Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH nghiên cứu thực trạng và giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao hiệu quả lãnh đạo và chất lượng hồ sơ phông lưu trữ của tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.34 KB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____

ĐỖ QUỐC TOÁN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TRONG PHÔNG LƯU TRỮ TỈNH
ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH LƯU TRỮ VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Hà Nội, năm 2013

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_____

ĐỖ QUỐC TOÁN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


VỀ SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN ĐỂ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TRONG PHÔNG LƯU TRỮ TỈNH
ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH LƯU TRỮ VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 24

Hướng dẫn khoa học: PGS. Vương Đình Quyền

Hà Nội, năm 2013

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC SOẠN THẢO VÀ BAN
HÀNH VĂN BẢN VỚI CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ TRONG PHÔNG
LƯU TRỮ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quan hệ công tác của
Tỉnh ủy, Thành ủy
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
1.1.3. Quan hệ công tác
1.2. Chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy

1.2.1. Các loại hồ sơ chủ yếu trong phông lưu trữ Tỉnh ủy,
Thành ủy
1.2.2. Các yếu tố bảo đảm chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ
Tỉnh ủy, Thành ủy
1.3. Mối quan hệ giữa soạn thảo và ban hành văn bản với chất
lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy
1.3.1. Đảm bảo tính đầy đủ cho thành phần tài liệu trong hồ sơ
1.3.2. Đảm bảo tính pháp lý và độ tin cậy của tài liệu trong hồ sơ
1.3.3. Đảm bảo tính chính xác cho thơng tin của tài liệu trong hồ sơ
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN
BẢN Ở MỘT SỐ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
2.1. Các quy định, hướng dẫn về soạn thảo và ban hành văn bản
2.1.1. Quy định, hướng dẫn của Trung ương
2.1.2. Quy định, hướng dẫn của các Tỉnh ủy, Thành ủy
2.2. Các loại văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Tỉnh ủy,
Thành ủy
2.2.1. Phương thức lãnh đạo bằng văn bản của Đảng
2.2.2. Các loại văn bản do Tỉnh ủy, Thành ủy ban hành
2.3. Tình hình soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy, Thành ủy

Trang
3

10
12
15

19
26


37
37
38

40
43

44
45

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.3.1. Tổ chức soạn thảo văn bản
2.3.2. Quy trình soạn thảo văn bản
2.3.3. Chất lượng văn bản soạn thảo
2.3.4. Ban hành văn bản
2.4. Nhận xét chung về soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy,
Thành ủy
2.4.1. Những tác động và ảnh hưởng tích cực đến chất lượng hồ
sơ lưu trữ
2.4.2. Những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ
lưu trữ
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ SOẠN THẢO
VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN ĐỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG HỒ SƠ TRONG PHÔNG LƯU TRỮ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
3.1. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn bản và việc soạn

thảo và ban hành văn bản
3.2. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định, hướng dẫn về soạn
thảo và ban hanh văn bản
3.3. Bố trí đủ số lượng, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán
bộ biên tập văn bản
3.4. Cải tiến một số khâu trong soạn thảo và ban hành văn bản
3.5. Bảo đảm điều kiện vật chất cho việc soạn thảo và ban hành
văn bản
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

