Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

(TIỂU LUẬN) CHUYỂN đổi số CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM hệ THỐNG THÔNG TIN QUẢN lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ
KHOA KINH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH

CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Xuân Huy
Nhóm 1:
Phan Trần Bảo An

MSSV: 31201023782

Lê Nho Trung Hiếu

MSSV: 31181020226

Võ Trần Kiều My

MSSV: 31201024007

Trần Nguyễn Tâm Như

MSSV: 31201023960

Lê Văn Tâm

MSSV: 31201027196

Quách Minh Tâm


MSSV: 31201020890

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 11 năm 2021
1


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 6
PHẦN 1. KHÁI NIỆM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ.....................................................................8
1.1. Khái niệm........................................................................................................................8
1.2. Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam.......................................................................... 10
1.3. 5 trụ cột.......................................................................................................................... 12
1.3.1. Văn hóa và chiến lược số........................................................................................... 13
1.3.2. Gắn kết và tối ưu trải nghiệm của khách hàng........................................................... 14
1.3.3. Cải tiến không ngừng................................................................................................. 16
1.3.4. Công nghệ.................................................................................................................. 18
1.3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu...................................................................................... 19
PHẦN 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ...................................................... 21
2.1. Quan điểm của chính phủ.............................................................................................. 21
2.2. Quan điểm của doanh nghiệp......................................................................................... 24
2.3. Quan điểm về người dân................................................................................................ 26
2.4. Quan điểm về tư duy lãnh đạo....................................................................................... 27
2.5. Những vấn đề cần lưu ý trong việc chuyển đổi số......................................................... 31
PHẦN 3. NHỮNG XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ SỐ.................................... 32
3.1. Internet vạn vật (Internet of things) và 5G..................................................................... 32
3.2. Trí tuệ nhân tạo – AI và Học Máy.................................................................................. 34

3.3. Điện toán đám mây........................................................................................................ 37
1


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
3.4. Robotic Process Automation (RPA)............................................................................... 38
3.5. Blockchain..................................................................................................................... 40
3.5.1. Hợp đồng thông minh................................................................................................. 41
3.5.2. Y tế............................................................................................................................. 42
3.6. Big data và phân tích dữ liệu chuyên sâu....................................................................... 42
3.6.1. Ngành ngân hàng....................................................................................................... 43
3.6.2. Ngành y tế.................................................................................................................. 44
PHẦN 4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC................................................................................... 45
4.1. Cơ hội để chuyển đổi số................................................................................................. 45
4.1.1. Phục hồi và phát triển kinh tế dài hạn........................................................................ 45
4.1.2. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế...................................................................................... 45
4.1.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển kinh tế số............................................... 46
4.1.4. Phát triển con người và nâng cao đời sống con người............................................... 46
4.1.5. Khám phá các cơng nghệ mới và tối ưu hóa quy trình kinh doanh............................. 47
4.1.6. Cải thiện trải nghiệm của khách hàng........................................................................ 48
4.1.7. Phát triển từ sự thay đổi nhanh chóng....................................................................... 49
4.1.8. Khả năng cạnh tranh tốt hơn...................................................................................... 49
4.2. Thách thức..................................................................................................................... 50
4.2.1. Vấn đề về pháp lý....................................................................................................... 50
4.2.2. Khả năng sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp còn thấp................................... 50
4.2.3. Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số.............................................................................. 51
4.2.4. Hạn chế về kỹ năng và nguồn nhân lực kỹ thuật số.................................................... 52
4.2.5. Nhận thức của doanh nghiệp...................................................................................... 53
4.2.6. Hạn chế về ngân sách, vốn đầu tư.............................................................................. 54
2



Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
4.2.7. Không hiểu nhu cầu của khách hàng.......................................................................... 55
4.2.8. Vấn đề bảo mật và an ninh mạng............................................................................... 56
4.3. Case study...................................................................................................................... 58
TỔNG KẾT............................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 63
PHỤ LỤC.................................................................................................................................. 65

3


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số...............................................................9
Hình 2. Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng thành số”.........................10
Hình 3. Hình ảnh minh họa......................................................................................................... 12
Hình 4. Hình ảnh minh họa......................................................................................................... 13
Hình 5. Tỷ lệ tập trung vào văn hóa trong q trình chuyển đổi kỹ thuật số............................... 14
Hình 6. Tổng quan về sử dụng di động, internet, mạng xã hội tại Việt Nam............................... 18
Hình 7. Quy trình số hóa dữ liệu theo 7 bước giúp tạo lập CSDL lớn nhanh chóng, chính xác,
bảo mật....................................................................................................................................... 30
Hình 8. Số lượng thiết bị kết nối hoạt động tồn cầu.................................................................. 33
Hình 9. Xu hướng kết nối di động............................................................................................... 34
Hình 10. Lợi ích trí tuệ nhân tạo mang lại cho toàn thế giới vào năm 2030 là 15.700 tỷ USD...35
Hình 11. Mơ hình hóa cơng nghệ thơng tin truyền thống và sử dụng điện tốn đám mây...........37
Hình 12. Hình ảnh minh họa....................................................................................................... 41
Hình 13. Mức độ trưởng thành về số hóa của SMEs khu vực Châu Á – Thái Bình Dương........51

Hình 14. Tỷ lệ doanh nghiệp có lao động chuyên trách về thương mại điện tử qua các năm......52
Hình 15. Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng về thương mại
điện tử và cơng nghệ thơng tin.................................................................................................... 53
Hình 16. Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động qua các năm)..............55
Hình 17. Tổng quan về an ninh mạng Việt Nam 2020................................................................ 57

