Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài phát triển du lịch mice ở tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.73 KB, 74 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ DU LỊCH MICE
LỚP HỌC PHẦN: 2021111009203
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
HỌ VÀ TÊN
Phạm Phú Gia
Nguyễn Ngọc Anh Thư
Nguyễn Mỹ Linh
Hoàng Thị Anh Thư
Huỳnh Minh Trung
Trần Nguyễn Thủy Tiên
Trần Hữu Nghị

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS. TRẦN THỊ THÙY TRANG
HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2020 – 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN



ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢNG VIÊN MƠN HỌC: TS. TRẦN THỊ THÙY TRANG


BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC
STT

Họ và tên

1

Nguyễn Ngọc Anh Thư

2

Nguyễn Mỹ Linh

3

Hoàng Thị Anh Thư

4

Phạm Phú Gia

5


Huỳnh Minh Trung

6

Trần Nguyễn Thủy Tiên

7

Trần Hữu Nghị


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm của chúng tơi gồm các thành viên
Nguyễn Ngọc Anh Thư

MSSV: 1921007013

Nguyễn Mỹ Linh

MSSV: 1921006955

Hoàng Thị Anh Thư

MSSV: 1921007014

Phạm Phú Gia

MSSV: 1921006926

Huỳnh Minh Trung


MSSV: 1921007028

Trần Hữu Nghị

MSSV: 1921006977

Trần Nguyễn Thủy Tiên

MSSV: 1921007018

Chúng tôi xin cam đoan đây là dự án do chúng tôi thực hiện, là kết quả của q
trình tìm hiểu và nghiên cứu của chúng tơi trong suốt thời gian học tập môn Quản Trị
Du Lịch MICE do Giảng viên, Tiến Sĩ Trần Thị Thùy Trang hướng dẫn. Tất cả nội
dung dưới đây chỉ là dự án, dự án này có thể sẽ trùng lắp về ý tưởng với những dự án
đã có trước đây nhưng nhóm xin cam đoan những nội dung dưới đây là những gì nhóm
đã nghiêm túc thực hiện.
Dự án có sử dụng tài liệu tham khảo và đã ghi rõ nguồn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên TS.
Trần Thị Thùy Trang – giảng viên hướng dẫn môn Quản Trị Du lịch MICE, Trường
Đại học Tài chính – Marketing. Cơ đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt những buổi học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học
Quản Trị Du Lịch MICE của cơ, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.
Bên cạnh đó, trong suốt q trình thực hiện tiểu luận, cơ đã tận tình giải đáp

những thắc mắc cũng như luôn sẵn sàng hỗ trợ khi chúng em gặp phải khó khăn. Đồng
thời cơ đã tạo nhiều cơ hội để chúng em tiếp cận với nhiều kiến thức khơng chỉ về mặt
lý thuyết mà cịn là kinh nghiệm thực tế.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế
về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ Cơ để bài tiểu luận của
chúng em được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô!


PHIẾU NHÂN XÉT VA CHẤM ĐIÊM CỦA GIẢNG VIÊN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……
Điểm chấm: ……………
Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:..………...........................................………
Ngày ....... tháng ........ năm...........
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

……………………………


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................................
1.1. Khái niệm du lịch MICE....................................................................................................
1.2. Các loại hình MICE...........................................................................................................
1.2.1. Theo phân khúc thị trường của MICE.........................................................................
1.2.2. Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi du lịch MICE, bao gồm:...........................
1.2.3. Phân theo phạm vi lãnh thổ.........................................................................................
1.2.4. Phân theo hình thức tổ chức chuyến đi........................................................................
1.2.5. Phân loại đối tượng khách hàng của du lịch MICE.....................................................
1.3. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của MICE...........................................................
1.3.1. Đặc trưng của loại hình du lịch MICE.......................................................................
1.3.2. Các yếu tốc đảm bào cho sự thành công của MICE..................................................
1.3.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE..............................................................
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG DU LỊCH MICE TẠI TP.HCM...........................................
2.1. Lý do chọn điểm đến.....................................................................................................
2.2. Tổng quan về TP.HCM..................................................................................................
2.2.1. Lịch sử hình thành.....................................................................................................