52
57
62
89

92
93
94

97
100
122
124
125
127
129

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận văn
Tỉnh ủy, Thành ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng ở tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Trong quá trình hoạt động của mình, Tỉnh ủy,
Thành ủy trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ
đạo, phối hợp, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương,
từ công tác xây dựng Đảng đến các chủ trương, chính sách về phát triển
kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phịng, vấn đề tơn giáo, dân tộc,
hoạt động đối ngoại… Tuy nhiên, trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, việc soạn thảo và ban hành văn bản của các Tỉnh ủy, Thành
ủy còn có những điểm chưa thống nhất, bộc lộ một số hạn chế, bất cập,
ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung và chất lượng văn bản, đến việc theo
dõi, giải quyết văn bản và sau cùng là ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ
trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy.
Nhận thấy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa soạn thảo và ban hành
văn bản với chất lượng hồ sơ và đánh giá thực trạng soạn thảo và ban
hành văn bản của Tỉnh ủy, Thành ủy để từ đó đề ra các giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy
là vấn đề cần thiết, có nhiều ý nghĩa đối với thực tiễn, bởi lẽ, trong
phơng lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy có nhiều thành phần tài liệu, nhưng
những văn bản do Tỉnh ủy, Thành ủy ban hành vẫn là bộ phận chủ yếu
và là bộ phận hợp thành quan trọng nhất, có giá trị nhất, vì nó phản ánh
chức năng, nhiệm vụ và kết quả hoạt động các mặt của đơn vị hình thành
phơng, do đó, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp
về soạn thảo và ban hành văn bản để nâng cao chất lượng hồ sơ trong
phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương” làm luận

văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành lưu trữ.

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đề tài nhằm giải quyết các mục tiêu sau đây:
Thứ nhất, làm rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng của các hồ sơ
trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy và mối quan hệ giữa việc soạn
thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy, Thành ủy với chất lượng hồ sơ.
Thứ hai, khảo sát thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản ở một
số Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương1 và phân tích những tác
động đối với chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản
để góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động lãnh đạo và nâng cao chất
lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy.
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả thực hiện các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Tỉnh ủy hiện nay.
- Nghiên cứu các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương,
Văn phòng Trung ương, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương, các Tỉnh
ủy về soạn thảo và ban hành văn bản.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản của
Tỉnh ủy giai đoạn 2005 – 2013.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng hồ sơ một phông lưu trữ Tỉnh ủy
giai đoạn 2006 – 2010.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo và ban
hành văn bản của Tỉnh ủy.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Dưới đây, cụm từ “Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương” và cụm từ “Tỉnh ủy, Thành
ủy” được viết gọn là “Tỉnh ủy” (trừ tiêu đề các đề mục, mục, tiểu mục).
1

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng hồ sơ trong phông
lưu trữ Tỉnh ủy và thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy.
Phạm vi nghiên cứu và khảo sát: luận văn tập trung nghiên cứu và
khảo sát công tác tổ chức soạn thảo, ban hành văn bản và văn bản ban
hành từ năm 2005 đến 2013 của các Tỉnh ủy, Thành ủy: Hà Nam, Hải
Phòng, Thái Nguyên, Đồng Nai, Hậu Giang, Hà Nội, Khánh Hòa, Sơn
La, Tuyên Quang, Bắc Giang, Đồng Nai, Hưng n, Bình Thuận, Tp.
Hồ Chí Minh, Đăk Lăk, Đăk Nơng, Thái Ngun, Cao Bằng, Bến Tre,
Hịa Bình, Điện Biên, Nghệ An. Riêng việc khảo sát chất lượng hồ sơ
được thực hiện đối với các hồ sơ trong phông lưu trữ Thành ủy Hà Nội
giai đoạn 2006 - 2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, cơ sở lý luận của công tác văn thư, lưu trữ, để nghiên cứu đề tài,
chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
Phương pháp khảo sát thực tế được vận dụng để thu thập thông tin
cần thiết phục vụ cho việc đánh giá chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ
Tỉnh ủy, thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy.
Phương pháp phân tích tổng hợp được vận dụng phân tích lý luận
và thực tiễn làm sáng tỏ sự cần thiết phải nâng cao chất lượng văn bản,

chất lượng hồ sơ; nghiên cứu, phân tích vừa khái quát, vừa cụ thể để tìm
ra những cái chung, cái riêng trong việc soạn thảo và ban hành văn bản
của Tỉnh ủy.
Phương pháp hệ thống được vận dụng để phân tích, đánh giá hệ
thống văn bản do Tỉnh ủy ban hành; đồng thời để nghiên cứu tổng thể
việc soạn thảo và ban hành văn bản của các Tỉnh ủy.
Phương pháp phân tích chức năng được vận dụng để phân tích chức

