Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm phù lãng ở bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ THUÝ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG GỐM PHÙ LÃNG Ở BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ THUÝ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
LÀNG GỐM PHÙ LÃNG Ở BẮC NINH

Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THUÝ ANH


Hà Nội, 2010

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 8
3. Mục đích nghiên cứu. ................................................................................. 9
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. ........................................... 9
5. Đóng góp của luận văn. ............................................................................ 10
6. Bố cục của luận văn.................................................................................. 10
CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LÀNG GỐM PHÙ LÃNG ..............................11
1.1 Lý luận về du lịch và du lịch làng nghề .................................................. 11
1.1.1. Du lịch là gì? ....................................................................................................11
1.1.2. Du lịch làng nghề là gì? ...................................................................... 13
1.1.2.1 Khái niệm làng nghề ......................................................................... 13
1.1.2.2. Đặc điểm làng nghề ......................................................................... 15
1.1.2.3. Du lịch làng nghề............................................................................. 16
1.2. Khái quát về làng gốm Phù Lãng. .......................................................... 18
1.2.1. Điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 18
1.2.1.1. Vị trí địa lý. ...................................................................................................18
1.2.1.2. Địa hình..........................................................................................................18
1.2.1.3. Khí hậu .............................................................................................................19
1.2.1.4. Lượng mưa và độ ẩm ..................................................................................19
1.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................................. 19
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................... 20
1.2.2.2. Cơ cấu dân cư .................................................................................. 20
1.2.2.3. Cơ cấu kinh tế .................................................................................. 20

1.2.2.4. Giáo dục – đào tạo...........................................................................................22
1.3. Những giá trị để phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng.......................... 22
1.3.1. Cảnh quan thiên nhiên ....................................................................................24
1.3.2. Cảnh quan lịch sử nhân văn...........................................................................25
1.3.3. Lễ hội và Phong tục tập quán ........................................................................36

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LÀNG GỐM
PHÙ LÃNG - BẮC NINH .......................................................................... 43
2.1. Du lịch Bắc Ninh nói chung và du lịch làng gốm Phù Lãng nói
riêng………………………………………………………………………….43
2.1.1. Thị trường du lịch ............................................................................... 43
2.1.2. Khách du lịch ..................................................................................... 46
2.1.3. Nguồn lao động ................................................................................. 49
2.2. Thực trạng dịch vụ du lịch ..................................................................... 51
2.2.1. Cơ sở vật chất dịch vụ du lịch ............................................................. 51
2.2.1.1. Dịch vụ lưu trú ................................................................................ 51
2.2.1.2. Cơ sở vui chơi giải trí, nhà hàng ăn uống và cửa hàng bán đồ lưu niệm. 53
2.2.1.3. Dịch vụ vận chuyển ......................................................................... 54
2.2.2. Cơ sở hạ tầng du lịch .......................................................................... 54
2.2.2.1. Hệ thống giao thông ....................................................................... 54
2.2.2.2. Điện nước và bưu chính viễn thơng ................................................. 56
2.3. Doanh thu từ dịch vụ du lịch ................................................................. 57
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH LÀNG GỐM PHÙ LÃNG..................................................................61
3.1. Những giải pháp trước mắt .................................................................... 62

3.1.1. Tăng cường số lượng du khách đến Phù Lãng. ................................... 62
3.1.2. Xây dựng Phù Lãng là điểm đến và điểm kết hợp dừng chân.............. 63
3.1.3. Quảng bá xúc tiến du lịch tại Phù Lãng .............................................. 64
3.2. Những chiến lược lâu dài....................................................................... 66
3.2.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng chuyên nghiệp ..... 67
3.2.2. Nâng cao tính độc đáo, hấp dẫn của sản phẩm .................................... 69
3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ..................................... 70

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.4. Bảo tồn và phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững............. 72
3.2.5. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố và các vùng phụ cận khác
trong việc khai thác tài nguyên du lịch làng nghề. ........................................ 76
3.3. Thiết kế tour du lịch .............................................................................. 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 90
PHỤ LỤC

