Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN FACEBOOK đối VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG đại HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.51 KB, 26 trang )

lOMoARcPSD|9234052

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MƠN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC NGHIỆN

FACEBOOK ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
TP.HCM
STT

HỌ VÀ TÊN

MSSV

1

Nguyễn Quân

20124621

2

Nguyễn Vân Nghi

20124281



3

Nguyễn Hải Long

18026291

4

Nguyễn Nhật Tiên

18039391

5

Nguyễn Tấn Lợi

6

Lộ Thị Hồng Ánh

Lớp học phần: 420300319814
Nhóm: 11
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


lOMoARcPSD|9234052

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................6
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................................7
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................................................8
1. Các khái niệm.............................................................................................................8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu...............................................................................12
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP......................................................................................14
1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2. Chọn mẫu................................................................................................................. 16
3. Thiết kế công cụ thu thập thơng tin..........................................................................17
4. Quy trình thu thập dữ liệu........................................................................................18
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN......................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................23
PHỤ LỤC........................................................................................................................ 24


lOMoARcPSD|9234052

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay khơng ai có thể phủ nhận lợi ích mà mạng
xã hội mang lại. Đơn cử như Facebook – một trong những mạng xã hội phổ biến nhất ở
Việt Nam với lượng người sử dụng rất lớn. Điều này cho thấy việc đặt trọng tâm nghiên
cứu về Facebook là một hướng đi thích hợp khơng chỉ làm rõ tầm ảnh hưởng của mạng
xã hội này nói riêng, mà cịn tạo cơ sở quan trọng để hỗ trợ những nghiên cứu rộng hơn
về vị trí, vai trị và những tác động của mạng xã hội nói chung đến đời sống xã hội.
Trong nhiều nhóm đối tượng khác nhau, sinh viên là một trong những nhóm có nhu cầu
sử dụng mạng xã hội Facebook nhiều nhất. Việc truy cập Facebook hằng ngày để tích lũy

kiến thức, kinh nghiệm và trao đổi các vấn đề xã hội một cách tiện lợi mang lại nhiều lợi
ích. Tuy nhiên, việc lạm dụng thậm chí là tình trạng “nghiện” Facebook đang là một vấn
đề cần được quan tâm. Việc “nghiện” Facebook khiến các hoạt động học tập chịu ảnh
hưởng sâu sắc và kéo theo nhiều hệ lụy xấu cho tương lai sau này.
Trước những ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook không hợp lý và để giúp các bạn
sinh viên nhận thức được mặt trái khi lạm dụng quá mức, nhóm đã quyết định chọn đề tài
“Một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên
trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh”. Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp
các bạn sinh viên sử dụng cơng cụ này một cách có hiệu quả và hữu ích hơn. Điều này
đặt ra yêu cầu nhận diện và luận giải những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến
với kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Đồng
thời đề xuất những kiến nghị có giá trị trong việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên nói
riêng và thanh niên nói chung trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Tìm hiểu một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của
sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a. Khảo sát tình trạng nghiện Facebook hiện nay của sinh viên trường đại học


lOMoARcPSD|9234052

Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
b. Phân tích những ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đến kết quả học tập của
sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
c. Đề xuất giải pháp giúp sinh viên sử dụng Facebook vào việc học tập một cách
có hiệu quả.
3. Câu hỏi nghiên cứu
a. Tình trạng nghiện Facebook của sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ

Chí Minh hiện nay như thế nào?
b.Việc nghiện Facebook ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên
trường đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh?
c. Làm thế nào để giúp sinh viên sử dụng Facebook vào việc học tập một cách có
hiệu quả?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên
trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian và điều kiện có hạn nên nhóm khơng thể khảo sát trên tồn bộ sinh
viên trường Đại học Cơng nghiệp. Vì thế, nhóm quyết định chỉ tập trung khảo sát một số
ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên thuộc ba khoa:
thương mại du lịch, kế toán kiểm toán và quản trị kinh doanh của trường Đại học Cơng
nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Tìm hiểu về một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã chỉ ra được những ảnh
hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên. Từ đó, kết quả
nghiên cứu sẽ đóng góp vào hệ thống tri thức hiện có của Việt Nam và thế giới về sự ảnh
hưởng của việc nghiện Facebook đến kết quả học tập. Đồng thời kết quả nghiên cứu này
sẽ là cơ sở để phát triển những nghiên cứu tiếp theo.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã chỉ ra thực trạng cũng như
những ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm giúp sinh viên sử dụng Facebook vào việc học tập một
cách có hiệu quả.



