Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho nhiếp ảnh: Chưa nên có ở thời điểm này pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.78 KB, 7 trang )

Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cho nhiếp ảnh:
Chưa nên có ở thời điểm này
LTS: Đó là tiêu đề bài phỏng vấn một số nhà lý luận - phê bình, ngh
ệ sĩ
nhiếp ảnh đã đăng trên Báo Lao động ngày 8/11/2010. Đây là nh
ững ý kiến
hoàn toàn mang tính cá nhân, chứ không phải là quan đi
ểm của tập thể các
Hội đồng xét giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước đợt này.
Hi
ện nay, các bộ phận chức năng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
đang tập hợp hồ sơ để trình Hội đồng của Hội xét trên cơ s
ở nội dung
Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL c
ủa Bộ VH, TT & DL, quy định chi tiết
về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng giải thư
ởng Hồ Chí Minh,
giải thưởng Nhà nước về VHNT và các văn bản hướng dẫn khác. V
ới mục
đích cung c
ấp tới bạn đọc thông tin đa chiều để tham khảo, chúng tôi xin
đăng lại toàn văn bài phỏng vấn này

“Đến hẹn lại lên”- 5 năm một lần lại đến lượt các hội đề nghị Nhà nư
ớc
xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (HCM) và Giải thưởng Nhà nướ
c
cho hội viên của mình. Với nhiếp ảnh, sau hai đợt xét trước, có vẻ nh
ư
đã cạn kiệt các tác giả, tác phẩm đủ tiêu chuẩn lọt vào các giải thư
ởng


cao quý này.

PV đã có cuộc trò chuyện với một số nhà lý lu
ận, nghệ sĩ nhiếp ảnh có
tên tuổi về vấn đề này.

Theo các ông, một tác phẩm nhiếp ảnh như thế nào x
ứng đáng đề cử giải
thưởng HCM và Nhà nước? Vậy thì đối chiếu theo tiêu chu
ẩn đó, hiện nay
nhiếp ảnh đương đại VN đã có tác phẩm nào?

Nhà lý luận phê bình Vũ Huyến: Một tác phẩm đoạt Giải thư
ởng HCM
hay Giải thưởng Nhà nư
ớc phải xứng tầm thời đại, gắn với một dấu mốc
lịch sử của dân tộc. Nó phải tiêu bi
ểu về giá trị sáng tạo, có giá trị lâu bền,
định vị cho sự phát triển của VHNT. Ngay cả khi nhìn l
ại một số tác phẩm
đoạt giải thưởng HCM và Nhà nước hai đợt trước cũng thấy rõ nhi
ều khi
mới chỉ dừng ở giá trị tư liệu, dấu mốc lịch sử, mà chưa rõ d
ấu ấn sáng tạo
nghệ thuật. Tất nhiên, hoàn c
ảnh nhiếp ảnh VN thời chiến tranh rất khó
khăn, các nhà nhiếp ảnh sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống của mình đ
ể có
những tấm ảnh đắt giá ở đây được đặc biệt đề cao. Nhưng bây gi
ờ, khi khoa

học kỹ thuật ngày càng phát triển, thì rõ ràng đòi hỏi yêu c
ầu phải rất khắc
nghiệt.

Giải thưởng HCM và Giải thưởng Nhà nư
ớc có thể tiếp tục có ở nhiều
ngành VHNT khác, nhưng với nhiếp ảnh có lẽ là không ở thời điểm n
ày.
Nhiếp ảnh là nghệ thuật của khoảnh khắc, nhưng m
ột bức ảnh phong cảnh
đẹp khó có tầm vóc lớn được và một bức ảnh đơn lẻ dù đ
ẹp có lẽ cũng chỉ
xứng tầm giải ảnh xuất sắc quốc gia hằng năm thôi!

Nhà nhiếp ảnh Mai Nam (đã đoạt Giải thưởng Nhà nư
ớc đợt 2 với bộ ba
tác phẩm “Cảnh giác”, “Chạy đâu cho thoát”, “Đi trực chiến”): Đã có l
ời
mời tôi vào hội đồng xét giải này. Theo tôi, một bức ảnh đời thư
ờng bây giờ
mà chọn cho giải thưởng HCM, Nhà nước là không th
ể. Tác phẩm phải có
tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình chính trị, xã hội của đất nước v
à
có tác dụng giáo dục sâu sắc cho toàn dân. Hiện nay các đề tài trong nhi
ếp
ảnh đương đại VN là rất phân tán, không đi vào những đề tài l
ớn của đất
nước.


Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Giải thưởng HCM, Nhà nước đ
ã trao cho
ngành nhiếp ảnh hai đợt trước là xứng đáng. Những giải thưởng HCM, Nh
à
nước phải có tác động xã h
ội sâu sắc, thức tỉnh số đông công chúng. Ở
nhiều nư
ớc, với những giải ảnh báo chí danh giá, họ lập cả một hội đồng xét
giải, chọn ra những bức ảnh tốt nhất hằng ngày, h
ằng tuần, hằng tháng rồi
mới tổng kết năm. Và có nhà nhiếp ảnh giành tới hàng trăm giải báo chí m
à
không một lần nào tự gửi đi thi, đều do hội đồng xét giải tự chọn.