2.2.2. Vị trí địa lý – khí hậu.................................................................................................
2.2.3. Văn hóa – xã hội........................................................................................................
2.2.4. Kinh tế.......................................................................................................................
2.2.5. Tiềm năng du lịch......................................................................................................
2.3. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM............................................................
2.3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM.........................................


2.3.2. Tình hình phát triển du lịch MICE tại TP.HCM........................................................
2.4. Điều kiện để TP.HCM phát triển du lịch MICE.............................................................
2.4.1. Cơ sở vật chất – kỹ thuật...........................................................................................
2.4.2. Phương tiện vận chuyển............................................................................................
2.4.3. Nguồn nhân lực.........................................................................................................
2.4.4. Điểm tham quan hấp dẫn...........................................................................................
2.4.5. Vui chơi giải trí, mua sắm.........................................................................................
2.4.6. Ẩm thực.....................................................................................................................
2.4.7. An ninh, an tồn........................................................................................................
2.5. So sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng.......................................
CHƯƠNG 3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP................................
3.1. Đánh giá thực trạng..........................................................................................................
3.2. Các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động du lịch MICE tại TP.HCM...............................
3.2.1. Các rủi ro về tự nhiên................................................................................................
3.2.2. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên ngoài.........................................................................
3.2.3. Các rủi ro thuộc về yếu tố bên trong..........................................................................
3.3. Giải pháp cho các rủi ro tại điểm đến...............................................................................
3.3.1. Đối với rủi ro về tự nhiên..........................................................................................
3.3.2. Đối với rủi ro bên ngoài............................................................................................
3.3.3. Đối với rủi ro bên trong.............................................................................................
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH.................................................................................................................................

4.1. Về cơ cấu chính sách........................................................................................................
4.2. Về sản phẩm – dịch vụ du lịch.........................................................................................
4.2.1. Củng cố và cải thiện các sản phẩm du lịch đã có để làm nền tảng vững chắc
cho sự phát triền của du lịch MICE.....................................................................................


4.2.2. Xây dựng các sản phẩm mới mang tính đặc thù của Thành phố Hồ Chí
Minh 41
4.2.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm khác....................................................................
4.3. Về đầu tư..........................................................................................................................
4.3.1. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch MICE:........................
4.3.2. Giải pháp đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 4-5 sao....................................
4.3.3. Giải pháp đối với đầu tư xây dựng các khu trung tâm triển lãm, hội chợ,
trung tâm mua sắm, khu phức hợp thương mại, vui chơi giải trí.........................................
4.3.4. Đầu tư xây dựng khơng gian, cảnh quan...................................................................
4.4. Về xúc tiến, quảng bá.......................................................................................................
4.5. Về phát triển nhân lực......................................................................................................
4.5.1. Công tác bồi dưỡng và đào tạo ngắn hạn của cơ quan quản lý du lịch......................
4.5.2. Công tác đào tạo và bồi dưỡng của các doanh nghiệp du lịch MICE........................
KẾT LUẬN................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh từ năm 2013-2019..................................
Bảng 2.2 Bảng so sánh tương quan loại hình MICE ở TP.HCM và Đà Nẵng.............................
Bảng 3.1 Bảng SWOT................................................................................................................


1



2

LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính tổng
hợp liên ngành, liên vùng và tính xã hội hóa cao. Du lịch ngày càng phát triển thì
khuynh hướng tiêu thụ dịch vụ du lịch cơ cấu chi tiêu của con người đang tạo nên một
thị trường du lịch rộng lớn, khơng cịn là phạm vi của một ngành kinh tế hay ở một
quốc gia nào. Và sự phát triển du lịch dựa trên nền tảng văn hóa, tài nguyên du lịch và
mức độ thuận lợi và tiện nghi của dịch vụ do các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác
phát triển.
Cùng với sự phát triển về đời sống, văn hóa, xã hội của con người đã làm tăng vọt
nhu cầu tìm hiểu những thứ mới lạ, nghỉ dưỡng cũng như vui chơi giải trí dẫn đến nhu
cầu đi du lịch của con người. Chính vì vậy, du lịch trên thế giới có sự tăng trưởng
mạnh và có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành
một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng
cho nhiều nước đang phát triển nói chung. Theo UNWTO dự báo, hoạt động du lịch
toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng
khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực
thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới.
Sau gần 30 năm đổi mới, ngành du lịch ở nước ta nói chung và ở Thành Phố Hồ Chí
Minh nói riêng đã và đang gặt hái được những thành quả to lớn. Theo UNWTO, phần
lớn điểm đến ở Đơng Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam
thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Năm 2018, Việt
Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh
giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực). 7 tháng đầu năm 2019 đã
có gần 9,8 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế
đến Việt Nam thì chỉ 5 năm sau đã tăng hơn 4 lần, đạt trên 1,3 triệu lượt; đạt mốc 5