4


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SMEs

Các doanh

IDC

Tập đồn

ERP

Enterprise

MIS

Managem

TPS


Transactio

VCCI

Phịng Thư

IoT

Internet of

AI

Trí tuệ nhâ

CSDL

Cơ sở dữ l

RPA

Robotic Pr

VECOM

Hiệp hội T

5



Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp từ những năm 1784 và đi cùng với
đó là sự phát triển vượt bậc của đời sống con người. Những nền kinh tế trên thế giới cũng được
định hình lại và lớn dần theo các cuộc cách mạng công nghiệp ấy. Chúng ta hiện nay đã và đang
chứng kiến sự ra đời của các công nghệ kỹ thuật số ngày càng xuất hiện nhiều hơn với cuộc
cách mạng công nghiệp được định danh là “Cách mạng công nghiệp 4.0”. Cuộc cách mạng mở
ra một trang sách mới cho nhân loại với các công nghệ tác động mạnh mẽ mọi lĩnh vực trong
đời sống con người. Kết hợp với nền kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sức ảnh hưởng
lớn hơn bao giờ hết, bởi sự ảnh hưởng theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng chuyển đổi tồn bộ q
trình sản xuất, quản lý và quản trị. Từ đó, “Chuyển đổi số” ra đời như một nhu cầu tất yếu và
hiển nhiên. Chuyển đổi số được xem như tương lai của nền kinh tế toàn cầu bởi sức ảnh hưởng
và có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người ở các lĩnh vực khác. Hơn thế nữa, sự
xuất hiện của chuyển đổi số đã thay đổi gần như toàn bộ cục diện các thị trường bởi đây là yếu
tố mang tính quyết định bất biến - một bước phát triển cần thiết hơn bao giờ hết - quyết định sự
sống còn, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Là thế hệ tương lai của quốc gia, sinh viên cần hiểu rõ hơn về chuyển đổi số bằng các khái niệm
và góc nhìn thực tiễn để học hỏi, phát triển những kiến thức cần biết nhằm có sự chuẩn bị cho
các cơ hội và thách thức mà chuyển đổi số mang lại. Đó là mục đích chính của nhóm khi thực
hiện bài nghiên cứu này. Ngồi ra, q trình hồn thiện bài phân tích dưới đây cịn là cơ hội để
sinh viên có một cái nhìn tổng quan về tình hình thực tiễn thơng qua việc tìm hiểu thêm về bối
cảnh, mơi trường số ở Việt Nam, tìm câu trả lời cho câu hỏi “Chuyển đổi số đã và đang diễn ra
như thế nào với các doanh nghiệp ở Việt Nam?” hay “Đâu là cơ hội thách thức cho các doanh
nghiệp ở Việt Nam?” …
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên nền tảng kiến thức của bộ môn Hệ Thống Thông Tin Quản
Lý bởi các thành viên trong nhóm. Để thực hiện bài, các thành viên đã nghiên cứu tổng hợp tài liệu
từ nhiều nguồn, cùng với đó là các mơ hình cơng nghệ của chuyển đổi số nhằm xây dựng kiến thức
chính xác nhất có thể. Sau cùng là những góc nhìn, nhận định xuất phát từ kiến thức đã tiếp thu
được qua quá trình nghiên cứu của sinh viên. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn không chỉ

6


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
riêng với mơi trường Việt Nam mà cịn thu thập từ một số nguồn kiến thức bên ngồi phạm vi
quốc gia, đó là các trường hợp, vấn đề có điểm chung với môi trường Việt Nam.
Với bối cảnh, nhận định và các mục tiêu trên, nhóm xin gửi đến q thầy, cơ giảng viên bài
nghiên cứu “Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam”. Bài nghiên cứu dựa trên kiến thức
và khả năng làm việc của các sinh viên nên vẫn có nhiều điểm chưa hồn thiện hoặc thiếu sót về
kiến thức. Nếu có sai sót nhóm xin nhận được lời góp ý và đánh giá cơng tâm, khách quan đến
từ thầy, cơ nhằm phát triển, sửa đổi để hồn thiện hệ thống kiến thức tốt nhất và áp dụng vào
thực tiễn hiệu quả nhất.
Nhóm xin chân thành cảm ơn Giảng viên môn Hệ thống thông tin quản lý ThS. Bùi Xuân Huy
đã hướng dẫn nhóm thực hiện và sửa đổi bài hoàn thiện.

7


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

PHẦN 1. KHÁI NIỆM CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
1.1.

Khái niệm

Chuyển đổi số – Digital Transformation – là sự thay đổi về tư duy, văn hóa của các doanh
nghiệp, thúc đẩy sự đổi mới liên tục cùng với sự tích hợp các cơng nghệ vào mọi lĩnh vực trong
một doanh nghiệp. Việc tận dụng các cơng nghệ đó sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi cách thức vận
hành, tạo ra các mơ hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng sự hiệu quả. Chuyển
đổi số phải là một quá trình liên tục trong vịng đời của doanh nghiệp, khơng chỉ đơn thuần là

việc mua hay ứng dụng một phần mềm chỉ một lần duy nhất.
Thường có sự nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số, điều này đã dẫn đến rất nhiều sự thất bại
trong chuyển đổi số. Số hóa và chuyển đổi số là hai khái niệm khác nhau. Số hóa là việc sử dụng
các cơng nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi những thứ không phải là kỹ thuật số thành định dạng
hoặc thao tác kỹ thuật số. Còn chuyển đổi số là bước tiếp theo của số hóa, tức là khi doanh
nghiệp đã số hóa dữ liệu sau đó sử dụng các cơng nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu
và biến đổi nó tạo ra một giá trị khác. Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa
được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa
khơng tìm cách tối ưu hóa các quy trình hoặc dữ liệu. Ví dụ: Trước đây thay vì lưu trữ dữ liệu
khách hàng thủ công qua Excel hay các phần mềm tương tự bảng tính thì chuyển đổi số nhập
liệu dữ liệu khách hàng vào phần mềm và sau đó phần mềm sẽ có các cơng cụ phân tích đặc
điểm khách hàng như sở thích, giới tính, độ tuổi… từ đó giúp đưa ra các chiến lược bán hàng
hiệu quả. Việc đưa dữ liệu khách hàng vào lưu trữ trên các phần mềm là số hóa và phân tích đặc
điểm giới tính, sở thích… chính là chuyển đổi số.
Trong thời đại số, việc tận dụng cơng nghệ địi hỏi những cách thức mới lạ, đột phá và mang lại
lợi ích to lớn cho mọi tổ chức nào ở bất cứ lĩnh vực nào. Điều đó cũng địi hỏi sự thử nghiệm và
tinh thần chấp nhận thất bại của các doanh nghiệp.
Nếu các doanh nghiệp không bắt kịp xu hướng thị trường và thực hiện chuyển đổi số cùng những kế
hoạch, mục tiêu chiến lược dài hạn thì việc bị đào thải là sớm muộn, như cách mà Toys R Us đã ra
đi. Trong một môi trường đầy biến động và thay đổi từng giây, các mơ hình truyền thống
8


