Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

I.Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và một số nét mới của giai cấp công nhân thế giới hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.48 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I.

Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và một số
nét mới của giai cấp công nhân thế giới hiện nay

1. Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Khái niệm giai cấp công nhân và đặc trưng cơ bản của giai cấp

công nhân
Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người
vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp
vô sản hiện đại. giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của
đại công nghiệp, công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và
lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Như vậy: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và
phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp
độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là
lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công
nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra
của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất
và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay”.
Trong nhiều tác phẩm của mình C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều
thuật ngữ tương đồng với khái niệm “giai cấp công nhân” như: giai cấp vô sản,
giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân công nghiệp, giai cấp công nhân
hiện đại... Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế
nào đi nữa thì theo C.Mác và Ph.Ăngghen giai cấp công nhân vẫn chỉ mang hai
thuộc tính (tiêu chí) cơ bản. Đó là:




Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất (nghề nghiệp),
đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ
sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.



Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta
phải xem xét trong hai trường hợp sau:


 Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản

hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động
cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư
mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu
chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai
cấp vô sản.
 Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm

quyền. Người công nhân không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà
trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây
dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn
thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu
hóa. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm
thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã
hội chủ nghĩa.
b. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: Xoá bỏ chế độ tư bản

chủ nghĩa và tiền tư bản chủ nghĩa; từng bước xây dựng xã hội mới - xã hội xã
hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa; xoá bỏ áp bức bóc lột; giải phóng mình
đồng thời giải phóng toàn nhân loại.
Hai điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
 Địa vị kinh tế và địa vị xã hội quy định một cách khách quan sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách
mạng nhất trong các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất dưới chủ nghĩa tư
bản. Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp,
vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Giai cấp công nhân hiện
đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa. Điều này có được là do yêu cầu
khách quan của sự phát triển công nghiệp trong thời đại mà khoa học và công
nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mặt khác, giai cấp
công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân dân lao
động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi theo
làm cách mạng, đồng thời họ cũng là người đi đầu trong cuộc đấu tranh của
toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.


 Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân: Do không có tư

liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động của mình cho nhà
tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ thuộc hoàn toàn
trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình. Do vậy, về
mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư
sản. Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ
áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy
định rằng, giai cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng
toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.

c. Hai nhân tố chủ quan đảm bảo cho giai cấp công nhân thực hiện thắng

lợi sứ mệnh lịch sử thế giới của mình
Đảng cộng sản – nhân tố chủ quan hàng đầu.
Khi Đảng Cộng sản ra đời và trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng và với
tư cách là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và toàn xã hội, Đảng
Cộng sản ra cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng, đường lối, chiến lược, sách
lược, các chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước.
Chỉ có Đảng Cộng sản lãnh đạo giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự
phát lên tự giác, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trở thành điều kiện để giai cấp
công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai cấp công nhân là cơ sở giai cấp của Đảng Cộng sản, là nguồn bổ sung
lực lượng cho Đảng, nói cách khác Đảng trước hết bao gồm những người ưu tú
nhất trong giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản là đội tiên phong chiến đấu, là
lãnh tụ chính trị, là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân.
Bản thân giai cấp công nhân
Về số lượng: Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì: từ năm 1900, toàn
thế giới có 80 triệu công nhân; đến năm 1990, thế giới đã có hơn 600 triệu công
nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân...
Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn,
về khoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước
mắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức
nghiệp đoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao
nhất là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là Đảng cộng sản.
2. Một số nét mới của giai cấp công nhân thế giới hiện nay


a. Sự lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề
Nếu thống kê ta thấy, thời kỳ Mác Ăng ghen cuối thế kỷ XIX số lượng công
nhân trên thế gới chỉ có khoảng trên 10 triệu thì đến đầu thế kỷ XX là 119 triệu,

