Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----o0o-----

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI EVFTA

Ngành: Kinh doanh thương mại

LÊ THỊ LAN HƯƠNG

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI EVFTA

Ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 820046

Họ và tên học viên: Lê Thị Lan Hương
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Minh Ngọc

Hà Nội- 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung bài nghiên cứu này là do tôi nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn khoa học của Giảng viên- TS. Vũ Thị Minh Ngọc. Các nội dung, kết quả
nghiên cứu trong đề tài này là trung thực do chính tác giả tìm hiểu, nghiên cứu và
thực hiện triển khai nội dung. Những số liệu trong các bảng biểu , hình ảnh phục vụ
cho việc phân tích, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn tin tưởng khác
nhau được chú thích nguồn gốc và ghi rõ ràng trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Ngồi ra, trong bài có sử dụng một số nhận xét cũng như số liệu của các tác
giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn.
Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
nội dung Luận văn của mình.
Học viên

Lê Thị Lan Hương


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Hoạt động xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
EVFTA”, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, Ban lãnh đạo của
Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn
của mình.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến TS. Vũ Thị
Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tác giả hồn thành cơng trình nghiên
cứu này.
Học viên


Lê Thị Lan Hương


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................... 5
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu........................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7
5.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................. 7
5.2. Phương pháp xử lý thông tin........................................................................ 7
6. Kết cấu nội dung.................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ TRONG BỐI
CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO........................................................ 9
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu................................................................................. 9
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu........................................................................ 10
1.1.3. Các hình thức phân phối hàng hóa xuất khẩu..................................... 11
1.1.4. Khái quát về xuất khẩu hàng rau quả................................................... 12
1.1.5. Đặc trưng trong xuất khẩu rau quả...................................................... 12
1.1.6. Vai trò của hoạt động xuất khẩu rau quả.............................................. 13


MỤC LỤC

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của hiệp định thương mại tự do..........................15
1.2.2. Một số quy định chung thường gặp trong hiệp định thương mại tự do
liên quan đến xuất khẩu sản phẩm rau quả................................................... 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm rau quả trong bối cảnh
thực thi hiệp định thương mại tự do................................................................. 19
1.3.1. Cam kết trong hiệp định thương mại tự do mà nước xuất khẩu và nước
nhập khẩu là thành viên.................................................................................. 20
1.3.2. Các yếu tố xuất phát từ nước nhập khẩu.............................................. 20
1.3.3. Các yếu tố xuất phát từ nước xuất khẩu............................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG
MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI EVFTA.................................................................... 24
2.1. Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU............................24
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu theo năm............................................................ 24
2.1.2. Hình thức xuất khẩu và phân phối rau quả xuất khẩu sang thị trường
EU

27

2.1.3. Cơ cấu xuất khẩu theo chủng loại mặt hàng........................................ 29
2.1.4. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường......................................................... 35
2.2. Hiệp định EVFTA và quy định của EVFTA đối với xuất khẩu rau quả
của Việt Nam sang thị trường EU..................................................................... 38
2.2.1. Hiệp định EVFTA.................................................................................. 38
2.2.2. Quy định đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
............................................................................................................................40
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị
trường EU........................................................................................................... 51



2.3.1. Nhóm yếu tố xuất phát từ Việt Nam...................................................... 51
2.3.2. Nhóm yếu tố xuất phát từ EU................................................................ 63
2.4. Đánh giá tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
...............................................................................................................................68
2.4.1. Kết quả đạt được.................................................................................... 68
2.4.2. Hạn chế tồn tại....................................................................................... 69
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế..................................................................... 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THAM GIA HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA ĐẾN NĂM 2025.............................................. 74
3.1. Bối cảnh kinh tế xã hội, cơ hội, thách thức và định hướng xuất khẩu rau
quả của Việt Nam sang EU................................................................................ 74
3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội.......................................................................... 74
3.1.2. Cơ hội của Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU................................ 77
3.1.3. Thách thức đối với Việt Nam xuất khẩu rau quả sang EU...................78
3.1.4. Định hướng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU......................79
3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU...............81
3.2.1. Về phía doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu........................................... 81
3.2.2. Về phía nhà nước................................................................................... 84
KẾT LUẬN............................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 88
PHỤ LỤC 1............................................................................................................... i
PHỤ LỤC 2.............................................................................................................. ii
PHỤ LỤC 3............................................................................................................. iii
PHỤ LỤC 4............................................................................................................. iv