triệu lượt vào năm 2010 và hơn 18 triệu lượt vào năm 2019 – tăng 72 lần so với năm
1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn
2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất
trên thế giới. Khách du lịch nội địa tăng 85 lần từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85
triệu lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa,


3
hội nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và
khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy
hoạt động kinh tế trong nước. Đến nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn
trong con mắt cộng đồng quốc tế, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tơn vinh
bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Với lượng khách du lịch
quốc tế và nội địa ngày càng nhiều, du lịch mang lại nguồn thu ngày một lớn cho nền
kinh tế. Hoạt động du lịch thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế và mọi tầng
lớp nhân dân, mang lại nguồn thu không chỉ cho những đối tượng trực tiếp kinh doanh
du lịch mà gián tiếp đối với các ngành liên quan, xuất khẩu tại chỗ và tạo thu nhập cho
các cộng đồng dân cư địa phương. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng
ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018:
8,3% và năm 2019: 9,2%. Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh
tế mũi nhọn theo mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sự phát triển của Du lịch đã thúc đẩy chất lượng đời sống xã hội của nước ta đồng thời
góp phần thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn.
Trong đó, loại hình Du Lịch MICE, loại hình du lịch được cho là sản phẩm chính
của điểm đến Thành Phố Hồ Chí Minh đang dần trở thành xu thế bởi nguồn lợi to lớn
mà loại hình du lịch này mang lại, lợi nhuận cao gấp từ 5 đến 6 lần loại hình du lịch
thơng thường đã thúc đẩy chất lượng đời sống tại điểm đến du lịch được phát triển
nhanh vượt bậc bởi nhắc đến loại hình này khơng ai khơng biết đến điều kiện tiên
quyết để thực hiện nó là phải có điều kiện cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tiện lợi, hiện
đại đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng xa xỉ của nhóm du khách này.

Nhận thấy lợi ích của Du lịch nói chung và Du lịch MICE nói riêng đối với nền
kinh tế của nước nhà và càng nhận thức cụ thể hơn nữa về vai trò của các cơ quan nhà
nước phát triển du lịch, làm thế nào để đưa hình ảnh của điểm đến Thành Phố Hồ Chí
Minh gắn liền với loại hình du lịch MICE, làm thế nào để có những sản phẩm du lịch
mang chất lượng quốc tế xứng tầm với sự xa xỉ trong nhu cầu tiêu dùng của loại hình
này. Đây chính là dự án do nhóm tơi cùng nhau thực hiện nhằm đóng góp thêm những
ý tưởng khắc phục những thiếu xót tồn đọng ở Thành Phố Hồ Chí Minh và phát huy

những điểm mạnh sẵn có đến mức tối đa để mang lại cho du khách những trải nghiệm
đáng tin cậy và tốt nhất khi đến đây làm việc và du lịch.


4
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Đánh giá thực trạng của TP. Hồ Chí Minh

-

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE của TP. Hồ Chí Minh

-

Đề xuất các giải pháp, chiến lược để phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí
Minh

Phương pháp nghiên cứu:
-


Phương pháp thu thập thơng tin (thu thập dữ liệu thứ cấp): Thu thập thông tin
về đề tài, đối tượng nghiên cứu từ các văn bản, tài liệu, báo cáo, sách báo,
giáo trình, internet.

