Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Tiểu luận Rào cản kỹ thuật TBT thực trạng ảnh hưởng cũng như giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 36 trang )

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - MARKETING

RÀO CẢN KỸ THUẬT - TBT
GV: Ths. Hoàng Thu Hằng
Danh sách nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Nhóm 7

Lê Duy Giáp
Trần Thị Cẩm Nhung
Nguyễn Xuân Oanh
Đỗ Mạnh Thắng
Nguyễn Bá Thọ
Tạ Thị Kim Viên
Nguyễn Văn Trí

Page 1



GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

Tháng 10/2015

LỜI NÓI ĐẦU
Thỉnh thoảng, trên báo chí có đăng có tin như sau: Nga sẽ không tiếp tục nhập khẩu cá ba sa của
Việt Nam, Nhật sẽ áp dụng mức dư lượng kháng sinh tối thiểu mới đối với các lô hàng thủy sản nhập
khẩu từ Việt Nam, Một số tiểu bang của Mỹ ra lệnh ngưng bán các mặt hàng thủy sản Việt Nam với lý
do có dư lượng thuốc kháng sinh… Đó là những thách thức về thị trường do các rào cản kỹ thuật từ
các nước nhập khẩu gây ra.
Việc áp dụng các rào cản kỹ thuật là tích cực nếu nó giúp mang lại cho người tiêu dùng những
sản phẩm chất lượng cao, an toàn. Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ, các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật như một thứ vũ khí bí mật để bảo hộ mậu dịch. Sự trỗi
dậy của các hàng rào kỹ thuật vô hình hiện nay đã tạo ra môi trường thương mại không thông thoáng,
gây bất lợi cho tiến trình tự do hóa thương mại trên phạm vi khu vực và thế giới.
Xu thế chung của thương mại quốc tế là hàng hóa có thể tự do đi lại và sẽ có thuế nhập khẩu
bằng 0. Do không thể tăng thuế nhập khẩu, các nước sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ
sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
Cạnh tranh quốc tế của hàng hóa, thực chất là cạnh tranh về tiềm lực khoa học, công nghệ và
năng lực quản lý, nên biện pháp ứng phó với TBT đồng thời cũng là biện pháp thúc đẩy tiến bộ khoa
học, công nghệ và nâng cao trình độ quản lý. Doanh nghiệp ứng phó với TBT, trên thực tế là doanh
nghiệp đi tìm sự sinh tồn, tìm sự phát triển trong cạnh tranh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hàng rào kỹ thuật TBT và thực trạng, ảnh hưởng
cũng như giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhóm 7

Page 2



Rào cản kỹ thuật - TBT

I.

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Khái niệm rào cản kĩ thuật
1.1 Khái niệm

Trong thương mại quốc tế rào cản kĩ thuật đối với thương mại thực chất là các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kĩ thuật mà 1 nước áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc quo trình đánh giá phù hợp của
hàng hóa nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn (quy chuẩn kĩ thuật đó gọi chung là các biện pháp kĩ thuậtbiện pháp TBT).
Các biện pháp kĩ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lí nhằm bảo vệ những lợi ích quan
trọng như sức khỏe con người, môi trường, an ninh,..vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và
duy trì một hệ thống các biện pháp kĩ thuật riêng đối với hàng hóa của mình và hàng hóa nhập khẩu.
Nguyên nhân của rào cản kỹ thuật: Chính phủ các nước đưa ra quy định/tiêu chuẩn nhằm bảo vệ
sức khỏe người tiêu dùng; gia tăng yêu cầu và sự đa dạng trên cơ sở những thay đổi của kinh tế, xã hội,
môi trường và sức khỏe cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngòai ra, một số tổ chức độc lập cũng đưa
ra những quy định/tiêu chuẩn còn cao hơn của chính phủ: Do họ không tin tưởng vào sự kiểm soát của
chính phủ; Do cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ; Và không loại trừ các yếu tố ngăn chặn thương mại
và yếu tố chính trị.
Tuy nhiên trên thực tế, các biện pháp kĩ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại
quốc tế bởi chúng có thể sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc
thâm nhập của hang hóa nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. do đó chúng được gọi là những
hang rào kĩ thuật đối với thương mại.

Nhóm 7


Page 3


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

1.2 Phân loại
Hiệp định về rào cản kĩ thuật đối với thương mại của WTO được phân biệt ra làm 3 loại sau đây
-

Các quy định kỹ thuật: Đó là những quy định mang tính bắt buộc đối với các bên tham gia.Điều
đó có nghĩa, nếu các sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng được các quy định kỹ thuật sẽ không
được phép bán trên thị trường.

VD: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh ngjiệp xuất
khẩu sang các nước trên thế giới
-

Các tiêu chuẩn kỹ thuật: Ngược lại với các quy định kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật được đưa ra
chủ yếu mang tính khuyến nghị, tức là các sản phẩm nhập khẩu được phép bán trên thị trường ngay
cả khi sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật.

VD: một số lọai rau củ quả muốn xuất sang Mỹ phải đáp ứng các quy định về phẩm cấp kích
thước ,chất lượng ,độ chín
-

Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn. Các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn là các thủ tục kỹ thuật
như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu
chuẩn kỹ thuật.


1.3 Các hình thức
Các rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế thường gồm bao gồm các hình thức như:

1.3.1

Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ

Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước, hình dáng, thiết kế, độ
dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng, các phương
pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy
định và các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan, các
yêu cầu về an toàn thực phẩm, … được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm
bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động, thực vật, bảo vệ môi trường, …
Các tiêu chuẩn thường dược áp dụng trong thương mại là HACCP đối với thuỷ sản và thịt, SPS
đối với các sản phẩm có nguồn gốc đa dạng sinh học, …

1.3.2

Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào, được sử dụng
như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay
không.Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải
gây ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nhóm 7

Page 4



GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

1.3.3

Các yêu cầu về nhãn mác

Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật, theo đó các sản phẩm
phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng,
thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất, nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo
quản … Quá trình xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn kém,
nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại các
nước phát triển.

1.3.4

Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những quy định về tái
sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, … Những tiêu chuẩn và quy định liên
quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng
gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc tái sử dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và quy định của
mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở
mỗi nước là khác nhau.

