Website: Email : Tel : 0918.775.368
Mục lục
…………………………………………………………………22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...23
LỜI MỞ ĐẦU
Thủy sản đã và đang trở thành một ngành đem lại hiệu quả kinh tế xã
hội cao cho đất nước, nó cũng là một ngành mới được quan tâm phát triển
trong thời gian gần đây nhưng nó đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền
kinh tế quốc dân và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Thủy
sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, hàng năm
mang lại cho đất nước gần 2 tỷ USD. Năm 2001, 2002 thủy sản là một mặt
hàng đứng thứ ba về xuất khẩu, chỉ đứng sau dầu thô và dệt may.Với việc
tham gia vào thị trường thế giới, ngành thủy sản Việt Nam đã xác lập được vị
trí chiến lược . Theo thống kê của Hải quan, năm 2009 xuất khẩu (XK) thủy
sản của cả nước đạt 1,216 nghìn tấn, trị giá 4,25 tỷ USD, giảm 1,6% về lượng
và 5,7% về giá trị so với năm 2008, lần đầu tiên giảm sau 13 năm. Tuy nhiên,
đây vẫn được coi là kết quả khả quan đối với các doanh nghiệp XK, trước
những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, những rào cản về
kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu...Năm 2009, Việt Nam XK 85
loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Bước sang năm 2010, đã có nhiều
tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thủy sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so
với năm 2009. Còn chưa đầy 3 tháng nữa là hết năm 2010 nhưng kim ngạch
xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt trên 3,5 tỷ USD. Theo dự báo của Trung
tâm Tin học và thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá
trị xuất khẩu thủy sản của năm 2010 sẽ về đích 4,815 tỷ USD, tăng 14% so
với cùng kỳ năm 2009. Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc
trên thế giới về xuất khẩu thủy sản. Thủy sản Việt Nam có nhiều tiềm năng và
cơ hội để phát triển: về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2
Đề án môn học
những chính sách hợp lý của Chính phủ và sự năng động sáng tạo của hàng
ngàn đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản, hàng triệu lao động trong nghề cá,
trong những năm qua, ngành thủy sản Việt nam đã thực sự có một chỗ đứng
ngày một vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
trong nước, giải quyết công ăn việc làm và làm đổi mới đời sống nhân dân
cho các tỉnh ven biển.
Hàng thuỷ sản Việt Nam hiện đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới và
Mỹ là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Mỹ là một quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai trên thế giới với giá trị nhập 10 tỷ
USD bình quân mỗi năm. Do đó, Mỹ là một thị trường luôn sôi động và hấp
dẫn cả về nhu cầu, số lượng, chủng loại, chất lượng và giá cả thu hút trên 130
nước xuất khẩu. Còn đối với Việt Nam từ năm 2000, đặc biệt từ sau khi Hiệp
định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi, xuất khẩu của Việt Nam
sang Mỹ liên tục tăng lên với tốc độ rất cao và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu
hàng đầu hàng hóa của Việt Nam. Trong hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang
thị trường Mỹ trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
đáng kể, tuy nhiên thực trạng của ngành thuỷ sản xuất khẩu sang Mỹ vẫn
đang gặp những khó khăn, thách thức .Để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang
thị trường Mỹ trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là một câu hỏi lớn và hóc
búa đối với ngành thuỷ sản Việt Nam
Đề án này nhằm cung cấp một số thông tin về tình hình sản xuất, xuất
khẩu thuỷ sản của nước ta và các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ .
Nội dung của đề tài bao gồm:
Phần I: Những lí luận chung về hoạt động xuất khẩu và những đặc điểm
chủ yếu của hàng thuỷ sang thị trường Mỹ.
Phần II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ và
một số kiến nghị.
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
3
Đề án môn học
PHẦN I. NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ
SẢN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
1. Lí luận chung về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.Nội dung của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản
Xuất khẩu là đưa hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả ,các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên
cứu thị trường mà minh muốn thâm nhập một cách kĩ lưỡng. Mặt hàng thuỷ
sản cũng không phải là một ngoại lệ. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu ,phân
tích mọi mặt của thị trường như về kinh tế, văn hoá, chính trị… thị hiếu tiêu
dùng về mặt hàng thuỷ sản. Mỹ là một cường quốc hàng đầu thế giới về cả
kinh tế, khoa học- công nghệ, quân sự. Khả năng xuất nhập khẩu của Mỹ hiện
đã lên tới trên 1000 tỷ USD, mỗi năm chiếm khoảng 1/4 kim ngạch xuất nhập
khẩu. Mỹ có ảnh hưởng rất lớn nhập khẩu thuỷ sản đến thị trường thế giới,
đến các tổ chức kinh tế như : AFTA, APEC, WTO…vì vậy mở rộng kênh
quan hệ kinh tế – thương mại với Mỹ, Việt Nam không những có thể tiếp cận
nhanh chóng một nền kinh tế lớn nhất hành tinh, có thị trường rộng lớn, đa
dạng và có trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến, mà còn giúpViệt Nam tiếp
cận được với thị trường khu vực và thế giới, tiếp cận với các tổ chức thưong
mại và các tổ chức tài chính thế giới, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định nền
kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên,
để xuất khẩu được nhiều hàng hoá sang thị trường Mỹ chính phủ và các
doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực và chủ động khai thác mọi cơ hội đồng
thời đấu tranh vượt qua những thách thức, trở ngại để hàng hoá Việt Nam đặc
biệt là hàng thuỷ sản có chỗ đứng xứng đáng trong thị trường đầy tiềm năng
này.
