Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lạm phát ở việt nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.36 KB, 10 trang )

Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay
và những gợi ý chính sách


Trần Thị Kim Chi


Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đình Thiên
Năm bảo vệ: 2008


Abstract. Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát, nêu kinh nghiệm
của Trung Quốc trong kiềm chế lạm phát và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn từ 2003 đến nay.
Phân tích động thái, diễn biến và nguyên nhân lạm phát, tác động của lạm phát đối
với nền kinh tế. Đánh giá tính khả thi và triển vọng của các biện pháp mà nhà nước
đã thực hiện để kiểm soát lạm phát thời gian qua. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính
sách vĩ mô và các giải pháp kiềm chế lạm phát cấp thời: thực hiện chính sách tài
khóa thắt chặt nhưng quan tâm đúng mức đến cắt giảm chi tiêu của Nhà nước; các
giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát dài hạn: chú trọng giải quyết những mất
cân đối trong cung cầu lương thực, thực phẩm, nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là
đầu tư của khu vực công, thực hiện biện pháp giảm nhập siêu, nhằm kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô thời gian tới.

Keywords. Chính sách kinh tế; Kinh tế tài chính; Kiềm chế lạm phát; Lạm phát


Content
LỜI MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau một thời gian dài “trầm lắng” thì từ cuối năm 2003 đến nay, vấn đề lạm phát lại
trở nên sôi động, trở thành tiêu điểm của những cuộc tranh luận kéo dài giữa các học giả
trong, ngoài nước và các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt năm 2007 – một năm sau ngày
Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) bên cạnh việc đạt được tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao (8,48%) thì tỷ lệ lạm phát của chúng ta cũng đạt 12,63% - mức cao
nhất kể từ 11 năm trở lại đây, và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có mức lạm
phát cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ lạm phát cao những năm gần đây đặt ra nhiều câu hỏi về
nguyên nhân của lạm phát; và chắc chắn, theo suy nghĩ của nhiều nhà kinh tế và công chúng,
nguyên nhân của lạm phát trong những năm gần đây không giống nguyên nhân lạm phát của
những năm 1980 và đầu những năm 1990. Lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến những thành
qủa của tăng trưởng kinh tế xã hội và vấn đề kiềm chế lạm phát trở thành một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để lý giải nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay, đã có
nhiều quan điểm và những ý kiến khác nhau được đưa ra. Một số ý kiến thiên về quan điểm
của trường phái trọng tiền (monetarist) cho rằng, lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua không khác gì với lạm phát những năm 1980 và Ngân hàng Trung ương là người phải
chịu trách nhiệm. Một số ý kiến khác lại thiên về quan điểm của trường phái cơ cấu
(Structuralist), cho rằng lạm phát ở Việt Nam là do tăng chi phí sản xuất mà nó bắt nguồn từ
các yếu tố khách quan bên ngoài cho nên lạm phát là điều tất yếu và không đáng lo ngại.
Vậy thực chất nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua là ở đâu?
Chính sách nào có thể kiểm soát lạm phát cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Việc tìm
ra nguyên nhân cốt lõi của lạm phát sẽ là tiền đề để có thể đưa ra những chính sách kiểm soát
lạm phát hữu hiệu. Bởi ổn định lạm phát ở mức vừa phải là một môi trường kinh tế vĩ mô
thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xuất phát từ lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003
đến nay và những gợi ý chính sách” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2.Tình hình nghiên cứu
Lạm phát là một phạm trù kinh tế chứa đựng nội hàm phức tạp và là một căn bệnh
tiềm ẩn đối với mọi nền kinh tế. Lạm phát là một vấn đề lớn, và phức tạp nên mỗi khi xuất