-

Phương pháp xử lý thông tin (thống kê): Tổng hợp các thông tin thu thập
được và tiến hành phân tích, so sánh để đưa ra đánh giá và nhận định của
mình nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm du lịch MICE
Ngay từ khi mới manh nha ra đời, loại hình du lịch mà ở Việt Nam ta gọi là MICE,
đã có tên gọi là “Du lịch cơng vụ”. Từ này có mặt trong ngơn ngữ Anglo – Saxon
(Business tourism) và ngơn ngữ cộng đồng nói tiếng Pháp (Tourisme d’affaires). Ngay
từ đầu, từ “Du lịch công vụ” chỉ mới bao trùm chung một vài dạng du hành vì cơng
việc khoa học hoặc công việc xúc tiến thương mại.
Cho đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, người Mỹ mới tạo ra và sử dụng rộng rãi
cụm từ viết tắt gồm 4 chữ cái đầu của 4 từ phản ánh 4 tiểu ngành cơ bản của du lịch
cơng vụ, đó là Meeting (gặp gỡ, hội họp), Incentive (chuyến du lịch khen thưởng),
Convention/ Conference (hội nghị/ hội thảo) và Exhibition/ Event (triển lãm, sự kiện).
Tuy nhiên, thuật ngữ này vốn gốc Mỹ nên không phải được mọi quốc gia sử dụng. Ví
dụ như ở Anh, người ta dùng thuật ngữ C và I (Conference and Incentive). Để giải
quyết khó khăn này, các hiệp hội quốc tế về du lịch đã nhất trí lấy cái tên Meeting
Industry – viết tắt MI để chỉ du lịch công vụ. Như vậy, du lịch công vụ được người Mỹ
dùng thuật ngữ MICE, một số người chạy Âu thích MI, và trong nhiều trường hợp, cả
thế giới vẫn dùng từ “Du lịch công vụ” song song với việc dùng MICE hoặc MI.

Cần chấp nhận cả ba thuật ngữ trên: Business Tourism/ MICE / MI để có thể dễ
dạng trong thông tin, truyền thông.
MICE là tên ghếp chữ đầu của các từ chuyên biệt; Meeting (Hội nghị, hội thảo),
Incentive (Khen thưởng, khuyến mãi), Conference (Hội thảo, hội nghị),
Exhibition/Event/Entertainment (Triển lãm, hội chợ, Sự kiện, giải trí). Có thể định
nghĩa chung nhất, là loại hình du lịch MICE chính là sự kết hợp hài hịa giữa các yếu
tố cấu thành nên một mơ hình du lịch đem lại sự hứng khởi, thích thú tham gia của du
khách thơng qua phong cách giao tiếp với nhà tổ chức tour du lịch, giúp cho khách
thấu hiểu hơn tính cách văn hóa – xã hội, định hướng phát triển kinh tế của từng vùng,
từng miền du khách đến tham quan. Được hiểu như sau:
Meeting (M): là các cuộc họp được tổ chức bởi một tổ chức hoặc bởi các cá nhân,
trong đó họ cùng nhau thảo luận về một số vấn đề. Theo Davision (Business travel and
Tourism, tr.5), thi hội họp là những sự kiện mà các thành viên tham dự cùng thảo luận


6
một vấn đề quan tâm cần được chia sẻ, có thể là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương
mại. Các cuộc hội thảo được chia làm hai loại. Các cuộc hội thảo được chia làm 2 loại:
Cuộc họp giữa các công ty với nhau (Association meetings)
Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Corporate meetings)
Incentive (I) – chuyến du lịch khen thưởng: Theo hiệp hội điều hành du lịch
(Rogers năm 1998, tr.47 theo J.Alen, Tldd) các chuyến du lịch khen thưởng là “một
cơng cụ quản lý tồn cầu” qua đó sử dụng trải nghiệm chuyến du lịch đặc biệt để thúc
dya963 và nhận biết người tham gia về mức tăng hiệu quả hoạt động dựa vào “mục
tiêu tổ chức”, theo J.Alen và cộng sự, 2006, nhờ vào sự đa sắc thái, độc đáo của địa
phương và quốc tế, một số quốc gia được xem là một điểm đến hàng đầu trong thị
trường du lịch khen thưởng.
Theo SITE (Business travel and Tourism, tr.6), du lịch khen thưởng là loại hình
thức kết hợp mang lại tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần
thưởng cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Bản chất Incentives được xem làn