1.2. Tổ chức quản lí hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh
nghiệp
Ngành thủy sản đang tiến hành xây dựng một bộ máy quản lí gọn nhẹ
nhưng đạt hiệu quả cao với hệ thống cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện
để tái tạo một mặt bằng thông thoáng từ trung ương tới địa phương, đưa công
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
4
Đề án môn học
tác quản lí nhà nước đi vào chiều sâu, phù hợp với kinh tế thị trường, tăng khả
năng hội nhập của ngành.
Đối với họat động xuất khẩu,các doanh nghiệp ngành thủy sản tiến hành
quản lý thông qua luật thủy sản mới ban hành – Tiến hành ổn định môi trường
kinh doanh thủy sản, tạo hành lang pháp lý cho họat động đầu tư kinh doanh,
kiểm soát hoạt động kinh doanh từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thương
mại. Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ các Luật như Luật doanh nghiệp,
Luật đầu tư nước ngoài,hiệp định thương mại Việt- Mỹ…
2. Những đặc điểm chủ yếu của xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam
sang thị trường Mỹ
2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm thủy sản rất đa dạng phong phú như tôm, nhuyễn thể chân
đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ,cá ngừ …những sản phẩm thủy sản
này có tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế .Tùy vào mỗi sản phẩm mà có
những đặc điểm khác nhau .Nhưng nhìn chung những sản phẩm thủy sản sau
khi thu hoạch khỏi mặt nước rất dễ bị ươn thối nếu không có phương pháp
bảo quản thích hợp .Vì vậy để sản phẩm thủy sản xuất khẩu ra thị trường quốc
tế có chất lượng tốt chúng ta phải nắm rõ được những đặc điểm của sản phẩm
để nâng cao khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.
2.2. Đặc điểm về khách hàng
Hiện nay, với dân số khoảng hơn 270 triệu người, tổng sản phẩm quốc
nội lên tới 10000 tỷ USD / năm, trong đó 80% được dành cho tiêu dùng. Mỹ
là một nước có nền kinh tế mạnh nhất, là thị trường có sức mua lớn nhất, hàng
năm Mỹ tiêu thụ hàng triệu tấn thuỷ sản các loại. Theo số liệu của viện nghề
cá quốc gia Hoa Kỳ (NFI) mức tiêu thụ thuỷ sản thực phẩm bình quân của
người Mỹ tăng mạnh, từ 7,9 pao (năm 1980) lên 11,8 pao (năm 2009) tức là
từ 3,6 kg lên 5,4kg.
Nước Mỹ có thành phần xã hội đa dạng,nhưng chủ yếu là người Mỹ có
nguồn gốc từ Châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ la
tinh, Châu Á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đưa
vào nước Mỹ các phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ. Điều
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
5
Đề án môn học
này tạo nên một môi trường văn hóa phong phú và đa dạng, một quốc gia đa
sắc tộc. Đặc điểm này đã đem lại cho Mỹ tính đa dạng trong tiêu dùng rất cao.
Với những mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng Mỹ có sở thích mua tất
cả các loại sản phẩm từ đắt tiền đến rẻ tiền từ khắp nơi trên thế giới. Một đặc
điểm đáng lưu ý nữa là số lượng Việt kiều tại Mỹ là rất đông, đây có thể sẽ là
một gợi ý rất quan trọng cho các doanh nghiệp Việt nam thâm nhập thị trường
Mỹ,mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm thủy sản nước ta.
2.3. Đặc điểm về kênh phân phối:
Ở Mỹ thủy sản phân phối qua hai kênh tiêu thụ chủ yếu đó là kênh bán lẻ
thủy sản và kênh bán sỉ thủy sản xuất khẩu.
-Kênh bán lẻ thủy sản xuất khẩu:thủy sản tiêu thụ qua kênh này chiếm
50% giá trị thủy sản tiêu thụ tại Mỹ ,đạt khoảng 13 tỉ USD mỗi năm .Các hình
thức bán lẻ thủy sản ở Mỹ đó là .