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ

1

CNH –HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

2

CP

Chính phủ

3

DL

Du lịch

4

GS

Giáo sư

5


HTX

Hợp tác xã

6

PGS

Phó giáo sư

7

THS

Thạc sĩ

8

TS

Tiến sĩ

9

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

10


UBND

Ủy ban nhân dân

11

VH

Văn hóa

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT BẢNG SỐ

TÊN BẢNG

1

Bảng 1.1

Đối sánh gốm Phù Lãng với gốm Bát Tràng

2

Bảng 2.1


Số lượng du khách đến Bắc Ninh 2004 - 2008

3

Bảng 2.2

Số lượng du khách đến Phù Lãng 2004 - 2008

4

Bảng 2.3

Lao động trong nghành du lịch tỉnh Bắc Ninh từ
2004 - 2008

5

Bảng 2.4

Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh 2004-2009

6

Bảng 2.5

Bảng doanh thu từ dịch vụ du lịch tỉnh Bắc Ninh
từ 2004 - 2008

7


Bảng 2.6

Bảng doanh thu từ sản phẩm gốm Phù Lãng
2005 - 2010

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt hàng trăm năm nay, ngành du lịch đã mang lại những lợi ích
về kinh tế, văn hóa và xã hội cho các cộng đồng và quốc gia trên khắp địa
cầu. Từ xa xưa, khi con người còn đi trên những con thuyền được đẽo bằng
tay từ những thân cây lớn vượt qua hết thảy những ghềnh thác dữ dội nhất cho
tới ngày nay, khi mà người ta chế tạo những chiếc phi cơ khổng lồ để di
chuyển trên những quãng đường xa nhất có thể, lợi nhuận và tri thức ln là
chất xúc tác mạnh mẽ nhất, thúc đẩy loài người đi tới tiến bộ và một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Hiện nay, thật dễ dàng để con người có thể đi dọc ngang địa
cầu tìm kiếm một thiên đường kì thú, thỏa mãn mọi nhu cầu từ mua sắm, du
lịch, giải trí đến nghỉ dưỡng, chữa bệnh…
Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển mạnh với nhiều ngành dịch vụ
phong phú, trong đó du lịch làng nghề đang trở thành hướng đi mới đầy triển
vọng. Là một nước có nền văn hóa nơng nghiệp gắn liền với các làng nghề
truyền thống với những hình ảnh mang đầy bản sắc về đất nước và con người
Việt Nam, du lịch làng nghề là một phương hướng hoạt động hợp lý với tiềm
năng sẵn có của dân tộc. Phát triển du lịch làng nghề khơng những góp phần
vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước, quảng bá và giới thiệu hình

ảnh cuộc sống và con người Việt Nam với các nước trên thế giới mà nó chính
là cách để mỗi làng nghề trên mọi miền đất nước giữ gìn được bản sắc truyền
thống mà cha ông truyền lại.
Kinh Bắc xưa, Bắc Ninh ngày nay từng là cái nơi của nền văn hố văn
minh đất Việt. Nó tích tụ đậm đặc trong mình cả bề rộng lẫn chiều sâu của
mấy ngàn năm lịch sử với những giá trị văn hố vơ cùng độc đáo và hấp dẫn
như những đình chùa đền miếu cổ kính uy nghi, những hội hè đình đám rộn rã

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


tưng bừng, những làn điệu quan họ đắm say mượt mà, những tên đất, tên
người nhuộm màu cổ tích và huyền thoại. Đặc biệt, Bắc Ninh còn nổi tiếng
với những làng nghề thủ công truyền thống cùng những sản phẩm thủ cơng
đặc sắc. Có thể nói hiếm có vùng q nào trên đất nước này mà cả đất và
người lại thấm đẫm truyền thống văn hóa và hồn dân tộc như miền đất này.
Với lịch sử lâu đời, với di sản làng nghề phong phú, Bắc Ninh hàm
chứa trong mình những tiềm năng quý giá để thúc đẩy sự phát triển ngành du
lịch của tỉnh. Đặc biệt là phát triển loại hình du lịch văn hố làng nghề - một
loại hình có sức hấp dẫn, bởi phát triển loại hình du lịch làng nghề là hướng
phát triển du lịch bền vững - bảo tồn các giá trị tài nguyên nhân văn.
Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) từ
xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm gốm. Sản phẩm gốm của làng mang một sắc
thái riêng độc đáo, được đánh giá là đậm chất dân gian và mang tâm hồn
người Việt. Nằm bên bờ sông Cầu thơ mộng, lại gần với quốc lộ 18, mang
trong mình những giá trị được coi là những tài nguyên du lịch hấp dẫn, làng
gốm Phù Lãng có nhiều điều kiện, tiềm năng để trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cho đến nay Bắc Ninh nói chung, Phù

Lãng nói riêng vẫn chưa khai thác được triệt để và hiệu quả những tiềm năng
và lợi thế của mình để đưa ngành du lịch khởi sắc và cất cánh. Trong đời sống
văn hoá của các thế hệ trước để lại, làng nghề truyền thống có tác dụng hữu
hiệu với ngành du lịch không chỉ hôm nay mà cả ngày mai ở cả hai mặt: giới
thiệu vùng đất con người và khai thác kinh doanh, giới thiệu những làng nghề
truyền thống, biến nó thành bạn đồng hành trong cuộc sống hơm nay. Đó là
cơng việc khơng riêng của làng nghề mà còn là của ngành du lịch tỉnh Bắc
Ninh. Về cả phương diện giới thiệu bản sắc văn hoá lẫn phương diện kinh
doanh, ngành rất cần một thái độ khoa học đúng hướng, cần cả sự hỗ trợ của

