Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

TIỂU LUẬN: Xã hội hóa cá nhân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.47 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ……………








TIỂU LUẬN

Xã hội hóa cá nhân















- 1 -
PHẦN I
XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN LÀ GÌ?


VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG?
I. Xã hội hóa cá nhân là gì?
Con người khi mới sinh ra không mang bản chất xã hội mà chỉ
mang bản chất tự nhiên vốn có của động vật. Trong quá trình sống môi
trường xã hội, bò ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, dần dần bản chất
xã hội được hình thành trong con người đó, họ học được cách ứng xử,
cách sinh họat của của những người xung quanh. Quá rình hình thành
ý thức trong cách ứng xử, đó là quá trình xã hội hóa. Vậy xã hội hóa là
gì? Xã hội hóa cá nhân là gì?
Thực ra hai khái niệm này là sự giao thoa giữa các khái niệm
khoa học. Trong thực tế người ta chỉ nói “xã hội hóa” là đủ nếu được
hiểu rằng “xã hội hóa” ở đây là xã hội hóa cá nhân và cá thể hóa như
một phạm trù không chia cắt, không tách rời.
Thuật ngữ xã hội hóa có nhiều cách đònh nghóa khác nhau như
sau:
Neil Smelser (nhà xã hội học người Mỹ) đònh nghóa: “Xã hội hóa
là quá trình, mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng
với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình
hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải đóng trong
cuộc đời mình.”
1


1
TS. Vũ Quang Hà: Xã hội học đại cương. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Ha Nội, 2002, tr.132
- 2 -
Trong đònh nghóa này, vai trò cá nhân trong xã hội hóa chỉ giới
hạn trong việc tiếp nhận các kinh nghiệm, giá trò chuẩn mực. Neil
Smelser chưa đề cập khả năng sáng tạo của cá nhân mà lòch sử đã
chứng minh. Những nhà tư tưởng đã tạo ra hàng lọat các chuẩn mực,

giá trò… có những giá trò thể hiện trong quốc gia, có những giá trò thể
hiện trên thế giới, đó chính là những nhà chính trò, nhà giáo dục nhà
văn hóa nổi tiếng.
Fichter (nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ) cho rằng: “Xã hội
là quá trình tương tác giữa người này với người khác, kết quả là một sự
chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với các
khuôn mẫu”.
1

Nhà xã hội học người Nga, G.Andreeva, đã nêu được cả hai mặt
của quá trình xã hội hóa. Theo bà, xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một
mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào
xã hội, vào hệ thống xã hội; mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách
chủ động bằng các mối quan hệ thông qua việc họ tham gia vào các
họat động và thâm nhập vào các quan hệ xã hội.
Hay có thề hiểu một cách khác, xã hội hóa là quá trình quá độ,
mà theo đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà
trong đó chúng ta được sinh ra, quá trình nhờ đó chúng ta đạt được
những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghó và ứng
xử hợp với xã hội chúng ta. Đó cũng gọi là quá trình học hỏi xã hội,
tiếp thu xã hội, thích ứng xã hội. Xã hội hóa là quá trình diễn ra liện
tục, diễn ra suốt đời. Trong quá trình xã hội hóa cá nhân thu nhận

1
Sđđ, tr.132
- 3 -
những kinh nghiệm từ xã hội và học các chuẩn mực, các khuôn mẫu
một cách tự nhiên mà không thể chống đối lại được.
Nếu hiểu theo quan niệm Triết học thì xã hội hóa cá nhân là quá
trình biến đổi từ thực thể sinh học thành thực thể xã hội. Đó là quá