PHỤ LỤC 5............................................................................................................. iv
PHỤ LỤC 6............................................................................................................. iv



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu 2.1. Một số mặt hàng rau củ tươi và sơ chế xuất khẩu sang EU.............29
Bảng biểu 2.2. Một số mặt hàng quả tươi và sơ chế xuất khẩu sang EU..................30
Bảng biểu 2.3. Một số mặt hàng rau quả chế biến xuất khẩu sang EU....................31
Bảng biểu 2.4. Giá trị xuất khẩu một số loại rau quả tươi và sơ chế chính sang EU
năm 2021................................................................................................................. 33
Bảng biểu 2.5. Sản lượng xuất khẩu một số rau quả chế biến sang EU 6 tháng cuối
năm 2021................................................................................................................. 35
Bảng biểu 2.6. Mức hạn ngạch thuế quan với tỏi, ngô ngọt, nấm............................41
Bảng biểu 2.7. Quy tắc xuất xứ của nhóm hàng rau quả.......................................... 42
Bảng biểu 2.8. Các chỉ dẫn địa lý rau quả Việt Nam được EU bảo hộ đương nhiên48
Bảng biểu 2.9. Tổng hợp sản lượng rau quả của Việt Nam giai đoạn 2016-2021....53
Bảng biểu 2.10. Sản lượng một số loại quả tiêu biểu năm 2021..............................54
Bảng biểu 2.11. Sản lượng một số loại rau tiêu biểu năm 2021............................... 54
Bảng biểu 2.12. Giá trị xuất khẩu mặt hàng nơng sản chính của Việt Nam giai đoạn
2017-2021................................................................................................................ 57
Bảng biểu 2.13. Kim ngạch nhập khẩu rau quả của EU (27) năm 2021...................64
Bảng biểu 2.14. 10 nước thành viên EU nhập khẩu lớn rau quả từ các nước ngoài
EU............................................................................................................................ 66


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cơ cấu mặt hàng nơng sản của Việt Nam XK sang EU 11 tháng năm 2021
...................................................................................................................................24
Hình 2.2. Biến động kim ngạch xuất khẩu NLTS Việt Nam sang EU năm 2021.....25
Hình 2.3. Giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 20172021 ...........................................................................................................................26
Hình 2.4. Giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường EU theo tháng năm 2021........27
Hình 2.5. Sơ đồ kênh phân phối rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 27
Hình 2.6. Cơ cấu xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 20172021 ...........................................................................................................................32

Hình 2.7. Cơ cấu một số loại rau quả tươi và sơ chế chính xuất khẩu sang EU năm
2021......................................................................................................................... 34
Hình 2.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của rau quả Việt Nam sang EU giai
đoạn 2017-2020....................................................................................................... 36
Hình 2.9. Các cột mốc chính về q trình đàm phán Hiệp định EVFTA.................38
Hình 2.10. Các nội dung chính của Hiệp định EVFTA............................................ 39
Hình 2.11. Mức thuế áp dụng đối với sản phẩm mã HS 08039010..........................40
Hình 2.12. Tình hình xu hướng xuất khẩu rau quả Việt Nam qua các tháng giai đoạn
2019-2021................................................................................................................ 58


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TIẾNG ANH
STT
1

2

Từ viết tắt
AUSFTA

CPTPP

Tên tiếng Anh
Australia- United States Free

Hiệp định thương mại tự do

Trade Agreement


Úc- Hoa Kỳ

Comprehensive and

Hiệp định Đối tác Toàn

Progressive Agreement for

diện và Tiến bộ xuyên Thái

Trans-Pacific Partnership

Bình Dương

3

EC

European Community

4

EUROSTAT

European Statistical Office

5

EVFTA


Ý nghĩa

EU-Vietnam Free Trade
Agreement

Cộng đồng Châu Âu
Cục thống kê của cộng đồng
Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên
minh Châu Âu