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


các nhà khoa học, cùng sự gắng sức, sự đóng góp, sự chỉ đạo của các cấp lãnh
đạo, các nhà quản lý, của mỗi người dân ở làng nghề nói riêng và người dân
Bắc Ninh nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, với niềm tự hào, ý thức trách nhiệm và tình
cảm sâu nặng với truyền thống Bắc Ninh, cùng những trăn trở muốn đóng góp
một phần sức lực nhỏ bé của một người con sinh ra trên mảnh đất này vào
công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Nghiên cứu phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng ở Bắc Ninh” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Gốm Phù Lãng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể kể ra
một số bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: “Làng
gốm Phù Lãng”, “Làng gốm Phù Lãng Quế Võ (Hà Bắc) qua tư liệu mới”,
“Lò gốm thời Lê ở Phả Lại, Quế Võ (Hà Bắc)” của hai tác giả Trần Anh Dũng
và Trần Đình Luyện. Gần đây có “Nghề gốm Phù Lãng - truyền thuyết về tổ

nghề và lịch trình phát triển”, “Gốm sành nâu ở Phù Lãng” của TS.Trương
Thị Minh Hằng. v.v… Nhưng những bài viết và cơng trình nghiên cứu đó chỉ
tập trung nghiên cứu về lĩnh vực khảo cổ và văn hóa. Riêng lĩnh vực phát
triển du lịch làng gốm Phù Lãng gần đây mới được các tác giả là cá nhân, cơ
quan quan tâm nghiên cứu như Đề án “Phát triển du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh” do Sở Du Lịch Bắc Ninh thực hiện năm 2004. Hội thảo
“Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh” do Sở Văn hóa Thể thao và Du
lịch tổ chức tháng 2/2007 có bài viết “Phù Lãng với phát triển du lịch làng
nghề” của cơng ty Hanoitourist. Tiếp đó là khố luận “Bước đầu nghiên cứu
tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại một số làng nghề tiêu biểu tỉnh Bắc
Ninh” của sinh viên Cao Thị Hà (khoa Du lịch, trường ĐHKHXH&NV).v.v…

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Những cơng trình này mới chỉ khái qt được tiềm năng, thực trạng và đưa ra
một vài giải pháp phát triển du lịch của Phù Lãng nói riêng và tỉnh Bắc Ninh
nói chung. Luận văn này được thực hiện sẽ đưa ra những định hướng giải
pháp phát triển du lịch làng Phù Lãng một cách thiết thực và hiệu quả, đồng
thời xây dựng những tour du lịch chuyên đề có mặt ở làng Phù Lãng. Đó
chính là nội dung mà những cơng trình khoa học đi trước chưa đi sâu nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu.
Tiếp cận, khảo sát, điều tra tại làng gốm Phù Lãng trên cơ sở kết hợp với
tri thức khoa học sẵn có của tác giả. Nghiên cứu đánh giá thực trạng xã Phù
Lãng nói riêng và tình hình phát triển du lịch Bắc Ninh nói chung. Từ đó xây
dựng chương trình du lịch chun đề và đưa ra những định hướng, giải pháp
phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng một cách thiết thực, toàn diện và bền
vững.

4. Đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu.
Đối tượng: Hệ thống làng nghề truyền thống là thành phần chủ yếu của hệ
thống di sản văn hoá, là những gì của thế hệ trước cịn lại với thời gian. Trong
khuôn khổ luận văn này, tác giả đi sâu nghiên cứu làng gốm Phù Lãng - Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, tác giả khảo sát làng gốm Phù Lãng
trong bối cảnh của Bắc Ninh như là một cách đặt “điểm” trong “diện”. Sự chú
ý của tác giả tập trung vào xưởng gốm trong các làng thuộc xã Phù Lãng. Về
thời gian, tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu được sử dụng từ năm 2004
đến năm 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu cơ bản sau:

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh trên cơ sở những tư
liệu, số liệu được cập nhật qua các tài liệu nghiên cứu khoa học và các
phương tiện thông tin đại chúng.
-

Phương pháp khảo sát điều tra thực địa tại làng gốm Phù Lãng.

5. Đóng góp của luận văn.
Qua việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bắc Ninh
và khái quát thực trạng làng Phù Lãng, luận văn xây dựng tour du lịch có
điểm đến là làng gốm Phù Lãng mà hiện nay trên thị trường du lịch chưa có.
Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm phát triển du
lịch làng gốm này với mong muốn thu hút khách du lịch đến với Phù Lãng,

góp phần gìn giữ và phát triển nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người
dân nơi đây.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các chữ
viết tắt, danh mục các phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về làng gốm Phù Lãng.
- Chương 2: Hoạt động du lịch ở làng gốm Phù Lãng - Bắc Ninh.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng gốm Phù
Lãng.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ LÀNG GỐM PHÙ LÃNG
1.1 Lý luận về du lịch và du lịch làng nghề
1.1.1. Du lịch là gì?
Hoạt động du lịch trên thế giới hình thành sớm, từ thời kỳ cổ đại đến thời
kỳ phong kiến, rồi đến cận đại và hiện đại. Hoạt động kinh doanh du lịch cũng
dần phát triển và ngày càng được nâng cao cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến
các điều kiện về ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,… Ngày nay, hoạt động du lịch
mang tính tồn cầu, và đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của người dân các
nước kinh tế phát triển. Du lịch cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá mức sống
của dân cư nước đó. Do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch.
Có một thực tế là mặc dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu và phát
triển với tốc độ nhanh, song cho đến nay khái niệm du lịch vẫn chưa có sự
thống nhất. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau (về thời gian và khơng gian), mỗi góc
độ nghiên cứu khác nhau, mỗi cá nhân lại có cách hiểu khác nhau về du lịch.
Hai giáo sư người Thụy Sĩ Hunzikeer và Krapt là những người đặt nền