trình người hóa. Quá trình người hóa ấy chỉ có trong xã hội loài người
nếu tách khỏi cộng đồng xã hội thì không thể thành người. Quá trình
hình thành người này diễn ra trong suốt cuộc đời không phải riêng một
giai đọan nào.
Như vậy, cá nhân trong xã hội hóa không chỉ là kinh nghiệm xã
hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trò, xu hướng của cá nhân
để tham gia tái tạo sản xuất chúng trong xã hội.
Quá trình xã hội hóa gồm 2 mặt: mặt thứ nhất là thu thập những
kinh nghiệm xã hội, mặt còn lại là thể hiện sự tác động của con người
trở lại môi trường thông qua họat động của mình.
Giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành và phát
triển nhân cách, nó nhấn mạnh những nhân tố tác động có mục đích,
có tổ chức. Việc tổ chức quá trình đó chủ yếu do những người có kinh
nghiệm, có chuyên môn gọi là nhà giáo dục, nhà sư phạm đảm nhiệm.
Nơi tổ chức quá trình đó một cách có hệ thống, có kế họach nhất đó
là nhà trường.
Như vậy, xã hội hóa được hiểu với nghóa rộïng nhất, nó bao hàm
cả những yếu tố ngẫu nhiên và tự phát về mặt xã hội, về mặt giáo dục.
Với những khái niệm như trên ta có thể thấy được những thuộc
tính cơ bản của xã hội hóa cá nhân như sau:
- Là quá trình tiếp thu văn hóa xã hội, nhấn mạnh kinh nghiệm
xã hội.
- 4 -
- Là quá trình tiếp thu những giá trò xã hội, những chuẩn mực xã
hội.
- Là sự luyện tập, học hỏi, làm tốt các vai trò xã hội, thực hiện
sự hòa hợp vào đời sống cộng đồng.
- Là quá trình cá thể hóa.
Như đã đề cập ở phần trên quá trình xã hội hóa là quá trình diễn
ra trong suốt cuộc đời và được các nhà xã hội học thống nhất chia

thành 3 giai đọan chính đó là:
- Giai đọan xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình;
- Giai đọan xã hội hóa diễn ra trong nhà trường;
- Giai đọan con người thực sự bước vào đời để đảm nhận vai trò
mà hai giai đọan trước đã chuẩn bò đầy đủ.
Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối mà thôi. Tầm
quan trọng của từng giai đọan phụ thuộc vào sự đánh giá của các
trường phái khác nhau. Ranh giới giữa các giai đọan này không phải
lúc nào cũng rõ ràng mà chỉ mang tính chất ước lệ. Tức là không được
phân chia rạch ròi theo kiểu giai đọan này kết thuc thì gai đọan khác
mới bắt đầu. Vì như trong thực tế cá nhân có thể đã đi làm, đã có gia
đình, nhưng vẫn tiếp tục học tập và có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh
ở cơ quan hay trong quan hệ vợ chồng, họ vẫn có thể tìm cha mẹ để
tìm một lời khuyên. Như vậy, quá trình xã hội hóa chấm dứt khi cuộc
sống của chúng ta chấm dứt mà thôi.
II. Vai trò của truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng bao gồm các phương tiện truyền thông
như: nhật báo, tạp chí, những loại sách xuất bản được lưu hành rộng
rãi, radio, tivi, các tranh ảnh pano quảng cáo, mạng máy tính…. Mỗi loại
- 5 -
phương tiện có một số chức năng khác nhau. Chẳng hạn như Tivi đem
đến cho chúng ta thông tin tức thời với hình ảnh trung thực sống động,
báo chí cung cấp những thông tin chi tiết hơn, các loại sách tuy sự cập
nhật thông tin không cao lắm nhưng nó có một nội dung sâu sắc hơn,
hệ thống hơn.
Tuy có sự khác nhau đó nhưng các phương tiện này có rất nhiều
vai trò. Một trong sốø những vai trò chủ yếu đó là
1. Vai trò cung cấp thông tin cho xã hội
Phải nói rằng ngòai những phương tiện thông tin đại chúng thì
không có cách nào truyền tải thông tin nhanh và rộng rãi đến nhiều

người như thế. Nó có thể cung cấp thông tin đến mọi người mà không
cần đối thoại trực tiếp. Dù nghèo nhất hay giàu, người ở thành phố hay
ở miền hải đảo xa xôi đều có cơ hội để nhận được thông tin. Ta có thể
tưởng tượng rằng chỉ ở nhà ngồi trước màn hình tivi chúng ta có thể
biết ngay lập tức những điều đang xảy ra cách xa họ hàng trăm ngàn
km. Ví dụ như, hiện nay vào mùa World Cup 2006, hằng đêm mọi
người ở nước ta chỉ cần ở nhà mở tivi lên là có thể theo dõi tất cả các
trận đấu đang diễn ra ở các sân vận động khác nhau trên nước Đức.
Hay trong chiến tranh, sau khi Bác Hồ về nước, nhờ báo chí, các
tuyên truyền viên… mà tư tưởng và những lời kêu gọi của Người được
lan truyền cho mọi người dân klhắp đất nước. Từ đó tạo lòng tin cho họ
để cùng nhau đứng dậy để đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước giành
lại quyền độc lập tự do.
Nếu không có phương tiện truyền thông đại chúng thì các quan
điểm, các đường lối chính sách của Đảng ban hành khó có thể truyền
- 6 -
đến những người cấp dưới và nhân dân để họ có thể thực hiện chủ
trương chính sách đã đề ra.
Vai trò thông tin này càng thể hiện rõ khi một tin tức nào gây ấn
tượng, gây kích động hoặc trái với chuẩn mực xã hội thì lập tức tạo ra
dự luận trong xã hội. (Ví dụ như, vụ tiêm chủng cho trẻ em ở Quận 5
làm cho 5 bé bò tử vong tạo ra tâm lý ló âu cho tất cả các bà mẹ, họ
không muốn đem con mình đi tiêm chủng nữa.) Từ đó mọi người truyền
thông tin cho nhau làm cho đối tượng nhận thông tin càng lan rộng.
Cùng một thông tin đó nhưng mỗi người có một cách suy nghó khác
cách hành động khác tạo nên sự đa dạng và phong phú cho xã hội.
2. Vai trò giáo dục, tuyên truyền
Thông tin đại chúng hướng dẫn cho người ta vô số những sự kiện
xã hội đang xảy ra, thông báo và bình luận, giải thích thuyết phục và
kêu gọi, thúc đẩy và tổ chức quần chúng, khẳng đònh những giá trò xã

