Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(TIỂU LUẬN) cuộc CMCN lần thứ tư đã tạo ra những thuận lợi gì để giai cấp công nhân thế giới có khả năng thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA
KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


BÀI THẢO LUẬN
Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Đề tài: Cuộc CMCN lần thứ tư đã tạo ra những thuận lợi gì để giai cấp
cơng nhân thế giới có khả năng thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của
mình.
Nhóm
Lớp học phần

:2
: 2149HCMI0121

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội, 4/2021
MỤC LỤC


A.
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................
B. NỘI DUNG...........................................................................................................................
Chương I: Khái quát chung về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư............................
1.

Khái quát chung về các cuộc cách mạng công nghiệp đ

2.


Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư..

Chương II. Những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự phát triển
giai cấp công nhân....................................................................................................................
1.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới trong

1.1.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tron

1.2.

Điều kiện đề giai cấp cơng nhân hồn thành thắng lợi
10

2.

Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với giai cấp

công nhân 11
Chương ⅢⅢⅢ. Những thuận lợi do cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra giúp giai
cấp

cơng nhân thế giới có thể thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của nó.
.......................................................................................................................................................................

13
1.Những thuận lợi về kinh tế-kỹ thuật

.......................................................................................................................................................................

13
2.Thuận lợi về chính trị- xã hội
.......................................................................................................................................................................

15
3. Thuận lợi về văn hóa - xã hội.
.......................................................................................................................................................................

15
Liên hệ với Việt Nam:
.......................................................................................................................................................................

17
C. KẾT LUẬN
.......................................................................................................................................................................

19
D.Tài liệu tham khảo
.......................................................................................................................................................................

20


2


A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.

Lịch sử đấu tranh giai cấp để xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc và giàu mạnh qua
các thời kì để chứng tỏ giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện cho các giáo
tầng khác trong xã hội.
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã bộc
lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (GCCN). Bọn cơ hội
và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN, vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy vấn đề là làm sáng tỏ sứ mệnh lịch
sử của GCCN, nhất là trong bối cảnh lịch sử mới- cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang
diễn ra mạnh mẽ.
Với sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, giai cấp công nhân chủ thể và là sản phẩm xã hội của nền “đại công nghiệp”, đã trở thành luận chứng thực tiễn
cho phát hiện lý luận vĩ đại của C. Mác về “sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng
nhân”. Và, cũng như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng cơng nghiệp 4.0)
sẽ tiếp nối lơ-gíc đã từng được lịch sử minh chứng. Vì vậy chúng tơi chọn đề tài: “Những
thuận lợi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để giai cấp cơng nhân thế giới có khả năng
thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình”.
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Góp phần làm sáng tỏ nhận thức và tầm hiểu biết của sinh viên lý luận về sứ mệnh lịch
sử của GCCN trong thời đại mới – cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đi sâu phân tích, tìm hiểu các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tới giai cấp
công nhân thế giới và Việt Nam
III. Giới hạn của đề tài
Đề tài nằm trong phạm vi nghiên cứu về những thuận lợi của cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, khái quát đề tài
Sưa tầm, tham khảo trên giáo trình, sách báo, internet… về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
sứ mệnh lịch sử của GCCN

3



V. Đóng góp của đề tài
Thơng qua đề tài chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nhiệm vụ, vai trò, sứ mệnh của giai cấp
công nhân trong thời đại mới, trong nền kinh tế mới với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Nội dung
Chương I: Khái quát chung về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1. Khái quát chung về các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra trong lịch sử.
1.1.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đẩu thế kỷ XIX,
gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lẩn thứ nhất, mở đầu từ
ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác,
trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc
cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống
của thời đại nơng nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao
động thủ cơng), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với
nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt
và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế
phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản
xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học.
Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải
kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động
lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần.
Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước
Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm
1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu q
trình cơ giới hóa ngành cơng nghiệp dệt. Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện

sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lị cao có khả năng luyện gang lỏng
thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy
móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai
sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành
công tàu thủy chạy bằng hơi nước. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang
nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự
chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra

4


nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ
XVII.
1.2.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1871-1914)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan
đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vơ tuyến điện và chất
phóng xạ, các sáng chế động cơ điện,... Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính
hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá
trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật
và công nghệ. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở
điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên
cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt.
Thành tựu đáng nổi bật thời kì này là nó đã mở ra kỷ ngun sản xuất hàng loạt, được thúc
đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Các phương tiện truyền thơng như điện tín
và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên
khắp thế giới. Đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và

ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ ngun điện khí hóa, thúc đây sự phát triển các
ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, cơng nghiệp qn sự; giao
thơng vận tải, cơng nghiệp hóa chất. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng
cơ hóa và tự động hóa vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử
dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
1.3.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (1969)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan
tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng
số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân
(thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Điểm xuất phát của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ ba là chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó các bên tham chiến đã từng
nghiên cứu chế tạo thành công các hệ thống vũ khí và trang bị dựa trên nguyện lý hoạt động
hoàn toàn mới như bom nguyên tử máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, tên lửa chiến
thuật đầu tiên v.v. Đây là thành quả hoạt động nghiên cứu phát triển của rất nhiều viện
nghiên cứu và văn phịng thiết kế qn sự bí mật Ngay sau đó các thành tựu khoa học – kỹ
thuật quân sự được áp đụng vào sản xuất, tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp lần thứ ba,