1.3.5


Phí môi trường

Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các chi phí phải sử dụng
cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể đối với các hoạt động có liên quan đến
môi trường và thu các quỹ cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp
gồm có: - Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá chất độc hại hoặc có
một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng. - Phí khí thải:
áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí, nước và đất, hoặc gây tiếng ồn. - Phí hành
chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi
trường. Phí môi trường có thể được thu từ nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng hoặc cả nhà sản xuất và
người tiêu dùng.

1.3.6

Nhãn sinh thái

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản
phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng
trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ,
thải loại sau sử dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai
đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thường được gọi
là “sản phẩm xanh”, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm cùng chủng loại nhưng không
dán nhãn sinh thái do người tiêu dùng thường thích và an tâm khi sử dụng các “sản phẩm xanh” hơn.
Ví dụ, trên thị trường Mỹ, các loại thuỷ sản có dán nhãn sinh thái thường có giá bán cao hơn, ít nhất
20%, có khi gấp 2-3 lần thuỷ sản thông thường cùng loại.

Nhóm 7

Page 5



GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

1.4 Các nguyên tắc chính trong Hiệp định TBT là:


Không phân biệt đối xử;



Tính vừa đủ: Các biện pháp sẽ không được hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đạt
được các mục tiêu theo đuổi;



Tính hài hòa: Các thành viên WTO có nghĩa vụ dùng các tiêu chuẩn quốc tế quan tâm làm
cơ sở cho các quy định về kỹ thuật;



Tính minh bạch, nghĩa là bình luận của nước thứ ba về dự thảo các quy định kỹ thuật và
các thủ tục đánh giá hợp chuẩn gởi tới Ủy ban TBT phải được xem xét.

II. Những diễn biến mới về TBT trên thế giới và VN
2.1 Những diễn biến mới về TBT trên thế giới
Mặt hàng thủy sản của Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. 3 thị
trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản

Biểu

đồ

Thị

trường

xuất

khẩu

thủy

sản

của

Việt

Nam

năm

2010

Nguồn: VASEP
Biểu đồ cho thấy EU, Mỹ và Nhật Bản là ba đối tác chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam
trong năm 2010. Đây cũng là các thị trường truyền thống đối với mặt hàng thủy sản của nước ta. Mặc
dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào các thị trường này ngày càng tăng, song vì đây là

thị trường của các nước phát triển với các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật rất khắt khe, các rào cản kỹ
thuật vẫn luôn là vấn đề gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam.

Nhóm 7

Thị trường EU
Page 6


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

Từ năm 2006 EU đã lần lượt vượt Mỹ và Nhật Bản trở thành nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), năm 2010, tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU là 364,015 tấn, trị giá 1,181 tỷ USD, tăng 4% về
khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009. Các thị trường tiêu thụ mặt hàng thủy sản từ Việt Nam
là Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai thị trường lớn nhất.
Về cơ cấu thủy sản xuất khẩu sang EU, các mặt hàng như cá tra, tôm, nhuyễn thể và cá ngừ là các mặt
hàng chính.


Thị trường Mỹ

Từ đầu những năm 2000, Mỹ đã trở thành một trong ba thị trường tiêu thụ nhiều nhất thủy sản của Việt
Nam, mặc dù có hai vụ kiện “chống bán phá giá” đối với tôm và phi lê cá tra đông lạnh.
Năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt 156,998 tấn, tương đương với trị giá 971,561
triệu USD, tốc độ tăng giá trị 45,3% (gấp 1.5 lần so với tốc độ tăng khối lượng 30,5%). Kim ngạch
xuất khẩu năm 2013 vào thị trường này đạt 1,518 tỷ USD, tăng 27,4% so với năm 2012. Kim ngạch

xuất khẩu năm 2014 đạt 1,70 tỷ USD, tăng 16,9% so với 2013. Tính đến hết tháng 8/2015 xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ đạt 799,14 triệu USD, giảm 30,05% so với cùng kỳ năm 2014.


Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản đang dần mở rộng thị trường hơn cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Đầu năm 2014, các
nhà chức trách Nhật Bản đã nới lỏng yêu cầu về chất Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam
lên 0.2 ppm (mức trước đó là 0.01ppm), tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp thủy sản tăng kim ngạch
xuất khẩu vào Nhật. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật đạt 1.15 tỷ
USD chiếm 17.1% tổng kim ngach xuất khẩu thủy sản tăng 5% so với năm 2012. Tháng 1 năm 2014,
kim ngạch đạt 87.336 triệu USD, tăng 18.4% so với cùng kỳ năm 2013. Sản phẩm xuất sang thị trường
này chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ tôm, cá ngừ và các loại hải sản khác như bạch tuộc, mực...
Tôm: Năm 2013, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của tôm sau Mỹ và chiếm 22.8% thị phần.
Kim ngạch năm 2013 sang thị trường này đạt 708.775 triệu USD , tăng 14.7% so với năm 2012.
Tháng 1 năm 2014, kim ngạch đạt 54.032 triệu USD, tăng 64.3% so với cùng kỳ năm 2013.
Mực và bạch tuộc:Năm 2013, đối với mặt hàng này, thị trường Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai sau
Hàn Quốc và chiếm 27.3% thị phần . Kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 122,179 triệu USD , giảm
15.1% so với năm 2012.

2.2 Các rào cản kỹ thuật đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam:
2.2.1

Tiêu chuẩn HACCP:

Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một tiêu chuẩn quốc tế xác định các yêu
cầu của một hệ thống quản lý thực phẩm an toàn. Hệ thống HACCP giúp tổ chức tập trung vào các
nguy cơ có ảnh hưởng đến an toàn / vệ sinh thực phẩm và xác định một cách có hệ thống, thiết lập và
Nhóm 7


Page 7


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

thực hiện các giới hạn kiểm soát quan trọng tại các điểm kiểm soát tới hạn trong suốt quá trình chế
biến thực phẩm. Tiêu chuẩn này đã được thị trường Mỹ và EU áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu.
Ví dụ cụ thể, doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản sang Mỹ phải gửi kế hoạch, chương trình
HACCP cho Cục thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì doanh
nghiệp được cấp phép xuất khẩu. FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng
không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, sẽ bị trả về nước hoặc tiêu hủy
tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh nghiệp chịu, ngoài ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục
“Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu
để kiểm tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị
thì sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo nhanh.