hội, những khuôn mẫu hành vi.
Thông qua truyền thanh, truyền hình, các loại sách báo các
chương trình hướng dẫn học tập, các câu chuyện, các tác phẩm nghệ
thuật, phim truyện…. có tính giáo dục cao được truyền đến cho mọi
người, làm cho con người nhận thức đúng vấn đề. Nếu chúng ta chòu
khó chọn lọc những sách báo, những chương trình hay trên tivi thì kiến
thức của ta sẽ tăng lên rất nhiều. Chúng ta có thể biết nền văn hoá,
kiến trúc, các công trình nghệ thuật, các loài động vật q hiếm .v.v.
trên thế giới.
Thông qua các phương tiện này mà những vấn đề như luật lệ
giao thông, phổ biến chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả các
trẻ em, tầm quan trọng của việc ăn sáng, hay cho con bú sữa mẹ hòan
- 7 -
tòan trong vòng 6 tháng đầu .v.v không còn là những kiến thức xa lạ
đối với mỗi người dân.
Trong khoa học truyền thông có một số lý thuyết chuyên nghiên
cứu về phương tiện thông tin đại chúng này. Một trong số những thuyết
đó là Thuyết trau dồi (Cultivation Theory) của Gerbner chuyên nghiên
cứu về những ảnh hưởng và vai trò của tivi . Ôâng cho rằng tivi có vai
trò tuyên truyền và tạo cho thế giới này thành thế giới trung bình
(muốn mọi người đều giống nhau). Tivi gởi đến người xem những hình
ảnh và sự kiện giống nhau và điều này sẽ tạo nên một trào lưu hay
một nhận thức chung về thế giới thực. Như vậy, con người được đồng
nhất nhận thức về xã hội dù ở các nước khác nhau, có nền văn hóa
khác nhau, tính cách khác nhau…
Ngòai ra thuyết này cũng cho rằng tivi gây ra hiệu ứng gấp đôi
liều lượng. Các chương trình trên tivi gây ảnh hưởng gấp đôi so vơiù các
phương tiện truyền thông khác, nó sẽ củng cố thêm niềm tin của khán
giả về những hình ảnh được chiếu trên tivi.
Do đó, nếu chúng ta biết cách tuyên truyền, biết cách giáo dục

trên tivi nói riêng, và phương tiện truyền thông đại chúng nói chung thì
sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Hoặc ngược lại, nếu chúng ta quá lạm
dụng các phương tiện này đưa những thông tin bạo lực, hay những
thông tin trái với hành vi của xã hội thì lập tức có 2 khuynh hướng xảy
ra. Một là, tạo ra dư luận xã hội để chống đối lại điều đó. Hai là, sẽ tạo
ra trào lưu xã hội theo những gì mà khán giả được xem. Điều này được
các nhà quảng cáo áp dụng rất là triệt để. Họ tìm ra những đặc điểm
mà có thể đánh đúng tâm lý của khách hàng để cho khách hàng sử
- 8 -
dụng các sản phẩm của mình nhiều hơn mặc dù người mua vẫn biết
rằng quảng cáo thông thường là nói quá sự thật.
Vì có vai trò thông tin và tuyên truyền nên phương tiện thông tin
đại chúng đóng vai trò rất lớn trong việc khắc phục những hiện tượng
tiêu cực, những tàn dư của quá khứ trong ý thức và hành vi con người,
những khuyết điểm trong các lónh vực. Chúng là nơi diễn ra phê bình
và tự phê bình – một trong những động lực quan trọng của sự phát
triển xã hội.
3. Vai trò giải trí
Sau một thời gian làm việc căng thẳng thì con người cần phải có
thời gian nghỉ ngơi, thư giản. Ngoài ngoài việc vào các quán cafe, các
khu vui chơi giải trí thì có một cách để mọi người thư giản một cách
hiệu quả đó là đọc sách, xem báo, hay xem các chương trình mà mình
yêu thích trên màn ảnh nhỏ. Với trẻ con tivi là nguồn giải trí, là nơi trình
chiếu những câu chuyện cổ tích hấp dẫn hơn là do cha mẹï chúng kể,
và đôi khi tivi còn đóng vai trò là người giữ trẻ
.
Ngoài ra thì phương tiện thông tin đại chúng còn có chức năng
giải thích những vấn đề, những hiện tượng, những tin đồn trong xã hội
rất hiệu quả.
Như quy luật, bất kỳ việc gì ta biết cách sử dụng hợp lý thì sẽ

