Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Eu trong bối cảnh thực thi EVFTA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.33 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA

Ngành: Kinh tế Quốc tế

BÙI DUY MINH

Hà Nội, 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
***

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA
Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 83.10.106

Họ và tên học viên: Bùi Duy Minh


Người hướng dẫn: PGS, TS. Hồng Xn Bình

Hà Nội, 2022


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong Luận văn Thạc sĩ đều là trung thực, và có nguồn tài liệu tham khảo
chính thống. Nếu khơng đúng như đã nêu trên, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về đề tài nghiên cứu của mình
Người cam đoan

Bùi Duy Minh


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy
trong chương trình Cao học ngành Kinh tế quốc tế - Khoa sau đại học của trường
Đại học Ngoại Thương, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích
làm cơ sở để tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Hồng Xn Bình đã tận tình hướng dẫn
tơi trong thời gian thực hiện luận văn. Những kiến thức mà cô đã hướng dẫn, chỉ
bảo đã cho tôi rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cũng như các anh

chị đồng nghiệp làm việc tại Quỹ bảo vệ mơi trường Việt Nam đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tơi trong q trình thu thập dữ liệu và thông tin cho luận văn này.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình đã ln tạo điều kiện tốt nhất cho
tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn.
Kính mong nhận được ý kiến góp ý của Q Thầy/ Cơ để luận văn được hoàn
thiện hơn.

Học viên

Bùi Duy Minh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................................vi
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...........................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP
ĐỊNH TỰ DO THẾ HỆ MỚI..................................................................................7
1.1.Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam EVFTA.....................................................................................................................7
1.1.1. Giới thiệu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định thương mại tự do Liên Minh
Châu Âu- Việt Nam –EVFTA................................................................................7
1.1.2. Những nội dung của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu- Việt
Nam- EVFTA có tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.......................14
1.2. Xuất khẩu thủy sản và chính sách xuất khẩu thủy sản................................20

1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu thủy sản và chính sách xuất khẩu thủy sản..........20
1.2.2. Vai trị của chính sách xuất khẩu thủy sản.................................................21
1.2.3. Nội dung của chính sách xuất khẩu thủy sản.............................................22
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng chính sách xuất khẩu của một quốc gia..............26
1.3.1. Những yếu tố thuộc về bối cảnh quốc tế....................................................26
1.3.2. Những yếu tố thuộc về bối cảnh quốc gia..................................................29
1.4.Kinh nghiệm về chính sách xuất khẩu thủy sản của một số nước sang các
thị trường EU và bài học kinh nghiệm về chính sách xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.................................31
1.4.1. Kinh nghiệm về chính sách xuất khẩu thủy sản của một số nước sang các
thị trường EU.......................................................................................................31
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.........................................................34


iv

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI EVFTA...38
2.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021........38
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2019-2021...........38
2.2.2. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu thủy
sản sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.......................................................42
2.2. Phân tích thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.........................................................45
2.3.1. Chính sách hỗ trợ thương nhân tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định
EVFTA để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU...............................................45
2.3.2. Chính sách phát triển thị trường trong khối EU để thúc đẩy xuất khẩu thủy
sản………….......................................................................................................48
2.3.3. Chính sách đối với sản phẩm nhằm đáp ứng những quy định của thị trường

EU……...............................................................................................................53
2.3.4. Chính sách khác.........................................................................................56
2.4. Đánh giá thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.........................................................58
2.4.1. Những kết quả đạt được.............................................................................58
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.....................................................60
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI
EVFTA....................................................................................................................64
3.1. Quan điểm và mục tiêu xuất thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. . .64
3.1.1. Cơ hội và thách thức của xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU..............64
3.1.2. Quan điểm và định hướng xuât khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU............................................................................................................66
3.1.3. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU................68
3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong
bối cảng thực thi EVFTA......................................................................................69
3.2.1. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ thương nhân................................................69


v

3.2.2. Hồn thiện chính sách về phát triển thị trường..........................................71
3.2.3. Hồn thiện chính sách về sản phẩm...........................................................74
3.2.4. Chính sách khác.........................................................................................78
3.3. Kiến nghị để hồn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
trong bối cảng thực thi EVFTA............................................................................81
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ.....................................................................81
3.3.2. Kiến nghị đối với các bộ ngành hữu quan.................................................82
KẾT LUẬN............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................86



vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn
2019-2021..........................................................................................38
Bảng 2.2. Cơ cấu xuất khẩu thủy sản theo loài của Việt Nam giai
đoạn 2019-2021.............................................................................40