5


diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng
đời sống, văn hóa, của con người.
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ ba trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn một từ giữa những năm
40 đến những năm 60 của thế kỷ XX. Giai đoạn hai bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ XX
đến đầu thế kỷ XXI. Trong ranh giới giữa hai giai đoạn này là thành tựu khoa học đột phá
trong lĩnh vực sáng chế và áp dụng máy tính điện tử trong nền kinh tế quốc dân, tạo động
lực để hồn thiện q trình tự động hóa có tính hệ thống và đưa tất cả các lĩnh vực trong nền

kinh tế chuyển sang một trạng thái cơng nghệ hồn tồn mới. Thành tựu cơ bản của hai thời
kì này là:
-

Giai đoạn một chứng kiến sự ra đời vơ tuyến truyền hình, cơng nghệ đèn bán dẫn, máy tính
điện tử, ra-đa, tên lửa, bom nguyên tử, sợi tổng hợp, thuốc kháng sinh pê-nê-xi-lin, bom
nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, máy bay chở khách phản lực, nhà máy điện ngun tử, máy
cơng cụ điều khiển bằng chương trình, la-de, vi mạch tổng hợp, vệ tinh truyền thông, tàu
cao tốc.

-

Giai đoạn hai chứng kiến sự ra đời công nghệ vi xử lý, kỹ thuật truyền tin băng cáp quang,
rô-bốt công nghiệp, công nghệ sinh học vi mạch tổng hợp thể khối có mật độ linh kiện
siêu lớn, vật liệu siêu cứng, máy tính thế hệ thứ 5, cơng nghệ di truyền, công nghệ năng
lượng nguyên tử.
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã
hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng
hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như
những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng)
và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách
mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài

người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của
cuộc cách mạng này.
2. Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2.1.

Thời điểm xuất hiện
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution) là kỷ nguyên công

nghiệp lớn lần thứ tư kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên từ thế kỷ XVIII. Từ
những năm 2000 đến nay, nhiều nước trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư (hay cịn gọi là “Cách mạng cơng nghiệp 4.0”). Theo Gartner, cách mạng công
nghiệp 4.0 xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức vào
năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra
sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

6


2.2.

Những đặc trưng cơ bản
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mơ tả như là sự ra đời của một loạt các
công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học, và
ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Nếu
như cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc
cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp
các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách
mạng công nghệ 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông minh, sự phát
triển của internet vạn vật giúp tạo ra bản sao ảo của thế giới vật lý, cho phép mọi người ở
khắp nơi trên thế giới kết nối với nhau thông qua mạng internet dịch vụ qua các thiết bị di
động ở mọi lúc, mọi nơi.
Công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của sản xuất thơng qua việc tích hợp các hệ
thống và quy trình khác nhau trước đây thơng qua các hệ thống máy tính được kết nối với
nhau qua chuỗi cung ứng và giá trị. Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang báo hiệu một sự thay
đổi trong bối cảnh sản xuất truyền thống bao gồm ba xu hướng công nghệ thúc đẩy sự
chuyển đổi này: kết nối, thông minh và tự động hóa linh hoạt .

Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ
thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo
(AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

 Trí tuệ nhân tạo (tên đầy đủ là Artificial Intelligence ): được hiểu như một ngành của khoa

học máy tính liên quan đến sự việc tự động hóa các hành vi thơng minh. AI là trí tuệ do con
người lập trình tạo nên với các mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thơng
minh như con người.Trí tuệ nhân tạo khác với lập trình logic trong các ngơn ngữ lập trình
là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mơ phỏng trí tuệ
của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo
giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như biết suy nghĩ và lập luận giải quyết
vấn đề biết giao tiếp, biết tự học và tự thích nghi,...
 Internet Of Things: là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật được cung cấp một định

danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một
mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với
máy tính. IoT đã phát triển sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ cơ điện tử và

7


Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với
Internet và với thế giới bên ngồi để thực hiện một cơng việc nào đó.
 Big Data: Theo định nghĩa của Garter: "Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này

có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, địi hỏi phải có cơng nghệ mới để
xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu
trong dữ liệu và tối ưu hóa được q trình xử lí dữ liệu."

 Trên lĩnh vực cơng nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để

tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo
vệ mơi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
 Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới

(graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.
Chương II. Những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến sự phát triển
giai cấp công nhân.
1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới trong giai đoạn hiện nay.
1.1.

Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới:

Là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất xã hội hóa cao, giai cấp cơng nhân cũng là
đại biểu cho quan hệ sản xuất mới, tiên tiến nhất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất, đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất thuộc về xu thế phát triển của lịch sử
xã hội.
Vai trò chủ thể của giai cấp công nhân, trước hết là chủ thể của quá trình sản xuất vất chất
để sản xuất ra của cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con
người và xã hội. Bằng cách nào đó, giai cấp cơng nhân tạo tiền đề vật chất - kỹ thuật cho sự
ra đời của xã hội mới.
Giai cấp công nhân đại biểu cho lợi ích chung của xã hội, là giai cấp duy nhất khơng có
lợi ích riêng với ý nghĩa là tư hữu. Giai cấp cơng nhân thơng qua q trình cơng nghiệp hóa
và thực hiện “một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động xã hội và
thực hiện các nguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản
xuất, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Trên thực tế, hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa lại ra đời từ phương thức phát triển rút
ngắn, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Do đó, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình về nội

dung kinh tế, giai cấp cơng nhân phải đóng vai trị nịng cốt trong q trình giải phóng lực
lượng sản xuất (vốn bị kìm hãm, lạc hậu, chậm phát triển trong quá khứ), thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển để tạo cơ sở cho quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa ra đời.