đem lại hiệu quả rất cao nhưng nếu chúng ta lạm dụng, hoặc hành
động với một mục đích khác thì sẽ có tác hại ngược trở lại. Phương tiện
thông tin đại chúng này cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nếu chúng
ta lạm dụng nó, sử dụng nó quá liều lượng, dùng quá mức cần thiết,
trước tiên là nó tạo ra sự mệt mỏi chán nản, con người không muốn
làm việc gì cả, bỏ bớt việc hoạt động xã hội, gia đình và công việc để
- 9 -
sử dụng nó. Theo cuộc điều tra tiến hành gần đây cho thấy có 10%
người trưởng thành ở Mỹ bò nghiện Tivi. Trái với quan niệm phổ biến,
người thường xuyên xem tivi luôn mệt mỏi và tinh thần kém phấn chấn.
Kiểm tra bằng các thiết bò điện tử cho thấy lưu lượng máu lên não
chậm, tim đập “giật lùi”, mạch bò co thắt nhẹ tình trạng này xảy ra bởi
gần như chỉ có não hoạt động để xử lý thông tin trong khi phần còn lại
của cơ thể chìm vào im lặng.
Bên cạnh đó, nếu xem các chương trình mà không có sự chọn
lọc thì nó sẽ để lại ấn tượng không tốt. nh hưởng này thường gặp
nhất là ở trẻ em. Giai đoạn tuổi thơ, trẻ em thường ngồi trước tivi để
xem tất cả những gì chiếu trên màn ảnh, nhưng chúng chỉ có thể nhớ
những cảnh gây ấn tượng mà thôi. Nếu chúng ta để ý thì những cảnh
gây ấn tượng cao đó là những cảnh bạo lực, những cảnh hành động có
cảm giác mạnh chứ không phải là những cảnh mang tính giáo dục. Vài
năm sau, khi trẻ đi đến trường, những tiêu đề của các trang báo đập
vào chúng. Sau một thời gian những hình ảnh được lưu lại trong não
chỉ là những hình ảnh về chiến tranh, bạo lực, những pha thể thao mạo
hiểm, gương mặt của những ngôi sao…. Chúng không bao giờ nhớ
được hình ảnh của những người tốt. Khi tầng lớp này lớn lên nếu không
có sự giáo dục đúng hướng thì rất có thể sẽ trở thành tội phạm của xã
hội.
Vậy, khi tiếp nhận thông tin phải xem xét vào nguồn gốc và
phương tiện và truyền tin. Chỉ có những nguồn tin đáng tin cậy, trung