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các nước và khu vực.........41


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiêu dùng rộng lớn và đầy tiềm
năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thủy sản của Việt Nam. Ngay
sau khi EVFTA có hiệu lực (ngày 01/8/2020), có khoảng 220 số dịng thuế các
sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt
giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm (VASEP,2020). Tuy nhiên, năm 2020 cũng
là năm cả EU và Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh
hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Để tận dụng tốt các điều kiện ưu đãi từ
Hiệp định EVFTA, để giúp các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách
thức trong bối cảnh thực thi Hiệp định cũng như chịu tác động xấu từ đại dịch
COVID-19, rất cần các chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và
xuất khẩu thủy sản nói riêng. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính sách

xuất khẩu thủy sản củaviệt nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi
EVFTA” nhằm phân tích thực trạng các chính sách xuất khẩu thủy sản của
Việt nam sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA và đề xuất những giải pháp
nhằm hồn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các dữ liệu thu thập từ các
báo cáo, tài liệu của công ty và các nguồn tư liệu tổng hợp khác. Ngoài lời mở
đầu, kết luận, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách xuất khẩu thủy
sản trong bối cảnh thực thi hiệp định tự do thế hệ mới
Tác giả đưa ra các khái niệm về về Hiệp định thương mại tự do Liên minh
Châu Âu - Việt Nam – EVFTA, chính sách xuất khẩu thủy sản và các yếu tố
hưởng đến chính sách xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó đưa ra kinh nghiệm
xuất khẩu thủy sản sang EU của một số nước và rút ra kinh nghiệm cho chính
sách xuất khẩu thủy sản sang EU của Việt Nam.


viii

Chương 2: Thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản củaviệt nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA
Tác giả đã khái quát thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giai
đoạn 2019 – 2021 và đưa ra đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Việt
Nam khi xuất khẩu thủy sản sang EU trong bối cảnh thực thi EVFTA. Tiếp
theo, căn cứ vào các cơ sở lý luận ở chương 1, tác giả tiến hành tìm hiểu, phân
tích thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản củaviệt nam sang thị trường EU
trong bối cảnh thực thi EVFTA. Từ đó đó tác giả chỉ ra được những kết quả
đạt được cũng như những hạn chế của các chính sách để làm cơ sở đề xuất các
giải pháp ở chương 3
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản củaviệt nam

sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
Trong chương này, tác giả đã nói đến cơ hội cũng như những thách thức của
xuất khẩu thủy sản sang EU. Tác giả cũng đã nêu ra quan điểm, định hướng
và mục tiêu xuất khẩu thủy sản sang EU trong thời gian tới. Cuối cùng tác giả
đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản của việt
nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA trong thời gian tới
trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế của chính sách đã phân
tích ở chương 2.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là hình thức liên kết kinh tế quốc
tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau thỏa thuận giảm dần hoặc xóa
bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thành lập một thị trường thống nhất
về hàng hóa và dịch vụ, từ đó thúc đẩy thế mạnh xuất khẩu của mình. Nó
khơng chỉ mở ra các cơ hội thương mại tiềm tàng với các nền kinh tế phát
triển mà cịn góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính,
hồn thiện mơi trường thương mại và đầu tư của nước ta. Đó chính là giá trị
quan trọng nhất mà các hiệp định này đóng góp vào thực hiện thành công các
mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài của Việt Nam nói riêng, các nước thành
viên nói chung.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế thế giới. Một trong những thành công trong công cuộc hội nhập của
Việt Nam thời gian gần đây là ký kết Hiệp định Thương mại tự do Liên minh
châu Âu- Việt Nam (EVFTA). Thị trường EU được đánh giá là thị trường tiêu
dùng rộng lớn và đầy tiềm năng cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản và thuỷ

sản của Việt Nam. Ngay sau khi EVFTA được thực thi, phần lớn hàng hóa có
lợi thế của Việt Nam như thuỷ sản được hưởng mức thuế suất bằng 0, quy tắc
xuất xứ hàng hóa linh hoạt, có nhiều cơ hội để đưa thuỷ sản Việt Nam thành
công hơn nữa vào thị trường khó tính này. Tuy nhiên hiệp định này mới được
chính thức đưa vào thực hiện 8/2020, nên cịn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn
cho doanh nghiệp khi chưa nắm rõ các quy định hay có những chính sách nào
phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Đặc biệt, đầu năm
2020 khi đại dịch Covid hoành hành đã ảnh hưởng rất nhiều đến thương mại
quốc tế, chuỗi cung ứng bị đứt đoạn, đặc biệt là Châu Âu- bị ảnh hưởng khá
nặng nề bởi dịch bệnh,nền kinh tế tăng trưởng âm. Các chính sách thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa


2

nói chung, thủy sản nói riêng có thể sẽ phải thay đổi để phù hợp với bối cảnh
kinh tế mới.
Cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên biệt nào về
chính sách xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU khi hiệp định EVFTA chính
thức có hiệu lực. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách xuất khẩu thủy
sản của Việt Nam sang thị trường Eu trong bối cảnh thực thi EVFTA” để làm
luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học về thực trạng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thực trạng xuất khẩu, cơ hội
và thách thức hay các ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đối với hoạt động xuất
khẩu thủy sản sang EU của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình
nghiên cứu chính thức nào nghiên cứu các chính sách xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.

Tác giả Vũ Thanh Hương (2018) trong Luận án tiến sĩ: “Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU: tác động đối với thương mại hàng hoá giữa
hai bên và hàm ý cho Việt Nam” đã phân tích được tác động trong tương lai
của EVFTA có thể mang lại. Đồng thời với đó, tác giả cũng phân tích được
một số chính sách của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa sang EU trong bối
cảnh thực thi EVFTA. Nhưng các chính sách mới chỉ liên quan chủ yếu đến
hàng rào thuế quan và phi thuế quan thông qua việc so sánh phân tích theo
thời gian, trước và sau khi EVFTA có hiệu lực.
Tác giả Võ Thị Mai Phương (2020) Luận văn thạc sĩ Kinh doanh thương
mại: “Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –


3

Liên minh Châu Âu (EVFTA)” chỉ dừng lại phân tích các cơ hội và thách
thức, từ đó đưa ra giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
EU.
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn (2011) Luận văn thạc sĩ: “Xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011-2020” cũng chỉ dừng lại ở
việc nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong một giai
đoạn, xem xét ở khía cạnh thành tựu, hạn chế hay những quy định khi vào thị
trường này, đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.
Tác giả Hoàng Hải Bắc (2017), luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU
từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới”, bảo vệ tại Học viện
khoa học xã hội. Luận án hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến đề tài; Nhận diện năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt
Nam trên thị trường EU trong giai đoạn 2007 đến nay, làm rõ những thành
công, hạn chế và nguyên nhân; Phân tích kinh nghiệm của một số nước trong

việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản trên thị trường EU
và rút ra bài học; Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho mặt hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường EU.
Tác giả Vũ Thành Toàn (2020), với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh
châu Âu trong bối cảnh bình thường mới”, đăng trên Tạp chí công thương số
28 ngày 23/12/2020. Bài viết đã chỉ ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
hoạt động xuất nhập khẩu đã liên tục bị gián đoạn và đứt gãy khi những quốc
gia nhập khẩu chính đóng cửa, dẫn đến những hoạt động khác bị trì trệ. Tuy
nhiên, ni trồng thủy sản tại Việt Nam vẫn trên đà phát triển khi tổng sản
lượng tăng 1,5%, đạt 4,56 triệu tấn trong năm 2020, trong đó sản lượng cá tra
đạt 1,56 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 1,5 tỷ USD (Tổng cục
Thủy sản, 2020). Như vậy, việc đưa ra những giải pháp giúp cho ngành mũi


4

nhọn của nước ta phát triển hơn nữa là vô cùng cần thiết, mang tính cấp bách
trong bối cảnh đại dịch và xu hướng tồn cầu hóa thế giới. Bài viết cũng đưa
ra giải pháp phát triển và bảo vệ chuỗi cung ứng của toàn ngành trước những
tác động và nguy cơ mối liên kết dễ bị phá vỡ bởi ảnh hưởng của đại dịch
Covid- 19 là rất cần thiết và đóng vai trị quan trọng trong cơng cuộc thúc đẩy
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.
Nhìn chung, các nghiên cứu đánh giá về các chính sách xuất khẩu của
Việt Nam trong bối cảnh EVFTA chưa nhiều, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản
đối với thị trường EU như đề tài của luận văn thì hiện vẫn chưa có một nghiên
cứu chính thức nào.
Với mong muốn có một cái nhìn sâu sắc và tồn diện về các chính sách
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định tự do thế
hệ mới, tơi mong muốn sẽ đưa ra những đóng góp mới:

- Giúp phân tích được thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA.
- Giúp nhận diện được các chính sách có hiệu quả cho hoạt động xuất
khẩu thủy sản và những chính sách gây cản chở, hạn chế cho hoạt động này,
từ đó đưa ra những hàm ý cụ thể cho Chính phủ và cho các doanh nghiệp để
tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức mà các chính sách và hiệp
định EVFTA mang lại.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài: đề xuất ra các giải pháp hồn thiện chính sách xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sang EU trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương
mại tự do EVFTA.
Nhiệm vụ nghiên cứu:


5

- Hệ thống hóa nội dung cơ bản về hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, khái quát nội dung về xuất khẩu thủy sản, chính sách xuất khẩu thủy sản
cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới các chính sách này.
- Vận dụng những lý thuyết về chính sách xuất khẩu thủy sản đó để đánh
giá thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường
EU khi thực thi EVFTA.
- Đề xuất định hướng và giải pháp hồn thiện chính sách xuất khẩu thủy
sản Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chính sách xuất khẩu thủy sản Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA của Việt Nam
giai đoạn 2019 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Vấn đề lý luận được đúc rút từ các giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong
nước, các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam.
Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ
từ các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2021.
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Luận văn sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu bao gồm phân loại, sắp
xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp, sử dụng sơ đồ, bảng biểu.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng,
biểu đồ, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm có ba chương:


6

Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách xuất khẩu
thủy sản trong bối cảnh thực thi hiệp đinh tự do thế hệ mới.
Chương 2: Thực trạng chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện chính sách xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA.


7

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP
ĐỊNH TỰ DO THẾ HỆ MỚI

1.1. Khái quát về Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt

Nam - EVFTA
1.1.1. Giới thiệu nội dung và ý nghĩa của Hiệp định thương mại tự do Liên
Minh Châu Âu- Việt Nam –EVFTA
1.1.1.1. Nội dung của Hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu- Việt
Nam –EVFTA
Hiệp định Thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) là hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên
Liên minh châu Âu (EU). Đây là FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ
cam kết cao nhất với 99,2% số dịng thuế sẽ được EU xóa bỏ cho hàng hố
xuất khẩu của Việt Nam
Ngày 1/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
1/2/2016 văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 26/6/2018, EVFTA được
tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là
Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA); đồng thời chính thức kết thúc q trình rà
sốt pháp lý đối với Hiệp định EVFTA
 Nội dung hiệp định:
“Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ
kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định
chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi
hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản
kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định
chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh
tranh, doanh


8

nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát
triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ
xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương
70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi
Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng
thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng
0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch
thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang
EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là
mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã
được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai
thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện nay.
Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp
hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết
của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết
cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
- Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín
dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngồi lên 49% vốn điều lệ trong
02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này
không áp dụng với


9

04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là
BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.

- Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm
qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam.
Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta
chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.
- Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong
Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP).
Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khơng có hạ tầng mạng, ta
cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn
quá độ.
- Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau
05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện
quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng
đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu,
cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các
giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động
nhập khẩu, phân phối, bán bn và bán lẻ.
Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định
mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu
qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v,
Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho
Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá
trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước trong
vòng 18 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.


10

Đối với dược phẩm, Việt Nam cam kết cho phép các doanh nghiệp EU

được tham gia đấu thầu mua sắm dược phẩm của Bộ Y tế và bệnh viện công
trực thuộc Bộ Y tế với một số điều kiện và lộ trình nhất định.
Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng
chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các
cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành. Một số nét chính trong các cam kết sở hữu trí tuệ như sau:
- Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên
160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ
dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới
nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt
Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
- Về nhãn hiệu: Hai bên cam kết áp dụng thủ tục đăng ký thuận lợi, minh
bạch, bao gồm việc phải có cơ sở dữ liệu điện tử về đơn nhãn hiệu đã được
công bố và nhãn hiệu đã được đăng ký để công chúng tiếp cận, đồng thời cho
phép chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký nhưng khơng sử dụng một cách
thực sự trong vịng 5 năm.
- Về thực thi: Hiệp định có quy định về biện pháp kiểm soát tại biên giới
đối với hàng xuất khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN): Cam kết về nguyên tắc tối huệ
quốc trong Hiệp định này đảm bảo dành cho các tổ chức, cá nhân của EU
được hưởng những lợi ích về tiêu chuẩn bảo hộ cao khơng chỉ với các đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ theo Hiệp định của WTO về Các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) mà còn cả các đối
tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do mà
Việt Nam tham gia (như Hiệp định CPTPP).