6

EC

European Community

Cộng đồng Châu Âu

7

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

8


GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

9

GSP

10

HS (Codes)

Harmonized System Codes

Hệ thống hài hòa

11

ICD

Inland Container Depot

Cảng cạn

12

ILO


Generalized System of
Preferences

International Labour
Organization

Hệ thống ưu đãi phổ cập

Tổ chức lao động quốc tế


STT

Từ viết tắt

Tên tiếng Anh

Ý nghĩa

13

IMF

International Moneytary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

14

ITC

International Trade Centre


15

IPA

16

NAFTA

17

SMEs

18

SPS

Sanitary and Phytosanitary

19

TBT

Techincal Barriers to Trade

20

T-TIP

Investment Protection

Agreement

Trung tâm thương mại quốc
tế
Hiệp định bảo hộ đầu tư

North American Free Trade

Hiệp định thương mại tự do

Agreement

Bắc Mỹ

Small and Medium-sized
Enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vệ sinh và kiểm dịch động
vật
Rào cản kỹ thuật trong
thương mại

Transatlantic Trade and

Hiệp định thương mại tự do

Investment Partnership

xuyên Đại Tây Dương


Vietnam Chamber of

Liên đoàn Thương mại và
công nghiệp Việt Nam

21

VCCI

22

WCO

World Customs Organization

Tổ chức Hải quan quốc tế

23

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

Commerce and Industry


DANH MỤC TIẾNG VIỆT

STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1

ATLĐ

An toàn lao động

2

ATTP

An tồn thực phẩm

3

CNTT

Cơng nghệ thơng tin

4

CSDL

Cơ sở dữ liệu


5

CSHT

Cơ sở hạ tầng

6

CSVC

Cơ sở vật chất

7

DN

Doanh nghiệp

8

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

9

DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


10

KHCN

Khoa học công nghệ

11

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

12

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

13

KNXNK

Kim ngạch xuất nhập khẩu

14

KT-XH

Kinh tế- xã hội


15

NHNN

Ngân hàng nhà nước

16

NLTS

Nông lâm thủy sản

17

NXB

Nhà xuất bản

18

PTNNNT

Phát triển nông nghiệp nơng thơn

19

SHTT

Sở hữu trí tuệ



STT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

20

SX

Sản xuất

21

SXKD

Sản xuất kinh doanh

22

SXXK

Sản xuất xuất khẩu

23

XK

Xuất khẩu



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hiện nay, khi xu hướng tồn cầu hóa mở rộng, hoạt động thương mại quốc tế
diễn ra ngày càng sôi nổi với sự xuất hiện nhiều hơn của các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới. FTA thế hệ mới đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các nước
thành viên khi tham gia bởi những cam kết mở rộng và toàn diện hơn trong khi các
FTA truyền thống chưa đề cập đến. Tại Việt Nam, có hai hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới điển hình đã được ký kết chính là EVFTA và CPTPP. Hiệp định EVFTA
được ký kết vào năm 2020 đã đem đến rất nhiều cơ hội mới trong quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và các nước thành viên khối EU. Tuy nhiên, để đáp ứng được
những yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính này, nhất là về tiêu chuẩn kỹ thuật,
chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ… Việt Nam đang phải
đối mặt với vô vàn thách thức trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và
xuất khẩu rau quả nói riêng dù đây vốn là thế mạnh của một quốc gia nông nghiệp.
Do vậy, với đề tài Luận văn: “ Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
EVFTA”, tác giả hướng đến phân tích được thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia hiệp định EVFTA, đánh giá kết quả,
hạn chế, phân tích cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằmthúc
đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU. Đề tài được tác giả nghiên cứu trong
phạm vi không gian từ Việt Nam sang thị trường EU, phạm vi thời gian về thực
trạng giai đoạn 5 năm 2017-2021 và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả đến năm
2025.
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả trong bối cảnh hiệp định
thương mại tự do
Chương 1 tác giả tập trung đề cập đến 3 nội dung bao gồm: (1) Cơ sở lý luận
về xuất khẩu rau quả (như khái niệm xuất khẩu, xuất khẩu rau quả, hình thức xuất
khẩu, xuất khẩu rau quả, hình thức phân phối xuất khẩu rau quả, đặc trưng của xuất