hiện nó đòi hỏi nhiều tâm trí và sức lực của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà
chính trị và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải pháp kiềm chế và hạn chế đến mức thấp
nhất những hậu quả do nó gây ra.
Đã có không ít những nghiên cứu về vấn đề lạm phát ở Việt Nam. Phạm vi nghiên
cứu rất rộng, bao gồm: các mối quan hệ tác động qua lại như lạm phát và chính sách tiền tệ;
lạm phát và chính sách tài khóa; quan hệ của lạm phát với tăng trưởng kinh tế, quan hệ của
lạm phát tới phúc lợi xã hội và sự phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư… Các
nghiên cứu về chủ đề này có thể chia làm hai nhóm, dựa theo những quan điểm khác nhau lý
giải nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thứ nhất là theo quan điểm của
trường phái tiền tệ, cho rằng nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam không có nguyên nhân
gì khác là do lượng cung tiền quá lớn vượt xa so với cầu tiền của nền kinh tế. Có thể kể ra
đây công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cao Đức (2006), “Các nhân tố quyết định lạm
phát ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận tiền tệ”, trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (335), tr3-
16; tác giả Châu Đình Phương (2005), “Lạm phát tiền tệ - một số vấn đề cần đặc biệt quan
tâm trong điều kiện kinh tế vĩ mô ở giai đoạn hiện nay”, trên tạp chí Kinh tế và dự báo, (3),
tr18-20, bằng những bằng chứng thực nghiệm tác giả đã chỉ ra sự gia tăng của biến số tổng
phương tiện thanh toán (M2) có ý nghĩa quan trọng với sự gia tăng của lạm phát. Tác giả đã
chỉ ra rằng chính việc tăng cung tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách là nhân tố đáng kể dẫn
đến lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. Việc tăng cung tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách đã
tạo ra sự mất cân đối giữa tổng phương tiện thanh toán (M2) so với tổng sản phẩm quốc nội.
Và trong khi hệ thống tài chính còn chưa phát triển, và nền kinh tế còn được coi như nền kinh
tế tiền mặt thì điều này sẽ làm giảm khả năng ứng phó với các cú sốc và khả năng giảm thiểu
bớt ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực từ các cú sốc này của Việt Nam. Nhóm nghiên cứu thứ hai
là theo quan điểm của trường phái cơ cấu, trường phái này cho rằng do sự tăng trưởng của
nguồn cung không theo kịp với sự tăng trưởng của cầu đã gây ra sự mất cân đối trong cung
cầu. Sự thiếu hụt của nguồn cung đã đẩy giá cả tăng cao, và sự tăng cao của giá cả trong thời
gian dài đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng lạm phát. Những người theo trường phái cơ cấu chỉ
rõ sự mất cân đối của cung cầu thể hiện ở sự mất cân đối giữa xuất khẩu với nhập khẩu
(thường là nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu), sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà
nước (thường là chi lớn hơn thu), …và chính những mất cân đối trong nền kinh tế này, cộng

với những tác động của nhân tố bất lợi của thị trường thế giới, và sự hậu thuẫn của mở rộng
tiền tệ quá mức trong nước là nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam thời gian qua. Đây là
quan điểm được rất nhiều người ủng hộ. Với những công trình tiêu biểu có thể kể đến là Lê
Huy Trọng (2004), “Tăng trưởng và lạm phát”, Tạp chí thuế Nhà nước; Lê Quốc Lý ( 2005),
“Kiềm chế lạm phát bằng đẩy mạnh sản xuất, phát triển thương mại”, Tạp chí Ngân hàng…
Các nghiên cứu nói trên đã có những đóng góp thiết thực nhất định cho quá trình tìm
hiểu và hoạch định chính sách kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Tuy nhiên, do
mục đích nghiên cứu và những cách tiếp cận khác nhau nên không thể tránh khỏi những ý
kiến không đồng nhất. Hơn nữa, những nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau lại đưa ra
những nhận định và ngụ ý khác nhau. Để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, việc xem
xét tình hình nghiên cứu về lạm phát ở Việt Nam thời gian qua là không thể thiếu. Các bài
nghiên cứu của các tác giả đã mô tả tình trạng và nguyên nhân lạm phát của Việt Nam trong
các thời kỳ dựa theo các cách tiếp cận khác nhau. Và đều đã đưa ra những lý lẽ khá thuyết
phục. Tuy nhiên, hiện nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thì luồng vốn và hàng hoá vào ra nền kinh
tế thay đổi nhanh và liên tục. Do vậy, nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong điều kiện mới này
đã có nhiều thay đổi so với thời gian trước đó. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam hiện
nay là tổng hợp của các yếu tố nội tại trong nền kinh tế và những biến động bất lợi của thị
trừong quốc tế. Các công trình nghiên cứu trước đã chưa xem xét thấu đáo yếu tố mới này
như là một nguyên nhân của lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Sau một thời gian duy trì mức lạm phát thấp thì từ cuối năm 2003 đến nay mức lạm
phát lại có xu hướng tăng cao qua các năm, việc tìm ra nguyên nhân sự tăng cao của lạm phát
sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với việc hoạch định chính sách vĩ mô. Luận văn này là một nỗ lực
nhằm tìm ra nguyên nhân căn bản của lạm phát ở Việt Nam từ cuối năm 2003 đến nay và từ
đó đi đến gợi ý chính sách nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong những năm tiếp theo.
Do đó, mục đích chính của luận văn là đi trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
- Động thái và diễn biến của lạm phát từ năm 2003 đến nay.
- Nguyên nhân của lạm phát thời kỳ 2003 đến nay
- Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