2.2.2

Tiêu chuẩn Global GAP

GlobalGAP là một bộ tiêu chuẩn xuất phát từ châu Âu được xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản
xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Mục tiêu của Global GAP là thiết
lập một chuẩn mực trong sản xuất nông nghiệp cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Như vậy, tiêu
chuẩn Global GAP có thể coi như một giấy thông hành cho hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập thị
trường các nước phát triển, đặc biệt là thị trường châu Âu.

2.2.3


Tiêu chuẩn JAS:

Đối với thị trường Nhật Bản, hàng hóa có dấu JAS (Japan Agricultural Standards -Tiêu chuẩn các mặt
hàng nông, lâm sản) do Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) cấp, sẽ được người
tiêu dùng rất tín nhiệm. Do đó việc nghiên cứu các tiêu chuẩn này khi thâm nhập vào thị trường Nhật
Bản cũng là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

2.2.4

Luật về vệ sinh an toàn thực phẩm:

Các luật, bộ luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước phát triển quy định rất khắt khe đối với
hàng thủy sản tiêu thụ trên thị trường các nước này. Điển hình như Luật bảo vệ người tiêu dùng thủy
sản thương mại của Mỹ, Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Cụ thể, Luật vệ sinh thực phẩm của
Nhật Bản có quy định một danh sách các mức dư lượng tối đa đối với một số chất có hại và hàng hóa
sẽ không được nhập khẩu vào Nhật Bản nếu chứa dư lượng vượt quá mức tối đa đó.

2.2.5

Quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi:

Đây là quy định của một số luật chủ yếu của các nước phát triển nhằm bảo vệ môi trường có sử dụng
các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nước xuất khẩu thuỷ sản áp dụng những
thông lệ bảo vệ loài cá heo, hải sản, chim rừng và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác.
Có thể lấy ví dụ như Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 của Mỹ quy định cấm nhập khẩu
động vật biển có vú và sản phẩm của loài này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Luật
thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét được ban hành năm 1992 của Mỹ nhằm hỗ trợ
cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét
với quy mô lớn ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992.
Nhóm 7


Page 8


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

Ngoài ra, Mỹ còn đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm
đối với loài rùa biển trừ khi nước đánh bắt được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền sử dụng các thiết bị
xua đuổi rùa biển.
Đặc biệt, từ ngày 1-1-2010, các quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về thiết lập hệ thống kiểm soát
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (illegal,
unreported and unregulated fishing - IUU) cũng bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, tất cả lô hàng hải sản
khai thác phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm, phải có chứng nhận tên tàu khai thác,
vùng biển khai thác... mới được phép xuất vào thị trường EU. Theo VASEP, để đáp ứng các yêu cầu
này cần có ít nhất 12 thông tin cần khai báo trong giấy chứng nhận khai thác (tên tàu, tên chủ tàu, số
đăng ký của tàu, giấy phép khai thác, mô tả hải sản khai thác được...). Điều này gây khó khăn lớn cho
các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vì phương thức đánh bắt của ngư dân ở
Việt Nam chủ yếu nhỏ lẻ và lạc hậu nên chưa có hệ thống giám sát, kiểm soát và chứng thực đáp ứng
các điều kiện theo IUU.
Thời gian gần đây, Hoa Kì đã thông qua Đạo luật Farm Bill nhằm đưa cá tra, cá basa của Việt Nam
vào danh mục Catfish, tạo thêm rào cản đối với mặt hàng này.

2.2.6

Luật ghi nhãn xuất xứ đối với hàng thủy sản

Luật này quy định các nhà bán lẻ thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ (nước sản xuất) đối với các
sản phẩm thủy sản, thịt tươi, các sản phẩm tiêu dùng khác. Luật ghi nhãn gây khó khăn đối với những

nhà sản xuất nhỏ vì thủ tục giấy tờ là một vấn đề gây phức tạp, tốn nhiều thời gian đối với các doanh
nghiệp này. Tuy nhiên, luật này lại có tác dụng rất hữu hiệu đối với người tiêu dùng để có thể dễ dàng
lựa chọn được sản phẩm với những thông tin về xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng.

2.3 Đánh giá chung việc vượt qua hàng rào kỹ thuật của hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam
2.3.1

Kết quả đạt được:

Trong thời gian qua, chất lượng thủy sản Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Các
doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản đã tăng cường kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào,
không thu mua nguyên liệu chứa tạp chất hoặc kháng sinh độc hại. Nhiều địa phương thực hiện mô
hình liên kết giữa các thành phần trong toàn bộ chuỗi sản xuất, trong đó các doanh nghiệp sẽ kiểm soát
hoàn toàn từ khâu nuôi cón giống, thức ăn, thuốc trị bệnh, thành phẩm cuối cùng. Việc kiểm soát hóa
chất độc hại đối với tất cả các mặt hàng chủ lực, nuôi tập trung như tôm sú, tôm chân trắng, tôm càng
xanh, cá basa, cá tra… chỉ tiêu và tần suất lấy mẫu kiểm tra đối với từng đối tượng cụ thể được thực
hiện theo đúng quy định của các thị trường
Hiện nay, có hơn 432 cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành thủy sản Việt Nam
về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. HAVICO là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã
đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản trị tích hợp 5 tiêu chuẩn quốc tế đồng thời với việc đảm bảo
các hoạt động xã hội và chăm lo đời sống người lao động, đó là:
 Hệ thống Quản lý chất lượng (QMS) phù hợp ISO 9001:2000
 Hệ thống Kiểm soát các mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn HACCP
Codex Rev2.2005
Nhóm 7

Page 9



GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

 Hệ thống Quản lý chất lượng đảm bảo tính an toàn và hợp pháp của sản phẩm phù hợp BRC –
Global Standards Food Rev 4.2005
 Hệ thống Quản lý môi trường (EMS) phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001-2004
 Hệ thống quản lý nguồn nhân lực và các trách nhiệm xã hội với người lao động phù hợp tiêu
chuẩn SA 8000:2001.
 Việt Nam cũng đã trở thành 1 trong số các quốc gia được Hội đồng Chứng nhận nuôi trồng
thủy sản Bang Florida ( Hoa Kì) cấp chứng nhận “ Thực hành nuôi tốt” cho 2 trại giống, 6 nhà
máy thủy sản, 2 trại nuôi tôm, 24227 nhà máy chế biến tôm và 1347 trại nuôi tôm của Việt
Nam.