móng cho lý thuyết về du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tập hợp các
mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú
của những người ngồi địa phương, nếu việc lưu trú đó khơng thành cư trú
thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. [9, tr. 16]
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học người Bỉ
Picara Edmod đưa ra định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa của việc tổ chức và
chức năng của nó khơng chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về
phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ
nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” [9,tr.18]
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): "Du lịch là hoạt động đến
một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngồi các hoạt
động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm". [48,tr.17]
Theo luật Du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngồi
nơi cư trú thường xun của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [22,tr.2]
Qua một số định nghĩa trên, du lịch được hiểu là một dạng hoạt động đặc
thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của
ngành văn hoá – xã hội. Quán triệt tinh thần đó, tại Điều khoản 1 Pháp lệnh
Du lịch được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 02/02/1999 đã khẳng định
“Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan

trọng, mang nội dung văn hố sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội
hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo
việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” [22, tr.1].
Các nhà làm luật thường coi khái niệm “du lịch” gắn với việc “di chuyển
của khách ngoài địa điểm cư trú thường xuyên của mình” [16, tr.22-24]. Du
lịch quốc tế là một trong những hình thức cơ bản của du lịch xét theo không
gian lãnh thổ di chuyển, cư trú, tham quan, giải trí… và ngày càng trở thành
một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt động du lịch quốc gia. Hoạt động du
lịch quốc tế có hai đặc điểm chính: khách du lịch mang quốc tịch nước ngồi
và q trình thanh toán được thực hiện bằng ngoại tệ. Trong điều kiện hội

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nhập kinh tế quốc tế, du lịch quốc tế được coi như động lực tăng trưởng và
phát triển nhanh của quốc gia.
1.1.2. Du lịch làng nghề là gì?
1.1.2.1. Khái niệm làng nghề
Để hiểu thế nào là làng nghề, trước hết cần phải nắm rõ khái niệm nghề
truyền thống: “Nghề truyền thống là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra
những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến
ngày nay hoặc đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Nghề truyền thống
phải đạt 3 tiêu chí sau: Thứ nhất đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm;
Thứ hai tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Thứ ba phải gắn với
tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.” [36, tr2].
Sự phát triển của nghề truyền thống là nhân tố trực tiếp và chủ yếu nhất
đưa tới sự xuất hiện của các làng nghề. Vậy “Làng nghề là một hoặc nhiều

cụm dân cư cấp thôn hoặc các điểm dân cư tương tự trên một địa bàn một xã,
thị trấn, có các hoạt động ngành nghề, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Làng nghề phải đạt 3 tiêu chí sau: Thứ nhất có tối thiểu 30%
tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề; Thứ hai phải có
hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm; Thứ ba phải chấp
hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước.” [36, tr2].
Từ hai khái niệm trên ta thấy: “Làng nghề truyền thống là làng có nghề
truyền thống được hình thành từ lâu đời. Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu
chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo khái niệm trên. Tuy
nhiên đối với những làng chưa đạt tiêu chí thứ nhất và thứ hai của làng nghề
nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được cơng nhận theo tiêu chí trên thì
vẫn được coi là làng nghề truyền thống”. [ 36, tr2].

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ hàng ngàn năm trước đây, cùng với sự phát triển của nền văn minh
nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt
Nam. Các làng nghề được hình thành từ các nghề được cư dân tranh thủ làm
trong lúc nông nhàn, những lúc khơng phải là mùa vụ chính. Nghề trồng lúa
chỉ vất vả những ngày đầu vụ như cầy, bừa, cấy, làm cỏ… và những ngày
cuối vụ như gặt hái, phơi khô. Những ngày cịn lại, người nơng dân rất nhàn.
Từ đó, nhiều người bắt đầu tìm kiếm cơng việc phụ để làm, nhằm mục đích
ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, về sau là
tăng thêm thu nhập cho gia đình. Nhiều nghề phụ đã dần thể hiện được vai trị
của nó, mang lại lợi ích thiết thực cho cư dân, như việc làm ra các đồ dùng
bằng mây, tre, lụa… phục vụ cho sinh hoạt thường ngày hay đồ sắt, đồ đồng
phục vụ cho sản xuất. Sản phẩm của những nghề phụ này ban đầu chỉ đáp ứng

cho nhu cầu riêng, về sau đã trở thành hàng hóa để trao đổi, mang lại lợi ích
kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Từ
chỗ một vài nhà trong làng làm, rồi nhiều gia đình khác cũng học làm theo,
nghề từ đó lan rộng ra phát triển trong cả làng hay nhiều làng gần nhau. Chính
nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ cơng đem lại mà trong mỗi làng
bắt đầu có sự phân hóa, nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần,
ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay khơng phù hợp với làng dần bị
mai một. Từ đó hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề
duy nhất nào đó như làng làm đồ đồng, làng làm đồ gỗ, làng làm đồ gốm sứ…
Như vậy ta có thể hiểu làng nghề là làng của các cư dân làm nghề nơng có
thêm một hoặc vài nghề nào đó như mộc, gốm sứ, dệt…Nghề của họ có tính
chun sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho dân làng.
Làng nghề khơng chỉ là nơi sản xuất hàng hóa, đóng góp vào sự phát
triển kinh tế chung mà cịn là cái nơi của văn hóa, là nơi lưu giữ những giá trị
truyền thống, nghệ thuật và lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hơn nữa,