+Bán qua hệ thống siêu thị :Qua hệ thống siêu thị ,thủy sản được tiêu thụ
trên 40% giá trị bán lẻ thủy sản ,các quầy siêu thị thủy sản trong các siêu thị
được sắp xếp ngăn nắp ,sạch sẽ nhiều mặt hàng ,chẳng những thủy sản đông
lạnh mà còn có nhiều hàng tươi sống thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách
hàng.
+Bán cho các nhà hàng,các căng tin công cộng phục vụ ăn nhanh .Doanh
số bán thủy sản cho hệ thống này chiếm đến 60% giá trị bán lẻ và có xu
hướng ngày càng tăng vì người Mỹ có thói quen ăn tại các nơi công cộng như
nhà hàng ,căng tin, trường học …hơn là ăn tại gia đình để tiết kiệm thời gian.
+Bán cho các tiệm ăn công cộng người nước ngoài tại Mỹ.
-Kênh bán sỉ thủy sản của Mỹ :đây là các công ty kinh doanh thủy sản
hàng đầu tại Mỹ ,hệ thống bán sỉ hàng thủy sản cũng được cung cấp cho trên
1000 xí nghiệp chế biến thủy sản của nước Mỹ và hệ thống siêu thị.Bán thủy
sản qua kênh này có một đặc nổi bật ,khả năng cung cấp thủy sản phải lớn và
ổn định ,giá cả cạnh tranh ,mặt hàng thủy sản đa dạng để họ cung cấp cho cả
đối tượng khác nhau ,nhà cung phải tin tưởng và trung thành.
2.4. Những chính sách liên quan
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
6
Đề án môn học
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề phát triển ngành thuỷ sản,
coi ngành thuỷ sản là mũi nhọn, coi công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông
thôn là bước đi ban đầu quan trọng nhất, coi chuyển một bộ phận diện tích đất
đai đang canh tác nông nghiệp và muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ
sản là hướng đi chủ yếu của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông
thôn (nghị định 09 NQ-CP ngày 15-06-2000 ) và có những chương trình,
chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và phát triển ngành thuỷ
sản trên toàn quốc .
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ ,chính phủ đã đàm
phán và kí kết nhiều chính sách với Mỹ mà điển hình là hiệp định thương mại
Việt Mỹ .Từ khi kí kết hiệp định này nước ta đã được hưởng nhiều ưu đãi
thương mại ,có điều kiện để mở rộng thị trường sang nhiều nước.
Tăng cường nhập khẩu sản phẩm giá trị gia tăng ,nhất là các sản phẩm
như tôm ,Việt Nam dẫn đầu về cung cấp tôm cỡ lớn với khối lượng 3800
tấn ,giá trị trên 62 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2007.
Vệ sinh ATTP : Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) tổ chức cung cấp tới 2/3
tổng khối lượng thủy sản trên thị trường Mỹ ,đưa ra 3 đề nghị nhằm tăng
cường tính an toàn cho thủy sản nhập khẩu bao gồm:
Chứng nhận và đăng kí các nhà NK và XK.
Các tiêu chuẩn quốc tế và ghi nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm.
Chứng nhận các phòng kiểm nghiệm để lấy mẫu và xét nghiệm thực
phẩm (theo cục quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì )
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
7
Đề án môn học
PHẦN II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1.Đánh giá chung
1.1.Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Mỹ
Mỹ là nước đứng đầu thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với
trên 14,4 tỉ USD và là nước đông dân thứ 3 trên thế giới với trên 300 triệu
dân, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ với thu nhập trung bình của người dân
khoảng 50.000 USD/năm. Mỹ từ nhiều năm nay đã trở thành thị trường “màu
mỡ” đối với nhiều nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới.
Theo thống kê của Cục Quản lý Nghề cá Biển quốc gia Mỹ (NMFS), người
Mỹ tiêu thụ trên 7,3 kg thủy sản/năm (Số liệu năm 2007).
Năm 2009, có tới hơn 50 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu thủy sản sang Mỹ
trong đó có 10 nước cung cấp hàng đầu gồm Thái Lan, Inđônêxia, Êcuađo,
Việt Nam, Trung Quốc, Mêhicô, Malaixia, Ấn Độ, Bănglađét và Guyana
(chiếm trên 92% thị phần tổng nguồn cung này).