11


Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
Quy định về DNNN trong Hiệp định EVFTA nhằm tạo lập mơi trường
cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Cam kết cũng tính đến vai
trò quan trọng của các DNNN trong việc thực hiện các mục tiêu chính sách
cơng, ổn định kinh tế vĩ mơ và đảm bảo an ninh – quốc phịng. Bởi vậy, Hiệp
định EVFTA chỉ điều chỉnh hoạt động thương mại của các doanh nghiệp do
Nhà nước sở hữu hoặc kiểm sốt và doanh nghiệp độc quyền có quy mơ hoạt
động thương mại đủ lớn đến mức có ý nghĩa trong cạnh tranh.
Thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, hai bên cam kết
không đánh thuế nhập khẩu đối với giao dịch điện tử. Hai bên cũng cam kết
hợp tác thông qua việc duy trì đối thoại về các vấn đề quản lý được đặt ra
trong thương mại điện tử, bao gồm:
- Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trong việc truyền
dẫn hay lưu trữ thông tin;
- Ứng xử với các hình thức liên lạc điện tử trong thương mại không được
sự cho phép của người nhận (như thư điện tử chào hàng, quảng cáo…);
- Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia giao dịch điện tử.
Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới hợp tác và
xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế, chính sách cạnh tranh và trợ cấp. Các
nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ
pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại
và đầu tư giữa hai Bên.
Hiệp định IPA


12

Hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu

tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối xử công
bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi
nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết khơng trưng thu, quốc hữu hóa tài sản
của nhà đầu tư mà khơng có bồi thường thỏa đáng, cam kết bồi thường thiệt
hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước
hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn,
v.v...
Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư
của Bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện
chí thơng qua đàm phán và hịa giải. Trong trường hợp khơng thể giải quyết
tranh chấp thơng quan tham vấn và hịa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải
quyết tranh chấp được quy định cụ thể trong Hiệp định này.”
1.1.1.2. Ý nghĩa của Hiệp định thương mại tự do Liên Minh Châu Âu- Việt
Nam
– EVFTA
Việc ký kết EVFTA sau 7 năm đàm phán sẽ tạo những động lực mới
nâng tầm quan hệ Việt Nam – EU trong thập kỷ thứ tư của chặng đường phát
triển quan hệ hai bên.
Hiệp định EVFTA và EVIPA đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU. Hợp tác kinh tế - thương
mại song phương đã chuyển từ chỗ cơ bản là Việt Nam nhận hỗ trợ của EU để
phát triển, xóa đói, giảm nghèo và chuyển đổi nền kinh tế sang quan hệ đối
tác hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với các cam kết của một hiệp định thương
mại tự do (FTA) “thế hệ mới”.
Là hiệp định có mức độ cam kết sâu rộng, tồn diện, bao quát các lĩnh
vực kinh tế, thương mại, đầu tư và các vấn đề phát triển bền vững, EVFTA sẽ
mở ra những cơ hội to lớn để hai bên khai thác tối đa tiềm năng và sự bổ trợ
cho



13

nhau, đẩy mạnh trao đổi thương mại, đầu tư, thúc đẩy phát triển bền vững, từ
đó góp phần làm sâu sắc và tạo đan xen lợi ích lâu dài giữa hai bên.
Theo nhiều nghiên cứu, EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm
4,6% và xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025;
GDP của EU ước tính sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng 29% vào
năm 2035. Như vậy, EVFTA mang lại những lợi ích kinh tế rất cụ thể và thiết
thực cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân của cả hai bên.
EVFTA là hiệp định thương mại tự do tham vọng nhất mà EU từng thỏa
thuận với một quốc gia đang phát triển. Việc ký kết Hiệp định khẳng định lợi
ích chung của Việt Nam và EU trong việc cùng đóng góp thúc đẩy liên kết
kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư bình đẳng, minh bạch và dựa
trên luật lệ.
Trước hết, việc cam kết mở cửa thị trường trong Hiệp định EVFTA giúp
thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - EU, mở rộng hơn nữa thị trường cho
hàng xuất khẩu của Việt Nam. Việc xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100%
biểu thuế và giá trị thương mại mà hai bên đã thống nhất, cơ hội gia tăng xuất
khẩu cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như dệt may, da giày, nông
thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ, v.v. là rất đáng kể.
Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam
đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa
khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Ngoài ra, những cam kết về dịch vụ - đầu tư, mua sắm chính phủ cũng
như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong
một số lĩnh vực cụ thể cũng sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp, sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu
dân của Việt Nam, đồng thời giúp người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận
nguồn cung