8


Trong q trình cơng nghiệp hóa, giai cấp cơng nhân phải là lực lượng đi đầu thực hiện
cơng nghiệp hóa, cũng như hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, yêu cầu
mới đặt ra đòi hỏi phải gắn liền cơng nghiệp hóa với hiện đại, đẩy mạng cơng nghiệp hóa,
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, tiến
hành cách mạng chính trị để lật đổ quyền thống trị của giai cấp tư sản xóa bỏ chế độ áp bức
bóc lột, giành quyền lực về tay giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động. Thiết lập nhà nước
kiểu mới, mang bản chất giai cấp công nhân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực
hiện quyền lực của nhân dân, quyền dân chủ và làm chủ xã hội của tuyệt đại đa số nhân dân
lao động, thực hiện dân chủ, cơng bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội, theo lý tưởng và mục
tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp cơng nhân trong tiến trình cách mạng cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội
mới trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải tập trung xây dựng hệ giá trị mới: lao động;
công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự do.
Giai cấp cơng nhân thực hiện cải tạo cái cũ lỗi thời lạc hậu, xây dựng cái mới, tiến bộ
trong lĩnh vực ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội. Xây
dựng và củng cố ý thức hệ tiên tiến của giai cấp cơng nhân, đó là chủ nghĩa Mác-Lenin đấy
tranh để khắ phục ý thức hệ tư sản và các tàn dư cịn sót lại của các hệ tư tưởng cũ. Phát
triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức và lối sống mới xã hội chủ
nghĩa.
- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản vào đầu thế kỉ XX, là giai cấp

trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp, là lực lượng tiên phong lãnh đạo cuộc giải
phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa dân tộc Việt Nam với các nước, mở đường
cho sự phát triển của dân tộc trong thời đại các mạng vô sản. Giai cấp công nhân gắn bó mật
thiết với nhân dân, với dân tộc có truyền thống u nước, đồn kết và bất khuất chống xâm
lược.
Trong môi trường kinh tế - xã hội đổi mới, trong đà phát triển mạnh mẽ của cách mạng
công nghiệp lần thứ 4, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ phát triển và những
thách thức nguy cơ trong phát triển.
Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay,
cùng với việc xây dựng, phát triển giai cấp công nhân lớn mạnh, hiện đại, phải đặc biệt coi
trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng lãnh đạo, cầm quyền thực sự
trong sạch vững mạnh.

9


Cùng với nhiệm vụ giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì nhiệm vụ “Giữ vững
bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng, vai trị tiên phong, gương mẫu cán bộ đảng viên” và
“tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, đạo
đức, lối sống, ‘tự diễn biến,’, ‘tự chuyển hóa trong nội bộ’ là những nội dung chính yếu, nổi
bật, thể hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp cơng nhân.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có nội
dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục đạo đức cách mạng, rèn
luyện lối sống tác phong công nghiệp, văn minh, hiện đại xây dựng hệ giá trị văn hóa và con
người Việt Nam, hoàn thiện nhân cách. Trước hết là trọng trách lãnh đạo của Đảng. Giai cáp
cơng nhân cịn tham gia vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận để bảo vệ trong
sáng của chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tưởng tư tưởng của
Đảng, chống lại những quan điểm sai trái, những sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, kiên
định lý tưởng, mục tiêu và con đường cách mạng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giai
cấp công nhân Việt Nam phải thường xuyên giáo dục cho các thế hệ công nhân và lao động

trẻ ở nước ta về ý thức giai cấp, bản lĩnh chính trị, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa đế quốc,
củng cố mối liên hệ mật thiết giữa giai cấp công nhân với dân tộc, đoàn kết giai cấp gắn liền
với đoàn kết dân tộc và đồn kết qc tế. Đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong thời đại Hồ Chí Minh.
1.2.

Điều kiện đề giai cấp cơng nhân hồn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của nó.

Những điều kiện khách quan cơ bản quy định sứ mệnh của giai cấp công nhân
Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng ghen
trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm này các ông đã chỉ
rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
- Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản

xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và với tính chất như vậy, nó là lực lượng quyết định
phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp cơng nhân, đại
biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một
phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong

nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng
mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai
cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp bức,
bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ chỉ có thể