thực, am hiểu mới có thể đảm bảo hiệu quả tác động của thông tin,
mới làm cho nó trở thành vũ khí mạnh mẽ để quản lý các quá trình xã
hội. Dòng thông tin đưa đến quần chúng thường rất lớn nhưng khả
- 10 -
năng xử lý thông tin của con người thường có giới hạn. Do đó, những
người có trách nhiệm trong việc đưa tin tức lên các phương tiện thông
tin đại chúng cần phải xác đònh nội dung thông tin, liều lượng thông tin,
cách truyền tải thông tin, theo các đối tượng khác nhau. Không thể coi
là hợp lý khi những phương tiện thông tin khác nhau lại thông tin trùng
lắp nhau, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cái đã được thông báo.
- 11 -
PHẦN II
NHÓM BẠN LÀ GÌ? PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA
NHÓM BẠN TRÊN TINH THẦN ẢNH HƯỞNG NHÂN CÁCH
Dân gian ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Đó là
câu nói mà người lớn thường sử dụng để khuyên con cháu mình phải
biết chọn bạn mà chơi vì chơi với bạn như thế nào thì ta sẽ bò ảnh
hưởng theo như thế ấy. Nếu chọn được bạn tốt chơi thì ta sẽ học hỏi
được những đức tính tốt của bạn, nếu chẳng may ta chơi nhằm nhóm
bạn xấu thì dần dần ta cũng sẽ bò nhiễm những đức tính không tốt đó.
Nhưng ngược lại với câu nói đó Bác Hồ đã có bài thơ nổi tiếng viết về
hoa sen:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Qua bài thơ này cũng ngụ ý rằng không phải tất cả mọi trường
hợp con người đều đều bò ảnh hưởng từ môi trường bên ngòai. Trong
một số trường hợp nếu ta kiên đònh, nếu ta biết giữ mình thì không gì
có thể ảnh hưởng đến bản chất vốn có của ta.

Một con người sống đúng với ý nghóa con người thì không thể
tách rời khỏi môi trường xã hội, không thể không chòu ảnh hưởng của
thế giới xung quanh, những con người ở xung quanh. Lúc còn nhỏ thì
trẻ thường chòu ảnh hưởng nhiều từ tánh cách của cha mẹ, nhưng khi
trẻ dần dần lớn lên thì quan hệ xã hội, quan hệ bạn bè ngày càng được
mở rộng. Lúc này ảnh hưởng nhân cách của cha mẹ đến con cái ít dần
- 12 -
nhưng ảnh hưởng của nhóm bạn bè, của xã hội bên ngòai lại tăng lên.
Có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra khi con cái lúc nhỏ rất
ngoan, nhưng khi lớn lên nó trở thành những người hư hỏng, là tội
phạm của xã hội. Tại sao có trường hợp này xảy ra? Có thể nguyên
nhân chủ yếu là do đứa trẻ đó bò ảnh hưởng xấu của nhóm bạn mà nó
chơi chung. Vậy nhóm bạn là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến
nhân cách của con người?
I. Đònh nghóa nhóm
1. Nhóm xã hội
Trong xã hội học, khái niệm “nhóm” hay “nhóm xã hội” được hiểu
là một tập hợp người, trong đó các cá nhân có mối liên hệ tương tác và
trong đó tồn tại một kiểu cấu trúc nhất đònh
1
.
Hay có thể hiểu như sau: nhóm xã hội là một tập hợp của những
cá nhân trong đó có mối liên hệ khá rõ ràng giữa các thành viên hợp
thành; trong mỗi thành viên có ý thức về nhóm mình như nó vốn có và
về những biểu tượng của nó. Nói cách khác, nhóm phải có riêng giá trò
của nó(những tâm điểm hợp quần, ký hiệu, khẩu hiệu, ý niệm, đối
tượng vật chất…)
2
.
2. Phân loại nhóm xã hội

Nhóm xã hội là một khái niệm rất rộng, có thể có những dạng
khác nhau đi từ gia đình đến lứa tuổi, giới tính, giai cấp .v.v với quy
mô lớn nhỏ khác nhau từ 2 người trở lên . Cho nên những nhà nghiên
cứu xã hội học phân ra thành 2 lọai là nhóm lớn và nhóm nhỏ.

1
PGS.TS. Võ Tấn Quang, PGS.TS. Lê Sơn: Xã hội học giáo dục (tài liệu dành cho học viên
Cao học Giáo dục học), viện khoa học giáo dục, tr. 38.
2
Thanh Lê, Xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, 2004, tr. 371.
- 13 -
- Nhóm lớn là nhóm xã hội với quy mô lớn, số lượng lớn, quan hệ
giữa họ mang tính chất gián tiếp nghóa là mọi người quan hệ với
nhau thông qua các quy đònh, pháp chế, luật lệ…. Ví dụ các dân
tộc, các giai cấp.
- Nhóm nhỏ là nhóm xã hội mà các thành viên có quan hệ trực
tiếp và thường xuyên trong một thời gian, không gian xác đònh.
Các thành viên của nhóm có ý thức thuộc về nhóm. Ví dụ: gia
đình, lớp học, tổ chuyên môn. Nhóm nhỏ tạo ra cơ cấu xã hội
của một xã hội. Nhóm nhỏ bao giờ củng có cơ cấu chính thức và
cơ cấu không chính thức
+ Cơ cấu chính thức là nhóm chính thức, các quan hệ, vai
trò vò trí của nhóm viên được quy đònh thành văn bản. Mối
quan hệ trong cơ cấu chính thức còn gọi là mối quan hệ
công việc. Ví dụ: lớp học, tổ học tập, tổ công đòan…
+ Cơ cấu không chính thức được nằm ngay trong cơ cấu
chính thức và tồn tại trên cơ sở các quan hệ tâm lý giữa các
nhóm viên – nhóm không chính thức còn được gọi là nhóm
bạn bè, nhóm tự phát, hay nhóm tâm lý.
Như vậy, nhóm bạn bè là nhóm không chính thức được thành