2.3.2

Hạn chế:

 Vẫn còn nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả về do có chứa kháng sinh và hóa chất.
Nguyên nhân do:
 Khâu vệ sinh an toàn thực phẩm tồn tại nhiều hạn chế như: chồng chéo quy định, thiếu hệ
thống tiêu chuẩn thực phẩm để thực hiện các văn bản pháp lý, đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm
hạn chế, không đồng bộ.
 Các cơ quan chức năng chưa quản lý được chất lượng thức ăn thủy sản, các sản phẩm thức ăn
kém chất lượng, không đảm bảo độ đạm …được nhiều doanh nghiệp lợi dụng đưa ra thị trường.
 Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp làm ăn manh mún, chưa quan tâm đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Nhiều doanh nghiệp tiến hành bơm tạp chất vào sản phẩm thủy sản.
 Thói quyen sử dụng bừa bãi các hóa chất và thuốc kháng sinh, phân urê trong nuôi trồng và chế
biến thủy sản.
 Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường

do nguồn vốn hạn chế, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu nên chưa giải quyết tốt các vấn đề
liên quan đến môi trường; chưa nhận thức hết những lợi ích của việc ứng dụng ISO 14000 đối
với hiệu quả và năng suất lao động.

2.4 Những diễn biến mới về TBT của Việt Nam
Việt Nam chú trọng áp dụng các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh
thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học và các hàng rào kĩ thuật của Việt Nam không ảnh hưởng
hay trái với các quy định của các tổ chức quốc tế về mà Việt Nam tham gia WTO thừa nhận và cho
phép sử dụng hàng rào kỹ thuật thể hiện trong Hiệp định về hàng rào kỹ thuật (gọi tắt là Hiệp định
TBT).
Khái niệm về hàng rào kỹ thuật được thừa nhận như một thoả thuận rằng: “Không một nước nào
có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất khẩu của
mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để
ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện
pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc
không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá
hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác phải phù hợp với các quy định của hiệp định này”
Như vậy với nguyên tắc của WTO thì việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật là hoàn toàn hợp lý,
nhưng rất tiếc cho đến nay, Việt Nam chưa tận dụng được. Có một số nguyên nhân cơ bản sau:
 Thứ nhất, hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam còn quá nhiều bất cập. Mặc
dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã xây dựng và ban hành thêm nhiều quy định và tiêu
Nhóm 7

Page 10


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng


chuẩn kỹ thuật cho nhiều mặt hàng. Tuy nhiên, thực tế các quy định và tiêu chuẩn này còn quá
ít, chưa tinh vi, do đó nhiều mặt hàng nhập khẩu vẫn có thể dễ dàng vào Việt Nam.
 Thứ hai, việc giám sát thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật còn lỏng lẻo dẫn đến các sản phẩm
nước ngoài không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường trong nước.
Thực tế con số nhập siêu vào Việt Nam cho thấy kim ngạch nhập khẩu những máy móc thiết bị
công nghiệp của Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng và không ít những thiết bị này không
đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho Việt Nam vẫn
chưa thể cản trở nhậpsiêu.
 Thứ ba, một vấn đề khó khăn cho Việt Nam khi xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật là trình
độ sản xuất và chất lượng sản phẩm trong nước còn kém. Theo nguyên tắc không phân biệt đối
xử của WTO thì các hàng rào kỹ thuật phải được áp dụng chung cho cả hàng hóa sản xuất trong
nước và hàng hóa nhập khẩu, do đó nếu chúng ta áp dụng những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với
hàng nhập khẩu cao thì lại gây khó cho các nhà sản xuất trong nước
Hiện nay, Bộ KHCN đang phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai
Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật” thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu
xây dựng các TCVN cho các sản phẩm, hàng hóa chủ lực của nền kinh tế và tăng cường quản lý các
sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) bằng QCVN và giành
sự ưu tiên đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu có kim ngạch cao.
Với việc thực hiện dự án này nói riêng và Chương trình Quốc gia này nói chung, chắc chắn Hệ
thống TCVN và Hệ thống QCVN sẽ được phát triển hơn nữa theo định hướng hài hòa với các hệ
thống tiêu chuẩn và thông lệ/thực hành quản lý của quốc tế, khu vực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế để
phát triển và hội nhập, Nhà nước không thể quản lý, bao quát được chất lượng của hàng triệu mặt hàng
với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng, phong phú mà cần sự tham gia và chia sẻ trách nhiệm của các
doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cũng phải tham gia vào quá trình xây dựng, áp dụng tiêu
chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật và tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của mình, mặt
khác, Nhà nước phải đổi mới tư duy quản lý về tiêu chuẩn hoá cũng như phương pháp tiếp cận về quản
lý chất lượng thì mới theo kịp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn.

"Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời là bước đột phá quan trọng đối với hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Mục tiêu của Luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,
tạo bước chuyển về năng suất, chất lượng của sản phẩm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thúc đẩy
hoạt động sản xuất, kinh doanh" - ông Vũ Văn Diện, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu
chuẩn - Đo lường - Chất lượng đã cho biết.
Luật này đã thể hiện quan điểm đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật, xã hội hóa các hoạt động này nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ trong nước, thúc
đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
Nhóm 7

Page 11


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

chức, cá nhân đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình thông qua nguyên tắc tự
nguyện áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và chủ động công bố hợp chuẩn.
Theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống tiêu chuẩn được đơn giản
hóa thành hai cấp gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Đồng thời hình thành hệ thống quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia bắt buộc áp dụng cũng gồm 2 cấp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn
kỹ thuật địa phương. Hệ thống này sẽ thay thế và giải quyết được các mâu thuẫn, chồng chéo của hệ
thống tiêu chuẩn 3 cấp (quốc gia - ngành - cơ sở) trước đây. Thẩm quyền công bố tiêu chuẩn quốc gia
và cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cũng được thống nhất về một đầu
mối là Bộ Khoa học và Công nghệ để nâng cao hiệu quả của toàn hệ thống và phù hợp với thông lệ
quốc tế. Ngoài ra, các Bộ chuyên ngành có thẩm quyền ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc
lĩnh vực đơn vị đó quản lý.
Việt Nam đã có 6.000 tiêu chuẩn đang có hiệu lực, trong đó có 1.700 TCVN hài hòa với tiêu

chuẩn của các tổ chức quốc tế như IEC, ISO, Codex... Đó là chưa kể đến hàng trăm tiêu chuẩn mà
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế. Đây là
nguyên tắc được Việt Nam áp dụng từ trước đến nay khi xây dựng tiêu chuẩn quốc gia. Việt Nam cũng
đang tham gia vào một số thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau các kết quả thử nghiệm, công nhận như thủy
sản, xe máy…

2.5 Thực trạng hàng Việt Nam xuất khẩu vào các nước trên thế giới
Về tình hình xuất nhập khẩu 9 tháng đầu năm 2015, theo số liệu thống kê có dấu hiệu suy giảm
của nhóm doanh nghiệp trong nước sau những tín hiệu tích cực về tăng trưởng hồi đầu năm 2014, đặc
biệt là đối với các mặt hàng nông lâm thủy sản.