10


tự giải phóng bằng cách giải phóng tồn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc
cách mạng ấy, họ khơng mất gì ngồi xiềng xích và được cả thế giới về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai

cấp cách mạng triệt để nhất mà cịn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đồn
kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng hành
động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng đồn kết các giai cấp
khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn
thể dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là khả năng
đồn kết tồn thể giai cấp vơ sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế theo chủ
nghĩa quốc tế vô sản.
Điều kiện chủ quan cơ bản quy định sứ mệnh của giai cấp công nhân
- Sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng cho thấy sự lớn

mạnh của giai cấp công nhân cùng với quy mô phát triển của nền sản xuất vật chất hiện đại
trên nền tảng của công nghiệp, của kĩ thuật và của công nghệ.
Là giai cấp đại diện tiêu biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, chất lượng giai cấp cơng
nhân cịn thể hiện ở năng lực và trình độ làm chủ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại, ít
nhất là điều kiện hiện hiện nay. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động sâu sắc vào
sản xuất, vào quản lý đời sống xã hội nói chung, đang địi hỏi sự biến đổi sâu sắc tính chất,
phương thức lao động của cơng nhân, lao động bằng trí óc, bằng năng lực trí tuệ, bằng sức
sáng tạo sẽ ngày càng tăng lên, lao động giản đơn, cơ bắp trong truyền thống sẽ giảm dần
bởi sự hỗ trợ của máy móc, của cơng nghệ hiện đại, trong đó có vai trị của cơng nghệ thơng
tin. Trình độ học vấn, tay nghề, bậc thợ của công nhân, văn hóa sản xuất, văn hóa lao động
đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức là những thước đo quan trọng về sự phát triển chất
lượng của giai cấp công nhân hiện đại.
Sự phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng thì giai cấp cơng nhân mới có thể thực
hiện được sứ mệnh lịch sử của mình
- Đảng cộng sản là nhân tố quan trọng nhất để giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh của

mình. Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội và nguồn bổ sung lực lượng quan trọng nhất của
Đảng và làm cho Đảng trở thành đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp. Là

đại biểu trung thành cho lợi ích của cơng nhân dân tộc và xã hội.
- Ngồi hai điều kiện trên chủ nghĩa Mác Lenin còn chỉ rõ phải có sự liên minh giữa giai cấp

cơng nhân nông dân và các tầng lớp xã hội khác do giai cấp cơng nhân thơng qua đội tiên
phong của nó là Đảng cộng sản lãnh đạo

11


 Đây là những điều quan trọng không thể thiếu để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân
2. Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với giai cấp công nhân

-Tác động tích cực:
Cơ hội học tập đang mở rộng hơn với người lao động. Hiện nay, người ta nói nhiều đến
vấn đề giảm dần nhu cầu về lao động giản đơn, tăng lao động trình độ cao nhưng chưa chú ý
đến khả năng tiếp cận giáo dục - dạy nghề cũng tăng lên và dễ dàng hơn với đa số. Người
lao động hiện đại dễ dàng hơn trong việc học tập để nâng cao tay nghề và mở rộng khả năng
chuyển đổi nghề nghiệp trước những thách thức về việc làm do Cách mạng cơng nghiệp 4.0
đặt ra.

Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân
ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa học - cơng nghệ tiên
tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà
nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với
các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác
phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề
theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong
thực tiễn sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản

xuất cơng nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh
tế trong tương lai…
Kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại đang có xu hướng xã hội hóa. Máy tính, điện thoại
thơng minh, các kho dữ liệu khổng lồ có thể dễ dàng tiếp cận với chi phí thấp, các trường
đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo từ xa… là những điều kiện thuận lợi để
người lao động bình thường có thể học tập và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn thông
qua cơ sở của truyền thông số. “Dễ tiếp cận, chi phí thấp, trung tính về địa lý của truyền
thông là những nhân tố cho phép tương tác rộng rãi hơn, vượt qua các ranh giới xã hội, kinh
tế, văn hóa, chính trị, tơn giáo”
Nhu cầu của thị trường sức lao động hiện đại vừa đặt ra yêu cầu cao về chất lượng của
nguồn nhân lực, vừa nâng cao vị thế của người lao động. Khi đã có một trình độ tương
đương với nhu cầu của thị trường, vị thế của người công nhân cũng khác trước khi thương
lượng với người sử dụng lao động về giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong điều kiện mới,
khả năng tự bảo vệ của người lao động đã được tăng lên.

12


Sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội hóa lực lượng
sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ có vai trị lớn trong sản xuất đang tạo ra một thay
đổi quan trọng: tư bản khả biến tăng nhanh, tư bản bất biến giảm tương đối trong tỷ lệ cấu
thành giá trị của hàng hóa. Vai trị to lớn của tri thức, tay nghề, văn hóa, kinh nghiệm của
người công nhân trong sản xuất công nghiệp đang từng bước phá vỡ cơ chế chiếm hữu của
giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền sở hữu tư liệu sản xuất, độc quyền chiếm đoạt
giá trị thặng dư.
Máy móc, cơng nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trị là “những nhà cách mạng” thầm lặng.
Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người” quy định và
thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con người trong quá trình sản xuất hiện đại
khơng chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà còn phải quan tâm đến nhiều khía cạnh
khác của phát triển bền vững.

 Tăng năng suất lao động, giảm lao động chân tay, tạo ra sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội, hội nhập quốc tế.
-Tác động tiêu cực:
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự
phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ
học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi,
công nhân lành nghề; tác phong cơng nghiệp và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế; đa phần
công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống”.