hững cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting, Incentive thường được
tổ chức:
Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những
chiến lược trong tương lai.
Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu torng bán hàng
trong mơi trường làm việc bên ngồi.
Nhằm mục đích tuyên dương nhân viên xuất sắc, khen thưởng các đại lý bán
hàng vượt chỉ tiêu.
Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải hoạch định trước một năm.
Conference/ Convention (C): Ở nước Anh, người ta gọi Conference là hội nghị.
Đây là cuộc họp được tổ chức ở nơi thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng
hồ; số người tham gia dự hội họp ít nhất là 8 người; phải có chương trình cụ thể, chi
tiết và được sắp xếp trước. Một hội nghị phải được tổ chức nhằm mục đích trao đổi
những quan điểm, truyền đạt những thông diệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc
công khai ý kiến vào một vấn đề cụ thể.


7
Ở Mỹ, Úc và các quốc gia châu Á khác gọi là Convention. Đây là một nhóm người

vì mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thơng tin cần được chia sẻ
đối với nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này cần phải mất tối thiểu 2 năm vì quy
mơ lớn và thường được tổ chức bởi những hiệp đội quốc tế.
Convention được sử dụng ở Pháp là những sự kiện hàng năm được nhóm họp với
đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này có xu hướng
được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, đại biểu tham dự cùng thảo luận
một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo thường kéo dài vài ngày, các phiên họp cùng
được họp cùng một thời gian.
Hình thức hội nhập này có quy mơ lớn hơn so với meeting và incentive. Các cuộc
họp thường được tổ chức bởi những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham

dự hơn (được gọi là các cuộc hội thảo).
Event/Exhibition (E): Theo Davision, triển lãm, sự kiện, giải trí được xem là một
phần của ngành du lịch MICE vì chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu
cầu cao về dịch vụ du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí. Đây là một hình thức của
MICE mà qua đó nó thu hút được sự chú ý của khách hàng nhiều hơn. Bao gồm hai
hình thức sau:
Corporate event/ exhibition/ entertainment là hình thức hội họp nhằm mục
đích cơng nhận, tun dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản
phẩm.
Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mơ của nó thu hút rất
nhiều cơ quan báo chí cũng như phương tiện truyền thơng khác, đây chính
là các cuộc triển lãm.
1.2. Các loại hình MICE
Trong số nhiều bài viết trên mạng internet về chủ đề phân loại du lịch MICE, bài
viết của Wikipedia đã đưa ra một phân loại khá thuyết phục về ba nhánh thị trường
chủ yếu nằm bên trong du lịch MICE. Những ý chính trong bài của Wikipedia: Mặc dù
bốn chữ cái, biểu hiện cho 4 hợp phần của nhóm cơng nghiệp du lịch cơng vụ đã được
dùng để tạo nên từ MICE, song công nghiệp này thường được chia nhỏ thành ba phân
khúc thị trường sơ cấp (Three primary market segments) là:


8
1. Hội họp và hội nghị (Meetings and Conferences)
2. Khen thưởng (Incentives)
3. Triển lãm và Hội chợ (Exhibitions and Trade fairs)

1.2.1. Theo phân khúc thị trường của MICE
Du lịch hội họp và hội thảo
Chủ thể chủ trương tổ chức các cuộc hội họp hoặc hội nghị là các Hiệp hội và các
cơng ty. Mục đích hàng đầu của các hoạt động này là truyền thông, tức là cho phép sự