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


làng nghề cũng là nơi sinh ra biết bao nghệ nhân với những bàn tay tài hoa và
khéo léo. Với sự hình thành và tồn tại hàng trăm năm, sản phẩm của làng
nghề không chỉ đặc sắc, phong phú, đa dạng về chủng loại mà cịn mang tính
chun sâu cao. Đó là những cơng trình, tác phẩm là mồ hơi công sức của
những nghệ nhân tài hoa.
1.1.2.2. Đặc điểm làng nghề
* Về mặt kỹ thuật công nghệ: Trước kia kỹ thuật thủ cơng hầu hết mang
tính truyền thống của một vùng nào đó hoặc bí quyết riêng của từng dịng họ.
Nhưng ngày nay, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp cho quá trình

sản xuất ngày một nâng lên và đạt hiệu quả cao. Tuy sử dụng công nghệ tiên
tiến nhưng việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa điều đó với cơng nghệ truyền
thống vẫn là bí quyết giúp sản phẩm tạo ra không mất đi chất lượng vốn có.
* Về sản phẩm: Mỗi sản phẩm đều mang những đặc điểm riêng nhất
không giống nhau. Sản phẩm của mỗi vùng, mỗi làng đều có những phương
thức sản xuất riêng và đặc trưng từng vùng. Do vậy, có thể phân biệt sản
phẩm của từng vùng miền. Các sản phẩm là sự kết hợp giữa phương pháp thủ
công tinh xảo với khả năng sáng tạo của nghệ nhân, nên tính nghệ thuật được
thể hiện cao trong từng sản phẩm. Những sản phẩm đó mang tâm tư tình cảm
của con người. Con người thổi hồn mình vào những sản phẩm đó. Đặc trưng
của sản phẩm truyền thống thơng thường là mang tính đơn lẻ.
* Về nguồn lao động: Phương thức sản xuất chính trong các làng nghề là
phương pháp thủ cơng thơ sơ nên sản phẩm được tạo ra là do bàn tay con
người. Đối với các nghề, làng nghề truyền thống thì vai trị của những nghệ
nhân tạo ra sản phẩm vô cùng quan trọng. Họ là những người trực tiếp tạo ra
sản phẩm, lưu giữ và truyền dạy nghề từ thế hệ này tới thế hệ khác, giúp các
cách thức khơng bị xói mịn và mất mát.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trước kia mục tiêu của sản xuất nhằm
đáp ứng yêu cầu trao đổi hàng hố trong nước (gia đình, làng xóm lân cận
hoặc trong dòng họ…). Hiện nay, việc trao đổi và tiêu thụ hàng hoá được chú
trọng nên thị trường ngày càng được mở rộng, sản phẩm đa dạng và phong
phú hơn đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Một số mặt hàng của làng nghề
truyền thống tại Việt Nam đã thu hút được thị trường nước ngoài như: đồ
gốm, đồ gỗ chạm khắc, sơn mài, mây tre đan...

* Về hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Hình thức phổ biến nhất từ
trước đến nay là hộ gia đình. Bên cạnh hình thức này nay đã xuất hiện một số
hình thức khác như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, các loại hình cơng ty…
* Hướng phát triển: Làng nghề ngày nay đã và sẽ trở thành điểm đến du
lịch của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch làng nghề có bước
phát triển khá nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quảng
bá được hình ảnh và vẻ đẹp của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc.
1.1.2.3. Du lịch làng nghề
Các làng nghề truyền thống khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân như là một nguồn lực, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước mà
cịn có những giá trị lớn về văn hóa – xã hội. Mỗi làng nghề chính là một địa
chỉ văn hóa phản ánh nét độc đáo của từng địa phương. Giá trị của làng nghề
còn thể hiện ở lối sống, phong tục tập quán của từng cộng đồng dân cư. Chính
vì vậy mà làng nghề được xem là “tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa
quan trọng bởi các sản phẩm du lịch làng nghề ln bao gồm trong nó cả nội
dung giá trị vật thể và phi vật thể” [19].
Có thể thấy du lịch làng nghề là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác
giá trị văn hóa truyền thống, các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trong sản phẩm
thủ công để phục vụ du khách. Đồng thời du lịch làng nghề cịn là loại hình

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


du lịch dựa vào sản phẩm thủ công và văn hóa bản địa có đóng góp cho sự bảo
tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương.
Trong xu hướng tồn cầu hóa như hiện nay, nền kinh tế nói chung và kinh
tế du lịch nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mơ, chất lượng và tính