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam
từ 01/01 đến 15/9/2015 và so sánh với cùng kỳ năm 2014
Tên mặt hàng hóa chủ yếu

Kim ngạch xuất
khẩu từ 01/01 đến
15/9/2015
(Triệu USD)

TỔNG TRỊ GIÁ

So với cùng kỳ năm 2014
Kim ngạch

Tốc độ

+/-

+/-


(Triệu USD)

(%)

112.993

10.084

9,8

Trong đó: Doanh nghiệp FDI

76.894

13.699

21,7

Điện thoại các loại và linh kiện

21.588

5.547

34,6

Hàng dệt, may

15.895


1.482

10,3

Nhóm 7

Page 12


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

10.665

3.731

53,8

Giày dép các loại

8.317

1.287

18,3


Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

5.483

512

10,3

Gỗ và sản phẩm gỗ

4.593

386

9,2

Hàng thủy sản

4.419

-893

-16,8

Phương tiện vận tải và phụ tùng

4.096

22


0,5

Dầu thô

2.847

-2.622

-47,9

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

2.048

278

15,7

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong
kỳ này đạt 4,58 tỷ USD, giảm 15,2% (tương ứng giảm 818 triệu USD) so với nửa cuối tháng 8/2015.
Về thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất của Việt Nam, xuất khẩu sang thị
trường này đạt 15,79 tỷ USD tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014; với Liên minh châu Âu (EU) là
14,89 tỷ USD tăng 12,4%; ASEAN là 9,12 tỷ USD giảm nhẹ 1,6%; Trung Quốc là 7,73 tỷ USD tăng
5,2%,…

Nhóm 7

Page 13



Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam và
một số đối tác chính 6 tháng/2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Nhóm 7

Diễn biến một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Page 14


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

 Hàng thủy sản: trong năm 2014, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 7,84 tỷ USD,
tăng 17,1%, tương ứng tăng 1,14 tỷ USD so với năm trước. Xuất khẩu hàng thuỷ sản
trong năm nay có mức tăng kim ngạch kỷ lục và cũng có tốc độ tăng cao nhất so với
năm trước trong vòng 3 năm trở lại đây.
Xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính trong năm 2014
đã đạt được tốc độ và mức tăng khá cao. Trong đó, sang Hoa Kỳ đạt 1,71 tỷ USD, tăng
17,3% (tương ứng tăng 252 triệu USD); sang EU đạt 1,4 tỷ USD, tăng 21,7% (tương
ứng tăng 249 triệu USD); riêng thị trường Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, có mức tăng thấp

hơn là 7,5%, tương ứng tăng 84 triệu USD.
 Gạo: Tính đến hết tháng 12/2014, lượng xuất khẩu nhóm hàng này là 6,38 triệu tấn,
giảm 3,2% và trị giá đạt 2,96 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,02
triệu tấn, giảm 6,2% (tương ứng giảm 131 nghìn tấn) so với năm 2013. Bên cạnh đó,
trong năm qua gạo của Việt Nam xuất sang Philippin đạt tốc độ tăng cao kỷ lục với 1,35
triệu tấn, gấp gần 3 lần năm 2013.
 Dầu thô: trong tháng lượng xuất khẩu là 867 nghìn tấn, tăng 23,5%, trị giá là 414 triệu
USD, giảm 4,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2014, lượng dầu thô xuất
khẩu của cả nước đạt 9,3 triệu tấn, tăng 10,5% và kim ngạch đạt 7,23 tỷ USD, giảm nhẹ
0,1% so với cùng kỳ năm trước.
Nhóm 7

Page 15


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

Đơn giá bình quân xuất khẩu dầu thô trong tháng 12 đã giảm sâu ở mức 478 USD/tấn
(tương ứng 62 USD/thùng), là mức giá thấp nhất kể từ tháng 5/2009.

 Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2014 đạt 20,95 tỷ
USD, tăng 16,8% (tương ứng tăng 3,02 tỷ USD) so với năm 2013. Trong đó, xuất sang
Hoa Kỳ đạt 9,82 tỷ USD, tăng 14,2%; sang EU đạt 3,34 tỷ USD, tăng 22,8%.

2.6 Giải pháp vượt qua rào cản kỹ thuật của Việt Nam
2.6.1


Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách nào trong việc hỗ trợ
doanh nghiệp

 Nâng cao năng lực nhận thức và phổ biến thông tin đến các doanh nghiệp về các rào cản kỹ
thuật.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị, các nước nhập khẩu luôn
có sự thay đổi về pháp luật và chính sách thương mại để đối phó với sự biến động của thị trường.
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) khai trương “Hệ thống Thông báo tự
động về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (ENS)”. hệ thống này sẽ giúp cho các cơ quan quản lý,

Nhóm 7

Page 16


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu và các bên liên quan tiếp cận các thông tin về hàng
rào kỹ thuật trong thương mại một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 Nhà nước đã tổ chức thường xuyên hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ
thống đại diện thương mại.
Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, Việt Nam sẽ xây dựng và quảng bá được hình ảnh,
thương hiệu của mặt hàng Việt Nam .Từ đó giúp các sản phẩm của Việt Nam có cơ hội phát triển ra
nhiều thị trường lớn.
Trong Đề án phát triển các thị trường khu vực thời kỳ 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Chính phủ đã phê duyệt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh công tác khảo sát thị trường, xúc
tiến thương mại để phát triển xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam tới các thị trường mới tại khu vực Châu