lập dựa trên cơ sở tâm lý, do sự yêu thích lẫn nhau. Nhóm bạn có
nhiều ảnh hưởng đến tình cảm cá nhân và hình thành phẩm chất nhân
cách của các thành viên trong nhóm.
II. Các giai đọan và sự ảnh hưởng của nhóm bạn đến nhân cách
Nếu căn cứ theo sự phân loại trên thì có rất nhiều loại nhóm. Tuy
nhiên, trong bài viết này chỉ giới hạn sự ảnh hưởng của nhóm bạn
(khoảng 5-7 thành viên) qua những giai đoạn phát triển khác nhau.
- 14 -
1. Giai đọan 3-6 tuổi
Lúc nhỏ trẻ ở với gia đình, khi đến tuổi mẫu giáo trẻ bắt đầu kết
nhóm. Đây là môi trường xã hội đầu tiên mà trẻ làm quen. Có bạn bè,
trẻ em bớt lo sợ, an tâm hơn, vui hơn, thích thú hơn khi phải xa gia
đình. Có bạn, trẻ cân bằng hơn về tâm lý, trẻ được cơ hội để thể hiện
mình hơn, trẻ được tự do vui chơi mà không bò sư ép buộc của cha mẹ.
Giai đọan này trẻ bắt chước rất nhanh, khi thấy bạn làm việc gì thì các
bạn khác bắt đầu làm theo, khi một bạn có đồ chơi mới thì các bạn
khác cũng giành nhau chơi hoặc là yêu cầu cha mẹ phải mua đồ chơi
giống của bạn. Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi con mình đi học
về có những hành động, những lời nói, những việc làm và cả những
yêu cầu rất lạ. Đó là do trẻ bò ảnh hưởng của nhóm bạn mà mình chơi
chung. Tuy có nhiều ảnh hưởng đến nhau, song các nhóm bạn này, ít
ổn đònh, không bền vững. Tính duy kỷ (chỉ biết mình, mình là trung
tâm) đã làm rạng vỡ các quan hệ của nhóm.
2. Giai đọan 6 – 9 tuổi
Giai đọan này trẻ bắt đầu đến trường, trẻ có một cuộc sống mở,
với nhóm bạn đồng trang lứa ngang hàng về thể lực, tâm trí, về quyền
hành. Khi trong nhóm bạn, trẻ không phụ thuộc vào người lớn, không
còn cảnh người lớn vuốt ve. Trong nhóm trẻ phải tự ứng xử, tự lựa sức
mình, cho phép trẻ thiết lập những quan hệ qua lại với bạn bè giống
mình, xây dựng bản thân mình.

