Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Ảnh và chú thích ảnh trên báo Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.15 KB, 26 trang )

mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
ảnh báo chí từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu, có những đóng
góp quan trọng cho việc cung cấp thông tin một cách toàn diện, sống động trên
báo in - một kênh thông tin quan trọng vào hiệu quả. ảnh báo chí xuất hiện từ
cuối thế kỷ XIX, tuy ra đời muôn hơn nhiều so với các thể loại báo chí khác
nhưng nó vẫn khẳng định được vị trí quan trọng của mình.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, con người tìm đến các phương
tiện thông tin đại chúng với mong muốn làm sao để trong một khoảng thời gian
ngắn nhất có thể tiếp nhận được một lượng thông tin nhiều nhất. Trong sự cạnh
tranh với phát thanh, truyền hình và báo trực tuyến, báo in ngày càng có xu
hướng sử dụng nhiều ảnh. Vai trò của ảnh báo chí và chú thích ảnh vì thế càng
trở nên quan trọng trên báo in hiện đại.
Tuy có vị trí quan trọng như vậy nhưng chú thích ảnh lại chưa được quan
tâm thoả đáng. Tình trạng chú thích hời hợt, tuỳ tiện trong sử dụng chú thích ảnh
trên nhiều tờ báo, tạp chí hiện nay cho thấy các cơ quan báo chí, những người
làm báo, đặc biệt là phóng viên ảnh chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và hiệu
quả của việc sử dụng chú thích ảnh.
Báo Hà Giang, cơ quan của Đảng bộ Tỉnh Hà Giang thành lập từ năm
1964. Báo Hà Giang rất chú ý đến việc sử dụng ảnh trên báo và báo đã thực sự
có những tấm ảnh chất lượng. Báo có một số phóng viên và cộng tác viên có
chuyên môn cao, những tác giả này đã đem tới tờ báo nhiều bức ảnh phản ánh
sinh động, toàn diện mọi mặt hoạt động trên địa bàn tỉnh. Có những bức ảnh đã
thực sự tạo được ấn tượng với độc giả. Tuy nhiên, nhiều bức ảnh chưa thực sự
thuyết phục và khiếm khuyết của nó chính là sự yếu kém từ những lời chú thích
ảnh.
Từ những lý do khoa học và thực tiễn trên tác giả của tiểu luận mạnh dạn
chọn vấn đề: “ảnh và chú thích ảnh trên báo Hà Giang” làm đề tài nghiên.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là ảnh báo chí. Trong mỗi tác
phẩm ánh báo chí bao giờ cũng có hai phần riêng biệt: Phần ảnh và phần chú


thích. Trong tiệu luận này tác giả tập trung nghiên cứu về chú thích ảnh, mối liên
hệ giữa chú thích ảnh với ảnh và nội dung bài viết và chỉ nghiên cứu trên một tờ
báo cụ thể, báo Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát chú thích ảnh trên nguồn tư liệu chính là
báo Hà Giang trong năm 2008. Nhìn chung, hiện tại một số báo Hà Giang sử
dụng từ 10 đến 15 ảnh trong đó có khá nhiều bức ảnh thực sự mang đến cho bạn
đọc những thông tin rất đáng chú ý. Nhưng ở số báo nào cũng có những bức ảnh
bộc lộ đầy đủ cả ưu, nhược điểm của loại hình này trên tờ báo lớn nhất của tỉnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả tiểu luận đã khảo sát báo Hà Giang trong năm
2008 để tổng hợp rồi phân tích những bức ảnh có chất lượng tốt và chưa tốt. Bên
cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích, so sánh với một số tờ
báo có uy tín khác để đánh giá, đưa ra ý nghĩa của các bức ảnh, rút ra những vấn
đề định tính trên cơ sở những định lương được đưa ra trước đó.
Ngoài ra, chỉ ra nguyên nhân của những bức ảnh và những chú thích ảnh
chưa đạt chất lượng, đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng của chú
thích ảnh trên báo chí nói riêng và chất lượng ảnh, nội dung của tờ báo nói
chung.
4. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu tiểu luận này gồm có 3 chương
nội dung cơ bản:
Chương 1: Lý luận chung về ảnh và chú thích ảnh trên báo chí
Chương 2: Khảo sát mối quan hệ giữa ảnh, chú thích ảnh báo Hà Giang
Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng ảnh trên báo
Hà Giang
Chương 1
lý luận chung về ảnh và chú thích ảnh trên báo chí
1. Khái niệm ảnh báo chí
Bức ảnh đầu tiên trên thế giới mang tính thời sự được ghi lại năm từ năm
1842. Đó là bức ảnh chụp đám cháy lớn ở Hamburg do một nhiếp ảnh người Đức

thể hiện. Những mãi đến cuối thể kỷ XIX, những bức ảnh thời sự phản ánh sinh
động tâm tư, cuộc sống của con người mới xuất hiện trên những tờ báo và tạp
chí. Từ đó đến nay, ảnh luôn có mặt trên báo in và có ý nghĩa quan trọng đối với
việc thực hiện nhiệm vụ thông tin toàn diện của các tờ báo.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn ảnh báo chí, tác giả tiểu luận
xin nêu ra ở đây một khái niệm về “ảnh báo chí” (mang tính chính thức) như sau:
“ảnh báo chí là một loại hình thông tin của báo chí, phản ánh khách quan mọi
mặt của đời sống xã hội bằng ảnh đơn hay một nhóm ảnh đề làm rõ các vấn đề
và sự kiện, có tính định hướng nhằm đem lại cho bạn đọc một lượng thông tin và
một giá trị thẩm mỹ”.
Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ảnh báo
chí được sử dụng phong phú về số lượng trên báo in, báo trực tuyến. Trong phạm
vi tiểu luận này tác giả chỉ đề cập đến chú thích của ảnh trên báo in.
2. Mối quan hệ thổng thể giữa ảnh báo chí và bài báo, tờ báo
2.1. Mối quan hệ giữa ảnh và chú thích ảnh
Có thể hiểu, chú thích ảnh là thuật ngữ chỉ phần chữ đặt bên cạnh tấm ảnh.
Phần chữ viết ấy là một bộ phận cấu thành tác phẩm ảnh. Vì vậy chú thích ảnh
có vai trò vô cùng quan trọng với nội dung bức ảnh. Vì vậy chú thích ảnh có vai
trò quan trọng với nội dung bức ảnh. Nó là một bộ phận không thể thiếu cấu
thành của mỗi bức ảnh. Thông thường, chú thích chỉ chiếm lượng diện tích trên
báo bằng 20% bức ảnh. Bức ảnh càng lớn thì diện tương quan diện tích in ấn
giữa chú thích với ảnh càng lớn. Chú thích ảnh phải luôn luôn gắn liền với nội
dung bức ảnh, chú thích ảnh trên báo phải gắn liền với nội dung bức ảnh và một
phần phụ thuộc vào vị trí trình bày của chính bức ảnh ấy.
Một yêu cầu tất yếu với một tác phẩm ảnh báo chí là hình ảnh trong bức
ảnh phải thể hiện được phần điển hình, phần bản chất nhất của nhân vật, sự việc,
sự kiện. Nội dung tư tưởng của tác phẩm ảnh báo chí phải được người đọc nhận
biết trước hết thông qua hình ảnh. Ngoài phần “linh hồn” đó, người xem ảnh còn
muốn biết cụ thể hơn về đối tượng, bức ảnh được chụp ở đâu, sự việc xảy ra như
thế nào, kết thúc ra sao?... Các câu hỏi ấy tất yếu sẽ được nảy sinh trong quá

trình tiếp nhận thông tin của người đọc, nhưng thường nằm ngoài khả năng cung
cấp của hình ảnh. Nó được đặt ra cho chú thích ảnh - nhiệm vụ cầm đèn soi sáng
những góc khuất chưa thấu suốt của thông tin.