- Những gợi ý chính sách để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô giai đoạn tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu diễn biến và các khía cạnh của lạm phát ở
Việt Nam từ 2003 đến nay trong mối quan hệ qua lại với một loạt các chỉ số vĩ mô quan
trọng như: đầu tư và thu chi NSNN, sản xuất và thương mại, tiền tệ và tín dụng, lãi suất….
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về lạm phát ở Việt Nam
từ năm 2003 đến nay. Từ phân tích đánh giá lạm phát qua các thời kỳ, để đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hoạch định chính sách kiềm soát lạm phát trong giai đoạn hiện
nay và thời gian tiếp theo.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định tác động của vấn đề lạm phát đến các chỉ số vĩ mô quan trọng, và
những động lực của phát triển kinh tế khác, nghiên cứu này trước hết sẽ khảo cứu và cập nhật
những lý luận về nguyên nhân gây ra lạm phát. Nghiên cứu sử dụng rộng rãi các phương
pháp phân tích tổng hợp, so sánh dựa trên những phân tích số liệu. Luận văn sử dụng mô hình
đường tổng cung và tổng cầu để giải thích nguyên nhân của lạm phát nhằm nâng cao độ tin
cậy của những phân tích và đánh giá. Ngoài ra, luận văn còn đánh giá các tác động của các
yếu tố có liên quan đến lạm phát trong các thời kỳ (Đầu tư và thu chi ngân sách Nhà nước,
tiền tệ tín dụng, sản xuất thương mại, xuất nhập khẩu…) dựa trên những số liệu được tổng
hợp từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục thống kê, báo cáo thường niên của
Bộ Kế hoạch và đầu tư, IMF…
6. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Vấn đề lạm phát không phải là vấn đề mới, nhưng lại luôn tạo được sự quan tâm chú
ý của các nhà kinh tế, các nhà khoa học, các nhà chính trị và các nhà quản lý mỗi khi nó
xuất hiện. Bởi mỗi lần xuất hiện thì lạm phát thường để lại những hậu quả rất lớn và làm
phai mờ những thành tựu tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên lạm phát xuất hiện ở những giai
đoạn khác nhau lại bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau và ứng với đó là những giải
pháp kiểm soát tương ứng. Và do đó các biện pháp kiểm soát lạm phát đưa ra chỉ có ý nghĩa
tạm thời nhằm giải quyết vấn đề cấp bách tại thời điểm đó. Nguyên nhân gây ra lạm phát
trong giai đoạn hiện nay đã khác trước rất nhiều, những chính sách kiềm chế lạm phát cũng
đòi hỏi có sự biến đổi linh hoạt cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế.

Luận văn cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về lạm phát ở Việt Nam trong
suốt thời kỳ từ cuối năm 2003 đến nay, tiến hành phân tích cái được và chưa được của các
chính sách mà Nhà nước đã thực hiện nhằm kiểm soát lạm phát. Luận văn cũng đánh giá
tính tính khả thi và triển vọng của các biện pháp mà nhà nước đã thực hiện để kiểm soát
lạm phát trong thời gian qua và từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách vĩ mô để kiểm soát
lạm phát trong bối cảnh mới hiện nay ở Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục tài liệu tham khảo đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lạm phát
Chương 2: Lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến nay
Chương 3: Gợi ý một số giải pháp và chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm pháp trong
bối cảnh hiện nay ở Việt Nam

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LẠM PHÁT
Trong chương mở đầu này tác giả sẽ khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn về
lạm phát như: khái niệm, thước đo, các quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát
….để từ đó có cơ sở cho những phần tiếp theo của luận văn.
1.1. Khái niệm về lạm phát
Một định nghĩa được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận và khá phổ biến là định nghĩa
cho rằng: “Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung hay là quá trình đồng tiền liên
tục giảm giá”.
Có hai điểm cần lưu ý trong định nghĩa về lạm phát này:
- Thứ nhất, lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung
- Thứ hai, sự gia tăng của mức giá chung phải là trong một thời gian dài liên tục
Phải hội đủ cả hai điều kiện này mới có thể kết luận trong nền kinh tế có lạm phát hay
không.
1.2. Thước đo lạm phát
Tỷ lệ lạm phát có thể tính theo công thức:
L
t