trao đổi ý tưởng giữa các cá nhân tham gia hội họp (Personal exchange of ideas), hoặc
cung cấp cơ hội cho sự đối thoại, tương tác hoặc nối mạng lưới liên hệ giữa các cá
nhân (Personal interaction or networking). Các cuộc hội họp có thể chỉ quy tụ ít người
(3 người trở lên), trong khi đó, các cuộc Hội nghị có thể quy tụ nhiều ngàn người tham
dự.
Để hiểu được động lực tổ chức Hội họp, Hội nghị, cần hiểu rõ hơn về các Hiệp hội
và các công ty. Một hiệp hội (Association) bao gồm một nhóm người liên kết với nhau
vì một mục đích chung. Mục tiêu trước hết của nó là nâng cao địa vị và hình ảnh của
các hội viên, tạo cơ hội tương tác và trao đổi thơng tin giữa các đồng nghiệp và qua đó
mà tơ đậm giá trị của sự tham gia làm thành viên của Hội. Hiện đang tồn tại hàng ngàn
Hiệp hội khác nhau. Có thể phân thành 7 nhóm Hiệp hội như sau:
1. Hiệp hội thương mại và chuyên ngành.
2. Hiệp hội do chính phủ tổ chức
3. Hiệp hội lao động
4. Hiệp hội ngành nghề
5. Hiệp hội khoa học và y học
6. Hiệp hội từ thiện
7. Hiệp hội SMERF (có tính xã hội, qn sự, giáo dục, tơn giáo và đồn kết

hữu ái)
Mỗi hiệp hội loại này đều có một khơng gian hoạt động chức năng riêng biệt. Việc
tham gia vào các hội họp, hội nghị của các hiệp hội là tự nguyện và cá nhân tham dự
viên phải chi tiền. Vì vậy người tổ chức du lịch Hội họp, Hội nghị phải cân nhắc kỹ
nội dung chương trình và lọc lựa các điểm đến và các cơ sở đón tiếp sao cho đáp ứng


9
được các hội viên. Các cuộc họp chủ yếu của Hội thường diễn ra 3 – 5 năm một lần và
được luân phiên tổ chức tại các địa điểm địa lý khác nhau.
Nếu như tham gia vào các Hội nghị của Hiệp hội là tự nguyện, thì việc tham gia

Hội nghị của công ty là bắt buộc. Tất cả chi phí bao gồm ăn, ở, vui chơi, giải trí đều do
cơng ty thanh tốn.
Các cuộc họp của cơng ty thường ngắn, nhưng có nhiều dạng thức khác nhau: họp
quản lý, đào tạo, giới thiệu sản phẩm mới, họp chiến lược tiếp thị, họp kỹ thuật –
nghiệp vụ…
Du lịch khen thưởng
Từ lâu, du lịch khen thưởng đã được các công ty coi như một cơng cụ để khích lệ,
khen ngợi các nhân viên khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chẳng hạn như đạt được
mục tiêu tài chính của cơng ty, phát triển thành cơng một sản phẩm mới, hoặc hồn
thành việc đáp ứng thỏa mãn nhu cầu các khách hàng cao cấp của cơng ty. Nơi đón
tiếp các cuộc du lịch khen thưởng là khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, trên các du
thuyền cao cấp, với những chương trình nghỉ dưỡng và các tiện nghi độc đáo.
Du lịch tham gia Triển lãm, Hội chợ hay Sự kiện.
Triển lãm ngày càng được tổ chức vào thời gian trùng hợp với cuộc hội nghị
thường niên của các Hiệp hội quốc gia và quốc tế. Nó cho phép các nhà kinh doanh
chế vào và nhà cung ứng dịch vụ có thể đạt tới việc tiếp cận trực tiếp với “công chúng
mục tiêu” của cơng ty, giảm bớt chi phí và điều kiện tiếp xúc cũng sẽ dễ dàng hơn.
Triển lãm thường đóng cửa với công chúng rộng rãi.
Hội chợ thương mại là địa điểm dành cho những nhà cung ứng các sản phẩm hoặc
dịch vụ có quan tấm đến một ngành nghề hoặc một phân khúc thị trường nào đó. Hội
chợ thương mại thường được tổ chức hàng năm vào cùng một thời gian và cùng một
địa điểm. Có loại hội chợ đóng cửa, tức là chỉ dành riêng cho các nhà thương mại. Có
loại hội chợ mở cửa cho một bộ phận cơng chúng rộng rãi (ví dụ Hội chợ về nhà ở và
vườn, hội chợ xe hơi).
Sự kiện là những chương trình, hoạt động có quy mơ, có giới hạn lượng người
tham gia hoặc không xác định được lượng người tham gia nhằm xúc tiến, tôn vinh,
quảng bá một giá trị nào đó bằng cách thu hút sự quan tâm, chú ý của các đối tượng