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ cơng tác của Tỉnh ủy, từ
đó liên hệ đến việc soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy.
Phương pháp so sánh được vận dụng đối chiếu giữa lý luận và thực
tiễn, giữa thực tiễn của các Tỉnh ủy với nhau, giữa soạn thảo và ban hành
thể loại văn bản này với thể loại văn bản khác của cùng một Tỉnh ủy.
5. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn bản, soạn
thảo và ban hành văn bản và về lập hồ sơ.
Về giáo trình và sách chun khảo, có thể kể đến một số cuốn sách
tiêu biểu như: Công tác lưu trữ Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội, 1987);
Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam của các tác giả Đào Xuân
Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (Nxb
Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1990); Lý luận và phương pháp
công tác văn thư của PGS. Vương Đình Quyền (Nxb Đại học Quốc gia,
2007); Hướng dẫn soạn thảo văn bản và cơng tác văn phịng trong các
cơ quan đảng, nhà nước của GS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm (Nxb Chính
trị Quốc gia 2009); Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước (tái bản

lần thứ năm có sửa chữa, bổ sung) của GS. TSKH. Nguyễn Văn Thâm
(Nxb Chính trị Quốc gia, 2010)…
Về các luận văn thạc sĩ, có thể kể đến như: Hồn thiện hệ thống văn
bản quản lý hành chính nhà nước ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong giai đoạn hiện nay của Bùi Xuân Lự (2000); Hoàn thiện việc
xây dựng, ban hành văn bản của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội trong
giai đoạn hiện nay của Đỗ Thị Thanh (2003); Nghiên cứu, đề xuất giải
pháp nhằm tối ưu hóa phơng lưu trữ UBND Thành phố Hà Nội của Lê
Thị Thu Hương (2006); Lập hồ sơ hiện hành ở các ban Đảng trực thuộc
Ban Chấp hành Trung ương, thực trạng và giải pháp của Lê Thị Hà
(2006); Nghiên cứu chuẩn hóa thể thức văn bản của các doanh nghiệp

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ngoài quốc doanh của Nguyễn Hồng Duy (2007); Văn phong trong văn
bản quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam của Đỗ Thị Thanh Như (2007); Cơng tác lập hồ sơ hiện hành ở
Văn phịng Trung ương Đảng của Nguyễn Văn Tâm (2008); Hoàn thiện
Kỹ thuật soạn thảo văn bản tại Tổng cục Xây dựng lực lượng công an
nhân dân, Bộ Công an của Đàm Thị Lan Anh (2010)…
Nghiên cứu về văn bản của Đảng, Văn phịng Trung ương Đảng đã
chủ trì triển khai một số đề tài khoa học như: Chuẩn hóa hệ thống văn
bản của Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Mẫu các văn bản của Trung
ương Đảng và Văn phòng Trung ương (1999), Mẫu văn bản chủ yếu,
thường dùng của cấp ủy và văn phòng cấp ủy địa phương, cơ sở (2004)…
Qua nghiên cứu các giáo trình, sách chuyên khảo, các luận văn thạc
sỹ và các cơng trình nghiên cứu cho thấy, việc nghiên cứu thực trạng và

giải pháp về soạn thảo và ban hành văn bản của Tỉnh ủy nhằm nâng cao
chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy là vấn đề chưa có cơng
trình khoa học nào nghiên cứu.
6. Các nguồn tài liệu tham khảo chính
Bên cạnh các sách, tài liệu chuyên khảo, luận văn cao học, nguồn
tài liệu tham khảo chính trong q trình thực hiện đề tài là các văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương
Đảng, Cục Lưu trữ Văn phịng Trung ương Đảng về cơng tác văn thư,
lưu trữ, về soạn thảo và ban hành văn bản. Đặc biệt, nguồn tư liệu tham
khảo quan trọng chính là văn bản do các Tỉnh ủy ban hành. Ngoài ra, các
báo cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng, các văn phòng Tỉnh ủy, và văn bản của các Tỉnh ủy
gửi đến Văn phòng Trung ương Đảng cũng là những tư liệu bổ trợ trong
quá trình thực hiện đề tài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp thấy được mối quan hệ giữa
soạn thảo và ban hành văn bản với chất lượng hồ sơ trong lưu trữ; góp
phần nâng cao chất lượng soạn thảo và ban hành văn bản và công tác lưu
trữ ở các Tỉnh ủy. Những đề xuất của tác giả là cơ sở khoa học và thực
tiễn để Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung
ương Đảng và các Tỉnh ủy nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn
nghiệp vụ văn thư, lưu trữ và tổ chức công tác soạn thảo và ban hành
văn bản ngày càng hợp lý, khoa học hơn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu
của đề tài cũng có thể sử dụng để tham khảo trong q trình biên soạn tài