Theo tâm lý tiếp nhận thông tin của bạn đọc, trước một bài báo, việc xem
ảnh là những động tác đầu tiên, đó là thông tin thị giác. Chú thích ảnh và ảnh là
cái “mở” và có thể nói là để khích thích tính tò mò của độc giả xem tiếp nội
dung, sự kiện đó. Chú thích ảnh và ảnh sẽ thực hiện nhiệm vụ nêu lên một khía
cạnh quan trọng nào đó trong nội dung bài viết. Xem ảnh, đọc chú thích sẽ giúp
cho bạn đọc có cái nhìn cơ bản và hấp dẫn người ta tìm hiểu vấn đề cần quan
tâm. Giữa hình ảnh và chú thích phải gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau
nhằm tái hiện được một phần cốt yếu nhất của sự kiện, sự việc.
Chú thích ảnh bao giờ cũng phải thật đầy đủ, rõ ràng, chính xác và ngắn
gọn. Một chú thích thông thường chỉ là một câu. Ngôn ngữ của chú thích ảnh là
ngôn ngữ cô đọng, là kết tinh của sự chọn lọc khắc nghiệt và đầy ắp thông tin
trong đầy con chữ. Chú thích đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu bổ xung
thông tin cho những gì ảnh không nói hết được.
2.2. Mối quan hệ giữa ảnh và nội dung bài viết
Nội dung bài viết sẽ tăng được sự chú ý của bạn đọc nếu có bức ảnh có
chất lượng cộng với tít dẫn phù hợp, đúng nội dung. Bao giờ ảnh, tít dẫn và nội
dung bài viết cũng có mối quan hệ mật thiết tạo nên sức mạnh bổ trợ cho nhau
tạo thành một tác phẩm báo chí hoàn hảo, có chất lượng tốt.
Một số báo sẽ không thể không có một bức ảnh nào. Nếu chỉ có chữ không
thì số báo đó trở thành một quấn sách khổ lớn chứ không phảI một tờ báo. Qua
khảo sát trên báo Hà Giang, bình quân mỗi số báo đều có khoảng từ 10 đến 15
ảnh mang những nội dung thông tin khác nhau, phản ánh những mảng đời sống
khác nhau phục vụ cho các bài báo. Nhưng bức ảnh đó sẽ có ít giá trị nếu không
có sự đóng góp của nội dung bài báo được đặt ở vị trí xung quanh bức ảnh. Bức
ảnh không những góp phần bổ xung thông tin cho bài viết, mà còn góp phần làm
tăng giá trị thẩm mỹ của trang báo.
Nhìn chung, ảnh báo chí luôn góp phần quan trọng không những làm hấp

dẫn mà còn góp phần vào việc cung cấp thông tin bổ sung cho từng bài viết.
Ngày nay, rất nhiều tờ báo luôn sử dụng những bức ảnh “Đinh” trên trang nhất,
nhiều khi chiếm tới 1/2 diện tích của trang báo, thậm chí có tờ báo còn in ảnh
chàn hết diện tích trang 1. Bên cạnh những tấm ảnh in cỡ lớn đó là những tít dẫn
được trau chuốt và độc đáo, gây được sự hiếu kỳ cho độc giả theo dõi số báo như
các báo: Lao động, tuổi trẻ, nông nghiệp Việt Nam, tiền phong…
Có thể khẳng định một bức ảnh dù lớn cũng chỉ ghi lại khoảnh khắc ấy
chứ không thể mang được sức khái quát cao. Trong thông tin bằng hình ảnh,
thông tin tự nó đòi hỏi phải có sự gọi tên. Tít dẫn và nội dung bài viết cùng kết
hợp với hình ảnh sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn tính nhất quán giữa thông tin
bằng hình ảnh và thông tin bằng ngôn từ (bài viết).
2.3. Mối quan hệ giữa chú thích ảnh và nội dung bài viết
ảnh báo chí là sự kết hợp máu thịt giữa hai loại hình ngôn ngữ: Ngôn ngữ
hình ảnh và ngôn ngữ văn bản. Hình ảnh chủ yếu thông tin bằng hình. Tít dẫn
theo hình ảnh thông tin bằng chữ viết, thông tin văn bản. Mỗi phần có vai trò và
lợi thế riêng. Nhờ bức ảnh báo chí sử dụng theo bài báo sẽ phát huy được vai trò.