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
dần rơi vào khó khăn khi việc chuyển đổi số diễn ra và đem lại những mơ hình mới lạ. Điển hình
như những cái tên phổ biến xung quanh chúng ta dù chỉ mới ra đời trong vài năm gần đây: Grab,
Gojek hay Bee là mối đe dọa với các hãng taxi hay xe ôm truyền thống; Airbnb mở ra xu hướng
mới về khách sạn và lưu trú; Netflix gây khó khăn cho các kênh giải trí truyền thống cũng như
khiến các cửa hàng băng đĩa dần đóng cửa; Spotify, Apple Music sáng tạo cách thưởng thức âm
nhạc mới cho người nghe…

Một báo cáo của Cisco & Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) năm 2020 về mức độ trưởng thành về
số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại 14 quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái
Bình Dương cho thấy khoảng 62% doanh nghiệp kỳ vọng chuyển đổi số mang lại những đổi
mới về sản phẩm, dịch vụ, tăng 24% so với năm 2019. Về sự cạnh tranh đang thay đổi và việc
giữ nhịp độ, 56% doanh nghiệp đồng ý với quan điểm này. 3% các doanh nghiệp nhận định
chuyển đổi số chưa quan trọng đối với họ, thấp hơn so với năm 2019 (22%)… Qua đó, báo cáo
thể hiện rõ các doanh nghiệp đã, đang và sẽ nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số.

Hình 1. Động lực thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số (Nguồn: Cisco & IDC 2020)
Cisco & IDC cũng chỉ ra rằng có 31% doanh nghiệp bắt đầu thực hiện chuyển đổi số, tỷ trọng
thấp hơn so với năm 2019 (39%); các doanh nghiệp bước vào giai đoạn tiếp theo (“Observer” –
“Quan sát”) chiếm 53%, tăng 3% so với năm 2019; giai đoạn “Thách thức” – “Challenger” –

9


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
chiếm 13%, cao hơn so với năm trước (9%) và 3% các doanh nghiệp đã hoàn thành chuyển đổi
số – “Trưởng thành” (“Native”) – tăng 1% so với 2019.

Hình 2. Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới “trưởng thành số” (Nguồn: Cisco
& IDC 2020)
1.2.

Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Có thể nói nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua rất sôi động. Phần lớn là các doanh nghiệp
nhỏ và vừa cũng như khối kinh tế tư nhân. Chuyển đổi số vốn là một vấn đề thiết yếu và mới mẻ
giúp các doanh nghiệp phát triển và vạch ra chiến lược lâu dài trên thị trường kinh doanh vốn rất
cạnh tranh, điển hình nhất là việc nâng cao, cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Theo báo cáo của Cisco năm 2019, tại Việt Nam, những thách thức mà các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi số là thiếu kỹ năng và nhân lực (17%), thiếu nền
tảng công nghệ thông tin chất lượng (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về
văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%), …
Dù vậy, trong cùng báo cáo, Cisco chỉ ra rằng đầu tư vào công nghệ đám mây (18%), an ninh
mạng (12,7%), nâng cấp phần mềm, phần cứng để chuyển đổi số (10,7%) … là những bước đầu
tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam.

10


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Các doanh nghiệp đã ứng dụng cơng nghệ, giải pháp hay nói cách khác là chuyển đổi số vào
hoạt động quản lý bán hàng, bán hàng trực tuyến, đa kênh, tiếp thị, quản lý quan hệ khách hàng,
quản trị kênh phân phối chiếm một tỷ trọng đáng kể (ví dụ: Juno, Yody, Shoptretho, GalleWatch,
Pavietnam, Bentoni, Kitchen Art, v.v.), cụ thể:


Khoảng 100.000 cửa hàng tại Việt Nam đang sử dụng phần mềm Kiot Việt cho hoạt động
quản lý bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ và bán hàng đa kênh; con số tương tự đối với
Sapo và cũng hàng nghìn doanh nghiệp khác đang sử dụng Haravan, Nhanh, v.v.



Những cái tên phổ biến trên các phương tiện truyền thông hiện nay như Sendo, Tiki,
Lazada, Shopee, v.v. đang là nơi kinh doanh trực tuyến đắt địa của các doanh nghiệp. Đặc
biệt trong thời buổi dịch Covid, các sàn thương mại điện tử càng trở nên thơng dụng và
được nhiều người biết đến.




Tiếp thị số – Digital Marketing – đang là một xu hướng tiếp thị dẫn đầu tại các doanh
nghiệp Việt Nam (chiếm khoảng hơn 20% trong tổng chi tiêu quảng cáo tại Việt Nam).
Các hoạt động tiếp thị, bán hàng trên các nền tảng số như Facebook, Google, Youtube,
Tiktok, Instagram, 24h,

Admicro, eClick, Adtima, v.v. dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Điều đó dễ dàng
phản ánh tiếp thị số chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lĩnh vực marketing và chuyển đổi số,
dù chưa thống kê.
Quản trị doanh nghiệp cũng có những bước tiến lớn trong chuyển đổi số, tuy còn chậm. Các giải
pháp ERP, HRM, E-Office, phần mềm chấm cơng, tính lương, v.v. đang dần trở thành trợ thủ
đắc lực cho các doanh nghiệp và đẩy nhanh tỷ lệ chuyển đổi số trong hoạt động quản trị tăng.
Dù đa số các doanh nghiệp chỉ vận hành nội bộ bằng các hệ thống này ở mức cơ bản nhưng
những thống kê sơ bộ thể hiện tình hình rất khả quan:


Hơn 60% doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm kế tốn, trong đó có gần 200.000
doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế tốn Misa.



Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử của nhiều nhà
cung cấp khác nhau.

• Hầu như các doanh nghiệp đều đã trang bị và sử dụng chữ ký số.

11


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam



Các phần mềm khai báo thuế trực tuyến, khai báo bảo hiểm xã hội trực tuyến được ứng
dụng tại đại đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chuyển đổi số là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bứt phá, tạo ra những sản phẩm và dịch
vụ mới, hoàn thiện tổ chức hay tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Điều này kéo theo những kết quả
tốt trong tương lai, các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, các doanh nghiệp
logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch và sản xuất, v.v. sẽ
hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu
và xử lý thông tin tự động. Việt Nam chỉ mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi số nhưng đã giành
được sự quan tâm lớn từ chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Những mơ
hình kinh doanh sáng tạo, những cách thức hoạt động tối ưu và những công nghệ tiên tiến hiện
đại được kỳ vọng sẽ tạo nên sự đột phá lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế hay hơn thế
nữa là tiến xa trên con đường nền kinh tế số.
1.3.

5 trụ cột

Một chiến dịch chuyển đổi số có thể dẫn đến thất bại nếu không nắm vững 5 trụ cột quan trọng
cấu thành nên quá trình chuyển đổi số, gồm:

Hình 3. Hình ảnh minh họa (Nguồn: Vietnam Business Productivity Optimization)

12


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Nếu thiếu đi một trong các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn khơng lường trước
được. Vì vậy, có thể nói sự thành cơng của một quy trình chuyển đổi số cần phát triển dựa trên

sự kết hợp hài hịa giữa 5 yếu tố.

Hình 4. Hình ảnh minh họa (Nguồn: Vietnam Business Productivity Optimization)
1.3.1. Văn hóa và chiến lược số
Cho dù có chuyển đổi số hay khơng thì văn hóa và chiến lược vẫn là một trong những yếu tố sống
cịn của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp theo định nghĩa ảnh hưởng đến hoạt động của một
công ty từ cấp quản lý đến nhân viên và cuối cùng là ra bên ngoài thị trường. Trong nhiều tập đoàn,
“văn hố” được đặt ra rất sớm bởi hoạt động có uy tín và sự lãnh đạo của người sáng lập. Tuy nhiên,
việc đổi mới hoàn toàn hay “tái cấu trúc” lại khơng hề dễ dàng. Nó địi hỏi các doanh nghiệp phải bỏ
rất nhiều thời gian, công sức, sự lãnh đạo mạnh mẽ và sự phối hợp của các nhân viên trong toàn
doanh nghiệp. Nếu nhà quản trị hay nhân viên không sẵn sàng học hỏi, không chịu
13


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
thay đổi hoặc đã thấm nhuần văn hóa cũ thì việc chuyển đổi số sẽ thất bại trước khi nó bắt đầu.
Văn hóa doanh nghiệp có vai trị lớn trong việc thúc đẩy sáng tạo và phát minh ra những điều
mới mẻ trong doanh nghiệp. Đây được cho là yếu tố quyết định đến khả năng thành công trong
chuyển đổi số.
Capgemini thực hiện một khảo sát với 1.700 các lãnh đạo cao cấp, nhà quản lý và nhân viên tại
340 doanh nghiệp vào năm 2017. Phần lớn nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng văn hóa là rào cản
số một để chuyển đổi kỹ thuật số thành cơng. Và điều đó vẫn đúng khi nói đến đổi mới, Deborah
Ancona, Giám đốc Trung tâm Lãnh đạo MIT tại Trường Quản lý MIT Sloan, cho biết: “Văn hóa
là một trong những thứ chậm thay đổi nhất. Nó đã ăn sâu và thường xuyên diễn ra ngầm”. Nhiều
tổ chức khơng có văn hóa – nhân viên không được được trao quyền để thử nghiệm, kiểm tra và
học hỏi, đồng thời triển khai ý tưởng của họ theo tốc độ trưởng thành của doanh nghiệp. Sự
trưởng thành về văn hóa là khó đạt được nhất vì nó địi hỏi phải thay đổi tư duy.
Tập đồn tư vấn Boston – BCG cũng đưa ra một báo cáo thể hiện việc tập trung phát triển văn
hóa trong chuyển đổi số đã giúp gần 80% doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả và tối ưu.


Hình 5. Tỷ lệ tập trung vào văn hóa trong q trình chuyển đổi kỹ thuật số (Nguồn: BCG)
Văn hóa kết hợp cùng chuyển đổi số sẽ là một đòn bẩy mạnh mẽ cho nhân viên tạo ra các giá trị.
Nhờ hệ thống phân cấp phẳng hơn hay nhân viên được trao quyền nhiều hơn, khả năng ra quyết định
cũng nhanh hơn, dẫn đến năng suất được cải thiện đáng kể. Văn hóa trong chuyển đổi số như một
kim chỉ nam giúp nhân viên định hướng đúng về hướng phát triển chung của doanh nghiệp,
14


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
nâng cao tinh thần chấp nhận rủi ro và thất bại, biết cách thích ứng nhanh chóng. Từ đó, doanh
nghiệp sẽ tránh được rủi ro về vấn đề nội bộ khi thực hiện một sự đổi mới lớn. Đó cũng là lý do
giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số phát triển nhanh hơn các doanh nghiệp truyền thống.
Đồng thời, việc văn hóa phù hợp với chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài bởi một
môi trường thân thiện, hợp tác, sáng tạo và trao quyền nhiều hơn thường hấp dẫn hơn. Đặc biệt là
những thế hệ trẻ, năng động và nắm bắt nhanh xu hướng thời đại, họ thích những nơi có thế mạnh
và điểm chung phù hợp cũng như ưu tiên những doanh nghiệp chuyển đổi số. Khi cầu dần đang
vượt quá cung, điều này là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.