khẩu rau quả …); (2) Cơ sở lý luận về hiệp định thương mại tự do, hiệp định
thương mại


tự do thế hệ mới.; (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả khi hiệp định
thương mại tự do được thực thi
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA
Chương 2 tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá các nội dung bao gồm: (1)
Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU giai đoạn 2017-2021; (2) Các
quy định liên quan đến xuất khẩu rau quả trong EVFTA; (3) Các yếu ảnh hưởng đến
hoạt động xuất khẩu nhóm hàng này khi xuất khẩu sang EU từ ba phía Việt Nam,
EU và Hiệp định EVFTA. Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua sử dụng
phương pháp phân tích định tính các dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy. Từ đó, tác giả tiếp
tục đánh giá được kết quả đạt được, hạn chế tồn tại và các ngun nhân giải thích
cho những hạn chế đó trong q trình rau quả của Việt Nam được xuất khẩu sang
EU.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do EVFTA
đến năm 2025
Chương 3 tác giả đưa ra được những phân tích về bối cảnh KT-XH trong và
ngoài Việt Nam cùng những cơ hội, thách thức, định hướng của nhà nước về xuất
khẩu rau quả sang thị trường EU đến năm 2025. Từ đó, dựa trên các nội dung đã
phân tích ở chương 2, các giải pháp phù hợp cho DN và nhà nước được đề xuất
nhằm mục tiêu giải quyết những hạn chế, khó khăn cịn tồn đọng, đồng thời đẩy
mạnh rau quả xuất khẩu sang EU đến năm 2025.
Nhìn chung, bài nghiên cứu đã đạt được những mục tiêu tác giả đề ra. Tác giả
rất hy vọng kết quả nghiên cứu của bài luận văn này sẽ hữu ích đối với các DN và
cơ quan quản lý liên quan để nhanh chóng thúc đẩy xuất khẩu rau quả vốn là thế
mạnh của Việt Nam sang EU, tận dụng tốt mọi cơ hội và đảm bảo tuân thủ tốt các

quy định, cam kết trong EVFTA đưa ra.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế luôn là vấn đề tất yếu, được đặc biệt quan tâm bởi
hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Điều này
có tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn, quyết định đến mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã
hội của một quốc gia với quốc gia khác trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Hội nhập
kinh tế quốc tế, khu vực diễn ra mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số, cuộc cách
mạng 4.0 bùng nổ cũng là lúc các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới được ra
đời và ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, Hiệp định thương mại Tự do Việt NamLiên minh Châu Âu (EVFTA) chính là ví dụ điển hình cho FTA thế hệ mới đã được
ký kết. Hiệp định EVFTA được khởi động đàm phán từ tháng 10/2010 và chính
thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 với phạm vi cam kết và mức độ tự do hóa sâu
rộng, tồn diện hơn. Hiệp định này đã mang lại nhiều cơ hội mới trong quá trình
thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khối Liên minh Châu Âu (EU) với
27 nước thành viên, không bao gồm Anh quốc.
EU là một thị trường nhập khẩu rộng lớn và đầy tiềm năng cho nhiều nhóm
hàng hóa từ các quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm cả nhóm hàng rau quả.
Qua từng năm, EU luôn giữ lượng tiêu thụ lớn, ổn định hàng năm với rau quả tươi
và sơ chế nhập khẩu và ngày càng gia tăng với rau quả chế biến trái mùa có nguồn
gốc từ các quốc gia ngồi khu vực. Trong khi đó, rau quả vốn là thế mạnh của nước
ta- một quốc gia với xuất phát điểm là một nước nơng nghiệp có lực lượng lao động
dồi dào, dày dặn kinh nghiệm trong hoạt động trồng trọt, sản xuất nông lâm. Rau
quả xuất khẩu sang EU được đánh giá sẽ hưởng nhiều lợi ích từ EVFTA mang lại.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường này càng phải đối mặt với nhiều hơn những khó khăn, thách thức về yêu cầu
cao, chặt chẽ của thị trường tiêu dùng EU, nhất là các vấn đề liên quan đến tiêu

chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, nguồn gốc xuất xứ,… hay các quy định mới
về sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững,… được đặt ra trong Hiệp định EVFTA.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam vẫn còn tồn tại
nhiều mặt hạn chế


như thị phần xuất khẩu thấp, giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, dư
lượng hóa chất độc hại chưa tuân thủ quy định,… gây khó khăn trong quá trình
xuất khẩu và thâm nhập vào thị trường EU. Do vậy, bản thân DN trong nước và các
cơ quan chức năng liên quan tại Việt Nam cần nhanh chóng đưa ra giải pháp khắc
phục nhằm đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu khắt khe của thị trường đầy khó
tính này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “ Hoạt
động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA “ làm đề tài luận văn thạc sỹ
ngành Kinh doanh thương mại của mình. Việc phân tích và đánh giá hoạt động xuất
khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới EVFTA là vô cùng quan trọng, cần thiết ở thời điểm
hiện tại. Tác giả hy vọng sẽ tìm ra giải pháp mang lại hiệu quả và tính khả thi cao
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường
EU trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Tính đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài này, trước đây đã có rất nhiều các
bài nghiên cứu khác cả trong và ngoài nước liên quan đến Hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới EVFTA, về hoạt động xuất khẩu nơng sản nói chung và rau quả Việt
Nam nói riêng sang thị trường EU hay về tác động của EVFTA đến hoạt động xuất
khẩu rau quả Việt Nam. Điều này chứng tỏ vấn đề xuất khẩu rau quả Việt Nam sang
thị trường các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu đang ngày càng được quan tâm,
trở thành đề tài nóng hổi trên các diễn đàn thơng tin. Liên quan đến vấn đề này, có
một số nghiên cứu cụ thể như sau:

Tác giả Warner Uiterwijk, Globally Cool, Leeuwarden, Hà Lan và chuyên gia
trong nước Vũ Thục Linh (2016) trong “Báo cáo thị trường rau quả EU” , thuộc dự
án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (MUTRAP) đã chỉ ra thực
trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung cùng với những phân tích về đặc
điểm thị trường rau quả của EU và đưa ra những quy định bắt buộc của thị trường
rau quả tại EU. Từ đó, các tác giả phân tích được vấn đề về khoảng cách giữa năng
lực


cung ứng của thị trường rau quả Việt Nam với nhu cầu của thị trường EU, đưa ra
đánh giá chung về cơ hội Việt Nam có thể tận dụng khi xuất khẩu nhóm hàng này.
TS.Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và TS. Đinh Cơng Hồng (05/2020) trong bài viết
“Phát triển xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Liên minh
Châu Âu: Thực trạng và một số khuyến nghị chính sách “ đăng trên Tạp chí nghiên
cứu số 47 của NXB Nghiên cứu công nghiệp và thương mại- Viện nghiên cứu Châu
Phi và Trung Đông đã nghiên cứu thực trạng xuất khẩu rau quả sang EU giai đoạn
2015-2019. Từ đó, tiếp tục phân tích những hạn chế khó khăn còn tồn tại và chỉ ra
nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía Việt Nam và EU cho những vấn đề này. Dựa
trên những đánh giá đó, tác giả tiếp tục đề xuất được 8 biện pháp nhằm phát triển
xuất khẩu bền vững nhóm hàng rau quả sang thị trường EU bao gồm: “(1)Đổi mới
nhận thức và tư duy của nhà quản lý, hoạch định chính sách; (2)Tích cực tham gia
các Hiệp định FTA thế hệ mới; (3)Phát triển nguồn cung và chuỗi cung ứng bền
vững; (4)Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu theo hướng nâng cao chất
lượng và giá trị gia tăng; (5)Đa dạng hóa thị trường tiềm năng mới, phát triển thị
trường ngách trong EU; (6)Tăng cường xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin và
dự báo thị trường EU; (7)Phát triển cơ sở hạ tầng, logistic, vận chuyển,...; (8)Đảm
bảo cân bằng giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn
đề xã hội”.
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long (29/07/2020), Đại học Thương mại với bài viết
“Một số tác nhân tác động đến xuất khẩu rau quả Việt Nam EU khi Hiệp định