Phi và Mỹ La-tinh; các thị trường tiềm năng khu vực Bắc Âu, Đông Âu và SNG, khu vực Nam Thái
Bình Dương (Đông Timo, Pa-lau, Va-nu-a-tu), khu vực Đông Bắc Á (Mông Cổ, Triều Tiên), một số
bang vùng Trung Hoa Kỳ.
 Tăng cường đàm phán cấp Nhà nước, vận động hành lang và quan hệ công chúng trong giải
quyết những tranh chấp thương mại.
Chính phủ Việt Nam đã đưa ra đề án triển khai thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái
Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Thương mại tự do
giữa Việt Nam và EU (EVFTA), giữa Việt Nam và Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp
định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc, Hiệp định xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực Tam giác phát triển
Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam; Hiệp định biên mậu giữa Việt Nam với Lào, Việt Nam với Cam-pu-chia.
Nghiên cứu, đề xuất ký kết Thỏa thuận thương mại với các đối tác có tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu,
đặc biệt đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản là thế mạnh của Việt Nam gồm: Ma-lai-xi-a, Đông
Timo, Cộng hòa Pa-lau, Cộng hòa Va-nu-a-tu; Trung Quốc, Đài Loan, I-xra-en, EU, Ma-đa-gát-xca,
Cộng hòa Công-gô, Buốc-ki-na Pha-xô, Bờ Biển Ngà, Ăng-gô-la, Cu-ba
 Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam theo chuẩn quốc tế.
Nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới ,Việt Nam bắt buộc phải thực
hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong
nước. Việc xây dựng môi trường pháp lý theo hướng phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế
sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp.

Nhóm 7

Page 17


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT


 Hỗ trợ kỹ thuật và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và
vượt qua các rào cản môi trường.
Giải quyết các vấn đề về nhãn mác sinh thái không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn mở
rộng cơ hội tiếp cận thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thông qua
“Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” vào tháng
9/2012 và “Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh cho giai đoạn 2014-2020” vào tháng
3/2014. Theo đó, Bộ Công Thương đang xây dựng “Chương trình hành động thực hiện tăng trưởng
xanh của Bộ Công Thương giai đoạn 2015-2020”.
Chiến lược tăng trưởng xanh đặt ra nhiệm vụ là phải giảm thiểu tự nguyện khí thải nhà kính
10% vào năm 2020 và tăng thêm 10% nếu có sự hỗ trợ quốc tế. Đồng thời, xanh hóa sản xuất với việc
khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
xanh, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.
BẢNG THÔNG KÊ CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TBT
STT

Số ký hiệu - Trích dẫn

Ngày ban
hành

1

Quyết định 1253/QĐ-TĐC Ban hành Điều lệ Tổ chức và hoạt động của
Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất 12/06/2014
lượng

2

Quyết định 27/2014/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực 04/04/2014

thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

3

Quyết định 3014/QĐ-BKHCN Về thành viên Ban liên ngành về hàng rào
kỹ thuật trong thương mại

08/08/2012

4

Thông tư 15/2012/TT-BKHCN Quy định về tổ chức và hoạt động của
Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

5

Thông tư số 24/2011/TT-BKHCN Quy định về tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ thuộc Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương
mại

30/09/2011

Thông tư số 25/2011/TT-BKHCN Quy định về nội dung chi thực hiện
các nhiệm vụ thuộc Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong
thương mại giai đoạn 2011-2015.

30/09/2011

6


Nhóm 7

08/08/2012

Page 18


Rào cản kỹ thuật - TBT

7

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Quyết định 1677/QĐ-BKHCN Phê duyệt "Kế hoạch triển khai thực hiện
Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại
giai đoạn 2011-2015"

10/06/2011

Chi tiết
8

Quyết định 682/QĐ-TTg ngày 10/05/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương
mại (the Agreement on Technical Barriers to Trade, sau đây gọi là Hiệp
định TBT) giai đoạn 2011 - 2015

10/05/2011


Bản tiếng Việt
9

225/QĐ-TĐC Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng (hết hiệu lực)

10/02/2010

10

Quyết định số 104/2009/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng (hết hiệu lực)

11

Công văn số 640/TĐC-TBTVN ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về Báo cáo thực hiện Đề án TBT 6
tháng đầu năm 2007

13/06/2007

Quyết định 579/QĐ-TĐC về việc ban hành Quy chế thực hiện nghĩa vụ
thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các
đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

21/05/2007


Quyết định 05/2007/QĐ-BKHCN ban hành "Chương trình thực hiện Đề
án triển khai thực hiện Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại
giai đoạn 2006-2010"

30/03/2007

14

Công văn 228/BKHCN-TĐC về việc kiểm điểm tình hình thực hiện Đề
án TBT

23/01/2007

15

Công văn 22/TĐC-TBTVN Chuẩn bị thực thi nghĩa vụ thành viên của
WTO về TBT

09/01/2007

16

Quyết định 25/2006/QĐ-BKHCN về việc ban hành "Quy định về nội
dung chi thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án triển khai thực hiện Hiệp
định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2006-2010"

04/12/2006

Công văn 3238/BKHCN-TĐC báo cáo tình hình triển khai Hiệp định
TBT


30/11/2006

12

13

17

Nhóm 7

12/08/2009

Page 19


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

18

Công văn 2326/KHCM-TĐC Bao cáo thực hiện 2 Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ về TBT

11/09/2006

19

Quyết định 16/2006/QĐ-BKHCN Ban hành "Quy định về việc tổ chức

thực hiện nhiệm vụ thuộc Đề án triển khai thực hiện Hiệp định Hàng rào
kỹ thuật trong thương mại giao đoạn 2006-2010"

23/08/2006

20

Công văn 35/TBTVN-HCTH hướng dẫn về xây dựng Website của Điểm
TBT trong Mạng lưới TBT

27/06/2006

21

Quyết định 09/2006/QĐ-BKHCN Ban hành "Quy định về quy trình
thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp
của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại"

04/05/2006

22

Quyết định 07/2006/QĐ-BKHCN Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

20/03/2006

23

Công văn 06/TBTVN-HCTH về việc Hướng dẫn về cơ sở vật chất kỹ

thuật của Điểm TBT các Bộ và địa phương

10/02/2006

24

Công văn 05/TBTVN-HCTH về việc Cập nhật văn bản pháp quy kỹ
thuật

09/02/2006

25

Công văn 233/BC-BKHCN về hoạt động của Ban liên ngành TBT năm
2006 và phương hướng hoạt động năm 2007

23/01/2006

26

Công văn 2374/BKHCN-TĐC Về việc thành lập mạng lưới TBT Việt
Nam

13/09/2005

27

Công văn 1702/BKHCN-TĐC Các tiêu chí rà soát văn bản pháp quy kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu WTO