lOMoARcPSD|9234052

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm “sinh viên”
Theo tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020): “Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong
cộng đồng thanh niên của xã hội. Có thể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang
theo học bậc đại học một cách chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là những
cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình
độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”.
1.2. Khái niệm “học tập” và “kết quả học tập”
Theo tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020): “Học tập là quá trình nâng cao hiểu biết
của cá nhân, hoạt động học tập của sinh viên là hoạt động nâng cao hiểu biết của sinh
viên về các lĩnh vực chuyên môn mà sinh viên theo học tại cơ sở giáo dục đại học”.
Theo tác giả S.Thuseethan và S.Kuhanesan (2014): “Kết quả học tập là thành phần
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có chất lượng tốt
nhất, những người sẽ trở thành nhà lãnh đạo và nhân lực tuyệt vời cho đất nước.”
Theo tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thị Kim Thoa, Nguyễn Thanh Thiện và
Phan Thị Bích Hạnh (2020): “Kết quả học tập (KQHT) là một trong những thước đo phản
ánh năng lực học tập và nghiên cứu của sinh viên, cũng như năng lực giảng dạy của giảng
viên trong các trường đại học”.
1.3. Khái niệm “mạng xã hội”
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016): “Mạng xã hội
là thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân với những tính năng đa
dạng, nguồn thông tin phong phú, cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ thơng tin một
cách nhanh chóng và hiệu quả.” và “Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan
hệ về một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau.”
Theo tác giả S.Thuseethan và S.Kuhanesan (2014): “Mạng xã hội được biết đến



lOMoARcPSD|9234052

như sự liên minh của các cá nhân thành một tập hợp các nhóm hoặc phân khu tiềm năng
cụ thể. Mạng xã hội cho phép các cá nhân bày tỏ suy nghĩ của họ với những người dùng
khác. Nó dẫn đầu trong việc thúc đẩy báo chí kỹ thuật số và được sử dụng cho một số
mục đích như quảng bá hoặc phân phối nội dung tin tức trên toàn thế giới.”
Theo tác giả Alabi, Oluwole Folaranmi (Ph.D.) (2013): “Mạng xã hội là một dịch
vụ trực tuyến để người dùng tạo hồ sơ công khai hoặc bán công khai, xây dựng mạng lưới
với những người dùng khác mà họ chia sẻ liên kết chung, điều hướng hồ sơ của những
người dùng và mạng lưới.”
Theo tác giả Nebiat Negussie và Girum Ketema (2014): “Mạng xã hội là một hạng
mục chính của hoạt động truyền thông xã hội. Các trang mạng xã hội đã trở thành một
phần không thể thiếu của sinh viên giáo dục đại học.”
Theo tác giả Lê Đức Thọ (2018): “Mạng xã hội là thuật ngữ phổ biến trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi cá nhân với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong
phú, cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ về một hay nhiều mặt được gắn
kết với nhau.”
Theo nhóm tác giả Sana Rouis, Moez Limayem và Esmail Salehi-Sangari (2011):
“Mạng xã hội là một thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của mọi người vì nó
có nhiều tính năng đa dạng và nguồn thông tin phong phú cho phép người dùng tiếp nhận
và chia sẻ thơng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mạng xã hội là một nhóm người
có một hoặc nhiều mối quan hệ được kết nối”.
1.4. Khái niệm “mạng xã hội Facebook”
Theo tác giả Hoàng Thị Ngọc và Lê Ngọc Phương (2018): “Facebook ra đời vào
ngày 4 tháng 2 năm 2004 do Mark Zuckerberg sáng lập , với những tính năng cơng nghệ
ưu việt, độ tương tác cao, ứng dụng đa dạng, Facebook đang trở thành mạng xã hội phổ
biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam”.
Theo tác giả S.Thuseethan và S.Kuhanesan (2014): “Facebook là một phương tiện