thương mại tự do liên minh Châu Âu- Việt Nam được triển khai” đăng trên Tạp chí
cơng thương số 10 đã dựa trên những dữ liệu thứ cấp về sự phát triển các lực lượng
tham gia, yếu tố tác động và phân tích mơi trường xuất nhập khẩu nhóm hàng rau
quả giữa EU và Việt Nam trong giai đoạn 5 năm 2014-2018 kết hợp với những cam
kết chủ yếu trong Hiệp định thương mại tự do EVFTA, tác giả nhận diện và kỳ vọng
mức tác động của 3 nhóm tác nhân bao gồm: “(1) Nhóm cam kết trong EVFTA và
các quy định quản lý nhập khẩu rau quả EU; (2) Trạng thái nhu cầu thị trường và
tiềm năng xuất nhập khẩu rau quả của EU; (3) Khả năng nâng cao năng lực cạnh
tranh và sản xuất- cung ứng xuất khẩu nhóm hàng rau quả”. Từ đó, các giải pháp
nhằm phát triển xuất khẩu bền vững rau quả của Việt Nam sang EU được đề xuất.


Hai tác giả Nguyễn Tiến Hoàng và Trịnh Thùy Ngân (12/2020) với bài viết “
Impact of EVFTA on the exportation of Vietnamese agricultural products to the EU
market” trong cuốn Journal of International Economics and Management tập 21 đã
áp dụng mô hình nghiên cứu định lượng SMART để phân tích, đánh giá tác động
của việc cắt giảm/ xóa bỏ thuế quan trong EVFTA đối với hoạt động xuất khẩu hàng
hóa nơng sản Việt Nam bao gồm 4 nhóm sản phẩm mã HS 04, HS 08, HS 09 và HS
20 sang thị trường EU với năm cơ sở so sánh là 2018. Kết quả đầu ra SMART cho
thấy EVFTA có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nơng sản Việt Nam. Dựa
theo đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị các giải pháp cho nhà nước và DN trong
nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường EU.
Tại “Tọa đàm xuất khẩu rau quả sang EU”, 26/10/2021, tác giả Ngọc Hân có
đề cập Tham tán nơng nghiệp tại EU, ông Trần Văn Công đánh giá EU là thị trường
nhập khẩu rau quả có quy mơ lớn nhất thế giới. Ông khằng định đây là thị trường
tiềm năng cho rau quả Việt Nam.
Trong báo cáo “ One-year Implementation of European Union-Vietnam Free
Trade Agreement (EVFTA): Impacts on the Vietnamese Economy and Policy
Formation” , 12/2021, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam
(VEPR) soạn thảo với sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức liên quan khác đã phân

tích, đánh giá tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường EU (bao gồm cả nhóm ngành nơng, lâm, thủy sản) sau một năm
hiệp định này chính thức có hiệu lực trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nổ
mạnh mẽ trên phạm vi tồn cầu. Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất các khuyến
nghị.
Như vậy, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu, các
tác động, cơ hội và thách thức của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA
mang lại đối với hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU. Ngồi
ra, chúng ta có thể thấy còn rất nhiều các bài nghiên cứu khác liên quan đến tình
hình xuất khẩu nơng sản nói chung của Việt Nam sang thị trường EU khi Hiệp định
EVFTA được triển khai. Tuy nhiên, về thời gian nghiên cứu, các nghiên cứu này
mới chỉ tập trung vào những thời điểm trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực, kết
quả chủ yếu mang tính chất đánh giá và dự báo trong tương lai nếu EVFTA được
thực