05/07/2005

28

Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26/05/2005 về việc thành lập và
ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông
báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
Bản tiếng Việt

26/05/2005

Bản tiếng Anh
29

Quyết định số 444/2005/QĐ-TTg ngày 26/05/2005 về việc phê duyệt đề
án triển khai thực hiện Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

26/05/2005

Bản tiếng Việt
Bản tiếng Anh
30
Nhóm 7

Nghị định 179/2004/NĐ-CP Quy định quản lý nhà nước về chất lượng

21/10/2004
Page 20



GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

sản phẩm, hàng hoá
Bản tiếng Việt
Bản tiếng Anh
31

Quyết định 12/2003/QĐ-BKHCN về việc ban hành Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp về Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng

26/05/2003

Bản tiếng Việt
Bản tiếng Anh
32

Quyết định 356/QĐ-BKHCN về việc thành lập Văn phòng Thông báo và
Hỏi đáp về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

25/03/2003

Bản tiếng Việt

BẢNG THỐNG KẾ TÌNH HÌNH BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HÓA NHÓM 2 CỦA CÁC
BỘ THUỘC MẠNG LƯỚI TBT VIỆT NAM
STT


Cơ quan ban
hành

Tên văn bản

Ghi chú

1

Bộ Khoa học
Công nghệ

Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20 tháng 03
năm 2009 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa
có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản


Chi tiết

Bộ Y tế

Thông tư số 44/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 12 năm
2011 Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có
khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân
công quản lý

Chi tiết

3


Bộ Giao thông
vận tải

Thông tư số 63/2011/TT- BGTVT ngày 22 tháng 12
năm 2011 Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa
có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản
lý nhà nước

Chi tiết

4

Bộ Lao động
thương binh xã
hội

Thông tư 03/2010/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01
năm 2010 về việc ban hành Danh mục sản phẩm,
hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý nhà
nước

Chi tiết

5

Thông tư số 08/2012/TT-BCT ngày 09 tháng 04 năm
Bộ Công thương 2012 ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả
năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý


Chi tiết

2

Nhóm 7

Page 21


GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

Rào cản kỹ thuật - TBT

6

Thông tư số 20/2011/TT-BTTTT ngày 01 tháng 07
Bộ Thông tin và năm 2011 Quy định danh mục sản phẩm, hàng hóa
Truyền thông có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản


Chi tiết

7

Bộ Nông nghiệp
và Phát triển
Nông thông

Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng
08 năm 2009 về việc ban hành danh mục sản phẩm,

hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách
nhiệm quản lý

Chi tiết

Bộ Xây dựng

Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 18 tháng 06 năm
2009 về việc Quy định công tác quản lý chất lượng
sản phẩm, hàng hoá kính xây dựng

Chi tiết

8

2.6.2

Giải pháp từ phía Doanh Nghiệp

Việt Nam là nước có công nghệ chưa cao, quy mô sản xuất nhỏ, do đó doanh nghiệp cần tìm ra
giải pháp hữu hiệu để vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Một số việc cần tiến hành là:
 Thứ nhất: doanh nghiệp chủ động các điều kiện nhằm vượt rào cản.
 Thứ hai: thu thập và xử lý thông tin về thị trường và chính sách thương mại của các nước, nhất
là thị trường Mỹ, châu Âu, Nga, Nhật…
 Thứ ba: nâng cao năng lực đàm phán và giải quyết các tranh chấp thương mại với đối tác.
 Thứ tư, phát huy vai trò của hiệp hội ngành nghề sản xuất của Việt Nam, như: Hiệp hội Tômcá, Hiệp hội May mặc, Hiệp hội Giày da, Hiệp hội Cà phê…
 Thứ năm, doanh nghiệp cần chủ động và sẵn sàng đối phó với các rào cản của các nước, tránh
bị động, thiếu thông tin, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước và hiệp hội ngành nghề
sản xuất – xuất khẩu.

 Thứ sáu, cần phải tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt dần và loại
bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, tuân thủ chặt chẽ các qui định kĩ thuật an toàn cho
sản phẩm.
 Thứ bảy: các doanh nghiệp sản xuất rất đang thiếu nhân lực có trình độ cao, có tay nghề, có ý
thức sản xuất trong cạnh tranh quốc tế nên Việt Nam cần sớm có chính sách hỗ trợ, khuyến
khích, thu hút và đào tạo cán bộ quản lý, kinh doanh, thiết kế, công nhân kỹ thuật cho các
ngành sản xuất hàng hóa có ưu thế xuất khẩu.
Bản thân DN phải thay đổi nhận thức về: Nhà nước phải làm đầu mối cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác, có trách nhiệm (chỉ có cán cân thương mại Chính phủ mới có khả năng giúp DN vượt
qua các rào cản); Có cơ quan đào tạo chuyên nghiệp và nên phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư để đào
tạo TBT cho các DN mới thành lập
Thực tế cho thấy ở Việt Nam, khái niệm TBT và những thách thức cũng như cơ hội đi cùng,
đến nay vẫn còn khá mơ hồ với nhiều đối tượng bị nó tác động. Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn,
còn hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xem trọng TBT ở các nước mình có hàng xuất khẩu.
Cho nên, việc xuất khẩu của họ đôi khi bị chính những TBT cản trở, gây rủi ro, thiệt hại rất nhiều. Vì
Nhóm 7

Page 22


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

vậy, điều tiên quyết, sống còn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phải tìm hiểu thật kỹ rào cản kỹ
thuật trong thương mại quốc tế để tránh những rủi ro, tổn thất không đáng có.
VD: Nhật Bản quyết định tăng cường kiểm soát 100% tôm nhập khẩu đối với chỉ tiêu Trifluralin từ
ngày 21/10/2010. Trong tháng này, khối lượng tôm XK sang Nhật Bản tuột dốc mạnh từ mức tăng
trưởng 2 con số xuống -1,6%. Trước đó 1 tháng, khối lượng tôm XK sang thị trường này cũng chỉ tăng
trưởng 2,9% khi Nhật Bản tăng tần suất kiểm tra Trifluralin từ 0% lên 30%.