liệu bồi dưỡng cán bộ công tác văn phịng cấp ủy đảng nói chung, cán bộ
biên tập văn bản, văn thư, lưu trữ của Tỉnh ủy nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Mối quan hệ giữa việc soạn thảo và ban hành văn bản
với chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy.
Chương 2: Thực trạng soạn thảo và ban hành văn bản ở một số Tỉnh
ủy, Thành ủy.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu về soạn thảo và ban hành văn
bản để góp phần nâng cao chất lượng hồ sơ trong phơng lưu trữ Tỉnh ủy,
Thành ủy.
Trong q trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn, chúng tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của các thày, cô giáo Khoa Lưu trữ
học và Quản trị Văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng chí, đồng nghiệp ở Cục Lưu trữ
Văn phòng Trung ương Đảng, các văn phòng Tỉnh ủy, các bạn học viên
lớp Cao học Lưu trữ khóa 2008 - 2011 và gia đình, bạn bè; đặc biệt, là

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sự chỉ bảo ân cần, tâm huyết và trách nhiệm của Thày giáo, Nhà giáo Ưu
tú, PGS. Vương Đình Quyền.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự giúp đỡ quý
báu đó.
Do khả năng của tác giả cịn có những hạn chế, vừa học tập, nghiên
cứu, vừa phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan công tác, chắc

chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, chúng tơi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý phê bình của các thày giáo, cơ
giáo, các nhà khoa học và bạn đọc để chúng tôi khơng ngừng nâng cao
chất lượng cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, tháng 12-2013
Tác giả

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chương 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC SOẠN THẢO
VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN VỚI CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ
TRONG PHÔNG LƯU TRỮ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY

1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác
của Tỉnh ủy, Thành ủy
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí
và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Hệ
thống tổ chức Đảng bao gồm các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng được
thành lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng nhằm thực hiện
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và toàn xã hội.
Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ
chức hành chính của Nhà nước [5, tr. 9].
Theo Điều 110 của Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013, các đơn vị hành hành chính của nước ta được phân
định thành 4 cấp, là: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố tỉnh; thành phố trực
thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính
tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc
tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường [28, tr. 28].
Theo đó, hệ thống tổ chức của Đảng cũng gồm 4 cấp là: trung ương,
cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng do bầu cử lập ra. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là
Đại hội đại biểu toàn quốc, cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của
Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng
bộ, chi bộ [5, tr. 9].
Tỉnh ủy do đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh bầu, là cơ quan lãnh đạo
giữa hai kỳ Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo
thực hiện nghị quyết đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh; nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương Đảng. Tỉnh ủy làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách; hội nghị Tỉnh ủy do Ban Thường vụ triệu tập
thường lệ ba tháng một lần; họp bất thường khi cần. Tỉnh ủy có các
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ủy
viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư
Tỉnh ủy; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh ủy. Quyết định quy chế làm việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; chương trình

cơng tác tồn khóa và chương trình cơng tác năm của Tỉnh ủy.
Hai là, quyết định những vấn đề về chiến lược, các chương trình, đề
án, kế hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực cơng
tác của tỉnh nhằm cụ thể hóa và thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư và nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh.
Ba là, chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng 6 tháng, hằng năm
và kế hoạch 5 năm của tỉnh.
Bốn là, thảo luận và quyết định việc lãnh đạo thực hiện nghị quyết
của Tỉnh ủy về cơng tác tài chính đảng, các báo cáo định kỳ hằng năm
và bất thường của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; nghe Ban Thường vụ Tỉnh
ủy báo cáo những quyết định quan trọng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
giữa hai kỳ hội nghị Tỉnh ủy.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Năm là, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh
nửa đầu nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp
trong nửa cuối nhiệm kỳ.
Sáu là, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách về cơng tác tổ
chức, cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để thực
hiện cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đảng bộ.
Bảy là, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến nhân sự giới thiệu
ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: ủy viên Trung ương Đảng, bí
thư Tỉnh ủy, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh.