10

khác nhau. Ví dụ cho loại hình này như các chương trình liên hoan, lễ hội, các chương
trình du lịch xuất hiện tại các tỉnh thành, các quốc gia nhầm thu hút du lịch.
Ngoài cách phân loại vừa nêu, du lịch MICE cịn có những cách phân loại theo
những lát cắt khác nhau như:
1.2.2. Phân theo mục đích cơ bản của chuyến đi du lịch MICE, bao gồm:
Khách M & C: mục đích chính trong chuyến đi của đối tượng khách này là hiệu
quả công việc.
Khách I: đối tượng khách này tham gia MICE với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn,
giải trí và tận hưởng cảm giác thành cơng trong công việc và hơn hết là sự nỗ lực,
cống hiến của họ đã được ghi nhận.
Khách E: mục tiêu chính của đối tượng khách này là tham quan, đồng đời cũng tìm
cơ hội mới trong kinh doanh.
1.2.3. Phân theo phạm vi lãnh thổ
-

MICE trong nước

-

MICE quốc tế:
MICE inbound
MICE outbound

1.2.4. Phân theo hình thức tổ chức chuyến đi
-

Khách đồn

-


Khách lẻ

1.2.5. Phân loại đối tượng khách hàng của du lịch MICE
Hội họp và Hội nghị (Meeting/Convention/Conference)

Khách hội họp (Meeting) chia làm 2 loại: Khách Association Meeting và khách
Corperate Meeting.
Khách Association Meeting thường là những nhóm người có cùng mối quan tâm
hoặc cùng nghề nghiệp gặp gỡ để trao đổi thông tin với nhau. Họ có thể là thành viên
của các tổ chức, hiệp hội như các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức từ thiện, tổ chức tình
nguyện, tổ chức tơn giáo, các nghiệp đoàn…


11
Khách Corporate Meeting bao gồm loại: Internal Meeting và External Meeting.
Khách Internal Meeting là những người trong cùng một nhóm, một công ty hoặc một
tổ chức nhằm hội họp, trao đổi thông tin trong bội bộ công ty, tổ chức. Khách External
Meeting là những người trực thuộc giữa các công ty khác nhau tham gia nhằm thực
hiện hoạt động trao đổi về việc hợp tác, đầu tư kinh doanh giữa các công ty với nhau.
Khách hội thảo/ hội nghị (Conference/ Convention) là những chun giá có trình
độ ngang hàng tham gia hoạt động hội nghị, hội thảo nhằm trao đổi thông tin với nhau.
Các hội nghị/ hội thảo thông thường được tổ chức trước thềm các sự kiện quốc gia,
quốc tế lớn hoặc các chuyên đề quy mô lớn. Thành phần tham gia gồm người của
chính phủ và các cơ quan trực thuộc hoặc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
Khen thưởng (Incentive)
Hoạt động khen thưởng dành cho các đơn vị, cá nhân xuất sắc trong một công ty
hoặc một tập đoàn nhằm khuyến khách, động viên, thúc đầy thành tích và sự đồn kết,
gắn bó giữa các thành viên với nhau và với cơng ty. Ngồi ra, hoạt động khen thưởng
còn dành cho nhân viên các đại lý hay các cơng ty có liên quan, gắn bó mật thiết với
lợi ích của cơng ty hoặc tập đồn.

Sự kiện hoặc Triển lãm (Events/ Exhibition)
Sự kiện (Event): Khách tham gia sự kiện thường không giới hạn, phân loại đối
tượng cụ thể. Họ đơn thuần là những người tham gia một sự kiện nào đó hoặc khách
du lịch đến tham gia sự kiện được tổ chức như chương trình liên hoan, lễ hội.
Triển lãm (Exhibition): Hoạt động triển lãm bao gồm 2 loại: Trade show và
Consumer show. Hoạt động Trade show được dành riêng cho giới lãnh đạo kinh
doanh. Còn người tham gia Consumer show là những người tiêu dùng nhằm được giới
thiệu về sản phẩm, hàng hóa và những lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm, hàng
hóa đó.
1.3. Các yếu tố đảm bảo cho sự thành cơng của MICE.
1.3.1. Đặc trưng của loại hình du lịch MICE
MICE được xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp
với sự tổ chức và cơ sở hạ tầng nhất định.