đến cuối thế kỷ XX đã tăng lên đến trên 660 triệu và đến nay số lượng công
nhân thế giới khoảng trên 800 triệu (năm 2003).
Cơ cấu ngành nghề phong phú: Tác động của khoa học - kỹ thuật đã đưa đến
sự thay đổi của cơ cấu kinh tế. Nếu giai cấp vô sản thế kỷ XIX được hình thành
bởi 3 bộ phận là vô sản công nghiệp, vô sản hầm mỏ và vô sản công nghiệp, thì
dưới chủ nghĩa tư bản hiện đại, giai cấp vô sản có mặt ở cả 3 lĩnh vực: Khu vực
I (ngành nông lâm, ngư nghiệp), khu vực II (khai thác, chế tạo, xây dựng), khu
vực III (ngành kinh tế dịch vụ và công nghệ cao). Ngày nay giai cấp công nhân
đang biến động mạnh theo hướng giảm trong từng ngành, từng bộ phận ở khu
vực I, II và tăng ở khu vực III.
b. Trình độ chuyên môn tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp
Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học – công nghệ, trình độ người lao
động nói chung cũng được nâng lên đáng kể. Ở các nước tư bản phát triển phần
lớn công nhân có trình độ lành nghề. Chỉ có khoảng 10 % công nhân có trình độ
thấp và không lành nghề. Lực lượng công nhân ở các nước đang phát triển và
kém phát triển cũng đang từng bước hoàn thiện và trở thành lực lượng lao động
chính trong xã hội.
c. Sự trưởng thành trong hoạt động công đoàn, nghiệp đoàn
Đặc điểm lớn nhất là tổ chức công đoàn phát triển rộng rãi, không chỉ trong
giai cấp công nhân, ở tầng lớp làm công ăn lương mà còn phát triển ở hàng ngũ
viên chức nhà nước, trong tầng lớp trung lưu.
Ở nhiều nước tư bản phát triển, công đoàn không chỉ là tổ chức nhằm bảo vệ
quyền lợi của giai cấp công nhân, mà con đóng vai trò người hoà giải, cân bằng
lợi ích giữa giới chủ, công nhân và chính phủ. Đặc biệt phong trào công đoàn
phát triển mạnh đã tiến tới xây dựng quan hệ đối tác xã hội, với quan hệ 3 bên là
nhà nước - giới chủ - công đoàn.
Nhìn chung, hoạt động đấu tranh của công đoàn hiện nay tập trung trên nhiều
lĩnh vực khác nhau: quyền lợi về kinh tế, việc làm, lao động, tăng lương ...
nhưng ít thấy đòi quyền lợi về chính trị, tính thống nhất giữa các công đoàn
không cao.

Trong nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân là chủ thể trực tiếp
nhất, vừa là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Nhưng trong nền sản
xuất đó giai cấp công nhân hoàn toàn không hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, là


người lao động làm thuê, vì thế họ phải chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, mọi
sự lên xuống của thị trường với mức độ khác nhau. Họ có lợi ích đối lập hoàn
toàn với lợi ích của giai cấp tư sản, nên giai cấp công nhân luôn muốn xóa bỏ
xóa bỏ nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay mình, tổ chức
lại xã hội, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người. Cùng với đó trong điều kiện
sống và làm việc của mình giai cấp công nhân đã tạo nên khối đoàn kết chặt chẽ
trong đấu tranh. Đồng thời giai cấp công nhân còn có lợi ích chung cơ bản thống
nhất với lợi ích của đa phần nhân dân lao động, tạo điều kiện thuận lợi để giai
cấp này có thể liên kết với các giai cấp khác trong đâu tranh chống lại chủ nghĩa
tư bản.
II. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay và phương hướng
phát triển
1. Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay: thực trạng và nguyên nhân
a. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tính đến hết
năm 2010, tổng số công nhân nước ta ước tính có khoảng 12,6 triệu người, bao
gồm số công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tư nhân và tập thể, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); số công nhân làm việc trong các hộ sản xuất
kinh doanh cá thể (trong lĩnh vực công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp);
số lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài (chủ yếu làm
việc trong các doanh nghiệp); số lao động chân tay trong các cơ quan Đảng, Nhà
nước, đoàn thể. Giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu, có vai trò to
lớn trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù về số lượng giai cấp công nhân ở nước

ta chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư (chiếm tỷ lệ 11% dân số và 21%
lực lượng lao động xã hội) nhưng nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương
tiện sản xuất hiện đại nhất của xã hội, quyết định phương hướng phát triển chủ
yếu của nền kinh tế. Giai cấp công nhân là lực lượng lao động đóng góp nhiều
nhất vào ngân sách nhà nước. Hằng năm giai cấp công nhân "đóng góp hơn 60%
tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước".
Trình độ học vấn của công nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng
được nâng lên: năm 1985, tỷ lệ công nhân có học vấn trung học phổ thông là
42,5% thì năm 2003 tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên 69,3%. Tuy nhiên, so
với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và so với trình độ công
nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ học vấn của công nhân