Chương ⅢⅢⅢ. Những thuận lợi do cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra giúp giai
cấp cơng nhân thế giới có thể thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của nó.
Sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân do C. Mác (1818 - 1883) phát hiện
và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay đã trải qua ba lần tiến hóa.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng nhanh chứ
không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mơ hình chưa từng có trên các
khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có những tác động “dẫn đến sự chuyển
đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và trong mỗi) quốc gia, doanh nghiệp ngành cơng
nghiệp và tồn xã hội”. Theo đó, chúng ta có thể phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử của giai
cấp cơng nhân từ lơ-gíc chung của các cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và từ những
nhận thức ban đầu về Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, cũng như những dự báo.

13


1. Những thuận lợi về kinh tế-kỹ thuật
Thứ nhất, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi
mạnh mẽ từ mơ hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức; làm thay
đổi cơ bản khái niệm đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất. C.

Mác coi cách mạng công nghiệp cùng những yếu tố cấu thành của nó, như máy móc, cách
thức tổ chức quản lý sản xuất, trình độ cao của lao động và hợp tác lao động công nghiệp... là
“những nhà cách mạng” Khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến, thay thế dần sức lao động
của con người, bắt buộc đội ngũ công nhân phải học tập nâng cao trình độ, trình độ chun
mơn và cả những kỹ năng mềm, bởi đặc tính của những ngành nghề mới địi hỏi sự sáng tạo,
khả năng giao tiếp, thuyết trình, ngay cả những kỹ năng ngoại giao…Nhu cầu của thị trường
sức lao động hiện đại vừa đặt ra yêu cầu cao về chất lượng của nguồn nhân lực, vừa nâng cao
vị thế của người lao động. Khi đã có một trình độ tương đương với nhu cầu của thị trường, vị
thế của người công nhân cũng khác trước khi thương lượng với người sử dụng lao động về
giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong điều kiện mới, khả năng tự bảo vệ của người lao
động đã được tăng lên.
Thứ hai, cơ hội học tập đang mở rộng hơn với mọi người. Người lao động hiện đại dễ dàng
hơn trong việc học tập để nâng cao tay nghề và mở rộng khả năng chuyển đổi nghề nghiệp
trước những thách thức về việc làm do Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra.
Thứ ba, kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại đang có xu hướng xã hội hóa. Máy tính, điện
thoại thơng minh, các kho dữ liệu khổng lồ có thể dễ dàng tiếp cận với chi phí thấp, các
trường đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo từ xa… là những điều kiện thuận lợi
để người lao động bình thường có thể học tập và tự học để nâng cao trình độ chun mơn
thơng qua cơ sở của truyền thơng số. “Dễ tiếp cận, chi phí thấp, trung tính về địa lý của
truyền thơng là những nhân tố cho phép tương tác rộng rãi hơn, vượt qua các ranh giới xã
hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo và ý thức hệ”.
Thứ tư, sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội hóa lực
lượng sản xuất. Tri thức khoa học và cơng nghệ có vai trị lớn trong sản xuất đang tạo ra một
thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng nhanh, tư bản bất biến (c) giảm tương đối trong
tỷ lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Vai trị to lớn của tri thức, tay nghề, văn hóa, kinh
nghiệm của người cơng nhân trong sản xuất công nghiệp đang từng bước phá vỡ cơ chế
chiếm hữu của giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền sở hữu tư liệu sản xuất, độc
quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Nhìn chung, máy móc, cơng nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trị là “những nhà cách mạng”
thầm lặng. Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con người”

quy định và thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con người trong quá trình sản
14


xuất hiện đại không chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà còn phải quan tâm đến
nhiều khía cạnh khác của phát triển bền vững.
Xã hội hóa là xu thế khách quan đang được Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy khá
mạnh mẽ. Nó thể hiện ở xu hướng tiếp hợp, liên ngành, liên kết chuỗi trong sản xuất hiện
đại. Xã hội hóa cịn thể hiện ở sự gắn kết các khâu sản xuất - dịch vụ - tiêu dùng. Trước đây,
trong Cách mạng công nghiệp 3.0 vốn đã có bước tiến dài với lý thuyết marketing, còn ngày
nay đang tiếp diễn với việc kết hợp đa chiều: kỹ thuật số, vật chất và sinh học trong sản xuất
và dịch vụ.

2.Thuận lợi về chính trị- xã hội
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội và làm nổi bật các nội dung sau:
Dân chủ hóa - cơng nghệ số góp phần mở rộng truyền thơng, tạo điều kiện để thông tin đến
với mọi người, qua đó phát triển dân chủ. Với những nước phát triển, thông qua thành tựu
khoa học - công nghệ, người dân có điều kiện tốt hơn để giám sát và chia sẻ quyền lực với
nhà nước đương trị. Công nghệ và thiết bị ngày càng cho phép người dân tiếp cận gần hơn
với chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt động. Đồng thời, các chính phủ cũng sở
hữu sức mạnh về công nghệ để tăng cường sự quản trị của mình đối với người dân dựa trên
những hệ thống giám sát rộng rãi và khả năng điều khiển kết cấu hạ tầng số. “Tuy nhiên, xét
về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách thức tiếp
cận hiện nay của họ đối với sự tham gia của công chúng và quy trình đưa ra quyết định khi
vai trị trung tâm của họ trong việc thực thi chính sách bị suy giảm trước sự xuất hiện của các
nguồn cạnh tranh mới, sự phân phối lại và phân bổ quyền lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của
công nghệ”.
Cùng với những cơ hội để phát triển dân chủ, công bằng, bình đẳng, cuộc cạnh tranh - đấu
tranh giữa “hai con đường”, giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ nghĩa dường
như cũng sắp bước vào một bước ngoặt lịch sử mới. Hãy thử sắp xếp các dữ kiện chính trị,