Tám là, chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội
bất thường theo quy định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các dự thảo văn
kiện trình Đại hội, đề án nhân sự Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh khóa sau
và đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc để Đại hội thảo luận, bầu
cử. Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đảng bộ
tỉnh và Đại hội tồn quốc của Đảng.
Chín là, xem xét, quyết định kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng
viên có vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng.
Mười là, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sáp
nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng
và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương.
Mười một là, thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có
trên 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh có yêu cầu [3].
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Theo quy định của Điều lệ Đảng, sau Đại hội đảng bộ tỉnh, hội nghị
Tỉnh ủy lần thứ nhất bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy; cử Thường trực Tỉnh
ủy; thành lập các ban chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.2.1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ hội nghị
Tỉnh ủy. Ban Thường vụ Tỉnh ủy có nhiệm vụ lãnh đạo và kiểm tra,
giám sát việc thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh,
nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy và nghị quyết, chỉ thị của Trung ương;
quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu
tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Tỉnh ủy [5, tr. 17].

1.1.2.2. Thường trực Tỉnh ủy
Thường trực Tỉnh ủy do Ban Thường vụ Tỉnh ủy cử, gồm bí thư,
các phó bí thư Tỉnh ủy. Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo kiểm tra thực hiện
nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và của
Trung ương; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ; quyết định
triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
[39, tr. 571].
1.1.2.3. Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc
Theo Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ
Đảng, Tỉnh ủy được lập các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc,
gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, cơ quan Ủy ban Kiểm tra, Ban Tuyên
giáo, Ban Dân vận [5, tr. 62]. Sau kết luận Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI, Ban Bí thư đã quyết định Tỉnh ủy được
lập thêm Ban Nội chính [2, tr. 1].
Các cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc Tỉnh ủy có 5 nhóm
nhiệm vụ là: 1) Nghiên cứu, đề xuất. 2) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.
3) Thẩm định, thẩm tra. 4) Phối hợp. 5) Thực hiện một số nhiệm vụ khác
do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy giao [3, tr. 2].
Chức năng của từng cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc
Tỉnh ủy như sau:

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy mà trực
tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trong tổ
chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các
cơ quan tham mưu, giúp việc; tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách

thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại; nguyên tắc, chế độ quản lý tài
chính, tài sản của đảng bộ; là trung tâm thơng tin tổng hợp phục vụ sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy. Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của
Tỉnh ủy và các cơ quan, tổ chức Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, bảo đảm kinh
phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cấp ủy [3, tr. 2].
Ban Tổ chức Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực
tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy về công
tác tổ chức xây dựng đảng gồm: tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính
trị nội bộ của hệ thống chính trị trong tỉnh. Là cơ quan chuyên môn,
nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ
của Tỉnh ủy [3, tr. 5].
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu giúp Tỉnh
ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công
tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong đảng bộ tỉnh theo
quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ do Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy giao. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của Tỉnh ủy [3, tr. 9].
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực
tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy về công
tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền,
lý luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên
soạn về lịch sử đảng bộ địa phương. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ
về công tác tuyên giáo của Tỉnh ủy [3, tr. 11].