Để vượt qua khó khăn này, doanh nghiệp xuất khẩu (XK) đã phải tốn nhiều chi phí để kiểm
soát Trifluralin, một loại hóa chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ được dùng để trị bệnh cho tôm nuôi.
Chính nhờ những nổ lực đó của các doanh nghiệp đã đưa XK tôm sang Nhật Bản có xu hướng tăng
trưởng trở lại nhưng chưa ổn định. Trong tháng 1/2011, XK tôm sang Nhật Bản tăng 15,6% về khối
lượng và 23,5% về giá trị; tháng 2 tăng 6,1% về khối lượng và 6,3% về giá trị so với cùng kỳ năm
2010. Lần này, tôm Việt Nam lại vướng phải dư lượng Enrofloxacin trong tôm XK sang Nhật Bản
vượt mức cho phép. Vì vậy, trong tháng 3 và tháng 4/2011, XK tôm sang Nhật Bản lại giảm và giảm
mạnh trong 3 tháng liên tiếp sau đó. Ngày 9/6/2011, Nhật Bản chính thức kiểm tra dư lượng chất này
đối với 100% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người nuôi, bước sang năm 2012,
tình trạng tôm Việt Nam bị cảnh báo dư lượng Enrofloxacin tại thị trường Nhật Bản đã tạm lắng.
 Kết luận
 Hàng rào kĩ thuật đã đang và sẽ là cản trở cho kinh tế các nước cũng như xu thế tự
do thương mại hóa trên toàn cầu.
 Để vượt qua hàng rào kĩ thuật ,đối với nước ta hơn bất kì cách bảo hộ sản xuất nào
khác tốt nhất là trước hết phải nâng cao năng lực sản xuất và hiểu biết luật của các
doanh nghiệpcũng như trình độ năng lực cơ quan quản lý.Có như vậy ,nước ta mới
vượt qua khó khăn và trở thành một nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

III. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam
 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá da trơn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam. Theo VASEP, trong
9 tháng đầu năm 2014, cá da trơn xuất khẩu đạt kim ngạch 1,3 tỷ USD tăng nhẹ 0,2% so với năm 2013,
Trong đó Mỹ là một trong ba thị trường xuất khẩu chính của cá da trơn Việt Nam. Tuy nhiên xuất cá
da trơn sang Mỹ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là hệ thống rào cản kỹ thuật đối với
cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam. Các rào cản kỹ thuật trong thương mại được sử dụng trong hầu hết
các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Các quy định về môi
trường đối với các sản phẩm thủy sản nói chung và cá da trơn nói riêng trở nên phức tạp hơn, mặc dù
đã có những sáng kiến để làm giảm bớt các quy định khắt khe đang được nhiều nước xem xét. Hiện
Nhóm 7


Page 23


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

nay, một khối lượng đáng kể các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam đã bị trả lại ngay tại các cảng của
Mỹ vì không phù hợp với các quy định về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm của Mỹ. Điều này đã
gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Chính vì vậy việc nghiên cứu
kỹ các rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với cá da trơn để có được những giải pháp giúp các sản phẩm xuất
khẩu thủy sản vượt qua được rào cản kỹ thuật là rất cần thiết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian
tới.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo kết quả của Vasep từ năm
2010 đến 2014. Tham khảo các bài báo, tạp chí về rào cản kỹ thuật. Ngoài ra, số liệu về các lô hàng cá
da trơn bị trả lại và nguyên nhân từ chối được trích từ trang Web của Bộ Thương mại Mỹ (Food and
Drug Administration - FDA). Để phân tích dữ liệu, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phản ánh những đặc tính của hiện tượng nghiên cứu thông qua các chỉ tiêu số tương đối, số
tuyệt đối và số bình quân. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để thấy sự thay đổi
của số liệu qua các năm là cơ sở để đánh giá bản chất các hiện tượng.

3.1. Hệ thống rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu của
Việt Nam
 Khái quát một số lý luận về rào cản kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách
khác nhau. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá do các cơ
quan chính quyền hoặc các tổ chức tư nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có
thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ
thuật đòi hỏi các sản phẩm phải đạt được những yêu cầu nhất định trước khi được đưa ra thị trường.
Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò như các rào cản thương mại, đặc biệt khi nó được quy định
khác nhau giữa các nước.
 Hàng rào kỹ thuật trong thương mại có thể được chia làm 3 nhóm sau:
 Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn (Sanitary and phytosanitary): Các qui định này
được các nước đưa ra để bảo vệ sức khoẻ cho người, vật nuôi và cây trồng.
 Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn
thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng

Nhóm 7

Page 24


Rào cản kỹ thuật - TBT

GVHD: Ths. Hoàng Thu Hằng

và tạp chất. Các quy định này có thể cho phép một quốc gia sử dụng các rào cản nhằm
đảm bảo hàng hoá an toàn.
 Các biện pháp thương mại: Được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, bao
gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo
lường.

3.2. Thực trạng hệ thống rào cản kỹ thuật đối với tôm và cá da trơn nhập khẩu của
Việt Nam vào thị trường Mỹ:

a. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) :
Theo luật, tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu đều phải chịu sự điều tiết
của luật Liên bang như:
Luật về Thực phẩm, Dược phẩm, Luật về Bao bì và Nhãn hàng, và một số phần của luật về Dịch
vụ y tế.
Ngoài ra còn có các quy định riêng của Bộ Nông nghiệp Mỹ, hoặc Cục Nghề cá biển quốc gia
Mỹ.
Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang hoặc khu hành chính đều có hệ thống pháp luật
riêng. Pháp luật bang và khu hành chính không được trái với Hiến pháp của Liên bang. Bất cứ hàng
hoá nào khi nhập khẩu vào Mỹ phải đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa.
Nhà xuất khẩu và chế biến đều phải tuân theo các quy định của Mỹ, cụ thể là theo Bộ luật Liên
bang Mỹ CFR (Code of Federal Regulations) để đảm bảo sản phẩm không có độc tố, an toàn trong sử
dụng và được sản xuất trong điều kiện vệ sinh. Bộ luật liên bang Mỹ 21 CFR, quy định từ ngày
18/12/1997 chỉ có các doanh nghiệp nước ngoài nào đã thực hiện HACCP (Hazard Analysis Control
Critical Point)

Bảng 1. Danh mục các chất kháng sinh cấm sử dụng
Tên chất kháng sinh cấm sử dụng
1 Chloramphenicol
2 Clenbuterol
3 Diethylstilbestrol (DES)
4 Dimetridazole 5 Ipronidazole
Nhóm 7

Page 25


×