xã hội lớn gắn với các chu kỳ cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
và Công xã Pa-ri - năm 1871; Cách mạng công nghiệp lần thứ hai với Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917; Cách mạng công nghiệp lần thứ ba với sự kiện Đông Âu - Liên xô và
cải cách, đổi mới… Lơ-gíc đó cho phép chúng ta dự báo và kỳ vọng vào những thay đổi của
đời sống chính trị, xã hội theo hướng tích cực. Khơng ai khác, chính giai cấp cơng nhân với
trình độ được tri thức hóa, với tổ chức khoa học và tinh thần cách mạng sẽ vẫn là chủ thể
hàng đầu của những cuộc cách mạng trong tương lai.

15


Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiền đề mà nó tạo ra sẽ cho thấy những bước tiến
mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ hướng tới Cách mạng công
nghiệp 4.0. Đây cũng là một con đường để phát triển rút ngắn, để xây dựng cơ sở vật chất
cho chủ nghĩa xã hội.

3. Thuận lợi về văn hóa - xã hội.
Thứ nhất, hỗ trợ cuộc sống gia đình và xóa bỏ khoảng cách về lương.
Bằng cách cho phép mọi người làm việc ít giờ hơn, linh hoạt hơn, cách mạng 4.0 có thể đảm
bảo cuộc sống gia đình phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ 21. Nó cho phép các cá nhân dành
nhiều thời gian hơn cho người thân và bạn bè của họ. Điều này có thể mang đến những lợi
ích đặc biệt mạnh mẽ đối với những người cần chăm sóc người khác – có thể là cha mẹ chăm
sóc con cái, một cá nhân đang chăm sóc vợ / chồng hoặc người thân lớn tuổi cần được chăm
sóc. Người lao động thể làm việc tại nhà hoặc làm việc theo giờ linh hoạt hơn, các cá nhân
cịn có thể tăng khả năng tham gia thị trường lao động và tiếp thu tri thức, kinh nghiệm hay
những kỹ năng bổ ích từ công việc. Nghiên cứu gần đây của SMF đã nêu bật tác động tiêu
cực của việc trở thành người chăm sóc gia đình có thể có đối với kết quả thị trường lao động:
những người chăm sóc gia đình dành từ 20 giờ trở lên một tuần có nguy cơ phải làm việc với
mức lương thấp hơn 22% so với những người khơng chăm sóc. Làm việc linh hoạt, được hỗ

trợ bởi các cơng nghệ mới, có thể giúp thu hẹp khoảng cách lương theo giới ví dụ như ở
Vương quốc Anh – nơi mức thu nhập trung bình phụ nữ ít hơn nam giới.

16


Biểu đồ số giờ làm việc trung bình trong một tuần
Thứ 2, môi trường làm việc lành mạnh và an toàn hơn
Việc sử dụng robot và các thiết bị được kết nối góp phần lớn làm cho nơi làm việc trở nên an
toàn hơn. Robot sẽ dần đảm nhận các công việc thủ công tương đối nguy hiểm, chẳng hạn
như nâng và di chuyển các vật nặng... Trong môi trường văn phịng, việc sử dụng các thiết bị
kết nối có thể giúp đảm bảo người lao động có thời gian nghỉ ngơi thích hợp trước màn hình
máy tính để tránh mỏi mắt và thông báo cho nhân viên khỏi bàn làm việc để giải lao. Thống
kê của ONS cho thấy chỉ dưới 1/5 (khoảng 19%) trường hợp vắng mặt tại nơi làm việc liên
quan đến bệnh tật là do các vấn đề về cơ xương - một số trong đó có thể được ngăn ngừa
bằng cách tạo nơi làm việc năng động hơn và khuyến khích nhân viên có tư thế tốt hơn.
Khoảng 8% trường hợp nghỉ ốm là do căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Trí tuệ nhân tạo giúp
phân tích dữ liệu và các thiết bị được kết nối giúp cải thiện sức khỏe tinh thần tại nơi làm
việc - ví dụ thơng qua việc kiểm tra xem một số nhân viên có đang làm việc quá giờ hoặc
khơng nghỉ trưa hay khơng.