Có được một bức ảnh có chất lượng tốt, độc đáo, bài báo đó coi như đã tìm thấy
một giá trị mới.
Hình ảnh của bức ảnh báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong tác
phẩm báo chí. Hình ảnh bao giờ cũng có khả năng kèm theo chức năng minh
chứng, giải thích, bổ sung hoặc làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của thông báo mà
người xem thấy trong nội dung bài viết. Nhờ có bức ảnh có chất lượng người ta
hiểu sâu hơn được những tính trừu tượng và trả lời những điều cần thiết về thông
tin trong nội dung tác phẩm báo chí. Bức ảnh sẽ thực hiện vai trò là minh chứng
cho thông tin mà thông tin trong tít và nội dung bài viết đã nêu ra. ảnh phải làm
phong phú, làm cho nội dung tăng tính chân thật, tôn thêm tính hấp dẫn và giá
trị cho tác phẩm báo chí.
Mối quan hệ giữa ảnh với tác phẩm báo chí là rất quan trọng khi nhìn vào
một trang báo hay một tác phẩm báo chí, nếu không có một bức ảnh thì sẽ thật
rối mắt, tạo sự khó chịu cho độc giả. Mà đã là ảnh báo chí thực sự có chất lượng

tốt đi kèm với nội dung bài báo đó thì bao giờ cũng tôn vinh bài báo đó lên một
chân giá trị mới.
2.4. Mối quan hệ giữa chú thích ảnh với trang báo
Xem ảnh và chú thích, người đọc có thể hiểu được sự kiện trong ảnh có ý
nghĩa chính trị, xã hội như thế nào. Một bức ảnh thời sự tốt có chú thích ngắn
gọn, rõ ràng có thể thay thế cho một mẩu tin, một bài báo, một bài bình luận. Có
nhiều trường hợp đăng trên báo một tấm ảnh tốt còn hiệu quả hơn nhiều với việc
sử dụng bài viết dài dòng.
Giá trị trước hết của ảnh báo chí là truyền đạt lại cho người xem những
hiểu biết quan trọng của đời sống xã hội hiện tại. Mỗi số báo Hà Giang hiện nay
bình quân sử dụng từ 10 đến 15 ảnh, phản ánh những mảng hoạt động khác nhau
trong phạm vi toàn tỉnh. Từ hình ảnh hoạt động của lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND
Tỉnh cho đến hình ảnh hoạt động của những người công nhân, nông dân trên mặt
trận mà họ công tác… Nhu cầu nhận thức đòi hỏi con người phải nắm bắt được
những thông tin mới nhất, những sự kiện mới nhất trong cuộc đấu tranh chung
của thời đại. Báo chí, trong đó có ảnh báo chí luôn đề cập tới nó, phân tích giá trị
của nó và truyền đạt tới người xem bằng ngôn ngữ hình tượng của nhiếp ảnh.
Một trang báo sẽ hấp dẫn nếu có sự bắt mắt của một chú thích độc đáo, sát thực
với nội dung tác phẩm.
3.Tầm quan trọng của chú thích ảnh
Chú thích ảnh có một vai trò quan trọng không thể thiếu đối với bức ảnh
báo chí. Mỗi một cấu trúc của ảnh báo chí bao giờ cũng là sự tổng hoà, bổ sung
cho nhau của hai yếu tố hình ảnh và chú thích ảnh. Về bản chất, chú thích có
nhiệm vụ móc nối với ảnh, xây dựng trên ảnh, làm cho cái mới của đối tượng,
bản chất của nó trở thành một thể thống nhất để người xem dễ chấp nhận. Chú
thích sẽ đảm nhận chức năng giải thích, bổ sung cần thiết, kịp thời thông tin cho
bức ảnh.
Chú thích ảnh có 3 chức năng chính:
Thứ nhất, chú thích bổ sung thông tin cho hình ảnh, hoàn chỉnh bức ảnh
báo chí.

Thứ hai, chú thích làm tăng tính cụ thể, làm rõ chủ đề, ý đồ chụp ảnh của
phóng viên.