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Ban Dân vận Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực

tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy về công
tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo) [3, tr. 14].
Ban Nội chính Tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy mà trực
tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy về
công tác nội chính và phịng, chống tham nhũng [2, tr. 1].
1.1.3. Quan hệ cơng tác
1.1.3.1. Đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, các ban
Đảng và Văn phịng Trung ương Đảng
Tỉnh ủy ủy quyền Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy thực hiện
các mối quan hệ công tác với Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, các
ban Đảng và Văn phòng Trung ương Đảng. Thường trực Tỉnh ủy tổ chức
quán triệt, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương;
thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, chế độ thỉnh thị, xin ý kiến Ban Bí thư
Trung ương đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền và những vấn đề
quan trọng mới nảy sinh ở địa phương, những vấn đề về tổ chức, cán bộ.
Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các ban chuyên trách tham mưu giúp
việc và Văn phòng Tỉnh ủy xây dựng mối quan hệ công tác chặt chẽ,
thường xuyên với các ban Đảng ở Trung ương và Văn phòng Trung ương
Đảng; kịp thời báo cáo những vấn đề khi các cơ quan Trung ương yêu cầu.
1.1.3.2. Đối với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy
Cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc có nhiệm vụ chuẩn bị
hoặc phối hợp chuẩn bị các đề án, quyết định trình Tỉnh ủy, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy; giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức truyền đạt, chỉ đạo triển
khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị; quản lý
cán bộ theo quy định và giải quyết những công việc cụ thể do Ban

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Thường vụ Tỉnh ủy giao; phối hợp với các cơ quan Nhà nước giải quyết
những vấn đề có liên quan.
Các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy thực hiện
chế độ báo cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo định kỳ và đột xuất.
Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến chỉ đạo đối với các cơ quan chuyên
trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy ít nhất 6 tháng 1 lần, chỉ đạo Văn
phòng Tỉnh ủy phục vụ sự điều hành, tổ chức công việc của cấp ủy và
làm công tác thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy.
1.1.3.3. Đối với các cấp ủy trực thuộc
Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy lãnh đạo
tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt đối với qn đội, cơng an. Thơng qua cơ
chế đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh và tham gia
Đảng ủy Quân khu; đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
tham gia Đảng ủy Quân sự, phụ trách Đảng ủy Công an, Đảng ủy Bộ đội
Biên phòng tỉnh (đối với những tỉnh có Đảng ủy Bộ đội biên phịng) để
lãnh đạo trực tiếp cơng tác quốc phịng an ninh.
Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy thường
xuyên chỉ đạo kiểm tra các quận ủy, huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc.
Các quận ủy, huyện ủy, thị ủy và đảng ủy trực thuộc chịu trách nhiệm
trước Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy về toàn bộ các mặt cơng tác ở
địa phương, đơn vị mình; kịp thời tổ chức triển khai có hiệu quả các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa
phương, đơn vị; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Ban Thường vụ
Tỉnh ủy. Tuỳ tình hình cụ thể, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có thể làm việc
đột xuất để quyết định những chủ trương công tác lớn, xử lý kịp thời
những vấn để nảy sinh có liên quan đến địa phương, đơn vị đó.


18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.1.3.4. Đối với Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng
nhân dân tỉnh
Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo Hội đồng nhân dân
tỉnh thông qua Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh. Tỉnh ủy, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập thể Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh
bằng nghị quyết, chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo trực
tiếp và bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Tỉnh
ủy quyết định giới thiệu nhân sự ra ứng cử hoặc cho thôi giữ chức vụ
Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; cho ý kiến về công tác bầu cử Hội
đồng nhân dân tỉnh, việc xây dựng, kiện toàn tổ chức Hội đồng nhân dân
tỉnh; cho ý kiến về những định hướng, chủ trương quan trọng trong
chương trình hoạt động, chương trình các kỳ họp và những quyết định
quan trọng của Hội đồng nhân dân tỉnh về kinh tế - xã hội, ngân sách,
quốc phòng - an ninh; những vấn đề liên quan chế độ, chính sách và đời
sống của nhân dân tỉnh; những vấn đề về tổ chức hành chính trước khi
trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chủ trương, nghị quyết của cấp trên và của Tỉnh ủy đối với Đảng
đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh.
1.1.3.5. Đối với Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh và Ủy ban
nhân dân tỉnh
Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh
thông qua Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh. Tỉnh ủy, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo tập thể Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh
bằng nghị quyết, chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo trực
tiếp và bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Tỉnh

