Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch môn, khoa học lãnh đạo, yêu cầu cần có một số phẩm chất đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý của đảng và nhà nước trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.88 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Với yêu cầu xây dựng đất nước sớm cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, người cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong bất
cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng phải là những chủ thể hội đủ các phẩm chất
và năng lực tương ứng. Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm tổ chức
người dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó;
là đầu não của một cơ thể hết sức nhạy cảm trước mọi biến cố cuộc sống, biết
lựa chọn những giải pháp tối ưu để chỉ huy, điều khiển bộ máy hoạt động một
cách hiệu quả.
Người lãnh đạo trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa vừa là
chủ thể có những phẩm chất phù hợp với xã hội hiện đại, vừa có đủ năng lực
để lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ cách mạng hiện nay. Phẩm chất và năng
lực cần thiết đối với người lãnh đạo trong các giai đoạn cách mạng trước đây
rõ ràng là khơng thể đáp ứng hồn tồn các yêu cầu về phẩm chất và năng lực
của người lãnh đạo trong giai đoạn mới. Người lãnh đạo trong giai đoạn mới
này phải là chủ thể làm chủ các phương tiện khoa học - công nghệ hiện đại,
nắm chắc cơ cấu và phương thức vận hành của nền sản xuất công nghiệp, của
cơ cấu, tổ chức, vận hành của xã hội hiện đại; vừa phải nâng cao tính độc lập,
vừa phải đặt mình trong tổng thể cơ cấu thống nhất - liên hoàn của một xã hội
phát triển cao.
Do vậy, việc đưa ra yêu cầu cần có một số phẩm chất đối với cán bộ
lãnh đạo, quản lý của Đảng và nhà nước trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay
là hết sức cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ lãnh đạo có đủ tài – đức lãnh đạo
tổ chức, ngành, lĩnh vực và đất nước phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập
quốc tế và cải cách đổi mới trong tình hình hiện nay.


2

NỘI DUNG
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nước ta đã có


những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ rõ: "Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ, đảng
viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý
thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Thành tựu 25 năm đổi mới
là thành quả của tồn Đảng, tồn dân, tồn qn, trong đó có sự đóng góp to
lớn của đội ngũ cán bộ, đảng viên".
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý được tôi luyện, trưởng thành qua thử
thách, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần độc lập tự chủ, trung
thành với lý tưởng cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn,
có ý chí, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đưa sự nghiệp đổi mới
ngày càng thu nhiều thắng lợi. Bên cạnh những thành tích đó, Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) cũng nhấn mạnh; "Một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một
số cán bộ cao cấp, suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với
những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ,
tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc…". Điều đó làm giảm uy tín
của Đảng, làm xói mịn lịng tin của nhân dân vào chế độ.
Theo yêu cầu tình hình mới của đất nước hiện nay, khi các nguy cơ đe
dọa sự tồn vong của chế độ vẫn chưa được giải quyết, yêu cầu đặt ra đối với
người lãnh đạo trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị càng nặng nề, địi
hỏi họ phải là những thủ lĩnh hạt nhân nòng cốt dẫn dắt và đưa các mục tiêu


3

đến đích thành cơng. Theo tơi, người lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới hiện
nay cần phải hội tụ đủ hai yếu tố: “trí tuệ và đạo đức”, cụ thể:
1. Những phẩm chất mang yếu tố trí tuệ (nhận thức) của một người

