tích là việc rất khó và hầu như khơng thực hiện được vì khơng thể
qua quan sát có thể đánh giá người này thích làm việc hơn hay người kia thích nghỉ
ngơi hơn hay khơng.
Yếu tố thứ ba là do hồn cảnh gia đình, nếu người lao động có hồn cảnh gia
đình khó khăn thì chắc chắn anh ta phải lựa chọn làm việc nhiều hơn nghỉ ngơi và
ngược lại một người lao động có hoàn cảnh khá hơn chắc chắn sẽ lựa chọn nghỉ
ngơi nhiều hơn.
Thứ tư là do nghề nghiệp. Nếu nghề nghiệp của bạn kiếm được rất nhiều tiền,
chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều thuận lợi và gây được hứng thú cho bạn thì chắc chắn
bạn sẽ muốn làm việc nhiều hơn, nhưng nếu cơng việc của bạn kiếm được ít tiền
hơn và khơng gây hứng thú cho bạn chì chắc chắn bạn khơng muốn làm với thời
gian dài, thậm chí khơng muốn làm cơng việc đó nữa.
Yếu tố thứ năm ảnh hưởng tới cung thời gian làm việc là mức tiền công, tiền
lương, thu nhập không lao động. Thực tế một người có thể khơng lao động nhưng
vẫn có thu nhập nhờ được thừa kế hay hưởng lãi cổ phần, cổ phiếu,....nhưng để
khơng mất tính tổng qt ta có thể giả sử một người có số giờ làm việc một ngày là

h với mức tiền công 1 giờ là w, thu nhập khơng lao động của người đó là V. Như
vậy ngân sách mà anh ta kiếm được là
C = w.h + V
Lượng ngân sách kiếm được của anh ta cho phép anh ta mua được một lượng
hàng hoá nhất định và từ đó có thể nói việc tiêu dùng hàng hoá chịu ảnh hưởng của
ngân sách kiếm được.

16


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Gọi t là số giờ của một tuần, L là thời gian nghỉ ngơi trong tuần thì
phương trình đường ngân sách tuần là
C = w(T-L) + V
Hay C = (wT + V) – wL

H2. Đường ngân sách
Điểm E là điểm đóng góp. Nó thể hiện lượng hàng hố người lao động có thể
tiêu dùng nếu khơng tham gia vào thị trường lao động.
Những điểm nằm phía trên đường ngân sách là những tổ hợp giữa tiêu dùng và
nghỉ ngơi không đạt được đối với người lao động. Những điểm nằm trên đường
ngân sách hoặc nằm phía dưới đường ngân sách là những tổ hợp thoả mãn.
Giả sử một cá nhân muốn thoả mãn một cách tối đa tiêu dùng và nghỉ ngơi thì
anh ta phải có một sự lựa chọn hợp lý để tối đa hoá lợi ích. Việc xác định được
mức tiêu dùng và nghỉ ngơi hợp lý phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng_nghỉ ngơi và
đường ngân sách của mỗi người

17



Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H3.Tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng
Người lao động sẽ tối đa hố lợi ích của mình bằng cách chọn tổ hợp tiêu dùng
và nghỉ ngơi tại điểm nơi đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách
Khi tiền lương trên thị trường thay đổi nó sẽ ảnh hưởng đến ngân sách mà
người lao động kiếm được. Chính vì vậy mà mức tiền lương sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến xu hướng làm việc của người lao động. Khi tiền lương tăng thì nghỉ ngơi sẽ trở
nên đắt đỏ hơn và xu hướng của người lao động sẽ là tăng thời gian lao động. Tuy
nhiên khi tiền lương tăng tới một mức nào đó, người lao động chỉ cần làm việc một
thời gian nhất định là đã đủ chi tiêu cho cuộc sống thì họ lại chọn nghỉ ngơi nhiều
hơn. Ngược lại khi tiền lương giảm thì người lao động sẽ tăng thời gian nghỉ ngơi
vì theo đó thì giá của nghỉ ngơi cũng giảm. Do vậy ta có thể vẽ được đường cung
thời gian lao động như sau:

18


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H4. Đường cung lao động
Đường cung lao động cho biết mối quan hệ giữa tỷ lệ tiền lương và số giờ làm
việc
Ngồi ra khi thu nhập khơng lao động tăng thì nhu cầu làm việc cũng giảm và
nhu cầu nghỉ ngơi cũng tăng lên
Yếu tố thứ sáu ảnh hưởng đến cung thời gian lao động là những chính sách của
Nhà nước như chính sách trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, chế dộ tiền lương,
thuế thu nhập,....có thể gây tăng giảm nhu cầu làm việc của người lao động theo
mức tăng hay giảm tuỳ vào nhu cầu mỗi người

c. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cung lao động
Nhân tố đầu tiên xin đề cập đến là các quan điểm, chiến lược,các chế độ
chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước. Đây là yếu tố rất quan trọng có
ý nghĩa quyết định ảnh hưởng đến chất lượng cung lao động. Nhà nước bằng hệ
thống pháp luật và các chính sách của mình tác động đến hệ thống giáo dục các cấp
để cho việc giáo dục ý thức lao động và tay nghề có hiệu quả. Khơng chỉ có vậy,
pháp luật cịn có các chế tài bảo vệ quyền lợi cho người lao động, giúp người lao
động yên tâm trong lao động và học tập. Thêm vào đó chính sách tìm và bồi dưỡng

19


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

nhân tài sẽ giúp cho những người giỏi phát huy được khả năng của mình trong cơng
việc.
Thứ hai là việc hoàn thiện hệ thống giáo dục. Đây là việc đang được rất quan
tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động. Vấn đề là phải tích cực
hồn thiện hệ thống giáo dục cho có hệ thống và hợp lý với phương pháp gíáo dục
hiện đại, khoa học và chất lượng cao
Thứ ba là việc chăm lo đến sức khoẻ và dinh dưỡng cho con người. Đây là
yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cho người lao động, ảnh hưởng đến khả năng làm
việc của con người. Do vậy cần phải có kế hoạch chăm lo đến sức khoẻ người lao
động, đồng thời phát triển các phong trào rèn luyện văn hoá thể thao để nâng cao
thể chất và tinh thần của con người.
Thứ tư là vấn đề hội nhập quốc tế. Quá trình hội nhập đòi hỏi nguồn nhân lực
phải nâng cao tri thức, sự hiểu biết. Khơng chỉ vậy, q trình này cũng có tác động
tích cực giúp cho nguồn nhân lực có thể học tập thêm được kinh nghiệm trong sản
xuất, trong quản lý và trong kinh doanh.
3.2 Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng

Các doanh nghiệp, các xưởng sản xuất sẽ quyết định thuê bao nhiêu lao động
tuỳ thuộc vào nhu cầu của việc sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng đối với
loại hàng hố đó. Cũng như các các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất thì
cầu lao động là cầu phát sinh xuất phát từ mong muốn của khách hàng. Do vậy
người thuê lao động có thể căn cứ vào cầu sản phẩm, điều kiện nội lực của mình và
điều kiện của nền kinh tế để thuê bao nhiêu lao động làm việc cho mình.
Vậy: Cầu lao động là lượng lao động mà người cần thuê có thể chấp nhận ở
các mức giá nhất định. Tổng cầu lao động của nền kinh tế (hay một doanh nghiệp,
một ngành,.....) là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế (doanh nghiệp,
ngành,.....)ở một thời kì nhất định, trong nhữn điều kiện nhất định.
20


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

Khi quyết định làm việc cho ai thì người lao động sẽ quan tâm đến tiền
lương, điều kiện làm việc, mặt hàng sản xuất, chế độ đãi ngộ,.....Còn đối với người
thuê lao động họ quan tâm trước hết đến chất lượng lao động, giá cả lao
động,.....Như vậy cầu lao động không chỉ phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà
nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Sau đây là một vâi yếu tố ảnh hưởng đến
cầu lao động
a. Cầu sản phẩm:
Đây là yếu tố đã được đề cập ở trên, là một trong những yếu tố có ảnh hưởng
rất lớn đến cầu lao động. Khi cầu về một sản phẩm đang sản xuất tăng lên, nó đồng
thời sẽ kích cầu lao động sản xuất sản phẩm đó cũng tăng theo. Đây là một điều
hiển nhiên vì khi nhu cầu về một sản phẩm tăng nó sẽ làm cho giá sản phẩm có xu
hướng tăng, dẫn đến giá trị sản phẩm biên tăng, do đó sẽ làm tăng cầu lao động.
Ngược lại khi cầu sản phẩm cho một loại sản phẩm giảm thì nó sẽ tương ứng
làm giảm cầu lao động
b. Năng suất lao động:

Khi năng suất lao động thay đổi nó sẽ làm thay đổi sản phẩm biên và giá trị của
sản phẩm biên. Do đó nó có ảnh hưởng đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp.
Khi năng suất lao động tăng (do đổi mới cơng nghệ, do nâng cao trình độ người
lao động, do cải thiện điều kiện làm việc,....)nó sẽ làm cho sản phẩm biên và giá trị
của sản phẩm biên. Trong trường hợp doanh nghiệp không mở rộng quy mô, kế
hoạch sản xuất thì nhu cầu lao động có thể sẽ giảm. Tuy nhiên việc này sẽ làm cho
doanh nghiệp không tận dụng được tối đa hoá lợi nhuận. Trên thực tế thì doanh
nghiệp ln tìm cách để tối đa hố lợi nhuận, do vậy nên khi năng suất lao động
tăng thì doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mơ sản xuất và do đó sẽ có nhu cầu thuê
thêm lao động.
21


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

c. Tình hình phát triển kinh tế:
Đây là yếu tố trực tiếp tác động đến cầu lao động vì :
- Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng lên, các doanh nghiệp
sẽ có kế hoạch mở rộng sản xuất nên sẽ có nhu cầu tuyển thêm lao động. Thêm vào
đó sẽ có nhiều doanh nghiệp mới ra đời do các nhà đầu tư thấy có thể kiếm lời
được nếu đầu tư vào nền kinh tế, điều đó sẽ làm nhu cầu lao động tăng lên
- Khi nền kinh tế suy sụp, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cắt giảm sản
xuất do nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. Sẽ có những doanh nghiệp không trụ nổi
trong nền kinh tế phá sản, các nhà đầu tư rút vốn về nên sẽ làm cho bức tranh kinh
tế thêm thê thảm vì số lượng lao động mất việc làm. Cầu lao động lúc này giảm,
cung lao động tăng làm thất nghiệp tăng nhanh.
d. Tiền công, tiền lương:
Khi tiền cơng, tiền lương giảm, chi phí biên để sản xuất một sản phẩm giảm,
đường chi phí biên sẽ dịch chuyển từ MCo sang MC1 như hình . Do giá cả hàng
hóa vẫn giữ ở mức P nên nó kích thích doanh nghiệp từ chỗ sản xuất 100 đơn vị

sản phẩm lên 200 đơn vị sản phẩm

22


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H5. Đường chi phí biên.
Do vậy ta có đường đồng lượng của doanh nghiệp sẽ dịch chuyển từ 100 sản
phẩm lên đường 200 sản phẩm. Tất nhiên tổng chi phí sản xuất để sản xuất 100 và
200 sản phẩm là khác nhau và khi tiền công tiền lương giảm doanh nghiệp vẫn có
thể giữ nguyên sản lượng. Song doanh nghiệp ln tối đa hố lợi nhuận nên sẽ phối
hợp các đầu vào một cách tối ưu để sản xuất ở đường đồng lượng 200 sản phẩm.
Điểm kết hợp tối ưu nhất giữa vốn và lao động của doanh nghiệp là điểm R trên
H6.

H6. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khi tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động từ 25 lao động lên
50 lao động. Đường cầu dài hạn của doanh nghiệp sẽ như sau:

23


Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H7. Đường cầu dài hạn của doanh nghiệp

Ảnh hưởng quy mô và ảnh hưởng thay thế:

24



Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt Nam

H8. Ảnh hưởng quy mô và ảnh hưởng thay thế
Tiền cơng giảm khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hơn so với
vốn để tranh thủ lợi thế nhân cơng rẻ, đồng thời kích thích doanh nghiệp mở rộng
sản xuất, và vì thế lại thêm một lần nữa doanh nghiệp cần thêm lao động. Điều đó
được thể hiện qua hình vẽ trên chính là sự di chuyển từ điểm P sang điểm R. Việc
doanh nghiệp chuyển đổi đường đồng lượng chịu ảnh hưởng quy mô và ảnh hưởng
thay thế. Ảnh hưởng quy mô cho biết sự thay thế cơ cấu các đầu vào của doanh
nghiệp khi mở rộng sản xuất. Ảnh hưởng thay thế cho biết sự thay đổi về số lao
động sử dụng của doanh nghiệp khi tiền công thay đổi mà sản lượng không đổi. Cả
ảnh hưởng quy mô và ảnh hưởng thay thế đều dẫn đến việc doanh nghiệp thuê thêm
lao động khi tiền công, tiền lương giảm. Tuy nhiên việc doanh nghiệp sử dụng
nhiều hay ít vốn hơn tuỳ thuộc vào ảnh hưởng quy mô trội hơn hay kém trội hơn
ảnh hưởng thay thế.
Ngược lại khi tiền cơng tiền lương tăng thì chi phí biên để sản xuất sản phẩm
tăng. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải chọn lựa một sự kết hợp giữa vốn và lao động ở

25


×