Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ảnh và chú thích: Bao giờ hết chán! pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.06 KB, 4 trang )

Ảnh và chú thích: Bao giờ hết chán!
Không biết bao nhiêu lần, tôi nhìn vào những tấm ảnh trên một tờ báo
hay tạp chí để rồi sau đó là một cái chặc lưỡi quen thuộc đi cùng từ
cảm thán: "Chán!". Người ta bảo "chán như con gián", nhưng rõ ràng
cái loài hôi hám này chưa phải thứ chán nhất vì ít ra cũng dùng làm
mồi câu cá bông lau được. Có những bức ảnh không biết để làm gì.

Có nhiều quan điểm sai lầm về hình ảnh trên báo chí: trong khi một số
người coi hình ảnh là thứ nghệ thuật, có thể đứng độc lập với vai trò
quan trọng chẳng kém gì bài báo, thì đa phần cho rằng hình ảnh chỉ là
thứ minh họa thêm cho bài báo. Thậm chí có người cho rằng hình ảnh
không khách quan vì phóng viên ảnh chỉ chọn một thời điểm cụ thể và
một góc máy để chụp.

Hậu quả của suy nghĩ theo cách nào cũng đều dẫn đến việc thiếu sự
phối hợp trong việc chọn ảnh đi kèm với bài viết. Không ít trường hợp
một bài viết về tình trạng lan truyền HIV/AIDS hay truy quét mại dâm
lại được gắn với hình ảnh đôi nam nữ tung tăng ở công viên hoặc một
cô gái duyên dáng làm điệu với chiếc nón trên tay.

Ngay cả khi hình ảnh phù hợp với bài báo thì sự tùy tiện khi chọn lựa
cũng khiến cho nó chẳng còn tác dụng gì. Đồng ý là thời buổi thông tin
ào ạt như hiện nay, việc phóng viên tin vác luôn theo cái máy ảnh s
ố để
lấy hình là điều rất phổ biến, nhưng dù vì bất cứ lý do nào cũng không
thể hy sinh chất lượng - hay nói đúng ra là phải đạt tới những tiêu
chuẩn nhất định.

Nhiều ảnh đúng là đăng lên cho đủ chứ chẳng có tí gì gọi là chuyên
nghiệp. Tính thời điểm của sự kiện thì được rồi, nhưng nếu chất lượng
còn thua cả dân "amatơ" thì đâu gọi là ảnh báo chí.



Muốn có ảnh tốt thì phải hiểu được vai trò của ảnh cũng như các đặc
trưng để có những tấm ảnh tốt. Giảng viên Fabienne Gérault của
trường Đại học Báo chí Lille (Pháp) đã đưa ra một số gạch đầu dòng c
ơ
bản trong một khóa đào tạo tại Việt Nam liên quan đến ảnh và chú
thích ảnh như sau:

Vai trò của hình ảnh
- Ảnh chính là mức độ đọc đầu tiên, nó thu hút sự chú ý của độc giả.
Nó có thể khiến người ta đọc bài báo.
- Hình ảnh làm cho trang báo thông thoáng và sáng sủa, giúp cho mắt
nghỉ ngơi.
- Tiếp cận hình ảnh thì dễ dàng và nhanh chóng hơn với bài báo.
Không cần phải biết đọc cũng như có trình độ học vấn cao vẫn có thể
hiểu được một bức ảnh.
- Hình ảnh chuyển tải thông tin. Một bức ảnh được chọn cần phải có ý
nghĩa, phải mang lại nhiều thông tin, phải thể hiện được điều mà bài
báo không thể miêu tả.
- Một bức ảnh kèm chú thích có tác dụng phản chiếu. Độc giả mua báo
để thấy mình hoặc không gian của mình trong đó.
- Hình ảnh có thể minh chứng cho một điều tra và làm tăng độ tin cậy
của bài báo.
- Một số ảnh và tranh còn có tác dụng giải trí.

Sáu đặc trưng của một hình ảnh tốt
- Sống động: nếu có thể thì nên chụp người hoặc con vật đang hoạt
động. Bố cục chặt chẽ, nét mặt biểu cảm, động tác.
- Phù hợp với phong cách tờ báo.
- Thông tin phong phú: một hình ảnh mang thêm thông tin cho bài báo

chứ không chỉ đơn thuần mang tính minh họa sẽ giúp bài báo hay hơn.
- Chất lượng thẩm mỹ.
- Chất lượng kỹ thuật: ảnh phải nét, cắt cúp hợp lý, ánh sáng tốt. Kỹ
thuật giúp sửa chữa một số sai sót nhưng không phải tất cả. Chú ý độ
phân giải đối với ảnh kỹ thuật số.
- Tính độc quyền: hình ảnh phải mang tính tìm tòi, ngay cả với những
chủ đề thông thường nhất.

Chú thích
Có thể coi chú thích là bài viết ngắn đi kèm hình ảnh, giải thích hình
ảnh, bình luận nó hoặc hoàn chỉnh nó. Tất cả ảnh đều phải có chú
thích. Chỉ chấp nhận không có chú thích khi tít hoặc tít phụ bao trùm
bài báo và bức ảnh đóng luôn vai trò chú thích.

Nhất thiết phải tránh thừa từ giữa ảnh và bài báo hoặc ngược nghĩa.
Phải làm cho hình ảnh có nghĩa, tránh cho độc giả phải đặt câu hỏi mà
không tìm thấy câu trả lời. Đừng quên rằng chú thích ảnh là một yếu tố
đọc nhanh và có lựa chọn. Nó thuộc mức độ đọc thứ hai và là một cách
tiếp cận vấn đề.

Chú thích có thể là:
- một câu trả lời cho những câu hỏi mà người ta đặt ra cho hình ảnh:
Ai? Ở đâu? Khi nào?
- một chi tiết rõ ràng: một thông tin bổ sung không nhất thiết phải có
trong bài báo.
- một tóm tắt: đặc biệt là tóm tắt thông điệp chính.
- một lời giải thích: chú thích khẳng định một nghĩa cho một bức ảnh
đa nghĩa.
- một lời trích dẫn trong trường hợp ảnh chụp nhân vật.
- một gợi ý: làm cho độc giả phải suy nghĩ, gợi trí tò mò./


×