Biểu đồ lí do xin nghỉ việc ( 2016 )
Thứ 3, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Với sự phát triển của công nghệ về mọi mặt của cuộc sống sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống
của GCCN. Điều kiện giáo dục ngày một tốt hơn khiến cho ngày càng nhiều cơng nhân có
tri thức, đảm nhận những cơng việc khó hơn. Các dịch vụ y tế phát triển đảm bảo về mặt sức

17



khỏe ổn định và các dịch vụ khác khiến cho công việc của GCCN trở nên dễ dàng và
thuận lợi hơn rất nhiều.
Liên hệ với Việt Nam:
Về thuận lợi, giai cấp cơng nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và
24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao
động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Đến năm 2020, giai cấp cơng
nhân có khoảng 20,5 triệu người. Cơng nhân trong doanh nghiệp ngồi nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp
nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp cơng nhân
ngày càng được cải thiện. Số cơng nhân có tri thức, nắm vững khoa học - công nghệ tiên tiến
tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước
và có vốn đầu tư nước ngồi được tiếp xúc với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các
chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong
công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo
chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn
sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất cơng
nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong
tương lai…
Trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Việt Nam hưởng lợi nhiều từ chiến lược “Trung
Quốc cộng một - China Plus One Strategy” của nhiều tập đồn đa quốc gia với cơng nghệ
tiên phong dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu. Các tập đồn này đã và đang chuyển nhà máy
gia cơng lắp ráp của mình ra khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm “nằm ngoài Trung Quốc
song gần với Trung Quốc” nhằm một mặt tránh chi phí lao động đang tăng lên nhanh chóng
ở các vùng ven biển của Trung Quốc, mặt khác vẫn tận dụng được ngành công nghiệp hỗ trợ

rất phát triển ở quốc gia nay để nhập khẩu linh kiện cũng như dễ dàng xuất khẩu để bán sản
phẩm cho tầng lớp trung lưu đang tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc. Nhờ lợi thế về

địa kinh tế của mình, Việt Nam hiện đang là một điểm đến ưa thích của làn sóng FDI mới,
qua đó tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, là một “công xưởng lắp ráp” mới
của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành cơng nghiệp chế tạo thâm
dụng lao động có định hướng xuất khẩu đang có tác động đáng kể đến q trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Quá trình này giúp GCCN Việt Nam rút ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang
làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn, qua đó
18


mở ra nhiều cơ hội để đất nước thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững hơn.
Về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế,
bất cập. Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu
và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản
lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong cơng nghiệp và kỷ luật lao động cịn nhiều hạn chế;
đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế lại chưa tương thích với q trình chuyển dịch cơ cấu lao động. Để hướng đến
một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công nhân lao động công nghiệp
chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ cịn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được cải thiện, song
vẫn cịn thấp, đã ảnh hưởng khơng thuận đến việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao
động như hiện nay, thì phải đến năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới
bắt kịp Philippines, năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu khơng tập
trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta
sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một thực
trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày
càng cao…

Trong thời gian tới, q trình tồn cầu hóa sản xuất với sự phân cơng và hợp tác lao động
diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Khi chúng ta thực
hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không gian kinh tế, hàng
hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - cơng nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh
giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên
nhân lực, có thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8
ngành nghề được tự do chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra
viên và du lịch. Việc cơng nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những
điều kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với các
nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số lượng cơng nhân
lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn lao động di cư đến từ các
nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình độ của công nhân nước ta không
được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”.

19


C. KẾT LUẬN
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ
người bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và tồn thể nhân loại
khỏi áp bức bóc lột. Trong thời đại mới, GCCN có nhiệm vụ đẩy nhanh hơn nữa nhịp độ
phát triển nền công nghiệp mới – công nghiệp 4.0 bên cạnh việc từng bước lãnh đạo nhân
dân xây dựng CNXH, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, từ quá trình vận động tự
thân và việc bị các thế lực lợi dụng vào những mưu đồ phản tiến bộ, phản văn hóa. Tuy
nhiên, tiến bộ xã hội có đủ sức mạnh để lựa chọn biện pháp tối ưu để giải quyết. Như GS.K.
Sô-áp khẳng định: “Tôi vững tin rằng kỷ ngun cơng nghệ mới, nếu được định hình một
cách tích cực và có trách nhiệm, sẽ có thể là một chất xúc tác cho một cuộc phục hưng văn
hóa mới”. Cũng có thể nói như vậy với sứ mệnh lịch sử tồn thế giới của giai cấp cơng nhân
và chủ nghĩa xã hội ở thế kỉ XXI.

D.Tài liệu tham khảo
1.Klaus Schwab: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Diễn đàn Kinh tế thế giới, 2016)
Xem: Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
“Chủ nghĩa xã hội khoa học”, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2018, t. 3, tr. 34 - 59
2.Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội, 2017

C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 4, tr. 619
3.Giáo trình: “Chủ nghĩa xã hội khoa học” – Đại học Thương mại
4.Xem: Nguyễn An Ninh: Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành hệ giá trị
của tồn xã hội, Tạp chí Triết học, tháng 5-2008
5.Nguyễn Trọng Chuẩn và Iu. K. Pletnicốp (Chủ biên): Vận mệnh lịch sử của chủ nghĩa
xã hội, Nxb.
6.Giáo trình: “Những ngun lí cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin” – Đại học Thương mại
7.Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tlđd

20


Đề tài phụ : So sánh sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại?
Điều kiện quan trọng nhất để giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình là gì?
A. MỞ ĐẦU
Gia đình – đó là điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người chúng ta. Đất nước ta đang
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện quá trình cơng nghiệp hốhiện đại hố mà thực chất là sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, nghiệp vụ và quản lý Kinh tế - xã hội từ lao động thủ cơng là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ hiện đại và tiến bộ khoa học công nghệ,
tạo nên năng suất lao động xã hội cao. Cùng với sự phát triển của xã hội thì gia đình cũng
ngày càng thay đổi so với trước đây.
Cùng với sự hiểu biết cũng như tìm tịi của bản than, sau đây nhóm 2 chúng em xin phép
trình bày một số vấn đề về gia đình nói chung và gia đình truyền thống, gia đình hiện đại nói
riêng.