Thứ ba, chú thích nâng cao tầm khái quát của bức ảnh, “chắp cánh” cho
bức ảnh bay cao, bay xa trong lòng bạn đọc.
Chú thích ảnh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi bức ảnh báo
chí, giúp cho người đọc nhìn rõ được lối đi. trong mỗi bức ảnh báo chí, chú thích
ảnh không những hỗ trợ đắc lực cho phần hình ảnh, mà còn góp phần quan trọng
trong việc làm cho bức ảnh hoàn chỉnh hơn. Nó không phải là thành phần phụ
của ảnh mà quan hệ chặt chẽ, gắn bó hữu cơ với nhau.
Hình ảnh dù có ghi lại được khoảnh khắc điển hình nhất thì nó cũng chỉ có
thể ghi lại duy nhất và trung thực hình ảnh ấy. Trong phương pháp thông tin
bằng hình ảnh, thông tin tự nó đòi hỏi phảI có sự gọi tên, địa điẻm xảy ra sự việc,
ý nghĩa của sự kiện đó. Chú thích ảnh giúp người xem hiểu rõ hơn tính nhất quán
giữa thông tin bằng hình ảnh và thông tin bằng ngôn từ.
4. Yêu cầu đối với chú thích ảnh tốt
Để làm tốt được chức năng của mình chú thích ảnh phải đạt được những
yêu cầu thông tin cơ bản của nó là: phù hợp với nội dung ảnh, mang tính cụ thể,
cung cấp thông tin mới cho ảnh và độc đáo, hiệu quả, tác động cao.
Phù hợp với nội dung ảnh
Một chú thích ảnh phù hợp với nội dung của ảnh sẽ tăng thêm giá trị của
bức ảnh rất nhiều và buộc độc giả phải quan tâm hơn tới nội dung vấn đề mà tác
giả muốn truyền đạt trên mặt báo. Đứng ở vị trí được quan tâm thứ 3, sau tít và
ảnh, chú thích ảnh cũng không nằm ngoài yêu cầu phải phù hợp với nội dung
ảnh để cung cấp cho độc giả lượng thông tin trong một thời gian ngắn nhất.
Trong một dung lượng ngôn từ ít ỏi, chú thích cần ăm ắp những thông tin và phù
hợp với bức ảnh, đáp ứng nhu cầu thông tin cao nhất của độc giả.
Một đặc điểm đồng thời cũng là yêu cầu của một chú thích ảnh tốt phảI là
cụ thể mang đến cho người đọc những thông tin cụ thể ở đâu, bao giờ, khi nào,
có những ai tham gia và diễn biến ra sao một cách ngắn gọn nhất. Nếu là phóng
sự ảnh hoặc ảnh minh hoạ cho phóng sự thì chú thích lại càng phải cụ thể. Còn

là ảnh tư liệu thì chú thích ảnh cũng phải đáp ứng được yêu cầu rõ ràng về mặt tư
liệu và chú thích cụ thể là một yêu cầu không phải bàn cãi. Một bức ảnh khác
nhau sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng một chú thích cụ thể sẽ là góc định
hướng cho ý kiến độc giả tán thành theo.
Cung cấp thông tin mới cho ảnh
Chú thích ảnh có nội dung thông tin mới mà không phải thuật lại ảnh, văn
phong ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn để thu hút người đọc tiếp nhận thông tin và
hiểu đúng bản chât của thông tin đó. Cái mới luôn là yếu tố hạt nhân làm nên sự
hấp dẫn của báo chí. Một chú thích ảnh hay, có thông tin mới để gây ấn tượng sẽ
tăng thêm giá trị của bức ảnh rất nhiều và buộc độc giả phải quan tâm hơn nội
dung vấn đề mà tác giả muốn truyền đạt trên báo chí. Như vậy, yêu cầu của một
chú thích ảnh tốt không phải miêu tảnhững gì hình ảnh đã cho người xem biết
mà phải tạo ra một lượng thông tin mới, lôi cuốn người đọc. Tuy nhiên, cũng
không phải vì thế mà chú thích ảnh đặt người đọc vào thế tiếp nhận thông tin
một cách thụ động, mất đi khả năng tư duy độc lập của tác giả.