cán bộ lãnh đạo
Một là, có tư duy đổi mới, sáng tạo, đột phá; tầm nhìn và dự báo chiến
lược, người lãnh đạo cần tập trung vào các yếu tố cốt lõi, phải biết nắm bắt
đại cục về “thế” và “lực” và ln đặt mình trong trạng thái “động” của vấn đề
cần giải quyết, nhìn nhận sự việc sáng tạo, đổi mới, không bị chi phối nhiều
bởi các cách làm truyền thống hay thói quen đã có từ trước, trong giải quyết
mọi vấn đề xác định lấy tư duy hệ thống động làm cơ sở lý luận chủ đạo.
Người lãnh đạo phải có tầm nhìn dự báo: Cao (cấp tỉnh, quốc gia, toàn cầu,
xu hướng phát triển của thế giới…); xa (có cái nhìn dài hạn 5 đến 20 năm, đối
lập với xử lý tình thế, tư duy manh mún); sâu (nhìn vào bản chất, thấy được
nguyên nhân, hậu quả…); rộng (nhìn trong sự biến động, trong mối quan hệ
tương tác, liên ngành, lĩnh vực…). Để xây dựng tầm nhìn chiến lược, nhà lãnh
đạo cần rèn luyện tư duy hệ thống (tổng thể, liên ngành, đa chiều, quan hệ
tương tác…), tư duy phê phán và đổi mới. Dám vượt qua các rào cản truyền
thống, thực hiện các chiến lược đột phá.
Hai là, nhạy bén, sáng suốt, ứng đối kịp thời với các tình huống phức
tạp, nắm bắt kịp thời thời cơ chiến lược. Lãnh đạo phải nhạy cảm với những
thay đổi, khả năng nhận định đúng các thời điểm chiến lược và chỉ đạo chiến
lược sáng suốt trong những thời điểm đó; nhạy cảm đối với những thay đổi,
biết quan sát để nhận ra những khác lạ, những làn sóng biến động đang đến
gần, nhận biết các xu hướng, tìm thấy cơ hội trong sự biến động của các xu
hướng. Ví dụ, trong cách mạng tháng 8 năm 1945, Bác của chúng ta đã nắm


4

bắt thời cơ ngàn năm có một “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thối vị” để
giành chính quyền, đưa cách mạng đến thắng lợi.
Ba là, nắm bắt được cục diện chung và tập trung vào yếu tố cốt lõi. Đòi
hỏi đặt ra với người lãnh đạo là vừa phải nắm được cái tổng thể, vừa thấy

được cái cốt lõi; vừa thấy được mặt bằng chung, tính tồn diện của thực tế,
nhưng cũng phải biết được sợi chỉ đỏ xuyên suốt vấn đề là cái gì. Trong chủ
trương, chính sách chung, người lãnh đạo phải có chỉ đạo riêng, nhận diện
được vấn đề cốt lõi, lãnh đạo thực hiện điểm, diện, then chốt trong chủ trương
chung, từ đó tổng kết, đánh giá và triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả.
Phải biết huy động và sắp xếp các nguồn lực có ưu tiên, trọng điểm, thậm chí
quyết liệt vào một số ít các yếu tố cốt lõi, có thể chấp nhận sự thiệt hại ở một
số phương diện, nghĩa là khơng dàn trải. Đây là vấn đề mang tính sống cịn
trong thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo. Ví dụ: Vào thời điểm cuối năm 1945
đến năm 1946, thế nước ngàn cân treo sợi tóc. Ở phía Bắc, qn Tàu - Tưởng
tràn vào kéo theo bè đảng những kẻ phản động, cơ hội. Ở phía Nam, Pháp núp
bóng qn đồng minh đưa quân vào hòng xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Trong đất nước, nạn đói hồnh hành, hơn hai triệu người chết, hơn 95% dân
mù chữ... Trong sự phức tạp, khó khăn, phức tạp như trăm mối tơ vị đó, Bác
Hồ và Đảng đã khéo léo loại dần một số kẻ thù, dùng các biện pháp hịa bình
để kéo dài điều kiện hịa hỗn nhằm củng cố lực lượng cách mạng.
Bốn là, có khả năng khởi xướng, khai tâm, truyền cảm hứng, là thủ lĩnh
tiên phong và biết phát triển người khác thành lãnh đạo. Người lãnh đạo là
người biết khởi xướng các ý tưởng về đột phá chiến lược và tầm nhìn dài hạn
để cấp dưới thực hiện, thậm trí phải đưa được ra các tư tưởng, lý luận ở mức
độ chiến lược mang tầm vĩ mơ. Ví dụ như lý luận về “bốn toàn diện” của Tập
Cận Bình… Biết truyền cảm hứng, tạo dựng lịng tin, thúc đẩy sự cam kết tự
nguyện, tự giác của các thành viên; trong các hoạt động công việc, biết gợi