thi, mà chưa có bài nghiên cứu nào tập trung phân tích được thực trạng xuất khẩu
rau quả Việt Nam sang EU giai đoạn 2017-2021, bao gồm cả quãng thời gian trước
và sau khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/ 08/2020. Vì vậy,
về mặt nội dung, các bài nghiên cứu trước đây cũng chưa thể đánh giá, so sánh được
kết quả xuất khẩu trước và sau EVFTA hay chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên
nhân xuất phát của chúng trong suốt quá trình rau quả Việt Nam xuất khẩu sang EU.
Đây chính là khoảng trống nghiên cứu. Với đề tài “Hoạt động xuất khẩu rau quả
Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới EVFTA“, tác giả rất mong muốn thực hiện nghiên cứu nhằm phân tích
chi tiết và đưa ra được những nhận xét mới nhất về thực trạng, một số bất cập, thách
thức còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi tham gia Hiệp định
EVFTA và từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả của
Việt Nam sang thị trường EU.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang EU trong
bối cảnh tham gia Hiệp định EVFTA. Trên cơ sở phân tích này, luận văn đề xuất
các giải pháp nâng cao, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị
trường EU thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
• Hệ thống được những lý luận chung về xuất khẩu rau quả, về hiệp định
thương mại tự do và các tác nhân tác động đến hoạt động xuất khẩu rau quả trong
bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mại tự do.
• Phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU trong
bối cảnh tham gia EVFTA. Từ đó, tác giả đánh giá kết quả đạt được, hạn chế tồn tại,
cơ hội và thách thức khi xuất khẩu rau quả sang thị trường EU.
• Đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu rau quả Việt Nam sang
thị trường EU trong thời gian tới.


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập
trung nghiên cứu ba nhóm rau quả được phân loại theo mã HS bao gồm rau tươi và
sơ chế- HS 07; quả tươi và sơ chế- HS 08; rau quả chế biến- HS 20.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: phạm vi xuất khẩu từ thị trường Việt Nam sang thị trường EU.
Về thời gian:
Thực trạng xuất khẩu rau quả sang thị trường EU trong giai đoạn 2017-2021
do thời điểm 2020 là thời điểm Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA có
hiệu lực. Tác giả hướng đến nghiên cứu hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn này để
có thể so sánh giá trị xuất khẩu trước EVFTA và sau EVFTA (2020). Hơn nữa,
trong khoảng thời gian từ năm 2018 khi EVFTA liên quan đến thương mại được
tách riêng ra khỏi vấn đề về đầu tư và đến năm 2019 khi kết thúc đàm phán thì
nhiều hàng hóa của Việt Nam và EU đã bắt đầu trao đổi với nhau, trong đó bao gồm

cả rau quả.
Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đến
năm 2025.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu rau quả Việt
Nam sang thị trường EU về kim ngạch xuất khẩu, hình thức xuất khẩu và phân phối,
cơ cấu xuất khẩu theo chủng loại mặt hàng và cơ cấu thị trường xuất khẩu. Đồng
thời, tác giả phân tích các quy định, cam kết trong EVFTA liên quan đến xuất khẩu
rau quả và các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam- EU. Sau
đó, bài nghiên cứu tổng hợp, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và
nguyên nhân. Dựa trên đánh giá này kết hợp với những cơ hội, thách thức rau quả
Việt Nam có thể tận dụng và đối mặt khi xuất sang thị trường EU, tác giả đề xuất
những giải pháp phù hợp với định hướng xuất khẩu của Nhà nước để đẩy mạnh xuất
khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU vừa đảm bảo tuân thủ tốt các yêu cầu
khắt khe vừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cao của đối tác.