lOMoARcPSD|9234052

giao tiếp điện tử giữa con người. Facebook đang là mạng xã hội đi đầu với nhiều người
dùng tích cực trên tồn thế giới. Nó trở thành một trong những trang web được truy cập
thường xuyên nhất ở thời điểm hiện tại”. Đây cũng là nơi “người dùng có thể lưu trữ
thông tin cá nhân của họ và tạo kết nối với người dùng khác”.
Theo tác giả Nebiat Negussie và Girum Ketema (2014): “Trong các mạng xã hội,
Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất”. Theo tác giả Lê Đức Thọ (2018):
“Facebook mở đầu là một phiên bản của Đại học Harvard với tên gọi Facemash. Mark
Zuckerberg, khi đang học năm thứ hai tại Harvard, đã dựng nên Facemash vào ngày 28
tháng 10 năm 2003”.
Theo nhóm tác giả Sana Rouis, Moez Limayem và Esmail Salehi-Sangari (2011):
“Facebook là một mạng xã hội và nền tảng truyền thông xã hội trực tuyến thuộc sở hữu
của Facebook, Inc. tại Hoa Kỳ. Nó được thành lập vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg,
cùng với các sinh viên Đại học Harvard khác và các bạn cùng phòng như Eduardo
Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, và lấy tên từ danh bạ
Facebook thường được cung cấp cho sinh viên các trường đại học Mỹ”. 1.5. Khái niệm
“nghiện mạng xã hội” và “ảnh hưởng”
Theo tác giả TracII Ryan, Andrea Chester, John Reece và Sophia Xenos (2014):
“Nghiện Facebook là sử dụng Facebook lâu hơn dự định; cố gắng thốt khỏi Facebook
mà khơng thể thực hiện được; ln nghĩ về các sự kiện và hình ảnh trong Facebook khi
khơng sử dụng; tìm đến Facebook như một trang nhật ký cá nhân và hơn thế nữa; tiếp tục
sử dụng Facebook bất chấp những hậu quả như suy giảm sức khỏe, sa sút học tập, thậm
chí có nguy cơ mất việc hoặc gãy đổ các mối quan hệ gia đình, bạn bè; có những trạng
thái cảm xúc bất lợi khi không được sử dụng Facebook”.
Theo tác giả Nguyễn Lan Nguyên (2020): Về khái niệm “ảnh hưởng”, có thể hiểu,
ảnh hưởng là “sự tác động (của tự nhiên hoặc xã hội) để lại kết quả trên các sự vật, hiện
tượng hay con người”. Với cách hiểu về ảnh hưởng như vậy, có nhận định, ảnh hưởng

của mạng xã hội là những tác động do mạng xã hội tạo ra và để lại kết quả nhất định (tích
cực/tiêu cực) lên một đối tượng nào đó. Ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập và đời


lOMoARcPSD|9234052

sống của sinh viên là những tác động của mạng xã hội gây nên sự biến đổi trong học tập
và đời sống của sinh viên. Trên cơ sở tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau, có thể định
nghĩa mạng xã hội là “dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau
thành những cụm bạn nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian,
khơng gian.”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Báo động về tình trạng nghiện mạng xã hội của giới trẻ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tình trạng này cũng khơng phải là ngoại lệ. Sẽ khơng khó để bắt gặp những
hình ảnh các em học sinh, sinh việc liên tục “cắm mặt” vào máy tính, điện thoại nhiều giờ
mà quên ăn, quên ngủ, bỏ bê học hành…
Theo thống kê năm 2015 của Facebook, ở Việt Nam, mỗi tháng có tới 30 triệu người
dùng và những người này dành trung bình 2,5 giờ/ngày để vào Facebook. 3/4 trong số đó
là những người trẻ, nằm trong độ tuổi từ 18 – 34.