5

mở suy nghĩ, đặt vấn đề dưới ánh sáng mới, cách thức nhìn nhận mới, xử lý
mới; dám đi đầu mở đường, dẫn dắt, sãn sàng chịu trách nhiệm cá nhân, biết
sử dụng quyền lực khéo léo, phù hợp với thời cuộc; trong sử dụng con người,

lãnh đạo phải biết thu hút người tài, huấn luyện và đào tạo bồi dưỡng, phát
huy các tiềm năng của cấp dưới, trao quyền cho cấp dưới và kiến tạo họ phát
triển thành lãnh đạo.
Năm là, phải tạo dựng được thể chế, học tập và chia sẻ tri thức liên tục.
Bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải thực hiện công việc rất quan trọng của
mình là củng cố sự bền vững về thể chế, các nguồn lực con người để đảm bảo
cho thành cơng của sự nghiệp. Thể chế ấy là sự chính danh, sự rõ ràng minh
bạch về quyền lực, về cơ chế vận hành và sự đồng thuận, cam kết của các
đồng sự quan trọng, thân cận. Yêu cầu này xuất phát từ việc thực tiễn vận
động, phát triển liên tục và do đó, mỗi tình huống giải quyết ở thời kì sau đã
rất khác thời kì trước, khơng lặp lại nguyên xi nữa. Dữ kiện sống ở mỗi thời
kì liên tục vận động, nhiệm vụ đặt ra cũng khác đi. Do đó, người lãnh đạo
phải ln học tập, cập nhật kiến thức, chia sẻ tri thức với mọi người.
Sáu là, người lãnh đạo phải biết dùng người, người lãnh đạo có vai trị
quan trọng, là người đại diện, là linh hồn của tổ chức và là người dẫn dắt tổ
chức đó đến thành cơng. Mọi việc ổn định hay rắc rối, đồn kết hay mâu
thuẫn, thành cơng hay thất bại đều do việc lựa chọn, sắp xếp và bố trí con
người có thích hợp hay khơng và có đúng năng lực, sở trường chun mơn
của họ hay khơng. Đó chính là việc có biết cách dùng người hay khơng. Bác
Hồ từng khẳng định: Cán bộ nào, phong trào nấy. ở đâu có cán bộ tốt, thì mọi
việc đều thành cơng. Cách dùng người là việc quan trọng nhất của người lãnh
đạo, của người đứng đầu một tổ chức, một đất nước.


6

2. Những phẩm chất đạo đức của cán bộ lãnh đạo
Một là, người lãnh đạo phải thực sự: cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ
tư. Đó là các chữ mà như Bác Hồ nói “phải học cả đời mới có thể thuộc
được”, đây chính là vấn đề cốt lõi nhất về phẩm chất đạo đức của một người

lãnh đạo, cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư là gốc của đạo đức, là yêu cầu
bất cứ cán bộ lãnh đạo đều phải có; khơng có nó thì người lãnh đạo sẽ mắc
phải các bệnh như tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, khệnh khạng… rơi vào
tham vọng quyền lực, sa và chủ nghĩa cá nhân, “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”. Bác của chúng ta đã nói: Sơng phải có nguồn, khơng có nguồn thì sơng
khơng có nước, cây phải có gốc, khơng có gốc cây sẽ héo, cán bộ phải có đạo
đức, khơng có đạo đức thì có tài giỏi đến mấy cũng không thể lãnh đạo được
Nhân dân.
Người lãnh đạo phải nhận thức rõ mình là: Người lãnh đạo và là người
đầy tớ thật trung thành của Nhân dân, không cho phép bản thân mình đứng
trên Nhân dân, cai trị Nhân dân và coi mình là cấp trên có quyền ban phát lợi
ích, phải nhận thức mọi hành động lãnh đạo của mình phải vì Nhân dân, phục
vụ Nhân dân, phục vụ lợi ích tập thể, tổ chức, vì lợi ích chung, khơng có chủ
nghĩa cá nhân.
Hai là, người lãnh đạo phải có: Nhân, nghĩa, dũng. Điều này rất quan
trọng không thể thiếu đối với cán bộ lãnh đạo, người lãnh đạo phải có tính
thật thà, u thương, hết lịng giúp đỡ đồng chí, kiên quyết chống lại những
việc có hại cho Đảng, cho dân, cho tổ chức, không ham địa vị, giàu sang,
quyền q, đó chính là “Nhân”. Trong công việc phải ngay thẳng, không làm
việc bậy, không che dấu, dung túng, làm việc gì cũng hết sức cẩn thận, khơng
sợ phê bình, đó chính là “nghĩa”. Đối với việc gì cũng thể hiện ý chí khơng
ngại gian khổ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và mạnh dạn đổi
mới, đúng dám bảo vệ, chính trực, ngay thẳng, không dung túng cho các


7

khuyết điểm, khơng nói và hành động trái với lợi ích của tập thể của Nhân
dân, mọi việc lãnh đạo đều vì lợi ích chung, khơng tham lam, ích kỷ, đó chính
nhà “Dũng”.