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay , Mỹ
được đánh giá là thị trường đầy triển vọng , đứng hàng thứ hai sau Nhật
Bản( trong 6 tháng đầu năm 2010, chiếm 17% kim nghạch xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam ) . Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm
1994 với giá trị ban đầu còn thấp , chỉ có 6 triệu USD . Từ đó giá trị xuất
khẩu của Việt Nam tăng liên tục qua các năm . Năm 1997 , xuất khẩu bình
quân vào Mỹ bình quân 3 triệu USD / tháng , năm 1998 đã lên tới 82 triệu
USD ( tăng 14 lần năm 1994 ) và đưa Việt Nam lên vị trí 19 trong số các
nước xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ . Trong 7 tháng đầu năm 1999 , kim ngạch
xuất khẩu sang Mỹ đạt 70,5 triệu USD và cả năm 1999 đạt 130 triệu USD ,
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng đạt 31 nghìn tấn về
khối lượng, với giá trị 210,4 triệu USD. Đến năm 2009, Việt Nam đã xuất
khẩu thuỷ sản sang 39 thị trường chính, nhưng chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa
Kỳ. Đứng thứ nhất về kim ngạch xuất khẩu là thị trường Nhật Bản tiếp theo là
thị trường Hoa Kỳ với 711.145.746 USD, chiếm 16,73%.
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
8
Đề án môn học
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính
chung 9 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ đạt
534,5 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó Theo Tổng
cục Hải quan, năm 2008 nhà nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của Việt Nam -
Hoa Kỳ - chỉ còn chiếm 14% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Xuất khẩu sang thị trường này trong tháng 3 giảm khá mạnh cả về khối lượng
(-13,5% ) và giá trị (-15%), chỉ đạt gần 15.900 tấn, trị giá 112,6 triệu USD.
Nguyên nhân sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ thời gian trước
đó được cho là do nền kinh tế Mỹ suy thoái, sức mua của người dân bị hạn
chế, đồng đôla Mỹ mất giá. Thêm vào đó, có thời điểm đồng Việt Nam khan
hiếm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó trong việc chuyển đổi
tiền, doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản đều thiếu vốn đầu tư. Ngoài
ra, việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá một số mặt hàng của Việt Nam cũng
khiến xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chịu tác động tiêu cực. Ngày 19/9 vừa qua,
Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã thông báo lùi thời hạn công bố kết quả sơ bộ
của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với thủy sản Việt
Nam nhập khẩu vào Mỹ tới ngày 2/3/2009, thay vì trước 31/10 năm nay như
dự kiến. Riêng đối với mặt hàng cá tra, basa philê đông lạnh, Uỷ ban Thương
mại Quốc tế Mỹ đã biểu quyết việc tiến hành đợt xem xét hành chính 5 năm
áp thuế chống bán phá giá để đi đến quyết định tiếp tục áp thuế hay xóa bỏ.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ chiếm tỷ trọng lớn trong
cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, song chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ giá trị nhập
khẩu thủy sản của Mỹ. So với tiềm năng sản xuất và xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam, tỷ lệ thị phần nhỏ như vậy chưa thể hiện đúng vị thế của Việt
Nam và chưa cân xứng với quan hệ thương mại giữa 2 nước. Việt Nam cần
có những biện pháp để nâng cao hơn về chât lượng cũng như sản lượng
1.2.Những thành tựu đạt được của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Mỹ
a. Tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp lớn vào GDP cả nước .
Xuất khẩu thuỷ sản có thể coi là thành quả lớn nhất của ngành thuỷ sản
Việt Nam, xuất khẩu thuỷ sản đã góp phần xác định vị trí quan trọng của
ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế đất nước và trên thị trường quốc tế, từng
bước đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam.
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B
9
Đề án môn học
Kim ngạch xuất khẩu có những bước tiến rõ rệt trong những năm qua, tính từ
năm 1986 giá trị xuât khẩu là 0,102 tỷ USD, năm 1992 là 0,37 tỷ USD và
tăng lên 1,479 tỷ USD vào năm 2000 và 2,397 tỷ USD năm 2004 đến năm
2009 thì đạt 4,25 tỷ USD. Trong suốt nhiều năm liền xuất khẩu thuỷ sản đứng
vị trí thứ ba về giá trị xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản so
với tổng kim ngạch cả nước ở mức cao trên dưới 10%. Như vậy hàng năm
xuất khẩu thuỷ sản có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ đạt gần 339
triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, lượng xuất khẩu cá
các loại đạt 41 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 159 triệu USD, tăng 25,5% về lượng
và 30,9% về trị giá. Đứng thứ hai là tôm các loại với 15 nghìn tấn, trị giá là
153,6 triệu USD, giảm 2,8% về lượng và tăng 3,2% về trị giá; mực và bạch
tuộc đạt 1,3 nghìn tấn, trị giá là 5 triệu USD, tăng 6,5% về lượng và 11,4% về
trị giá; hải sản loại khác đạt 2,7 nghìn tấn với trị giá 21 triệu USD, giảm 28%
về lượng và giảm 20,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2009.
Bảng1. Biểu đồ thể hiện xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường
Mỹ 6T/2010 và so sánh với cùng kỳ năm 2009 (đv: triệu USD)
LƯU THỊ THU Lớp: QTKD Tổng hợp 50B