nước ta còn thấp. Mặt khác, lực lượng công nhân có trình độ học vấn cao phân
bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành
kinh tế mũi nhọn.
Trình độ nghề nghiệp của công nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn
chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 1996, số công nhân chưa qua đào
tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1%. Trình độ chuyên môn, tay nghề của công
nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao
đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp chiếm14,6%, công
nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2%. Năm
2010, số lao động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung
cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ
thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị công nghệ cao nhưng lại thiếu
công nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% công nhân đang làm những công
việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề.
Hiện nay, công nhân nước ta năng động trong công việc, nhanh chóng tiếp
thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý

thức về giá trị của bản thân thông qua lao động. Vị thế giữa công nhân lao động
trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước không còn cách
biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích làm động lực là nét mới đang dần trở thành phổ
biến trong công nhân. Sự quan tâm hàng đầu của công nhân là việc làm, thu
nhập tương xứng với lao động. Mong muốn có được sức khoẻ, đất nước ổn định
và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ,
công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi,
có đủ việc làm. Mong muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, được bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều nghiệp đoàn của giai cấp nông dân, ngư dân,
… (nghiệp đoàn nghề cá; nghiệp đoàn rau sạch; …) nhưng nghiệp đoàn của
công nhân thì còn hạn chế. Mặt khác, công đoàn bảo vệ lợi ích của người công
nhân Việt Nam hiện nay là Công Đoàn Việt Nam, được cơ cấu tổ chức chặt chẽ
từ Trung ương xuống địa phương, đứng đầu là Tổng Liên đoàn Lao động và các
công đoàn địa phương, công đoàn cơ sở.
Về chất lượng cuộc sống của người công nhân:
Việc làm cho người lao động: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm


cho người lao động. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển,
sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ
lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Theo số liệu của Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam, năm 2009, cả nước có 83% số công nhân có việc làm thường xuyên ổn
định, còn 12% việc làm không ổn định và 2,7% thường xuyên thiếu việc làm.
Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế cho công nhân và trích nộp kinh phí công đoàn.
Thu nhập của người lao động. Mức lương của người lao động hiện nay về cơ
bản không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói
đến việc tích lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ

trình tăng lương tối thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối
với người lao động làm ở các loại hình doanh nghiệp (Nghị định số
70/2011/NĐ–CP). Tuy nhiên, mức tăng thường không theo kịp tốc độ tăng giá
của thị trường. Trong khi đó, phần lớn các chủ doanh nghiệp vẫn đang lấy mức
lương tối thiểu để trả lương cho người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc
xây dựng thang, bảng lương. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn bớt một phần
lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi
lại, thưởng...
Nhà ở của người lao động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các
tỉnh, thành phố lớn, các KCN, KCX không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số
người lao động trong các KCN khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số
người có chỗ ở ổn định. Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN
đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm.
Đời sống văn hóa của công nhân. Những năm gần đây, các doanh nghiệp đã
từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người lao động. Tuy nhiên, ở
hầu hết các KCN, KCX chưa tạo ra những điều kiện bảo đảm sinh hoạt văn hóa
cho công nhân. Theo kết quả điều tra xã hội học tại Bình Dương, có đến 71,8%
công nhân không có điều kiện để đến rạp chiếu phim, 88,2% không đi xem ca
nhạc, 84,7% không đi xem thi đấu thể thao, 95,3% chưa từng đến sinh hoạt tại
các câu lạc bộ, 91,8% không bao giờ đến các nhà văn hóa tham gia các hoạt
động vui chơi giải trí, văn hóa tinh thần, 89% giải trí bằng tivi, 82,4% bằng nghe
đài, chỉ có 1,2% sử dụng internet. Nguyên nhân của tình trạng trên là do công
nhân không có thời gian, kinh phí và các KCN cũng không có cơ sở vật chất để
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của họ.
Điều kiện làm việc. Nhìn chung, điều kiện làm việc của công nhân chưa được
bảo đảm. Nhiều công nhân phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng như


nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều đó đã tác động xấu
đến sức khoẻ người lao động, gây ra các bệnh nghề nghiệp.