3. Một số giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức, trình độ của cán bộ lãnh đạo vững
về lý luận, thông thạo thực tiễn.
Phải làm cho mọi cán bộ, đảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng
của việc thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các
quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội
ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt
ra. Trau dồi lý luận để nâng cao khả năng tổng qt, đánh giá, nhìn nhận vấn
đề một cách chính xác, đầy đủ, khách quan, từ đó trở thành kim chỉ nam định
hướng cho hoạt động công việc thực tiễn, lãnh đạo cần tuyệt đối trách bệnh
coi kinh lý luận.
Hai là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơng
tác cán bộ.
Tiếp tục cụ thể hóa, thể chế hóa ngun tắc Đảng thống nhất lãnh đạo
cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm
của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về
cơng tác cán bộ. Bổ sung, hồn thiện các quy định, quy chế về sự lãnh đạo
của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các tổ chức thành viên khác trong
hệ thống chính trị; tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình cơng tác nhân sự của
Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội.


8

Bốn là, tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng nâng cao chất lượng,
bảo đảm sự đồng bộ, kế thừa và phát triển, thực hiện học tập suốt đời.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ
theo quy hoạch, theo chức danh, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu
trong thực hiện chiến lược cán bộ giai đoạn mới. Củng cố, nâng cao chất

lượng các học viện, trường, trung tâm chính trị. Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên các trường đại học trong cả nước và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ trong hệ thống chính trị. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu
tư ngân sách nhà nước cho việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Mở rộng hợp
tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức. Nghiên cứu xây dựng
chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ
đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, cơng nghệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và chủ động hội nhập quốc tế.
Năm là, tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ.
Công tác giáo dục, quản lý cán bộ phải gắn liền với công tác kiểm tra,
giám sát cán bộ về chất lượng, hiệu quả công việc, về tư tưởng, lập trường,
mối quan hệ xã hội của bản thân và gia đình cán bộ. Hồn thiện các quy định
về quyền hạn, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các
cấp trong giáo dục, quản lý cán bộ; gắn xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới
công tác cán bộ với thực hiện tốt việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh, với cơng tác phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng
phí, tiêu cực.


9

KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Người có tài mà khơng có đức thì vơ
dụng, người có đức khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Trong lãnh đạo,
người cán bộ cần nhận thức rất rõ về vị trí, vai trị của mình trong mối quan
hệ tổ chức, đồn thể và Nhân dân.
Nhưng có vấn đề cốt tử của sự lãnh đạo và cũng là bản chất của lãnh đạo
chính là quan hệ với dân, vì dân, dựa vào dân và kết quả của sự lãnh đạo, suy
cho cùng cũng phụ thuộc vào dân. Bởi vì dân là người chịu sự lãnh đạo, người
thụ hưởng thành quả của sự lãnh đạo, dân là lực lượng tổ chức thực hiện và

giám sát sự lãnh đạo. Do vậy, người lãnh đạo phải thực sự vì lợi ích của Nhân
dân, đặt lợi ích của cá nhân trong lợi ích của tập thể, tổ chức, thậm chí sãn
sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.
Người lãnh đạo là người có vị trí và thẩm quyền trong tổ chức bộ máy, vì
vậy cần bồi dưỡng và rèn luyện mình thành người lãnh đạo “sáng suốt”, trong
lịch sử đất nước chúng ta đã có những bậc “minh quân” làm dạng danh non
sơng đất nước, có lãnh tụ Hồ Chí Minh và những lãnh đạo tài giỏi đưa đất
nước vượt qua bao khó khăn, thử thách, vươn ra hội nhập tồn cầu, mang lại
hạnh phúc, sung sướng cho dân tộc. Đó chính là bài học, là kinh nghiệm quý
báu để các thế hệ lãnh đạo sau này noi theo. Phẩm chất tốt đẹp của người lãnh
đạo chính là “Tài – Đức” vẹn toàn.


10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng tồn quốc lần thứ XI, XII Văn
phịng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2011
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ
đạo tổng kết: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn
qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb CTQG, H, 2015.
3. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.
4. Chuyên đề: Lãnh đạo và khoa học lãnh đạo của Tiến sỹ Trần
Hương Than – Viện Lãnh đạo học và Chính sách công.
5. Tác phầm: Sửa đổi lề lối làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
6. Tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
7. Các tài liệu tham khảo khác.




×