1.3.2. Gắn kết và tối ưu trải nghiệm của khách hàng
86% người mua sẽ chi trả nhiều hơn cho 1 trải nghiệm khách hàng tốt, nhưng chỉ 1% khách
hàng cảm thấy rằng các nhà cung cấp đáp ứng được sự kỳ vọng của họ.
Trải nghiệm khách hàng hiện nay không đơn thuần chỉ là phân biệt tên gọi hay giá cả, cũng
không đơn thuần chỉ là trải nghiệm online hay offline tại cửa hàng, mà là tổng hòa tất cả những
tương tác với thương hiệu. Điều này có nghĩa, giá trị của hàng hóa sẽ bao gồm cả cách doanh
nghiệp bán nó như thế nào. Khi khách hàng có một trải nghiệm tốt, họ sẽ tiếp tục mua sản phẩm
hoặc sẵn lòng giới thiệu cho người khác về sản phẩm đó.
Blockbuster đã có một bài học đắt giá về trải nghiệm của khách hàng. Nhà bán lẻ video nổi tiếng
một thời của Hoa Kỳ đã đầu tư vào công nghệ phân tích để cải thiện lợi nhuận bằng việc kết hợp
video tại cửa hàng khi khối lượng nội dung có sẵn tăng lên. Tuy nhiên, đối thủ của Blockbuster –
Netflix – đã bắt đầu với trải nghiệm khách hàng, triển khai công cụ đề xuất trực tuyến giúp người

tiêu dùng tìm thấy chương trình nội dung phù hợp nhất với sở thích và thị hiếu của họ. Netflix cũng
đã giúp khách hàng tránh phải đến các cửa hàng cho thuê video và tìm video họ muốn đã hết hàng.
Đồng thời, Blockbuster cố gắng bảo vệ lợi nhuận của mình bằng cách duy trì các khoản phí trễ hạn
với khách hàng, điều mà khách hàng ghét bỏ, trong khi Netflix đã quảng cáo thực tế rằng họ khơng
có phí như vậy. Netflix phát triển mạnh; Blockbuster thất bại, nộp đơn phá sản vào năm
15


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
2010. Bài học là những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số khơng đặt trải nghiệm khách hàng lên đầu
có thể lãng phí cả tiền bạc và cơng sức.
Như đã đề cập ở những phần trước, chuyển đổi số được kỳ vọng với những đột phá, đặc biệt là
trải nghiệm khách hàng với các yếu tố sau:
Thứ nhất, người tiêu dùng ngày nay có sự u thích với cơng nghệ nên họ kỳ vọng sẽ có những
tương tác số, dù là trải nghiệm online hay offline.
Thứ hai, chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu của thế giới. Để tạo trải nghiệm đột phá cho
người tiêu dùng, doanh nghiệp nên bắt kịp xu hướng và tận dụng thời cơ để khai thác hết tiềm
năng khách hàng cũng như đứng vững trong môi trường số.
Thứ ba, sự phát triển của công nghệ thơng tin sẽ mang lại những dữ liệu có giá trị hơn cho
doanh nghiệp từ phân tích hành vi người tiêu dùng trên diện rộng, theo thời gian thực. Từ đó,
nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi của khách hàng, có những dự báo chính xác cụ thể cho
doanh nghiệp và đón đầu xu thế để tạo ra trải nghiệm tốt nhất.
1.3.3. Cải tiến không ngừng
Mỗi một quy trình kinh doanh đều có những bất cập và có thể là lỗi thời so với tốc độ phát triển
chóng mặt của các doanh nghiệp hiện nay. Việc cải tiến quy trình khơng chỉ khắc phục khuyết điểm
mà cịn tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian thông qua quy trình cũ. Ví dụ, một nhân viên làm việc 8
tiếng/ngày đã phân bố và sử dụng thời gian hiệu quả hay chưa. Làm thế nào để theo dõi, kiểm tra
tiến độ của cơng việc của nhân viên đó hay sự phối hợp giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp đã
có sự thống nhất và kịp thời chưa. Việc áp dụng những phần mềm theo dõi tiến độ công việc như
Flow, Producteev hay Base Wework sẽ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên tốt hơn và bản thân

nhân viên đó cũng cập nhật tiến độ cơng việc của mình nhanh chóng, nâng cao năng suất và hiệu
quả làm việc. Bên cạnh đó, nếu khơng có các hệ thống thơng tin như ERP, MIS, TPS…, doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu giữa các phòng ban, thiếu sự kết nối và thống
nhất trong thông tin cũng như xảy ra bất cập trong việc báo cáo tình trạng hiện tại của các thành
phần kinh doanh quan trọng cho các nhà quản lý cấp trung và cấp cao.
16


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), không chỉ ở khối doanh nghiệp tư
nhân hay khối doanh nghiệp nhỏ và vừa đang thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ mà các doanh
nghiệp nhà nước cũng đang trong quá trình “chuyển mình”:
“Tại Cơng ty Nhiệt điện Phú Mỹ, thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), bên cạnh áp
dụng những phần mềm dùng chung của EVN trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh như: ERP,
PMIS, D-Office, HRMS, IMIS…, công ty còn xây dựng và áp dụng nhiều phần mềm như: nhật ký
vận hành điện tử, bảng ghi thông số điện tử của các nhà máy điện trên máy tính bảng, kiểm kê vật
tư bằng mã vạch trên mobile, quản lý thiết bị đường khí nóng của các Nhà máy điện tuabin khí…