Hạn chế, yếu kém:
Thực tế cho thấy giai cấp công nhân Việt Nam đang có những biến đổi căn
bản về chất. Tuy nhiên, so với những yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế thì giai cấp công nhân Việt Nam còn không ít hạn chế,
bất cập:
Thứ nhất, giai cấp công nhân không những bất cập so với yêu cầu phát triển
chung của thời đại mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của
công nhân lao động còn thấp so với yêu cầu phát triển đất nước và đang mất cân
đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân.
Rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý
giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao.
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm bảo, môi
trường làm việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng...
đã dẫn đến các cuộc đình công. Các cuộc đình công tự phát ngày càng gia tăng
với tính chất gay gắt, phức tạp. Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm
2011, cả nước xảy ra 981 cuộc đình công, tăng hơn 2.3 lần so với năm 2010, tập
trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do
người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp
luật như không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi định mức
lao động, sa thải công nhân vô cớ, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đầy đủ cho công nhân, v.v..
Thứ ba, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công
nhân còn yếu. Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của công nhân còn hạn
chế. Tỷ lệ đảng viên, đoàn viên công đoàn trong công nhân lao động còn thấp.
Thứ tư, vai trò của tổ chức đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa
đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của giai cấp công
nhân. Công tác phát triển đảng trong công nhân chậm. Ở hầu hết các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đều không muốn hoặc
không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng. Hoạt động của Đoàn

Thanh niên, tổ chức công đoàn còn mang tính hình thức. Nhiều tổ chức công
đoàn chưa thực sự đứng về phía người lao động, bởi cán bộ công đoàn do doanh


nghiệp trả lương, làm việc không chuyên trách dưới sự lãnh đạo quản lý trực
tiếp của chủ doanh nghiệp.
b. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém kể trên

Thiếu trình độ chuyên môn, cuộc sống quá khó khăn, làm họ trở thành "trâu",
chỉ biết kiếm tiền nuôi thân hơn là học hỏi để phát triển.
Thiếu cơ sở lý luận, do vậy không có kiến thức để cãi lý với chủ, kết quả họ
bị rất nhiều thiệt thòi mà không sao nói được.
Không có sự đoàn kết, điều này không phải chỉ trong công nhân mà đó là tập
tính của đa số người Việt, chỉ lo cho cái miệng mình, không biết giúp đỡ ai,
thậm chí còn hãm hại nhau và đè đầu bóp cổ người hiền hơn mình. Đây là kết
quả của sự thất học, vì chỉ có vô học mới trở thành người hung dữ.
Tay nghề còn thấp, trình độ ngoại ngữ còn kém nên không sử dụng được bản
chỉ dẫn cách sử dụng của máy móc hiện đại nên phải nhờ các chuyên gia nước
ngoài chuyển đổi kỷ thuật lắp ráp và vận hành, không có tính kỷ luật cao nên tùy
tiện trong lúc làm việc, không yêu nghề làm việc chỉ là cần câu cơm, làm ẩu như
xây công trình tòa nhà cao mà không nghiên cứu trắc địa để làm sụp nhà kế
cạnh, …
2. Một số phương hướng cơ bản góp phần phát triển giai cấp công nhân

Việt Nam hiện nay
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng giai cấp công nhân
là một điều kiện quyết định cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của giai cấp
công nhân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời gắn chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với công nhân lao động.
Toàn thể Đảng viên có trách nhiệm xây dựng giai cấp công nhân và đẩy

mạnh phong trào công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn – tổ chức chính trị - xã
hội rộng lớn của giai cấp công nhân, tích cực tham gia sinh hoạt công đoàn,
gương mẫu thực hiện công tác công đoàn, thể hiện vai trò, trách nhiệm vận động
công nhân của Đảng.
Công đoàn có nhiệm vụ vận động, tổ chức, tập hợp, giáo dục và xây dựng đội
ngũ công nhân, lao động thành lực lượng cách mạng thực hiện mọi chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.


Về phía Nhà nước:
Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có trình độ
cao, làm chủ được khoa học công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong công
nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào
tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng cao trình độ;
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành,
các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công
nhân.
Xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến
việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Xây dựng,
hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao
thể chất cho công nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước,
tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có
chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật.
Khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao
nhận thức, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong
quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường
hợp cần thiết.
Tăng cường vai trò của các cấp uỷ Đảng, Đoàn Thanh niên và đặc biệt là của
Công đoàn trong việc nâng cao đời sống, đảm bảo quyền lợi cho công nhân nhất

là công nhân ở các KCN, KCX. Tăng tỷ lệ tham gia của công nhân trong cơ cấu
tổ chức chính trị - đoàn thể ở doanh nghiệp, nhất là tổ chức Công đoàn để tăng
cường tính đại diện cho lợi ích của công nhân.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×