Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.78 KB, 2 trang )
Các dạng và chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật ôtô
Việc bảo dưỡng kỹ thuật (gọi tắt là bảo dưỡng hay chăm sóc) ôtô tiến hành theo hệ thống dự phòng
kế hoạch hóa. Đặc điểm của hệ thống này là tất cả các ôtô đều được bảo dưỡng kỹ thuật theo kế
hoạch biểu đồ, theo thứ tự quy định.
Mục đích cơ bản của bảo dưỡng kỹ thuật là đề phòng những hỏng hóc và sai
lệch, ngăn ngừa sự mài mòn trước thời hạn của các chi tiết máy, khắc phục
kịp thời những gãy vỡ có thể gây trở ngại cho sự làm việc bình thường của
ôtô.
Hỏng hóc (pan) là khả năng làm việc bình thường của ôtô tạm thời mất đi,
không thể sử dụng ôtô theo đúng tiêu chuẩn như ôtô chết máy dọc đường, xe
chạy sai lệch với thời gian biểu quy định v.v…
Hư hỏng nghĩa là tình trạng kỹ thuật của ôtô và các cơ cấu máy bị sai lệch so
với các định mức kỹ thuật.
Làm bảo dưỡng kỹ thuật bao gồm các việc cọ rửa, kiểm tra, chẩn đoán, vặn
chặt, bôi trơn, tiếp nước và dầu mỡ, điều chỉnh v.v… Theo nguyên tắc chung
thì những công việc này không cần tháo dỡ các bộ phận và hệ thống ra khỏi
ôtô.
Theo các quy định hiện hành, việc bảo dưỡng kỹ thuật theo chu kỳ và theo
khối lượng lao động có thể chia ra các dạng sau đây:
-Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày.
-Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1
-Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2
-Bảo dưỡng kỹ thuật theo mùa.
a. Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày bao gồm công việc cọ rửa và tổng kiểm tra
tình trạng ôtô nhằm đảm bảo chuyển động an toàn và giữ gìn hình dáng bên
ngoài của ôtô được sạch đẹp.
Khi tiến hành bảo dưỡng hàng ngày, cần cọ rửa ôtô, kiểm tra tình trạng chung
của ôtô, tiếp nhiên liệu , nước làm mát và dầu nhờn. Việc bảo dưỡng hàng
ngày thực hiện sau khi hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển và trước khi ôtô xuất
phát ra tuyến đường để công tác.
b. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 bao gồm toàn bộ công việc bảo dưỡng kỹ thuật