đa dạng. Khách du lịch ngày càng có nhu cầu khám phá về văn hóa, phong tục
tập quán của mỗi vùng miền theo bước chân đi của họ. Các làng nghề hội tụ
và biểu hiện một cách sinh động bản sắc độc đáo về cuộc sống con người của
mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Khi đến với làng nghề, khách du lịch
sẽ được biết đến hoạt động sản xuất từ thời cổ xưa, xem cách thức người xưa
làm ra sản phẩm. Từ việc tìm hiểu các u tố văn hóa truyền thống, quy trình
sản xuất các sản phẩm truyền thống, du khách được trực tiếp tham gia vào
một cơng đoạn nào đó trong quá trình làm ra sản phẩm và lưu giữ nó làm kỷ
niệm trong chuyến đi của mình. “Du lịch làng nghề là một cách học. Du
khách sẽ không chỉ được học cách thức làm ra sản phẩm truyền thống mà cịn
hiểu được những câu chuyện văn hóa đằng sau mỗi sản phẩm. Đó là một bài
học độc đáo và sinh động” [27, tr13].
Trong xu thế hội nhập và mở cửa như hiện nay, nhất là trong bối cảnh Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), làng nghề đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống
kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Làng nghề trở thành hình
ảnh mang đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo không thể thay thế, giới
thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùng miền, mỗi địa
phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù
hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du
lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể
hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách gìn giữ và bảo tồn
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bởi vậy phát triển làng nghề

ngày càng trở thành hướng đi quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của
mỗi quốc gia cả hiện tại và tương lai. Thực tiễn trên thế giới, du lịch làng
nghề đã được phát triển thành công ở những nước như Thái Lan, Nhật Bản,
Pháp, Đức, Nga… Ở Việt Nam, du lịch làng nghề mới được khai thác trong
hệ thống nguồn tài nguyên du lịch, cho nên mảnh đất đó vẫn cịn biết bao sự
kì thú cần khám phá.
1.2. Khái quát về làng gốm Phù Lãng.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên.
1.2.1.1. Vị trí địa lý.
Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm ở phía Đơng huyện Quế
Võ của tỉnh Bắc Ninh, cách sông Lục Đầu khoảng 4km về phía Nam, cách
thành phố Bắc Ninh khoảng 20km về phía Tây, từ quốc lộ 18 đi vào 7km là
tới làng Phù Lãng, phía Đơng và phía Bắc giáp sơng Cầu, phía Nam và một
phần phía Tây giáp núi Châu Sơn và các xã Châu Phong, Phù Lương, Ngọc
Xá. Nằm ở hữu ngạn sơng Cầu, có ba mặt là sơng, lưng làng dựa núi Châu
Sơn – nơi có phong cảnh hữu tình của đất Kinh Bắc, làng Phù Lãng hội tụ đủ
các điều kiện cho nghề gốm phát triển.
1.2.1.2. Địa hình
Tồn xã Phù Lãng có tổng diện tích là hơn 1000 ha, trong đó đất nơng
nghiệp chiếm chủ yếu khoảng hơn 660 ha, đất ở hơn 128 ha, đất lâm nghiệp
51 ha, diện tích sơng suối ao hồ là 1,26 ha. Cả vùng hữu ngạn sông Cầu là dải
đồng bằng phù sa cổ, là rìa của đồng bằng tiếp giáp với núi. Quế Võ là vùng
thể hiện rõ rệt nhất tính trung du của đất Kinh Bắc, với độ dốc trung bình 10 –
15 độ[4]. Trải qua quá trình thiên tạo, Phù Lãng hiện nay là nơi có địa hình

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



cao thấp đan xen. Ngoài dãy Châu Sơn là dãy núi lớn nhất, là chỗ dựa và là
nền cho cảnh quan sinh thái vùng này, Phù Lãng cịn có các ngọn núi Mang,
núi Cáng, núi Bờ Rùa, núi Chùa Vân. Xen kẽ với núi đồi là những bãi đất cao
trồng hoa màu, những cánh đồng trũng mưa về là ngập nước, khơng có bờ và
cả những cánh đồng cao đất pha cát, các cánh dộc trũng như dộc Đông Quan,
dộc Đồng Song, dộc Cổ Cò…. Do địa thế như vậy nên hầu hết các xóm làng
quanh vùng này thường xuyên rơi vào tình trạng “chớm nắng đã hạn, chớm mưa đã
úng”.
1.2.1.3. Khí hậu
Phù Lãng có mơi trường tự nhiên và khí hậu trong lành của vùng có
nhiều sơng ngịi, đồi núi, nằm trong khu vực khí hậu đồng bằng trung du Bắc
Bộ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa đông lạnh và khô (từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau) mùa nóng là mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10). Nhiệt độ
trung bình năm là 32,1 độ C, mùa hè trên 25 độ C, kéo dài 6 tháng, mùa
đơng dài 3 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 độ C [4].
1.2.1.4. Lượng mưa và độ ẩm
Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung vào
tháng 7, 8, 9, lượng mưa và số ngày mưa chiếm ưu thế (lượng mưa chiếm tới
80% so với cả năm), độ ẩm cao. Mùa mưa có giơng bão và mưa kéo dài.
Mùa đơng có gió mùa đơng bắc, khơng có băng tuyết, lượng mưa và số ngày
mưa giảm, độ ẩm xuống thấp, có mưa nhỏ và mưa phùn ở cuối đông sang
xuân. Giống như những nơi khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, ngồi hai mùa
trên thì Phù Lãng cũng có mùa xn và thu nhưng chuyển tiếp khơng thật rõ
rệt. Với điều kiện tự nhiên như vậy, Phù Lãng hoàn toàn phù hợp để phát
triển du lịch.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