[1]
Báo cáo của WeAreSocial về tình trạng kỹ thuật số tồn cầu cho thấy đến tháng 7-2022,
thế giới có 4,7 tỉ người dùng mạng xã hội. Từ năm 2021 đến tháng 1-2022, tăng trưởng
người dùng mạng xã hội nằm ở mức hai con số là 10,1%.
Tại Việt Nam, tính đến đầu năm nay, có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương
đương 78,1% tổng dân số, chủ yếu là giới trẻ. Các mạng xã hội phổ biến gồm Facebook,
YouTube, Instagram, TikTok, Facebook Messenger, LinkedIn và Twitter.[2]
Theo kết quả khảo sát mà tác giả Nguyễn Lan Nguyên triển khai, có tới 81,5% sinh viên
được hỏi trả lời rằng Facebook là mạng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất. Đáng chú ý là,
trong cuộc khảo sát phục vụ trực tiếp cho đề tài luận án này, chúng tôi cũng thu được kết

quả tương tự khi những thời điểm mà sinh viên thường sử dụng Facebook vẫn là: trong
thời gian nghỉ ngơi ở nhà, bất kể lúc nào có thể, giữa giờ nghỉ giải lao trên lớp. Với kết
quả mà chúng tôi khảo sát được, đa số sinh viên 13 dành từ 1-3 tiếng (46,8%) để sử dụng
Facebook. Đáng chú ý là, số sinh viên dùng Facebook từ 3 tiếng trở lên cũng khá cao,


lOMoARcPSD|9234052

nếu tính cả số sinh viên dùng Facebook trên 6 tiếng/ngày thì tỷ lệ này đạt tới (42,2%),
cho thấy việc sử dụng Facebook với thời gian dài (thậm chí rất dài) trong sinh viên không
phải là hiện tượng hiếm gặp.[3]


lOMoARcPSD|9234052

NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP

1. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
1.1. Nghiên cứu chọn thiết kế
Nhóm chọn thiết kế nghiên cứu định lượng vì:
- Bài nghiên cứu thu thập, phân tích thơng tin trên các cơ sở các số liệu thu được thông
qua bảng câu hỏi khảo sát.
- Dữ liệu định lượng phản ánh mức độ, sự hơn kém và tính được giá trị trung bình. Nó có
thể được giải thích bằng phân tích thống kê nên phương pháp định lượng được xem là
phương pháp khoa học và hợp lý.
- Phương pháp định lượng thường là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách tự nhiên
nhất, nhằm đảm bảo những hành vi, ý kiến, quan điểm mà đối tượng nghiên cứu đưa ra sẽ
khách quan và chính xác nhất.
- Các dữ liệu được thu thập sẽ được phân tích nhanh bằng các phần mềm để xử lý dữ liệu
một cách nhanh chóng và có độ chính xác cao.

- Nghiên cứu định lượng thực hiện trên số đông sẽ thu được kết quả khái quát cho dân số
nghiên cứu, thu về được lượng lớn thông tin nhưng không mất nhiều thời gian công sức.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu nhóm đã sử dụng các phương pháp:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: phân tích và tổng hợp các lý thuyết
đã thu thập được từ các nghiên cứu, báo cáo khoa học về vấn đề nghiện Facebook và mức
độ ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đến kết quả học tập của sinh viên trong nước và
cả nước ngoài.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: nghiên cứu khảo sát 385 sinh viên trường


lOMoARcPSD|9234052

Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng nghiện
Facebook của sinh viên và mức độ ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả
học tập của sinh viên.
- Phương pháp thống kê toán học: nghiên cứu thực hiện các phép toán thống kê
thông qua phần mềm SPSS 16.0 để xử lý kết quả thu được từ khảo sát thực trạng nghiện
Facebook và mức độ ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
2. Chọn mẫu
- Dân số nghiên cứu: sinh viên đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh. Áp dụng cơng
thức tính kích cỡ mẫu theo phương pháp dựa trên hệ số z và độ tin cậy:
Trong đó:

+ Độ tin cậy 95%
+ z = 1,96
+ p = 0,5
+ e = 0,05


1.962*0.5*(1-0.5)
n=

0.052

= 384.16

Từ đó tính được kích cỡ mẫu n = 384,16
- Cỡ mẫu: 385 sinh viên viên thuộc khoa thương mại du lịch, khoa kế toán kiểm toán và
khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.


lOMoARcPSD|9234052

- Cách tiếp cận dân số mẫu: Xin thông tin từ khoa Thương mại Du lịch, khoa Kế toán
Kiểm toán và khoa Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí
Minh.
- Chiến lược chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Vì đối tượng nghiên cứu có nhiều sự khác biệt và đa dạng nên đây là cách chọn
mẫu phù hợp, thuận tiện cho nhóm tác giả về mặt thời gian, chi phí và cơng tác phát bảng
hỏi cũng được diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được tính đại diện của mẫu. Việc
thu thập thông tin được thực hiện qua việc hỏi sinh viên thuộc khoa Thương mại Du lịch,
khoa Kế toán Kiểm toán và khoa Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Cơng nghiệp
thành phố Hồ Chí Minh qua bảng câu hỏi khảo sát online.
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin
Nghiên cứu dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập thơng tin.

Ưu điểm:

Khơng mất nhiều thời gian, ít tốn kém nhưng vẫn thu thập được một khối lượng
lớn thông tin.
Đồng thời dễ quản lý được số liệu của bảng khảo sát, linh hoạt trong việc tiếp cận
và thu thập thông tin.
Nhược điểm:
- Độ tin cậy của thông tin có thể bị ảnh hưởng do người tham gia khơng đưa ra câu
trả lời trung thực, nghiêm túc khi điền phiếu câu hỏi.
- Việc xử lý thông tin mất nhiều thời gian do khối lượng thông tin thu thập được
khá lớn và địi hỏi nhà nghiên cứu phải có khả năng phân tích và diễn giải các số
liệu thống kê.
- Bảng câu hỏi khảo sát dựa trên các cơng trình nghiên cứu trước đây và khảo sát
ngẫu nhiên phân tầng tại trường Đại học Cơng nghiệp TP.HCM. Sau đó dùng phần

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

mềm SPSS 20.0 để chạy và phân tích dữ liệu.

Bảng câu hỏi được chia làm 2 phần:

Phần 1: Dùng 4 câu hỏi để hỏi thông tin cá nhân và 2 câu hỏi gạn lọc xem sinh
viên có sử dụng mạng xã hội hay không và dùng mạng xã hội nào.

Phần 2: Dùng 12 câu hỏi, phối hợp các loại câu hỏi dạng liệt kê, câu hỏi phân loại,
câu hỏi mức độ, câu hỏi mở dựa trên thang đo thứ tự và thang đo định danh. Từ đó
đánh giá thực trạng và mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng Facebook đến kết quả
học tập của sinh viên.
4. Quy trình thu thập dữ liệu


Nhóm tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng nội dung đầy đủ và hợp lý cho bảng câu
hỏi. Sau đó, tiến hành lập phiếu khảo sát online. Phiếu khảo sát được dùng để khảo sát
sinh viên thuộc khoa Thương mại Du lịch, khoa Kế toán Kiểm toán và khoa Quản trị
Kinh doanh của trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
Sau khi có được kết quả khảo sát từ các bảng khảo sát, nhóm sẽ tổng hợp rồi thống kê kết
quả, phân loại, phân tích và xử lý số liệu thu được. Từ những ảnh hưởng của việc nghiện
Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên thuộc khoa Thương mại Du lịch, khoa Kế
toán Kiểm toán và khoa Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ
Chí Minh. Nhóm sẽ đề xuất giải pháp để hạn chế ảnh hưởng của việc nghiện Facebook
đối với kết quả học tập của sinh viên. Làm thế nào để thay đổi nhận thức cũng như tránh
lạm dụng, giảm bớt thời gian sử dụng, tham gia các hoạt động khác có ích hơn để tránh
việc dành q nhiều thời gian cho Facebook gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập. Qua

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

đó, góp phần giúp sinh viên sử dụng vào Facebook vào việc học tập một cách có hiệu
quả.