B. NỘI DUNG
Chương I: So sánh sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại.
1. Gia đình là gì? Vai trị của các mối quan hệ trong gia đình?

1.1. Gia đình là gì?
Gia đình, dưới nhiều góc nhìn của xã hội sẽ có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Dưới đây là
một số khái niệm về gia đình theo những quan điểm khác nhau.
Dưới góc nhìn pháp luật, gia đình là một khái niệm được định nghĩa trong Luật Hơn nhân và
Gia đình, năm 2010 như sau: “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
giữa họ với nhau”. Như vậy theo định nghĩa ở điều luật này, những người trong gia đình có
thể cùng hoặc khơng cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về
nghĩa vụ và trách nhiệm. Định nghĩa này đúng với mọi gia đình Việt Nam hiện nay.

21


Dưới góc nhìn xã hội học, ta có thể xem “gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm
xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý,…”. Áp theo
định nghĩa này, có thể xem gia đình như một chỉnh thể của một xã hội thu nhỏ, có sự phân
cấp trên dưới, có thể chế gia quy và hướng đến đời sống tinh thần bền vững. Mọi người
trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau về huyết thống, tài chính kinh tế, cách hành
xử và tình thân…chính vì vậy mà người trong gia đình có thể gắn bó u thương lẫn nhau vơ
điều kiện.
Dưới góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với
nhau nhằm thực hiện việc duy trì nịi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là
hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Những người này cũng
phải sống cùng nhau (cùng chung sống có nghĩa là có thể xa cách về mặt địa lý nhưng vẫn
chia sẻ cuộc sống chung). Gia đình là tổ chức kinh tế đầu tiên của nhân loại, nó liên kết các
cá nhân cùng huyết thống trong việc tổ chức các hoạt động lao động sản xuất. Sự phân công

lao động đầu tiên là sự phân cơng trong gia đình. Những người đàn ơng đi săn bắt hái lượm,
những người đàn bà ở nhà lo chuyện bếp núc và chăm sóc con cái”.
Hay nói một cách dễ hiểu, gia đình là tập hợp những cá thế cùng hoặc khơng cùng huyết
thống, có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau cả về tinh thần và vật chất, tôn tai va phat triên
trên cơ sơ cua quan hê ̣ hôn nhân, quan hê ̣ huyêt thông, quan hê ̣ sinh sản, ni dương, giao
duc, tình cảm … giưa cac thanh viên.
1.2. Vai trò của các mối quan hệ trong gia đình.
Mỗi cá nhân trong gia đình đều mang trong mình những vai trị riêng biệt và những vai
trò này giúp cho các thành viên trở nên gắn kết hơn, đúng nghĩa như cái tên “gia đình”. Ví
dụ như:
+ Người bố: là trụ cột về tài chính, tinh thần cho mọi người, giáo dục con cái.
+ Người mẹ: chăm lo tổ ấm, là người giữ lửa, chăm lo con cái.
+ Con cái: hiếu thảo, quan tâm đến ông bà, cha mẹ…
2. So sánh sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại.

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự khác nhau giữa gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại qua
các tiêu chí sau: cơ cấu, chức năng; mối quan hệ giữa các thành viên; vai trò của cha mẹ; con
cái và lối sống.

Tiêu chí
1. Quy mơ

22


2. Chức năng

3. Mối quan hệ trong gia đình

4. Vai trò của cha mẹ và con

cái

23


5. Lối sống

Chương 2: Điều kiện quan trọng nhất để giữ gìn và bảo vệ hạnh phúc gia đình là gì?
1. Hạnh phúc gia đình là gì? Vai trị của nó trong sự phát triển xã hội.
Hạnh phúc gia đình là sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc, lo lắng của các thành viên trong
gia đình với nhau, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn mọi thành viên trong gia đình luôn vui vẻ
chia sẻ mọi chuyện để cùng nhau lắng nghe và cùng nhau vượt qua tất cả những biến cố của
cuộc đời.
Thực chất, tâm niệm về hạnh phúc gia đình là gì của mỗi người có thể khác nhau? Có những
người chỉ quan niệm hạnh phúc gia đình chỉ đơn giản là yêu và được yêu, được nở nụ cười,
được buồn, được vui, được sống đúng với cảm xúc của mình, được rơi nước mắt, được quan
tâm và được ai đó quan tâm là đủ.
Một số người lại quan điểm hạnh phúc gia đình là được nhìn thấy nhau mỗi ngày, được cùng
nhau ăn tối, được cùng nhau đi du lịch, được thấy cha mẹ khỏe mạnh, được cùng người mình
u kết hơn và sinh những đứa con và cùng nhau chăm sóc chúng.
Như vậy có thể nhận định hạnh phúc gia đình trong góc nhìn của mỗi cá nhân là khác nhau,
song chúng ta cần nhìn vào hai chữ gia đình để soi xét. Bởi gia đình được xem là một tập thể,
một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm như ruột
thịt thơng qua quan hệ hơn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo
dục.
Hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả
cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta
chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con
người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ
cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh

phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người
phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường
kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”.

24


×