1.2.2. Điều kiện xã hội
1.2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo các vị cao niên trong làng kể lại thì người Phù Lãng xưa là ở vùng
Lục Đầu Giang, sau đó chuyển về Vạn Kiếp (Hải Dương) vào thời Trần rồi
rời đến địa điểm Phù Lãng hiện tại – ngay bên bờ sơng Cầu. Ơng tổ làng gốm
Phù Lãng tương truyền đã nhập vào đoàn quân của Trần Hưng Đạo dự lễ xuất
quân ở đền Gốm (thuộc làng Gốm, huyện Chí Linh) tham gia trận đánh Bạch
Đằng lịch sử. Sau khi giặc tan, ông chiêu mộ một số người trong làng rời lên
đây lập nghiệp. Như vậy, làng gốm Phù Lãng đã ra đời và tồn tại cách ngày
nay bảy, tám thế kỷ. Nhưng theo những phát hiện khảo cổ học của các nhà
khảo cổ nước ta cho biết Lục Đầu Giang (bao gồm một phần đất Bắc Ninh và
một phần đất tỉnh Hải Dương) là một trung tâm sản xuất gốm suốt từ thời Lý
đến thời Lê, Nguyễn. Sở Văn Hố Thơng Tin Hà Bắc và Viện Khảo Cổ Học
đã có một cuộc điều tra điền dã khảo cổ học năm 1987 và phát hiện ở rìa làng
có khá nhiều lò nung gốm và di vật gốm thời Lê, Nguyễn.
1.2.2.2. Cơ cấu dân cư
“Xưa kia, Phù Lãng là nơi “nhất xã tam thơn” có số nhân khẩu nhiều
nhất tổng. Theo tài liệu của thực dân Pháp thì từ năm 1944 làng Phù Lãng đã
có 280 họ, với 981 nhân khẩu” [30, tr31-37]. Hiện nay xã Phù Lãng có năm
làng là Phù Lãng (hay cịn gọi là thơn Phấn Trung), Đồn Kết, An Trạch,
Đồng Sài, Thủ Cơng, tồn xã có trên 7000 nhân khẩu, trong đó làng Phù Lãng
chiếm một nửa dân số toàn xã, mà đất canh tác chỉ có 457ha. Như vậy diện
tích đất canh tác là rất nhỏ so với số nhân khẩu.
1.2.2.3. Cơ cấu kinh tế
Ruộng ít mà địa hình lại phức tạp nên nghề nơng nơi đây khó khăn hơn
những vùng khác. Theo một quy luật tất yếu, người dân Phù Lãng phải phát

20


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


triển nghề phụ để dựa vào đó mà sống. Nghề sản xuất gốm từ lâu đã trở thành
nguồn thu nhập chính của dân làng. Tuy rằng trên danh nghĩa chỉ có làng Phù
Lãng làm nghề gốm nhưng để làm được điều này thì cần nhiều nhân lực với
hàng loạt dịch vụ khác như mua bán, sơ chế nguyên vật liệu, chun chở, tiêu
thụ sản phẩm.v.v… Chính vì thế nghề gốm ở đây đã thu hút khá đông nhân
công của các làng xã lân cận tham gia.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng trong nơng nghiệp
giảm từ 36,4% năm 2005, xuống còn 32,8% năm 2009, ước năm 2010 xuống
31,4%. Về trồng trọt, năng xuất lúa bình quân năm 2009 đạt 56 tạ/ha, tăng 9,64%
so với năm 2005. Tổng sản lượng lương thực năm 2009 đạt 640kg/người/năm, tăng
0,97% so với năm 2005. Giá trị nghành trồng trọt năm 2009 đạt 28 tỷ 811 triệu
đồng, đưa giá trị canh tác 45,3 triệu đồng/ha. Về chăn nuôi, do ảnh hưởng của dịch
bệnh và giá cả đầu vào tăng mạnh đã hạn chế nhân dân đầu tư nên chăn nuôi có xu
hướng giảm. Doanh thu ước tính từ chăn ni đạt khoảng 4 tỷ đồng. Về phát triển
trang trại, kinh tế trang trại gắn với nuôi trồng thủy sản đang được đầu tư mở rộng
với tổng diện tích 67ha, thu hoạch trên diện tích ni trồng thủy sản đạt 50 triệu
đồng/ha, cao hơn cấy lúa 0,9%. Về lâm nghiệp, giữ ổn định diện tích rừng hiện có,
tập trung cơng tác chăm sóc, bảo vệ và phịng cháy chữa cháy rừng. Thu hoạch từ
cây ăn quả, cây công nghiệp của vườn đồi là 280 triệu/năm. Về công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng, năm 2009 đạt 25,8%, sản xuất gốm mỹ nghệ có
chiều hướng giảm song giá cả lại tăng, năm 2009 đạt 18 tỷ 800 triệu đồng, tăng
44%. Công tác xây dựng những năm qua được quan tâm đầu tư, giá trị xây dựng
6,9 tỷ đồng. Về dịch vụ thƣơng mại, hiện tại tồn xã có 30 hộ kinh doanh bn
bán hàng hóa dịch vụ, ở trong các thơn, xóm và trung tâm chợ Lãng mới, hơn 400
lao động đi làm kinh tế ở các tỉnh thu nhập năm 2009 đạt 10 tỷ đồng. Hoạt động
vận tải thủy bộ được phát triển, tồn xã có 120 ơ tơ các loại trong đó có 90 ơ tơ hoạt
động trong cơng ty Đại Tân. Tuy trong những năm qua bị ảnh hưởng bởi việc suy