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
I. Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm cơ bản của đề tài: mạng xã hội, nghiện mạng xã hội và kết quả học
tập
1.2 Các khái niệm liên quan đến mạng xã hội, nghiện mạng xã hội và kết quả học
tập
1.3 Ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập
1.4 Các nghiên cứu liên quan
II. Chương 2: Một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học
tập của sinh viên trường Đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
2.1 Khảo sát tình trạng nghiện Facebook hiện nay của sinh viên trường Đại học
Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
2.2 Phân tích những ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đến kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
2.3 Kết luận mức độ ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả học tập
của sinh viên trường Đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh.
III. Chương 3: Đề xuất giải pháp giúp sinh viên sử dụng Facebook vào việc học
tập một cách có hiệu quả.
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

3.2 Đề xuất các giải pháp
3.3 Các vấn đề còn hạn chế trong đề tài

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052


KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

“Báo động về tình trạng bị tâm thần do nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay -

IUHers”. (truy cập 9 Tháng Mười-Một 2022).
[2]

“Người trẻ nghiện mạng xã hội - Báo Người lao động”. />
su/nguoi-tre-nghien-mang-xa-hoi-20221015192258054.htm (truy cập 9 Tháng Mười-Một
2022).
[3]

“ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN”.

PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát về một số ảnh hưởng của việc nghiện Facebook đối với kết quả
học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM


Chào bạn! Chúng tôi là sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM. Hiện tại
nhóm chúng tơi đang làm đề tài nghiên cứu về “Một số ảnh hưởng của việc nghiện
Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TP.Hồ
Chí Minh”. Để giúp cho việc nghiên cứu thành cơng, rất mong bạn dành ít thời gian để
trả lời vào bảng câu hỏi dưới đây. Tôi xin đảm bảo mọi thơng tin mà bạn cung cấp sẽ
được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho dự án với mục đích học tập. Hy vọng nhận được sự
hỗ trợ từ bạn. Xin chân thành cảm ơn!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

1. Bạn là sinh viên khoa:……………………………
2. Bạn là sinh viên năm:
○ Năm 1 ○ Năm 2 ○ Năm 3 ○ Năm 4
3. Giới tính:
○ Nam ○ Nữ
4. Xếp loại học lực học kỳ gần nhất:
○ Dưới 2.0 ○ 2.0 – 2.5 ○ 2.5 – 3.2 ○ 3.2 – 3.6 ○ 3.6 – 4.0
5. Bạn có sử dụng Mạng xã hội khơng?
o Thường xun sử dụng
o Thỉnh thoảng sử dụng
o Ít khi sử dụng
o Không sử dụng
6. Bạn đang sử dụng mạng xã hội nào?
o Facebook
o Instagram

o Twitter
o Zalo
o Mục khác:……….

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

II. THÔNG TIN KHẢO SÁT
Trong số tất cả các mạng xã hôi, Facebook hiện đang là mạng xã hội phổ biến nhất
ở Việt Nam, và dưới đây là bài khảo sát tìm hiểu về những ảnh hưởng của việc nghiện
Facebook đối với kết quả học tập của sinh viên trường đại học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí
Minh.
1. Mạng xã hội Facebook đáp ứng nhu cầu nào của bạn? (Được chọn nhiều đáp án)
o Học tập
o Giải trí
o Giao lưu kết bạn
o Tìm kiếm thơng tin
o Cập nhật tin tức
o Kinh doanh, mua sắm
o Thể hiện bản thân
o Liên lạc với gia đình bạn bè
o Mục khác:……………..
2. Bạn thường sử dụng Facebook vào thời điểm nào trong ngày?
o Buồi sáng

Downloaded by Heo Út ()



lOMoARcPSD|9234052

o Buổi tối
o Bất kỳ thời gian nào trong ngày
o Không cố định
3. Thời gian sử dụng Facebook trong một ngày của bạn?
o Dưới 1h
o Từ 1h-3h
o Từ 3h-5h
o Trên 5h
4. Bạn sử dụng Facebook khi nào? (1 đáp án)
o Khi rảnh rỗi
o Khi có nhu cầu
o Mọi lúc mọi nơi
o Mục khác:………