NSNA Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội NSNAVN:

“Tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh, giải thưởng Nhà nước về VHNT đã được quy định rõ tại
Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL của Bộ VH, TT & DL, cũng
như một số văn bản hướng dẫn khác.

Theo đó, quy trình xét giải thưởng HCM, giải thưởng NN phải qua
3 Hội đồng, gồm: Hội đồng cấp cơ sở (do Hội NSNAVN thành lập);
Hội đồng cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
Hội đồng cấp Nhà nước. Khi thực hiện xét tặng giải thưởng, các
Hội đồng phải tuân thủ nghiêm túc các quy định nói trên.


Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng những ý kiến cá nhân của một số
nhà lý luận - phê bình, nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đăng trên Báo Lao
động ngày 8/11/2010. Về vấn đề các ý kiến nêu ra: Liệu trong đợt
xét giải thưởng HCM, giải thưởng NN lần này có những tác phẩm,
cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình chuyên ngành nhiếp ảnh
xứng đáng được trao giải thưởng hay không, điều đó hoàn toàn phụ
thuộc vào chất lượng của các tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình,
cụm công trình được các tác giả gửi đến. Hội đồng xét chọn của Hội
NSNAVN sẽ xem xét khách quan trên cơ sở tiêu chuẩn, quy trình,
thủ tục, hồ sơ… đúng theo quy định. Kết quả xét chọn của Hội
đồng cấp cơ sở (do Hội NSNAVN thành lập) sẽ được trình lên các
Hội đồng cấp trên để tiếp tục xem xét…”



Còn những công trình nhiếp ảnh thì sao, thưa các ông?

Nhà lý luận phê bình Vũ Huyến: Đó phải là những công trình nhi
ếp ảnh
lớn, có giá trị khoa học, nghiên cứu và sáng t
ạo. Hay những bộ ảnh đồ sộ
nói được cả một chặng đường đã qua. Mà hiện ở ta chưa có. Th
ật sự tôi
cũng trong hội đồng xét giải mấy lần trước đã thấy xét đợt 2 là c
ạn kiệt cả
rồi. Những tác phẩm hay nhất đều đã công bố cả.

Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Giải thưởng HCM, Nhà nước c
òn là vinh
danh cuộc đời nghệ sĩ, một ý tưởng lớn đeo đuổi cả đời, l

àm gương cho các
nghệ sĩ khác, không phải là chuyện đơn giản. Ví như b
ộ ảnh của một tác giả
chụp về người khuyết tật cũng chỉ là việc thạo tay nghề, bày ra đ
ể chụp, có
chút công phu và vấn đề cũng bó hẹp - chưa phải có tầm tư tư
ởng lớn.
Trong khi ở nước ngoài, có những nhà nhiếp ảnh chuyên ch
ụp chủ đề công
bằng xã hội.

Có ý kiến cho rằng có người đoạt cả mấy trăm giải quốc tế cũng là một ti
êu
chuẩn sáng giá để xét?

Nhà phê bình Vũ Huyến: Tiêu chí giải thưởng chỉ để tham khảo. Nhất l
à
giá trị giải thưởng đến đâu còn phải bàn, mấy giải thưởng của Fiap, Psa

chỉ có giá trị vừa phải. Theo tôi, việc xét giải này không nên ch
ỉ bó hẹp
trong hội đồng nghệ thuật mà nên lấy ý kiến rộng rãi, đông đ
ảo của anh em
nghệ sĩ, của công chúng. Đưa các tác phẩm đề cử lên mạng, lên t
ạp chí của
hội để lấy ý kiến khách quan, không nên bó hẹp trong một nhóm người.

Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng: Căn cứ xét giải mà tính ở thi cử là h
ỏng
bét. Nếu một nền nghệ thuật chỉ trông chờ vào thi cử thì quá sơ khởi và b

ế
tắc. Nhất là những cuộc thi nghiệp dư theo kiểu Fiap, Psa chỉ l
à chơi cho
vui, không định giá được tài năng, đóng góp của nhà nhiếp ảnh.



Nhà nhiếp ảnh Mai Nam: Theo tôi, ngay việc xét tiêu chuẩn vào H
ội
NSNAVN có tính điểm ảnh treo đoạt giải Fiap đã là
không đúng. Tiêu chí
“đèm đẹp” và gọi là nhân văn (thích ảnh khuyết tật, già c
ả, lạc hậu ) của
Fiap không hợp với ta. Nhiều ảnh đoạt huy chương Fiap không qu
ảng bá
được gì nhiều cho đất nước.

Rõ ràng hiện nay, nhiếp ảnh đương đại VN đang thiếu những tác ph
ẩm,
công trình lớn, nói theo cách nói của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN là thi
ếu tác
phẩm đỉnh cao. Vậy tác phẩm đỉnh cao ở đâu ra? Trước hết sáng tạo là n
ội
lực thôi thúc từ bên trong của bản thân mỗi nghệ sĩ, nhưng vai trò đ
ịnh
hướng của hội cũng có tiếng nói ở đây. Nhưng trư
ớc mắt, giới nhiếp ảnh
VN vẫn có nhiều cái đích để phấn đấu trước khi hư
ớng tới những giải
thưởng cao quý như Giải thưởng HCM và Nhà nước.

VAPA

×