ủy ban hành nghị quyết lãnh đạo những định hướng lớn trong quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, về chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp lớn và cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm và từng năm để Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện; quyết định một số
19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vấn đề lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh,
đối ngoại; quyết định giới thiệu nhân sự bầu chức danh chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh; cho ý kiến về quy hoạch, điều chỉnh địa giới hành chính
hoặc thành lập các đơn vị hành chính mới theo quy định của pháp luật.
Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham mưu,
đề xuất và cụ thể hoá kịp thời các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của
Tỉnh ủy trên các lĩnh vực thuộc sự điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh
thành chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện.
1.1.3.6. Đối với Ban cán sự đảng của các cơ quan nội chính và các
cơ quan nội chính
Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy bảo đảm sự
lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ đối với Ban cán sự đảng Toà án Nhân dân,
Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân và các cơ quan nội chính trên
các vấn đề trọng yếu trong cơng tác tư pháp. Thường trực Tỉnh ủy cho ý
kiến về nhân sự cấp trưởng, cấp phó của Tồ án Nhân dân, Viện Kiểm
sát Nhân dân và các cơ quan nội chính, về nhân sự thẩm phán và kiểm
sát viên cấp tỉnh trước khi trình xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy và
báo cáo lên ngành dọc cấp trên.
Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần thiết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghe
Ban Cán sự đảng Toà án nhân dân tỉnh, Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh và các cơ quan nội chính báo cáo tình hình và kết quả thực

hiện nhiệm vụ cơng tác của tồn ngành, cho ý kiến chỉ đạo về chủ
trương, định hướng hoạt động giai đoạn tiếp theo.
1.1.3.7. Đối với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị xã hội và Ban Thường vụ Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ
quốc, các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh thơng qua Đảng đồn Mặt trận
Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đoàn. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo bằng nghị
quyết, chỉ thị, quyết định, văn bản chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo trực tiếp và
bằng công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về kế hoạch đại hội các cấp; báo
cáo chính trị; đề án nhân sự và đề án tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc và
các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh; cho ý kiến về chức năng, nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, nhân sự bầu bổ sung các chức danh của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh theo
phân cấp quản lý cán bộ; 6 tháng một lần Thường trực Tỉnh ủy làm việc
với lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội
tỉnh để nghe kết quả hoạt động và các giải quyết kiến nghị của Mặt trận
Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội tỉnh.
1.2. Chất lượng hồ sơ trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy
1.2.1. Các loại hồ sơ chủ yếu trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, Thành ủy
Hồ sơ là một tập văn bản (hoặc một văn bản) có liên quan về một
vấn đề, sự việc (hay một người) hình thành trong q trình giải quyết
vấn đề, sự việc đó hoặc được kết hợp lại do có những điểm giống nhau
về hình thức như cùng loại văn bản, cùng tác giả, cùng thời gian ban

hành [31, tr. 333].
Trong phông lưu trữ Tỉnh ủy, tài liệu phần lớn được lập theo đặc
trưng vấn đề, sự việc. Loại hồ sơ này gồm các văn bản có liên quan về
một vấn đề, một sự việc, hay cá nhân. Các hồ sơ chủ yếu thường là: hồ
sơ hội nghị Tỉnh ủy, hồ sơ hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hồ sơ hội
nghị Thường trực Tỉnh ủy; hồ sơ thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung
ương, của Tỉnh ủy; hồ sơ thực hiện các chủ trương công tác; hồ sơ vụ
việc; hồ sơ cán bộ, đảng viên…; ví dụ:
Hồ sơ Hội nghị cán bộ chủ chốt Thành phố Hà Nội tổng kết 4 năm
thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và triển khai Nghị quyết số 49-