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

5. Bạn thường sử dụng Facebook vào thời điểm nào? (Được chọn nhiều đáp án)
o Lúc mới ngủ dậy
o Trong giờ học
o Trong lúc ăn
o Lúc hẹn cafe, đi chơi với bạn bè
o Lúc rảnh, khơng có việc gì làm
o Lúc một mình, thấy cơ đơn
o Trước lúc đi ngủ
o Mục khác:………………………………

6. Khi không sử dụng Facebook bạn cảm thấy như thế nào?
o Bực tức, khó chịu
o Hơi khó chịu
o Cảm thấy chán, khơng biết làm gì
o Bình thường
o Khơng ảnh hưởng

Hồn tồn
khơng

Khơng

Tương đối

7. Theo bạn Facebook có

Downloaded by Heo Út ()



Hồn
tồn có


lOMoARcPSD|9234052

phải là một ứng dụng bổ
ích khơng?
8. Bạn có nhận thấy sự
tác động của Facebook

đến với bản thân
không?
9. Việc sử dụng
Facebook có ảnh hưởng
đến kết quả học tập của
bạn hay khơng ?

10. Facebook có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập bạn?
o Tích cực (nếu chọn, làm tiếp câu 11)
o Tiêu cực (nếu chọn, làm tiếp câu 12)
o Vừa tích cực vừa tiêu cực (nếu chọn, làm tiếp câu 11,12)
o Khơng ảnh hưởng
11/ Facebook có ảnh hưởng tốt như thế nào đến kết quả học tập của bạn bạn?
…………………………………………………………………...…………………………
…...…………………………………………………………………………………………
12/ Facebook có ảnh hưởng xấu như thế nào đến kết quả học tập với bạn?
………………………………………………………………………………...
…………… ..…...…………………………………………………………………………..
……………

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHĨM
I. Phân cơng cơng việc:
Nhóm có tổ chức 2 buổi họp online trên Google Meeting.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc:
1. Từ 19:00 đến 20:00 ngày 19/10/2021.

Nội dung: hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát.
2. Từ 19:00 đến 20:00 ngày 24/11/2021
Nội dung: duyệt thuyết trình và chỉnh sửa, hồn thiện đề cương.
- Chủ trì: Nguyễn Quân.
- Thành phần tham dự gồm: đầy đủ các thành viên Qua các cuộc họp, nhóm đã
thảo luận và cùng nhau trao đổi, chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương. Được sự thống nhất
của tất cả các thành viên trong nhóm, nhóm trưởng đã phân cơng cơng việc cho các thành
viên như sau:

ST

Họ và tên

MSSV

Vai trị trong

Cơng việc được phân công

Downloaded by Heo Út ()


lOMoARcPSD|9234052

T

nhóm

1


Nguyễn Quân

20124621 Nhóm trưởng

2

Nguyễn Vân Nghi

20124281 Thành viên

3

Nguyễn Hải Long

18026291 Thành viên

4

Nguyễn Nhật Tiên

18039391 Thành viên

5

Nguyễn Tấn Lợi

Thành viên

6


Lộ Thị Hồng Ánh

Thành viên

II. Kết quả đánh giá

ST
T

Họ và tên

1

Nguyễn Quân

2

Nguyễn Vân Nghi

3

Nguyễn Hải Long

4

Nguyễn Nhật Tiên

5

Nguyễn Tấn Lợi


6

Lộ Thị Hồng Ánh

Mức
độ
tham
gia

Mức độ
đóng góp

Chất
lượng
đóng góp

Các thành viên đồng ý với kết quả đánh giá trên.

Họ tên và chữ ký của Nhóm trưởng:
Họ tên và chữ ký của Thành viên 1:
Họ tên và chữ ký của Thành viên 2:
Họ tên và chữ ký của Thành viên 3:

Downloaded by Heo Út ()

Nhận xét,
góp ý của
nhóm


Điểm
tổng cộng


×