Trong nhóm, tính duy kỷ của trẻ chòu những thất bại gay gắt và
đổ vỡ. Vào cuộc chơi trẻ phải chòu “luật chơi”, tuân thủ quy tắc, chấp
nhận sự thắng, thua. Sự cộng tác, tình cảm vò tha dần dần nảy nở.
- 15 -
Song theo các nhà tâm lý học nghiên cứu hành vi nhóm của trẻ,
thì có khỏang 70% trẻ vào độ tuổi 5 – 7, vẫn sống riêng lẽ, các họat
động nhóm chỉ mang tính chất nhất thời. Đến 7 tuổi, khuynh hướng tự
nhiên tập hợp nhau lại cùng chơi cùng học với nhau mới rõ. Đây là cơ
hội để trẻ tự đánh giá và khẳng đònh cái tôi của mình. Nó hiểu ra rằng,
nó chỉ là một đứa trẻ với sự hạn chế và nhỏ bé với thế giới người lớn;
nó không phải là trung tâm của người lớn. Nó hiểu khỏang cách của nó
với người lớn mà nó phải phục tùng. Từ đó, trẻ chuyển hướng tiếp xúc
với bạn bè cùng lứa, mà các nhà tâm lý gọi là “nơi ẩn náo” – nơi có
nhiều cơ hội tỏ ra mình lớn và được chấp nhận. Mong muốn của trẻ trở
thành người lớn luôn động viên, khuyến khích trẻ. Cách duy nhất để trẻ
cảm thấy không còn là con nít nữa là tìm cách bắt chước đàn anh, bắt
chước bạn bè. Trẻ thường trao đổi với bạn bè những điểu mà thường
các em không muốn chia sẽ với người lớn, như mode quần áo, sở thích
về âm nhạc, giải trí, … Do sự biến đổi nhanh của xã hội sự quan tâm
của cha mẹ đối với con cái trong nhiều trường hợp có phần hơi lơ là.
Trong khi đó áp lực của nhóm bạn thân cùng tuổi rất mạnh và trẻ em
thường tuân thủ những chuẩn mực của nhóm. Nhân cách của trẻ cũng
dần dần biến đổi theo cho phù hợp với những chuẩn mực và tính cách
của thủ lónh nhóm.
3. Giai đoạn từ 9 – 18 tuổi
Đến 9 tuổi, sự bắt đầu nhóm đã được xây dựng chắc chắn hơn.
Trẻ thoả mãn mong muốn của mình trong khi dàn xếp theo chiều
hướng trái ngược, đảm bảo sự duy trì kết cấu của nhóm. Tuy nhiên tính
ổn đònh của nhóm vẫn chưa cao, phải đến tuổi 10 -11 thì nhóm bạn
- 16 -

thân mới hình thành, dần dần đi vào ổn đònh, khép kín, loại trừ sự ảnh
hưởng của người lớn.
Giai đoạn này là giai đoạn trẻ vừa phát triển, tâm lý rất dễ thay
đổi, rất dễ bò sự ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài. Đây là giai
đoạn trẻ không còn phải là “trẻ” nữa, nhưng cũng chưa phải là người
lớn, trẻ có sự phát triển về giới tính, chúng bắt đầu học cách làm người
lớn, bắt chước những hành vi của người lớn. Chúng có những tâm sự
thầm kín mà không bao giờ tiết lộ với cha mẹ. Lúc này nhóm bạn thân
chính là nơi chia sẽ những cảm xúc vui buồn, là nơi tâm sự những vấn
đề về chuyện học hành, chuyện gia đình…. Từ những tâm sự đó chúng
nhận được lời khuyên từ bạn bè, chúng hành động theo cách mà bạn
bè chúng đã chỉ cho.
Có thể nói đây là giai đoạn mà sự ảnh hưởng của bạn bè và xã
hội đến nhân cách của các em nhiều nhất. Nếu gia đình chỉ cần hơi lơ
là trong việc đònh hướng cho các em trong việc chọn bạn, việc học
hành, vui chơi …. Thì chỉ trong một thời gian ngắn các em có thể từ
những đứa con ngoan, trò giỏi biến thành những đứa con không vâng
lời cha mẹ, bỏ học, cũng có thể trở thành những tội phạm ở tuổi vò
thành niên, hay là những đứa trẻ nghiện ngập. Hiện tượng này có thể
được giải thích là do các em chơi nhằm nhóm bạn không tốt. Thoạt đầu
khi trưởng nhóm ra lệnh cho các em làm điều gì đó có thể các em thấy
điều đó là sai không chòu làm, nhưng dưới sức ép và các chiêu “dụ”
của các bạn trong nhóm các em bắt đầu làm thử một vài lần, và từ đó
tạo thành thói quen mà các em khó có thể quay lại được. Khi đã phạm
sai lầm các em thường giấu không nói cho gia đình mình biết, nên
- 17 -
không có người đònh hướng cho các em quay lại. Do đó, sai lầm cứ nối
tiếp sai lầm cho đến khi gia đình phát hiện ra thì có thể đã quá muộn.
May mắn hơn những trường hợp trên, nếu các em được chơi với
nhóm bạn tốt chăm chỉ siêng năng học hỏi, tìm tòi, chuyên làm những