Chương 2
Khảo sát mối quan hệ giữa ảnh, chú thích ảnh trên
báo Hà Giang.
1. Sơ lược về báo Hà Giang
Báo Hà Giang, cơ quan của Đảng bộ tỉnh Hà Giang là tờ báo được thành
lập từ năm 1964. Trụ sở báo đặt tại Số 5, đường Nguyễn Huệ, phường Nguyễn
Trãi - thị xã Hà Giang. Có thể khẳng định tờ báo này đã đóng góp những thành
tích quan trọng vào việc xây dựng tỉnh Hà Giang ngày càng vững mạnh, phát
triển. Tờ báo đã thực sự trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận chính trị, tư tưởng
của Đảng bộ tỉnh. Trong những năm đầu thành lập, cả toà soạn chỉ có 8 người,
vừa làm phóng viên, biên tập viên vừa làm công tác hành chính trị sự. Số lượng
phát hành những năm đầu mỗi tuần một số. Sau đó, do củng cố dần về nhân lực
nên báo Hà Giang tăng dần về số lượng phát hành, thời lượng phát hành hàng
tuần của báo là 2 số.
Đến nay, số cán bộ, phóng viên, biên tập viên đã không ngừng lớn mạnh

cả về chất và lượng, nâng tổng số lên 35 người và phần cơ bản đều có trình độ
Đại học. Do vậy đến nay báo đã phát hành mỗi tuần 3 số vào các ngày thứ Ba,
thứ Năm, thứ Bảy. Bước đầu đủ phục vụ cho 70 vạn người dân trong tỉnh. Để
nâng cao nội dung, chất lượng cho tờ Hà Giang, toà soạn mở thêm một số
chuyên mục như: Quốc phòng, An ninh, Công đoàn, BHXH, Pháp luật và đời
sống… Cùng với tờ Hà Giang khổ rộng phát hành rộng rãi toàn tỉnh, toà soạn
còn xuất bản tờ Hà Giang Cực Bắc thay cho tờ Hà Giang bằng tiếng Mông trước
đây, khổ 24 x 34cm với thể loại tin ngắn và các bài “Người tốt, việc tốt” chuyên
phục vụ cho đồng bào các dân tộc vùng cao, bước đầu nâng cao trình độ dân trí
của đồng bào các dân tộc.
Toà soạn xuất bản cùng một lúc 2 tờ báo đòi hỏi lượng tin, bài nhiều hơn,
nội dung, chất lượng phong phú hơn, đa dạng hơn so với trước. Vì vậy phóng
viên, biên tập viên ý thức được rằng mỗi người làm báo phải có tính năng động,
sáng tạo trong nghề nghiệp sao cho tờ báo xuất bản đúng kỳ, phục vụ kịp thời
bạn đọc trong thời kỳ đổi mới. Trong năm 2008 báo Hà Giang đã phát hành 170
số, một số báo Xuân được gộp từ 4 số, số lượng ảnh sử dụng trên báo trong 1
năm qua cũng khoảng 3.000 bức. Báo có một số phóng viên tiêu biểu như: Trung
Thu, Ngọc Quỳnh, Đức Dũng, Hữu Thụy, Thiên Thanh… Những tác giả này đã
đem tới tờ báo nhiều bức ảnh phản ánh sinh động và toàn diện về mọi mặt hoạt
động trên địa bàn tỉnh.
2. Thực trạng của việc sử dụng chú thích ảnh trên báo Hà Giang
2.1. Chú thích ảnh chất lượng tốt, phù hợp với ảnh và nội dung bài viết
- chú thích ảnh phù hợp với nội dung ảnh
ảnh tin “Đảm bảo hệ thống thoát nước trước mùa mưa lũ trên quốc lộ 4C”
số ra ngày 31/05/2008, đã mang đầy đủ thông tin, thể hiện một cách cụ thể về
những chi tiết với chú thích: “Công nhân Hạt 8 (Đồng Văn) xây rãnh thoát nước
trên quốc lộ 4C”. Trong ảnh là hình ảnh rất đông công nhân đang bê đá, xây rãnh

×