Tiếp theo, cơng ty đang bắt đầu áp dụng và triển khai bộ giải pháp quản trị công việc Base. Đây
là nền tảng quản trị doanh nghiệp Software as a Service giúp công ty và nhân viên quản lý tốt
công việc, dự án như: lên kế hoạch tiến độ, tương tác, theo dõi cơng việc của nhóm; Quản lý và
tự động hóa quy trình: nhờ đó, quy trình làm việc được theo dõi dễ dàng, thông tin thông suốt,
tự động, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng, minh bạch. Ngồi ra, bộ giải pháp quản trị
cơng việc Base cịn giúp tương tác và theo dõi cơng việc trên nhiều thiết bị như máy tính, điện
thoại di động.
Việc chuyển đổi số đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ. Đồng thời, phù hợp với chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, kết hợp cơng
nghệ số và mơ hình quản trị phù hợp với q trình ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật số vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đoàn, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đổi

mới sáng tạo, tối ưu hóa chi phí…
Việc thử nghiệm áp dụng Base trong Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ cịn phát huy tối ưu tính linh
hoạt, chủ động trong công việc của tất cả mọi bộ phận hướng đến phát triển công ty thành
doanh nghiệp số và cùng với mục tiêu chung là xây dựng EVNGENCO3 trở thành doanh nghiệp
số vào năm 2025, trong đó chuyển đổi số cơ bản hoàn thành trong năm 2022” (Nguồn: VCCI).

17


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
1.3.4. Công nghệ
Theo Báo cáo Việt Nam DIGITAL 2021 tính tới tháng 1/2021 do We Are Social và Hootsuite
thống kê cho thấy dân số Việt Nam khoảng 97.75 triệu người nhưng lại có đến 154.4 triệu kết
nối di động, 68.72 triệu người sử dụng internet và 72 triệu người dùng mạng xã hội.

Hình 6. Tổng quan về sử dụng di động, internet, mạng xã hội tại Việt Nam (Nguồn: Digital in
VietNam 2021 – We Are Social)
Điều này phản ánh rất rõ về sự phổ biến và thông dụng của công nghệ. Trong thời đại công nghệ
số hiện nay, dù sáng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ gì cũng phải áp dụng cơng nghệ, bất kể ngành
nghề hay lĩnh vực. Vơ hình trung, công nghệ đã tái định nghĩa nhu cầu khách hàng và thị trường
kinh doanh, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Với sự phát triển vượt bậc và
nhanh chóng của mình, cơng nghệ đã giúp các cơng ty nhỏ có thể đánh bại một doanh nghiệp
hùng mạnh lâu đời.
Câu chuyện của Kodak vẫn là bài học lớn cho các doanh nghiệp về sự thay đổi nhanh chóng của
cơng nghệ. Kodak từng là vua của ngành cơng nghiệp phim ảnh nhưng vì ngủ quên trên chiến
thắng mà bỏ lỡ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số. Khi người dùng chuyển từ in ảnh sang
chia sẻ trực tuyến, máy ảnh chuyển sang kỹ thuật số và sau đó tích hợp với smartphone, sự chậm
trễ của Kodak đã khiến doanh nghiệp này phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2012.

18



Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Không chỉ riêng Kodak, các cửa hàng cho thuê đĩa cũng dần đóng cửa vì sự phát triển vượt bậc
của các cơng nghệ mới. Xe ơm, taxi truyền thống lâm vào khó khăn với sự xuất hiện của xe
công nghệ. Không chỉ vậy, với các xu hướng công nghệ đi đầu như Internet vạn vật, AI, điện
toán đám mây, blockchain và big data, nếu các doanh nghiệp khơng nhanh chóng bắt kịp và áp
dụng thì sẽ khó có thể đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt.
1.3.5. Quản lý và phân tích dữ liệu
Thơng qua lưu trữ, phân tích và sử dụng khối dữ liệu khổng lồ, giờ đây doanh nghiệp có thể biến
những con số vơ tri này thành tài sản vốn của mình. Bên cạnh giúp doanh nghiệp tối ưu hóa sản
phẩm, Big Data đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình ra quyết định, tìm hiểu về
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng doanh thu.
Software AG, Oracle, IBM, Microsoft, SAP, EMC, HP và Dell đã chi hơn 15 tỉ USD cho các
cơng ty chun về quản lí và phân tích dữ liệu. Với 1 USD chi phí phân tích, các tổ chức có thể
thu về 10,66 USD – gấp 10 lần – chỉ với việc phân tích Big Data và những dữ liệu dung lượng
lớn. Một báo cáo của IDC vào tháng 8/2021, chi tiêu trên toàn thế giới cho các giải pháp dữ liệu
lớn và phân tích kinh doanh (BDA) được dự báo sẽ đạt 215,7 tỷ USD trong năm nay, tăng
10,1% so với năm 2020, theo một bản cập nhật mới cho Dữ liệu lớn trên toàn thế giới và Hướng
dẫn Chi tiêu Analytics từ IDC. Dự báo cũng cho thấy chi tiêu BDA sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới
khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm
cho chi tiêu BDA toàn cầu trong giai đoạn dự báo 2021-2025 sẽ là 12,8%.
Khi các tổ chức sản xuất nhận ra giá trị của dữ liệu trong dài hạn, họ có khả năng khai thác tiềm
năng của chuyển đổi số trong việc giúp họ tạo ra hoạt động kinh doanh mới, các mơ hình. Ví dụ: dữ
liệu về thiết bị hoặc việc sử dụng phương tiện và điều kiện thời gian thực có thể được sử dụng để
thúc đẩy bảo trì dự đốn nhằm mục đích khơng xảy ra sự cố. Hơn nữa, ứng dụng AI thông qua các
phương tiện tự hành như máy bay không người lái pallet và xe nâng hàng có thể làm tăng đáng kể
độ chính xác và hiệu quả trong các hoạt động nhà kho, nhà máy sản xuất và vận tải.