việc thiện, giúp đỡ bạn bè, thì các thành viên trong nhóm chũng sớm
trở thành những đứa con ngon trò giỏi, những người hữu ích cho xã hội.
4. Giai đoạn trưởng thành
Giai đoạn này thì các em đã trưởng thành, đã được pháp luật
công nhận mình là người lớn, có thể tự làm và tự chòu trách nhiệm.
Nhìn chung trong giai đọan này ảnh hưởng của nhóm bạn không còn
nhiều như giai đoạn trước nữa nhưng không có nghóa là không ảnh
hưởng. Trong những năm đầu của giai đoạn này các em chưa thực sự
trưởng thành nên lập trường cá nhân chưa được vững vàng lắm. Do đó,
sự tác động dễ dàng của nhóm bạn đến nhân cách của nhau là tất
yếu.
Đến tuổi đi làm, mọi người thường bò lệ thuộc vào một cơ cấu
chính thức, nhưng bên cạnh đó cơ cấu không chính thức cũng được
thành lập trên cơ sở các quan hệ của nhóm bạn bè, nhóm tự phát,
nhóm tâm lý. Lúc này quan hệ của các thành viên trong nhóm ảnh
hưởng đến nhau làm cho năng xuất lao động tăng lên hoặc giảm
xuống. Giai đoạn này có sự sự ảnh hưởng theo cách khác là sự ảnh
hửơng giữa nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Khi nhóm
chính thức có tổ chức chặt chẽ, đoàn kết nhất trí thì nó ảnh hưởng
quyết đònh tinh thần, thái độ của mọi nhóm viên và đến khuynh hướng
của các nhóm không chính thức, làm cho họ tích cực hơn, các thành
viên trong nhóm được tiếp thêm sức mạnh làm cho năng suất lao động
- 18 -
sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nhóm chính thức rệu rã về tổ chức thì các
thành viên trong nhóm không chính thức sẽ có vai trò đáng kể đối với ý
thức và hành vi của nhiều người trong nhóm đó. Nếu chuẩn mực của
các nhóm không chính thức ngược với chuẩn mực của nhóm chính
thức thì nó sẽ gây ra những hành vi tiêu cực đối với nhóm chính thức.
Nếu chuẩn mực của các nhóm không chính thức gần với chuẩn mực
của các nhóm chính thức thì chúng sẽ góp phần tạo nên sự thống nhất

của các nhóm chính thức.
Tóm lại, dù ở lứa tuổi nào thì vai trò của nhóm góp phần không
nhỏ tạo nên nhân cách của một cá nhân. Các thành viên trong nhóm
có sự tác động qua lại hổ tương, góp phần để bồi đắp những mặt
khiếm khuyết của một cá nhân, đồng thời cũng góp phần làm cho cá
nhân đó thay đổi mình theo xu hướng chung của cả nhóm. Ngược lại,
vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm được phát triển thể hiện ở cá tính
của mình khi thực hiện nhiệm vụ, nó tác động trở ngược lại đối với
nhóm làm cho nhóm phát triển theo chiều hướng của cá nhân đó. Vì
nhóm nó có ảnh hưởng rất lớn đời sống của mỗi cá nhân nên các bậc
cha mẹ phải đònh hướng cho con mình cách chọn bạn chơi chung từ lúc
tuổi còn thơ. Đến khi trưởng thành thì mỗi cá nhân cũng phải biết chọn
nhóm để tham gia, và cũng phải biết dùng nhân cách, cá tính của mình
để có thể đưa nhóm phát triển theo chiều hứơng tích cực hơn.
- 19 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bernadette J. Saunders, the role of mass media in facilitating
community educaton and child abuse prevention strategies:

2. Việt Bình, Nghiện truyền hình, Tuổi trẻ chủ nhật, số 11 –
2002, ngày 24/3/2002.
3. Dr. Farag Moussa. Role of mass media and communication in
improving the general environment for inventive and creative
activity:
ention-
ifia.ch/byFaragMoussa_Role_of_Mass_media.htm.
4. TS. Vũ Quang Hà (chủ biên), Xã hội học đại cương, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002.
5. ThS. Thanh Lê, Xã hội học, Nxb. Khoa học Xã hội, 2004.
6. Nguyễn Xuân Nghóa, Xã hội học Khái niệm – Khuynh hướng

– Vấn đề, tái bản lần thứ 2, Đại học Mở – Bán công TP.HCM.
7. PGS.TS. Lê Sơn, Trẻ em giữa nhóm bạn bè.
8. PGS.TS. Lê Sơn, PGS. Võ Tấn Quang, Xã hội học giáo dục
(tài liệu dùng cho học viên Cao học Giáo dục học), Viện Khoa
học Giáo dục.
9. TS. Hoàng Tâm Sơn, bài giảng Tâm lý học xã hội, Trường
Cán bộ Quản lý Giáo dục – Đào tạo II, Tp.HCM, 1993.



PDF Merger
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF
Merger! To remove this page, please
register your program!
Go to Purchase Now>>
 Merge multiple PDF files into one
 Select page range of PDF to merge
 Select specific page(s) to merge
 Extract page(s) from different PDF
files and merge into one
AnyBizSoft

×