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NQ/TW của Bộ Chính trị về cơng tác tư pháp [Hồ sơ số 215, hộp số 881,
Kho Lưu trữ Thành ủy Hà Nội], gồm các văn bản:
- Tờ trình của Văn phòng Thành ủy tổ chức hội nghị.
- Giấy mời tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt Thành phố ngày 25-52006 tại Phòng khách Thành ủy, nhà số 9 Ngơ Quyền.
- Chương trình Hội nghị.
- Báo cáo của Ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân Thành phố tổng kết
thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị
về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới.
- Báo cáo của Thành ủy tổng kết 4 năm thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TW và triển khai Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về
công tác tư pháp.
- Đề án của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010.
- Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Đề
án số 06-ĐA/TU của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của

Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010.
- Phát biểu khai mạc hội nghị của Thường trực Thành ủy.
- Phát biểu của Công an Thành phố.
- Báo cáo tham luận của Chánh án Tòa án Nhân dân Thành phố.
- Phát biểu của PGS. TS. LS. Phạm Hồng Hải, Chủ nhiệm Đoàn
Luật sư Thành phố.
- Tham luận của Huyện ủy Thanh Trì.
- Tham luận của đồng chí Hồng Mạnh Hùng, Chánh án Tịa án
Nhân dân Quận Cầu Giấy.

22

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nghị quyết của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020.
- Phát biểu của đồng chí Trần Đức Lương, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Nước, Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
- Phát biểu kết luận Hội nghị của Thường trực Thành ủy.
Hồ sơ thực hiện Đề án số 16-ĐA/TU, ngày 26-7-2002 của Thành ủy
Hà Nội về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã,
phường, thị trấn [Hồ sơ số 658, hộp số 970, Kho Lưu trữ Thành ủy Hà
Nội], gồm các tài liệu:
- Công văn của Ban Tổ chức Thành ủy về việc báo cáo Thường trực
Thành ủy và xin ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Chương trình hành động để
phục vụ hội nghị Thành ủy.
- Tờ trình của Tổ cơng tác Đề án về việc tổ chức hội nghị.
- Công văn của Quận ủy Hoàn Kiếm về việc đánh giá kết quả thực
hiện Đề án.

- Báo cáo của Quận ủy Hoàn Kiếm đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
- Quyết định của Quận ủy Hoàn Kiếm về việc kiện toàn Ban chỉ đạo
thực hiện Đề án của Quận Hoàn Kiếm.
- Quyết định của Quận ủy Hồn Kiếm về việc thành lập Tổ cơng tác
giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Đề án của Quận Hoàn Kiếm.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Quận ủy Cầu Giấy.
- Chương trình nâng cao chất lượng hệ thống chính trị của Quận ủy
Hai Bà Trưng.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Quận ủy Tây Hồ.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Quận ủy Long Biên.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Sở Văn hóa – Thông tin.
23

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Sở Công Nghiệp.
- Công văn của Sở Nội vụ về việc xây dựng đề cương báo cáo sơ
kết Đề án.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Ban Chấp hành Hội Nông
dân Thành phố.
- Báo cáo kết quả thực hiện Đề án của Ban Thường vụ Hội Liên
hiệp Phụ nữ Thành phố.
Hồ sơ về việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chất
lượng đảng viên của Đảng bộ Thành phố Hà Nội [Hồ sơ số 702, hộp số
975, Kho Lưu trữ Thành ủy Hà Nội], gồm các tài liệu như sau:
- Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương về đánh giá chất lượng
tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên.
- Báo cáo của Ban Tổ chức Thành ủy kết quả đánh giá chất lượng tổ
chức cơ sở Đảng và đảng viên năm 2007.

- Công văn của Ban Tổ chức Thành ủy về việc lấy ý kiến gợi ý đánh
giá tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên, kiểm điểm, tự phê bình và phê bình
hằng năm đối với tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
- Báo cáo đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng
đảng viên của Quận ủy Ba Đình.
- Kế hoạch thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và
chất lượng đảng viên của Quận ủy Thanh Xuân.
- Kế hoạch kiểm tra thi hành Điều lệ Đảng, đánh giá chất lượng tổ chức
cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên năm 2006 của Quận ủy Thanh Xuân.
- Thông báo kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng năm
2006 của Quận ủy Đống Đa.

24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×