=
1_
1_
Pt
PtPt 

Trong đó: - L
t
: tỷ lệ lạm phát giai đoạn t
- t: là giai đoạn tính lạm phát
- P
t
: tổng giá cả giai đoạn t
- P
t-1
:tổng giá cả giai đoạn t-1
- (t và t-1 là hai giai đoạn kế tiếp nhau)
Có một số phương pháp tính tổng mức giá, phổ biến có thể kể đến đó là chỉ số giá tiêu
dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP. Ngoài ra còn có chỉ số hàng hóa bán lẻ (RPI), chỉ số giá
sản xuất (PPI), chỉ số hàng hóa bán buôn (WPI).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo công thức:
CPI =




n
i
n
i

PioQio
PitQio
1
1

Trong đó: P
it
: là giá hàng hóa sản phẩm trong giai đoạn t
P
io
: là giá hàng hóa sản phẩm trong giai đoạn cơ sở
Q
io
: là tổng lượng hàng hóa sản phẩm i (i=1 đến n) trong giai đoạn cơ sở (rổ
hàng hóa được ấn định đối với một năm cơ sở và Q là trọng số, n là tổng số sản phẩm)
Chỉ số giá giảm phát GDP theo công thức sau:
L
GPD
=
GDPt
GDPdn
=




n
i
n
i

PioQio
PitQit
1
1

Trong đó: L
GDP
: là chỉ số giá giảm phát GDP
Q
it
: là lượng hàng hóa, sản phẩm i (i = 1 đến n) trong giai đoạn t
Q
i0
: là lượng hàng hóa, sản phẩm i(i= 1 đến n) trong gian đoạn gốc
P
it
: là giá của hàng hóa, sản phẩm i trong giai đoạn t
P
i0
: là giá của hàng hóa, sản phẩm i trong giai đoạn gốc
Trong những năm qua, Việt Nam sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính tỷ lệ lạm
phát. Mặc dù không phải là chỉ tiêu hoàn hảo nhưng chỉ số giá tiêu dùng CPI không quá tồi
để phản ánh lạm phát, và hiện nay rất nhiều nước sử dụng chỉ số này để đo lường lạm phát.
1.3. Quan điểm của các trường phái khác nhau về lạm phát
Phần này tác giả đi điểm lại một số lý thuyết tiêu biểu giải thích nguyên nhân của lạm
phát, và đi xây dựng mẫu hình tổng cung tổng cầu để làm cơ sở lý thuyết cho giải thích vấn
đề lạm phát ở Việt Nam trong những phần tiếp theo.
- Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển
- Quan điểm của Keynes
- Lý thuyết cầu tiền của M.Friedman

Dựa vào lý thuyết của Mishkin (1984), tác giả đã đi xây dựng mô hình tổng cung tổng
cầu để đi giải thích lý nguyên nhân đằng sau lạm phát ở Việt Nam. Mô hình đã cho thấy
nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam tác động của chi phí đẩy,tác động cầu kéo và nhân tố đằng
sau đó là sự mở rộng quá mức của cung tiền so với cầu tiền thực tế là nguyên nhân gây ra lạm
phát.
1.4. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát
Việc lý giải nguyên nhân của lạm phát khác nhau lên các trường phái khác nhau lại
đưa ra một số các giải pháp khác nhau.
1.5. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong kiềm chế lạm phát và bài học kinh nghiệm rút
ra cho Việt Nam
i, Kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường
ii,Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng trong nước
iii, Sử dụng chính sách tỷ giá như một công cụ để kiềm chế lạm phát