19



Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Các KPI mới như vốn hóa dữ liệu cũng cho thấy sự công nhận ngày càng tăng của dữ liệu như
một tài sản vốn. Quản lý và phân tích dữ liệu khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế, thấu hiểu khách
hàng mà còn giúp doanh nghiệp đo lường mức độ hiệu quả cũng như mức độ cơng việc và có cái
nhìn khách quan về bức tranh tổng thể của doanh nghiệp. Việc đó giúp ích rất lớn cho q trình
cải tiến quy trình kinh doanh, áp dụng các hệ thống thơng tin thành cơng và tạo ra các mơ hình
kinh doanh mới. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng giải quyết được các vấn đề về chi phí cũng
như tạo ra sự khác biệt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Ứng dụng điển hình của Big Data và phân tích dữ liệu có thể kể đến UPS – một ơng lớn đầy thành
công trong việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh. UPS giao hàng nhanh
trung bình 16,9 đơn hàng mỗi ngày, và một năm, con số đó lên đến hơn 4 tỷ với 100.000 phương
tiện khác nhau. Có thể thấy được rằng, UPS sở hữu khối dữ liệu khổng lồ và việc tận dụng dữ liệu
lớn sẽ giúp UPS thu về những lợi ích to lớn. Điển hình là tối ưu hóa hoạt động của đội vận tải.

Các đội vận chuyển của UPS sử dụng công nghệ viễn thơng đường dài và các thuật tốn cao cấp
để tìm ra các tuyến đường tốt nhất, giảm thời gian dừng xe và thực hiện bảo trì dự đốn. Hệ
thống của UPS có khả năng kiểm tra tới 200.000 tuyến đường khác nhau trong thời gian thực
cho mỗi tuyến đường. Họ có thể quan sát phương tiện sẽ hoạt động như thế nào trên mỗi tuyến
đường và nơi quá trình phân phối có thể được nâng cao bằng cách sử dụng dữ liệu lớn này. Công
ty giao hàng đã tiết kiệm hơn 39 triệu thùng nhiên liệu và giảm quãng đường di chuyển 364 triệu
dặm kể từ khi giới thiệu chương trình này.

20


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam

PHẦN 2. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

2.1.

Quan điểm của chính phủ

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt “Chương
trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chương trình nhằm đưa ra những định hướng để tận dụng, khai thác tối đa các lợi thế, cơ hội để
đi nhanh và đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nhân lực cho các tổ chức doanh nghiệp,
khuyến khích tất cả mọi người trong việc thực hiện chuyển đổi số. Tại Chương trình Chuyển đổi
số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ 6 quan điểm:
• Nhận thức đóng vai trị quyết định trong chuyển đổi số. Bởi chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi

nhận thức. Nhận thức, tư duy thay đổi thì mới có thể thay đổi hành động. Chuyển đổi số có tuyệt vời
bao nhiêu, cơng nghệ số có sẵn sàng bấy nhiêu nhưng nếu chúng ta không chịu thay đổi

và dừng lại ở đây thì tự chúng ta sẽ đóng cửa với tương lai. Kế hoạch nhằm đưa ra các định
hướng sử dụng, phát huy tối đa lợi thế và cơ hội, nhanh chóng đi đầu, tạo lợi thế cạnh tranh, thu
hút nguồn nhân lực cho các tổ chức, doanh nghiệp và khuyến khích mọi người thực hiện chuyển
đổi số. Mọi tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp, cần tận dụng tối đa các cơ hội để chuyển đổi và
phát triển kỹ thuật số. Trong đó, đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể, việc xác định kế hoạch và
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số càng sớm càng tốt để phát triển các ngành, lĩnh vực này và
nâng cao thứ hạng của tổ chức là rất quan trọng. Đi nhanh, đi vào và dễ dàng thu hút nhân lực.
Nếu đi chậm và đi quá muộn, khi chuyển đổi số trở thành xu hướng phổ biến, nhân tài sẽ trở nên
khan hiếm và bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.
• Người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các mục

tiêu phát triển lâu dài và bền vững. Ngày nay, smartphone được xem là phương tiện chính của người
dân trong thời đại kỷ nguyên số. Chính vì thế, cần ưu tiên chuyển đổi số những ngành có tác động
đến xã hội, liên quan đến đời sống con người, mang lại hiệu quả nhanh nhất cũng như tiết kiệm chi
phí nhất đó là: Y tế, Giáo dục, Tài chính – Ngân hàng, Nơng nghiệp, Giao thơng vận

21


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
tải và logistics, Năng lượng, Tài nguyên và Môi trường, Sản xuất cơng nghiệp. Ví dụ, thời gian
qua, ngành Y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá ứng dụng công nghệ thông tin trong
các bệnh viện, như 100% các bệnh viện trên cả nước đã triển khai hệ thống thông tin quản lý
bệnh viện; nhiều cơ sở đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; triển khai hệ thống
lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho in phim. Trong trồng trọt, IoT và Big Data bắt đầu được
ứng dụng thông qua các sản phẩm cơng nghệ số như phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường,
loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông
số này theo thời gian thực… Ngành chăn ni bị sữa ứng dụng cơng nghệ số nhiều nhất, với mơ
hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đồn TH True Milk và Cơng ty Vinamilk.
• Thể chế và cơng nghệ là động lực của chuyển đổi số. Nhà nước tạo ra các thể chế, chính sách

nhằm giúp các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm sốt.
Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/9/2019 đã nêu rõ “quá trình
chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động do hạ tầng phục vụ q trình chuyển đổi số
cịn nhiều hạn chế”. Theo đó, kết quả khảo sát của Vietnam Report thực hiện tháng 6/2020 cho
thấy rằng 47,4% doanh nghiệp công nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng cơng nghệ
số quốc gia. Vì vậy, để xây dựng chuyển đổi số thành công, Nhà nước cần xây dựng hạ tầng số
với cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm hạ tầng thiết bị, truyền thông, hạ tầng dữ liệu, ứng dụng và
không thể thiếu hạ tầng nghiên cứu phát triển.
• Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí,

tăng hiệu quả. Hợp tác quốc tế là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là thúc
đẩy chuyển đổi số trong xã hội. Thực tế cho thấy, thị trường khoa học và cơng nghệ có vai trị then
chốt thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng hàng hóa, dịch
vụ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế. Tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam
hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên

phong áp dụng cơng nghệ mới, mơ hình mới vào Việt Nam. Từ đó, tạo lực kéo tiến trình chuyển đổi
số trong cơ quan nhà nước. Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, thị trường
khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi
22