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
Tồn bộ thơng tin được sử dụng trong đề tài là thông tin thứ cấp, được thu thập
từ nhiều nguồn tham khảo ở trong và ngoài nước, của các tổ chức kinh tế, các tổ
chức xúc tiến thương mại Việt Nam đáng tin cậy như: Tổ chức thương mại thế giới
(WTO); Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), Các cơ quan đại diện thương mại
của Việt Nam tại các nước EU, Bộ công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan, Vụ thị trường Châu Âu- Châu
Mỹ, Cục Xúc tiến thương mại, Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam
(VCCI), Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit)…
Ngoài ra, các kết quả trong bài nghiên cứu được đưa ra trên cơ sở tổng hợp và
sử dụng số liệu từ “Bản đồ thương mại - Trade Map” của ITC.
5.2. Phương pháp xử lý thông tin
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân

tích, phương pháp hệ thống hố, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp để xử
lý các thông tin đã được thu thập theo từng danh mục nội dung chương, phần
nghiên cứu. Cụ thể:
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên
cứu tổng quan cơ sở lý thuyết liên quan đến khái niệm, phân loại, vai trị, tiêu chí,…
trong hoạt động xuất khẩu rau quả, Hiệp định thương mại tự do, các yếu tố tác động
đến xuất khẩu rau quả dựa trên các văn bản luật, sách báo, giáo trình,…
Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu, đánh giá thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường EU
trong bối cảnh tham hiệp định EVFTA. Cụ thể, sau khi thu thập thơng tin thứ cấp từ
các cơ quan trong và ngồi nước đáng tin cậy, thông tin được tổng hợp dưới dạng
nội dung chi tiết, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị. Từ đó, tác giả phân tích, so sánh và đánh giá
được quy mô, xu hướng thay đổi của đối tượng nghiên cứu theo không gian và thời
gian.


Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu
cơ sở, lập luận cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
rau quả Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2025.
6. Kết cấu nội dung
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn
gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả trong bối cảnh hiệp định
thương mại tự do
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam
sang thị trường EU trong bối cảnh tham gia Hiệp định thương mại tự do EVFTA
đến năm 2025



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ TRONG BỐI
CẢNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
1.1. Cơ sở lý luận về xuất khẩu rau quả
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu

Quan điểm của Liên Hợp Quốc về xuất khẩu
Theo Liên Hợp Quốc, 1998, Thống kê thương mại hàng hóa quốc tế - Khái
niệm và định nghĩa, Series F, Số 52, Rev. 2, đoạn 111- 130 cho rằng:
“ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là việc hàng hóa rời khỏi lãnh thổ thống kê
của một quốc gia. Trong hệ thống thương mại chung, định nghĩa về lãnh thổ thống
kê của một quốc gia trùng khớp với lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó. Trong hệ
thống thương mại đặc biệt, định nghĩa về lãnh thổ thống kê chỉ bao gồm một phần
cụ thể của lãnh thổ kinh tế, chủ yếu là phần trùng với khu vực lưu thông tự do cho
hàng hóa. Khu vực lưu thơng tự do là một phần của lãnh thổ kinh tế của một quốc
gia trong đó hàng hóa có thể được xử lý mà không bị hạn chế hải quan.”
Quan điểm của WTO về xuất khẩu
Theo định nghĩa của WTO, 2002, Ghi chú kỹ thuật (Technical Notes), trang 2,
mục 1.1.1.2, cho rằng:
“Xuất khẩu hàng hóa có nghĩa là việc vận chuyển hoặc giao hàng hóa từ lãnh
thổ của một quốc gia đến một quốc gia hoặc lãnh thổ nước ngoài theo quy định của
pháp luật về hải quan.”
Quan điểm của EU về xuất khẩu
Theo định nghĩa trong Hệ thống tài khoản Châu Âu (ESA 2010), dựa trên khái
niệm hợp nhất với Sổ tay cán cân thanh toán (ấn bản lần thứ 6 (BPM6)) cho rằng:
“Hoạt động xuất khẩu là việc thực hiện các thủ tục nhằm cho phép xuất cảnh
hàng hóa của tổ chức này ra khỏi lãnh thổ hải quan của EC. Từ quan điểm hải quan,
hàng hóa xuất khẩu của tổ chức sẽ thay đổi trạng thái của chúng thành hàng hóa
khơng thuộc tổ chức”.



×