Chương 2: LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY
2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay
2.1.1. Những thành tựu kinh tế đạt được trong giai đoạn 2003 đến nay
Thứ nhất, đó là luôn duy trì tốc độ tăng GDP cao, và các ngành đều đạt được tốc độ tăng
trưởng cao.
Thứ hai, cán cân thanh toán được cải thiện và dự trữ quốc tế tăng lên.
Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị trong giai đoạn 2003-
2007 có xu hướng giảm xuống.
Thứ tư, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm đáng kể và Việt Nam được Liên Hợp quốc đánh
giá rất cao trong thành tựu trong việc giảm nghèo.
2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong nền kinh tế vĩ mô Việt Nam
Thứ nhất, phải kể đến đó là tỷ lệ lạm phát tăng cao
Thứ hai, tỷ lệ nhập siêu cao và tăng qua các năm
Thứ ba, gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội
Như vậy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong
giai đoạn 2003 đến nay đã bộc lộ nhiều mặt bất cập. Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao, là một loạt những mảnh tối của nền kinh tế vĩ mô: lạm phát cao, chênh lệch giàu
nghèo ngày càng xa…. đang làm xói mòn những kết quả kinh tế vĩ mô của chúng ta. Đặc biệt
là lạm phát cao đang là một vấn đề gây được quan tâm chú ý nhất của những nhà phân tích
cũng như những nhà làm chính sách.
2.2. Diễn biến, tác động và nguyên nhân lạm phát giai đoạn 2003-2007
Diễn biến của lạm phát được thể hiện qua sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng. Do
vậy để thấy sự biến động của lạm phát tác giả đi mô tả sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng
và sự biến động của các các mặt hàng tiêu biểu trong rỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng
theo chuỗi thời gian. Qua phân tích diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng qua các năm từ 2003
đến nay, đặc biệt là phân tích biến động của chỉ số giá tiêu dùng của năm 2007, có thể nhận
thấy rằng trong sự biến động gia tăng mạnh của chỉ số giá tiêu dùng đã tiềm ẩn những thay
đổi khác thường về xu hướng tăng giá trong từng nhóm hàng như nhóm thực phẩm cũng như
nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng.
2.2.2. Những tác động của lạm phát
Lạm phát, nhất là lạm phát cao có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã
hội: làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp;
làm méo mó nền kinh tế và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu của dân chúng bị
đảo lộn, gây tác động xấu đến những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống
chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.
2.2.3.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 -2007
2.2.3.1.Các nhân tố tác động về phía cung
Giá các yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất tăng cao đã làm tăng chi phí sản xuất,
làm giảm nguồn cung. Một nguyên nhân đằng sau đẩy giá tiêu dùng tăng cao lên đó là chính
sách tỷ giá gắn chặt với đồng USD.
2.2.3.2.Nhân tố bên cầu góp phần đẩy lạm phát lên cao ở Việt Nam thời gian qua
- Đầu tư từ ngân sách nhà nước lớn trong khi hiệu quả đầu tư lại thấp đã làm ngân
sách nhà nước ngày càng thâm hụt
- Tiêu dùng tăng nhanh hơn sản xuất đã làm nhập khẩu tăng mạnh hơn xuất khẩu làm
nhập siêu gia tăng. Trong bối cảnh tỷ giá gắn chặt với USD và USD ngày càng mất giá so với
các ngoại tệ mạnh khác đã làm chúng ta nhập khẩu thêm một phần của lạm phát từ bên ngoài

2.2.3.3. Sự mở rộng quá mức của cung tiền và tín dụng quá nóng
Sự hạn chế của nguồn cung, và sự mở rộng của tổng cầu không thể tạo ra lạm phát
nếu không có sự tác động của sự mở rộng tiền tệ.
2.3. Các giải pháp kiềm chế lạm phát Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2003 –
2007 và hệ quả
Chúng ta đã sử dụng cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
nhưng dường như các biện pháp còn thiếu đồng bộ và chưa phát huy hết tác động
- Biện pháp nổi bật nhất trong sử dụng chính sách tài khóa là biện pháp giảm thuế
nhập khẩu hoặc áp dụng giá trần cho các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi
măng, phân bón các công cụ khác của chính sách tài khóa như: thắt chặt chi tiêu chính
phủ, kiểm soát đầu tư công không hiệu quả, hạn chế nhập siêu chưa được chú ý
- Chính sách tiền tệ thắt chặt: các công cụ thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã được
triển khai như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu chính phủ bắt buộc….
- Neo tỷ giá: chính sách này được Ngân hàng thực hiện trong suốt thời kỳ 2003 đến
nay nhằm duy trì lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa
Từ những chủ trương và thực tế kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian qua có thể
thấy, những biện pháp đó còn mang nặng tính tình thế, chưa cơ bản chưa đả động đến các
khoản đầu tư lãng phí, kém sinh lợi, thậm chí còn đi ngược lại với những đòi hỏi của thực tế.
Do đó chưa bình ổn được giá cả, nhất là giá cả của mặt hàng thiết yếu như lương thực thực
phẩm và xăng dầu. Tóm lại, các biện pháp không những không đạt được mục tiêu bình ổn
kinh tế vĩ mô, không cắt cơn được căn bệnh lạm phát đang đe dọa đời sống kinh tế xã hội, mà
còn có chiều hướng đẩy lạm phát lên cao quá mức.
2.4. Đánh giá chung
Lạm phát không phải là một vấn đề mới, thế nhưng mỗi giai đoạn lạm phát lại có sự
khác nhau. %). Lạm phát ở Việt Nam hiện nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và
trong nước có nhiều biến động rất phức tạp. Bối cảnh quốc tế có nhiều bất lợi cho kinh tế
Việt Nam: giá các nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nền kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD mất
giá so với hầu hết các ngoại tệ mạnh khác trong bối cảnh VND gắn chặt với USD đã tác
động làm lạm phát trong nước càng tăng cao. Bối cảnh trong nước cũng có nhiều bất lợi; ảnh
hưởng thiên tai, của dịch bệnh kéo dài và trên diện rộng đã ảnh hưởng làm giảm nguồn cung