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu và trước bối cảnh cuộc cách mạng cơng nghiệp
lần thứ 4. Vì thế, những cơ chế, chính sách là cơng cụ quan trọng để thiết kế, tạo môi trường
pháp lý thuận lợi, minh bạch cho đối tượng tham gia vào hoạt động giao dịch của thị trường
trong nước, cũng như hội nhập với quốc tế.
•Bảo đảm an tồn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công, bền vững. Bảo đảm an

toàn, an ninh mạng được xác định là phần quan trọng, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi
thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin,... đều phải bắt buộc về an toàn, an ninh mạng
ngay từ khi thiết kế. Gần đây, Bộ Công an đã phát hiện ra một phần mềm gián điệp được dùng để
lừa đảo, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản của người dùng điện thoại hệ điều hành Android, bằng tạo một
ứng dụng mạo danh Bộ Công an. Sự cả tin vào ứng dụng mới khiến hàng chục người ở Đà Nẵng,
Huế, An Giang… bị lừa đảo và chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng. Câu chuyện này cho thấy, bối cảnh
con người càng sử dụng nhiều các thiết bị nối mạng thì ai cũng có thể một phút sơ xuất mà trở thành
nạn nhân trong mơi trường số. Chính vì thế việc bảo đảm an toàn, an ninh mạng rất quan trọng và là
nền móng vững chắc để có thể chuyển đổi số thành công và bền vững. Và để làm được điều đó,
chúng ta phải xây dựng một đội ngũ lực lượng chuyên gia về an ninh mạng. Ngoài doanh nghiệp,
ngồi cơng cụ thì cần phải có các cá nhân xuất sắc. Vì cơng cụ chỉ xử lý được các lỗ hổng đã biết, đã
được lập trình sẵn. Cịn những lỗ hổng chưa biết thì chỉ có các chun gia mới có thể xử lý được. Ví
dụ như khi kẻ địch tung ra một loại virus hồn tồn mới thì cơng cụ với những lập trình đã sẵn có thì
khơng thể xử lý được. Chỉ có chuyên gia giỏi mới ra được “vaccine” mới để xử lý. Nước nào ít
người giỏi, ít “vaccine” thì sẽ gặp nguy hiểm.
• Yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Sự tham gia của tất cả mọi người, hành động


đồng bộ ở từng bộ phận, sự thống nhất trong cả tổ chức là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển
đổi số và mọi thứ đều nên có một bộ phận quản lý chung. Các tổ chức, doanh nghiệp phải

coi chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, điều hành và căn cứ tình hình cụ
thể của doanh nghiệp để quyết định xây dựng, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội
dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình.

23


Chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhìn chung, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính mở, chủ động, bao trùm, tạo nền
móng và là cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển cho tồn xã hội nói chung
và cho các doanh nghiệp nói riêng.
2.2.

Quan điểm của doanh nghiệp

Theo ơng Hồng Quang Phịng, Phó Chủ tịch VCCI, đại dịch COVID-19 đã gây ra cú sốc lớn
cho cộng đồng doanh nghiệp, nhưng ở một khía cạnh tích cực, sự khốc liệt này lại thay đổi cách
thức vận hành của nền kinh tế, dịch chuyển đầu tư, các quốc gia tập trung đẩy nhanh khai thác
thế mạnh về chuyển đổi số để khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn bởi đại dịch.
Chuyển đổi số khơng cịn là mục tiêu mà là mệnh lệnh hành động của doanh nghiệp, đặc biệt với
doanh nghiệp sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp cần có chiến lược chuyển đổi rõ ràng, xây dựng
kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn và lượng hóa mọi tiêu chí để có một thước đo rõ ràng nhất.
Ơng cịn cho rằng, chuyển đổi số trong ngành sản xuất không chỉ đơn thuần là việc tự động hóa
dây chuyền sản xuất hay phân tích dữ liệu tốt, mà này cịn liên quan đến sự thay đổi trong suy
nghĩ, cách tiếp cận và cách thức vận hành, giải quyết vấn đề mới. Việc sẵn sàng thay đổi tư duy
và ứng dụng những công nghệ mới sẽ giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả sản xuất trong
doanh nghiệp của mình. Theo đó, có quan điểm cho rằng trong q trình chuyển đổi số “cá lớn

sẽ nuốt cá bé” nhưng thực tế thì “cá nhanh sẽ thắng cá chậm”, doanh nghiệp nào có chiến lược
chuyển đổi số bài bản, nhanh chóng, phù hợp sẽ giành ưu thế trên đường đua. Do đó, người lãnh
đạo có vị trí quan trọng trong q trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, phải nhạy bén, quyết
liệt trong việc ứng dụng cơng nghệ và có tầm nhìn cơng nghệ số để có chiến lược và kế hoạch
hành động cụ thể. Ví dụ, Best Buy là một nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng đa quốc gia của Mỹ có trụ
sở chính tại Richfield, Minnesota. Cơng ty này đã chứng kiến thị phần của mình trong ngành
điện tử tiêu dùng sụt giảm và tụt lại cho đến khi CEO mới của họ – Hubert Joly đưa ra quan
điểm kỹ thuật số sáng tạo, dẫn đến việc chuyển đổi số của công ty. Việc phát triển kỹ thuật số đã
giúp Best Buy trở thành một trong số những công ty sử dụng công nghệ để làm phong phú thêm
sản phẩm và thị phần của họ chứ không chỉ bán những đĩa CD mới và TV mới nhất.

24


×