14

các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao từ EU trong các lĩnh vực như dược
phẩm, chăm sóc sức khỏe, xây dựng hạ tầng và giao thông công cộng…
Bên cạnh đó, những cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo một môi
trường kinh doanh và pháp lý ổn định, thơng thống cho nhà đầu tư của cả hai
bên nói chung và các doanh nghiệp, nhà đầu tư từ EU nói riêng.
Thơng qua EVFTA và IPA, nhà đầu tư EU cũng sẽ có cơ hội tiếp cận thị
trường các nước đã ký FTA với Việt Nam với những đối xử ưu đãi hơn. Hiệp
định này cũng giúp thúc đẩy quan hệ giữa EU với từng nước ASEAN nói
riêng và cả khối ASEAN nói chung, tạo tiền đề hướng tới việc thảo luận một
Hiệp định FTA giữa EU và ASEAN trong tương lai.
1.1.2. Những nội dung của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu
Âu- Việt Nam- EVFTA có tác động đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.1.2.1. Các cam kết về thuế quan của EU liên quan đến thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam
Phần lớn thuỷ sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ được cắt giảm
thuế.
- “Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực thì 50% số dòng thuế tương đương
840 dòng thuế suất cơ sở sẽ giảm về 0%. Thuế suất cơ sở trước khi có hiệp
định là 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6%-22% sẽ về 0%. 50% số dòng
thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm. Hiện thuế suất cơ sở
đang là 5,5-26% sẽ giảm về 0% sau khoảng thời gian từ 3 năm đến 7 năm.
Trong đó, nổi bật là có các nhóm hàng sau:
• Các sản phẩm tơm đơng lạnh như: Tơm hùm xanh ướp đá, tôm sú
HOSO, DP đông lạnh; tôm sắt PD tươi đông lạnh; tôm mũ ni vỏ… (mã HS
03061100) sẽ được giảm ngay từ 12,5% hiện tại xuống 0%. Tôm sú đông
lạnh, tôm sú nguyên con… (mã HS 03061710) cũng có mức thuế từ 20% về

0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các 15 sản phẩm tơm khác theo lộ trình
3-5 năm, riêng tơm chế biến lộ trình giảm thuế 7 năm.


15

• Với sản phẩm cá ngừ, EU cam kết xóa bỏ thuế quan cho cá ngừ tươi
sống và đông lạnh về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực%, trừ thăn cá ngừ
đơng lạnh (loin) cần lộ trình 7 năm và sản phẩm cá ngừ hộp có hạn ngạch
hưởng thuế 0% là 11.500 tấn.
• Các sản phẩm cá tra có lộ trình 3 năm, riêng cá tra hun khói cần 7 năm
để về mức 0%.
• Một số sản phẩm nhuyễn thể chế biến đang có mức thuế cơ bản khá cao
(20%) sẽ được giảm ngay về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò,
bào ngư chế biến. Hầu hết các sản phẩm mực, bạch tuộc đơng lạnh đang có
mức thuế cơ bản 6- 8% sẽ được giảm ngay về 0%.
• Riêng cá viên surimi, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan là
500 tấn.”
1.1.2.2. Cam kết về quy tắc xuất xứ
- Thủy sản Việt Nam sang EU muốn được hưởng ưu đãi thuế phải đảm
bảo quy tắc xuất xứ và thuộc một trong ba trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy. Trường hợp này bao gồm
các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam
hoặc EU. Ví dụ như: Các sản phẩm thủy sản được sinh ra và nuôi lớn tại các
trang trại thủy sản trong nước hoặc thu được qua quá trình đánh bắt trong lãnh
hải mà Việt Nam có quyền khai thác độc quyền. Các trường hợp được coi là
hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định thư.
Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ cộng gộp. Trường hợp này bao gồm
các hàng hóa được hình thành từ ngun liệu có xuất xứ một phần hoặc tồn
bộ từ EU/Việt Nam và được chế biến hoặc sản xuất tại Việt Nam/EU thỏa

mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định tại Điều 6 Nghị định thư.
Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam từ các nguyên liệu đầu vài có xuất xứ
EU và quy định về xuất xứ cộng gộp sẽ được áp dụng với điều kiện những
nguyên liệu đó


×