lương thực thực phẩm đẩy giá lương thực thực phẩm lên cao và do đó đã kéo chỉ số giá tiêu
dùng tăng cao. Mặc dù nền kinh tế đang phải chịu không ít thách thức và áp lực do mức tăng
cao của giá xăng dầu thế giới, giá lương thực cùng với tình trạng thâm hụt cán cân thương
mại ngày càng lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, những cơ hội về sản xuất, tiêu dùng,
dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư trong và ngoài nước tăng.
Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007 bắt nguồn từ cả ba yếu tố; cầu kéo, chi
phí đẩy và yếu tố tiền tệ. Để kiềm chế lạm phát đòi hỏi Nhà nước cần có biện pháp phối hợp
đồng bộ các giải pháp, phải có những biện pháp cấp thời, đồng thời cũng cần đưa ra hệ thống
biện pháp dài hạn để kiểm soát lạm phát được hữu hiệu.

Chương 3: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐỂ KIỀM CHẾ
LẠM PHÁT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
3.1. Nhận diện lại bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam
3.1.1 Bối cảnh thế giới
- Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang tăng trưởng chậm lại và đang tiến gần đến suy
thoái. Giá của hầu hết các nguyên liệu nhiên liệu là đầu vào của sản xuất tăng cao kỷ lục từ
trước đến nay
- Các loại hàng háo phi năng lượng cũng tăng kỷ lục
- Lạm phát đang tăng lên một cách hết sức đáng ngại tại phần lớn các nền kinh tế
đang phát triển và chuyển đổi
- Các thị trường tài chính chủ chốt bước vào giai đoạn thay đổi thất thường ngày càng
khó kiểm soát.
3.1.2. Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới là điều kiện tốt để nền kinh
tế Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy trong nền kinh tế của
chúng ta còn nhiều yếu kém: kết cấu hạ tầng yếu kém, sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng,
những bất ổn kinh tế vĩ mô cũng lộ diện rõ ràng, lạm phát ngày càng tăng cao, nhiều chỉ số kinh
tế vĩ mô khác cũng chỉ ra những dấu hiệu đáng lo ngại. Thâm hụt thương mại ( cả hàng hóa và
dịch vụ) tăng mạnh trong năm 2007 (15,8% GDP). Sự phân hóa trong thu nhập, và cơ hội tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản tăng lên.
3.1.3. Quan điểm định hướng cho giai đoạn hiện nay
Bối cảnh kinh tế quốc tế và bối cảnh kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể.
Trong giai đoạn hiện nay vấn đề kiểm soát lạm phát là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu để ổn định
kinh tế vĩ mô. Nhìn nhận vấn đề kiểm soát lạm phát như là một nhiệm vụ chiến lược dài hạn.
3.2. Một số kiến nghị
Nhận diện lại bối cảnh thế giới và trong nước, vấn đề kiểm soát lạm phát được coi là
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để ổn định kinh tế vĩ mô.
Những chính sách được đề xuất để kiểm soát lạm phát cấp thời và một số chính sách
nhằm kiểm soát hiệu quả trong dài hạn.
3.2.1. Các giải pháp kiềm chế lạm phát cấp thời
Trong ngắn hạn, việc kiểm soát lạm phát hiệu quả cần sự phối hợp chặt chẽ của các
công cụ: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tỷ giá hối đoái. Thực
hiện chính sách tài khóa thắt chặt là hướng đi đúng nhưng cần quan tâm hơn đến giải pháp cắt
giảm chi tiêu của Nhà nước. Trong bối cảnh có lạm phát cao Nhà nước nên cố gắng kiểm
soát tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở khoảng 3-4% GDP. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt là
cần thiết trong điều kiện có lạm phát cao, song chưa đủ, đặc biệt là khó khi theo đuổi một
chính sách tỷ giá ổn định. Để có thể phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ thì một chính
sách tỷ giá linh hoạt là một lựa chọn không thể thiếu.
Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tài khóa thắt chặt, và chính
sách tỷ giá linh hoạt có tác dụng kiểm soát lạm phát nhanh chóng, tuy bước đầu có thể dẫn
đến sự đánh đổi nhất định, nhưng trong dài hạn thì không mâu thuẫn nhau.
3.2.2. Các giải pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong dài hạn
Những giải pháp trong dài hạn cần chú trọng giải quyết những mất cân đối trong
cung cầu lương thực thực phẩm, nâng cao hiệu quả của đầu tư đặc biệt là đầu tư của khu
vực công, thực hiện những biện pháp để giảm nhập siêu …
i, Nhà nước cần chú trọng đầu tư hơn cho phát triển nông nghiệp để có thể gia tăng
cung hàng hóa đặc biệt là tăng cung nhóm lương thực - thực phẩm.
ii, Kiểm soát lạm phát trong dài hạn phải dựa vào nền kinh tế mạnh và tăng trưởng
ổn định. Trước hết cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để huy động đủ vốn đáp ứng cho