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


thoái kinh tế thế giới nhưng doanh thu năm 2009 đạt 41 tỷ 300 triệu đồng, tăng so
với năm 2005 là 150% [4].
1.2.2.4. Giáo dục – đào tạo
Trong năm năm qua sự nghiệp giáo dục ở Phù Lãng tiếp tục có bước phát
triển, cơ sơ vật chất về cơ bản đảm bảo cho việc dạy và học. Trường Mầm non
nhiều năm liền đạt danh hiệu tiên tiến, năm 2010 có 253 cháu chia ra 11 lớp, so với
năm 2005 tăng 69 cháu, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học đạt 100%. Trường Tiểu học có tổng
số học sinh năm 2009 là 490 em trong đó có 21 học sinh giỏi, 98% học sinh xếp
loại đạo đức tốt, 100% trẻ trong độ tuổi đến lớp và hồn thành chương trình tiểu
học. Trường Trung học cơ sở có 16 lớp với số học sinh năm 2009 là 476 em, 98%
học sinh tốt nghiệp, trong đó có 46 em tốt nghiệp loại giỏi. 90% học sinh của xã
Phù Lãng thi đỗ vào các trường Trung học phổ thơng và có 150 em đỗ vào các
trường Đại học, Cao đẳng [4].
Chất lượng giáo dục được nâng cao, cơng tác khuyến học được tăng cường,
ngồi quỹ khuyến học vận động thu hàng năm theo quy định, các dòng họ đã xây
dựng quỹ khuyến học với trị giá 150 triệu đồng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo
dục ở Phù Lãng hướng tới thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”.
1.3. Những giá trị để phát triển du lịch làng gốm Phù Lãng
Làng nghề thủ công truyền thống không chỉ đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân như là một nguồn lực, nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước mà cịn có những giá trị lớn về văn hố, xã hội. Mỗi làng nghề chính là
một địa chỉ văn hoá phản ánh nét văn hoá độc đáo của địa phương, là nơi hội
tụ kinh tế - văn hố – xã hội có tính chất lịch sử, là một bộ phận không thể

tách rời cuộc sống cộng đồng. Những đặc sắc trong sản phẩm của làng nghề
khắc họa văn hóa địa phương rõ rệt, nó vừa duy trì và làm phong phú thêm di

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sản văn hố Việt Nam, vừa có những đóng góp nhất định vào kho tàng văn
hóa nhân loại. Làng nghề có giá trị lớn trong đời sống văn hố xã hội, là sự
hoà điệu giữa thiên nhiên – con người – văn hố - nghề nghiệp, trong đó
khơng chỉ có sự giao tiếp với nhau mà còn bao hàm cả ý nghĩa như là cội
nguồn, quê hương của mỗi người từ thuở thơ ấu. Làng nghề truyền thống là
nơi gìn giữ và phát triển những bản sắc văn hoá của dân tộc bởi đây chính là
nơi ngưng tụ của ngàn năm văn vật, gìn giữ và phát huy được vốn quý tinh
thần do cha ông đã hun đúc truyền lại tự ngàn đời.
Phù Lãng là mảnh đất có bề dày văn hóa hàng trăm năm, có nghề gốm
vừa là nguồn sống chính của dân làng, vừa góp phần làm rạng rỡ tên tuổi diện
mạo một làng gốm xứ Kinh Bắc. Là ngơi làng lâu đời nên Phù Lãng có những
giá trị văn hoá riêng như phong tục tập quán, truyền thuyết tổ nghề, tín
ngưỡng, lễ hội, kiến trúc… cùng với cảnh quan của một làng quê trung du
Bắc Bộ núi non sơng nước hữu tình, những đống củi chất cao ngất đẹp như
một bức tranh xếp đặt. Phù Lãng có nét đẹp của ngôi chùa Phúc Long Tự với
lối kiến trúc của riêng cư dân làm gốm, không u tịch cổ kính như bất kỳ ngơi
chùa nào của miền q xứ Bắc bởi đã bị tàn phá sau chiến tranh, mà mang vẻ
đẹp hiện đại bởi các bức tranh gốm mỹ thuật gắn trên những bức tường xung
quanh chùa. Ngoài những cơng trình kiến trúc tơn giáo, Phù Lãng cịn lưu giữ
những nếp nhà tranh, nhà mái ngói của làng quê mà không phải là những ngôi
biệt thự hay nhà cao tầng chót vót. Đây chính là yếu tố hấp dẫn khách du lịch
khi đến Phù Lãng. Đặc biệt hơn cả là Phù Lãng có sản phẩm gốm hấp dẫn,

khơng những đặc trưng về chất liệu, cách chế tác mà cịn phong phú đa dạng
về kiểu dáng, chủng loại, khơng hào nhống bóng bẩy ở bề ngồi mà xù xì,
chân chất, mộc mạc của mầu sắc thôn quê. Những sản phẩm ấy khơng chỉ
kích thích trí tị mị mà cịn đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách, từ

23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×