yêu cầu tăng trưởng; đồng thời phải đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn đầu tư, nhất là
ở khu vực công
iii, Cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng, đặc biệt là xác lập tính độc lập cho Ngân
hàng Nhà nước
iv, Cải thiện hệ thống phân phối đặc biệt là phân phối xăng dầu, dược phẩm, sắt
thép, xi măng, phân bón, lúa gạo, và thực phẩm cũng rất cần phải chú ý thực hiện.
v, Tăng cường năng lực điều hành và quản trị vĩ mô, xây dựng bộ máy tham mưu
cho chính phủ để có thể để có thể giúp Chính phủ đưa ra những quyết sách kịp thời trước
những biến động bất thường của nền kinh tế.

KẾT LUẬN
Lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn đối với mọi nền kinh tế. Lạm phát là biểu hiện
của vấn đề mất cân đối vĩ mô rất phức tạp. Trong những năm vừa qua lạm phát ở Việt Nam
đã tăng cao, không chỉ là một thách thức cho tăng trưởng kinh tế mà còn là mối quan ngại
của Chính phủ bởi tác động của nó đến các vấn đề xã hội, ảnh hưởng lan tỏa đến mọi
doanh nghiệp, đến mỗi gia đình người dân. Kiểm soát lạm phát và đảm bảo tăng trưởng của
nền kinh tế là một bài toán phức tạp và vô cùng khó khăn. Tuy thế, kiềm chế lạm phát
không phải là một bài toán không có lời giải. Trong luận văn này, tác giả đã cố gắng đi
tìm và lý giải những nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn cuối
2003 đến nay, sau đó đã đi phân tích những hạn chế của một số chính sách kiềm chế lạm
phát ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, cuối cùng là đưa ra một số khuyến nghị chính
sách cho kiềm chế và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn trước mắt và trong dài
hạn.
Lạm phát trong giai đoạn 2003-2007 ở Việt Nam là tổng hợp của ba dạng thức: lạm
phát do cầu kéo, lạm phát do chi phí đẩy, lạm phát do các yếu tố tiền tệ. Trong giai đoạn
này thị trường thế giới có nhiều biến động lớn, phức tạp gây nhiều yếu tố bất lợi cho nền
kinh tế Việt Nam. Đồng thời với đó là thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng kéo dài
trên diện rộng trong cả nước làm giảm nguồn cung của nền kinh tế đã góp phần đẩy nhanh
tốc độ tăng giá. Các yếu tố bên cầu làm gia tăng tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế trong giai
đoạn này có thể kể đến đó là: sự gia tăng chi tiêu của chính phủ do sự mở rộng của đầu tư

cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế; sự gia tăng chi tiêu tiêu dùng của khu vực hộ gia đình….
Những nhân tố này góp phần làm tổng cầu tăng cao hơn với tổng cung và một điều tất yếu
là làm giá cả trong nước tăng cao liên tục trong nền kinh tế. Sự mở rộng của tổng cầu, và sự
thu hẹp của tổng cung không thể tự gây ra lạm phát nếu như không có sự tác động của mở
rộng cung tiền, trong suốt giai đoạn 2003 đến nay tốc độ tăng cung tiền tổng cộng lên đến
116,63 % trong khi đó tổng cộng tốc độ tăng GDP chỉ là 39,3%. Dựa trên những phân tích
nguyên nhân, và một số biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2003
đến nay, luận văn đã chỉ ra những điểm còn bất cập và từ đó đã đưa ra nhưng khuyến nghị
một số biện pháp để kiểm soát lạm phát có hiệu quả trong giai đoạn trước mắt cũng như
trong dài hạn ở Việt Nam.



References
A. Tiếng Việt
1. Tú Anh (2007), Tính độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính
sách tiền tệ, Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.
2. Nguyễn Văn Công (2005), “Bàn về lạm phát tối ưu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
(3), tr23-25.
3. Nguyễn Ái Đoàn (2004), “Lạm phát vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu ở Việt Nam”,
Nghiên cứu kinh tế, (10), tr2-15.
4. Nguyễn Cao Đức (2006), “Các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam dựa trên
cách tiếp cận tiền tệ”, Nghiên cứu kinh tế, (335), tr3-16.
5. Phạm Thị Hồng Hải(2004), “Một số biện pháp kiềm chế lạm phát ở các nước đang
chuyển đổi”, Tạp chí chứng khoán Việt Nam, (2), tr50-52.
6. Phí Trọng Hiển, Đỗ Thị Minh Đức (2005), “Kiểm soát lạm phát cần có một chiến
lược trong tương lai”, Tạp chí Ngân hàng, (3), tr3-5.
7. Trọng Hồ(2005), “Thấy gì từ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế - lạm phát –lãi suất
trong năm 2005”, Tạp chí thương mại, (13), tr2-3,6.
8. Nguyễn Đắc Hưng (2007), “Một số suy nghĩ về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt

động ngân hàng năm 2007”, Tạp chí Ngân hàng, (2+3), tr30-37.
9. Nguyễn Đại Lai (2005), “Một số giải pháp làm lành mạnh môi trường lưu thông tiền
tệ và chống lạm phát”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (3+4), tr53-55.
10. Lê Quốc Lý ( 2005), “Kiềm chế lạm phát bằng đẩy mạnh sản xuất, phát triển thương
mại”, Tạp chí Ngân hàng, (7), tr26-27.
11. Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê năm 2003, NXB Thống kê, Hà Nội.
12. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê năm 2004, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005, NXB Thống kê, Hà Nội.
14. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê năm 2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
15. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê năm 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.
16. N.Gregory Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội
17. Châu Đình Phương (2005), “Lạm phát tiền tệ - một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm
trong điều kiện kinh tế vĩ mô ở giai đoạn hiện nay”, Tạp chí kinh tế và dự báo, (3),
tr18-20.
18. Bùi Thiên Sơn (2004), “Một số khái niệm về kiểm soát và kiềm chế lạm phát trong
điều kiện nền kinh tế thị trường”, Thông tin phục vụ lãnh đạo, (15), tr21-32.
19. Võ Trí Thành (chủ biên) (2007), Tăng trưởng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam: Bài toán huy động và sử dụng vốn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Lê Huy Trọng (2004), “Tăng trưởng và lạm phát”, Tạp chí thuế Nhà nước, (7), tr58-
61.
21. Tổng cục Thống kê (2007), Điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2002, 2004,
2006, NXB Thống kê, Hà Nội.
22. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
23. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
24. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
25. Lê Thị Thùy Vân (2008), “Thị trường tiền tệ thế giới năm 2007 và dự báo”, Tạp chí
Ngân hàng, số 2+3, trang 106 -113.

26.
27.
28.

B.Tiếng Anh

1. Fernando Alvarez, Robert E.Lucas (2001), Interest rates and Inflation, Department of
Reseach, Federal Reserve Bank of Minneapolis.
2. Henry Hazlitt (1964), What should you know about inflation, D.Van Nostrand,
London, 65(2), pp.5-48.
3. IMF (2007), The 2006-2007 the Stock Market Boom in Vietnam: Policy Response and
Challages Ahead, Country Report No. 07/385, Washington, D.C.
4. Policy Research Working Paper 1462, Washington, D.C.
5. World Bank (1995), Stock Market Development and Financial Intermediaries




×