12
Khách du lịch MICE là các tập đồn, cơng ty, tổ chức, hiệp hội trong và ngoài
nước, tổ chức phi chính phủ hay chính phủ.
Dịch vụ du lịch MICE địi hỏi cao cấp.
Đồn du lịch MICE thường đơng (vài trăm đến vài ngàn khách), với mức chi phí
tiêu cao hơn so với khách thông thường. Họ không chỉ chi tiêu trong hội nghị mà cịn
ngồi hội nghị.
Cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, ăn uống, lưu trú, giải trí cho khách du lịch MICE
thường là cao cấp, chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, công tác tổ chức chuyên
nghiệp, bài bản, khoa học và đầy tính sáng tạo.
Khách du lịch MICE được hưởng lợi từ lợi ich1k inh tế lẫn lợi ích hưởng thụ văn
hóa tinh thần cho cá nhân mỗi du khách.
Đối với doanh nghiệp: sau mỗi chương trình tổ chức, họ sẽ được lợi ích kinh tế là
yêu cầu sau mỗi chuyến đi đạt được mục đích kinh tế nhưng là lợi ích kinh tế phi lợi
nhuận như họ tạo thêm thương hiệu, hình ảnh, thể hiện đẳng cấp của một công ty.

Đối với cá nhân: mỗi du khách MICE được hưởng lợi ích chính là hưởng thụ
những tiện ích mà doanh nghiệp đem lại trong thời gian được nghỉ dưỡng theo sự sắp
xếp của công ty như: được ăn những món ăn ngon, ngủ những nơi sang trọng, tham
quan, giải trí những nơi có chất lượng tốt, khí hậu, phong tục tập quán địa phương,
kinh nghiệm sống tại nơi mình đến…
Kinh doanh du lịch MICE khác với các loại hình khác là các chương trình MICE
thường có nội dung đơn giản, nhưng địi hỏi chất lượng cao, các tuyến điểm tham quan
được chọn lọc, các điểm tham quan thường gần với các trung tâm mua sắm, nghỉ
dưỡng.
Kinh doanh du lịch MICE khơng có tính mùa vụ, và các tour thường biến động về
số lượng, phụ thuộc vào quy mơ, tính chất quan trọng của mỗi đồn khách. Do đó, nó
khơng có khn mẫu nhất định, đòi hỏi các nhà tổ chức du lịch MICE phải lin hoạt,
nhanh nhạy với thị trường, sản phẩm và nhu cầu của khách mới có thể thực hiện được.


13
1.3.2. Các yếu tốc đảm bào cho sự thành công của MICE
Tính dễ tiếp cận: Địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo phải thuận tiện giao thông,
gần các sân bay quốc tế, trung tâm thành phố, trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí.
Tính chuyên nghiệp: Các cuộc hội họp, hội nghị phải đảm bảo tính chuyên nghiệp
về mọi mặt từ khâu tổ chức (chương trình chi tiết của hội thảo, hội nghị, lời giới thiệu,
lễ khai mạc, âm thanh, ánh sáng, sân khấu, phòng hội thảo), nhân sự, tài chính, kịch
bản, phương tiện kỹ thuật, tài liệu, ẩm thực, và các thứ khác từ khi khai mạc đến khi
bế mạc.
Địa điểm lưu trú: Các khách sạn đạt chuẩn quốc tế nằm gần nơi tổ chức hội thảo,
hội nghị càng tốt.
Địa điểm tổ chức tiện nghi, sang trọng: phòng hoặc hội trường tổ chức thường
được trang trí bắt mắt, thể hiện được mục đích, chủ đề của hội họp, đầy đủ trang thiết
bị âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, máy vi tính, máy quay phim, phịng Lab, micro chủ
tọa hoặc trên bàn mỗi đại biểu, máy chụp ảnh, internet Wifi…

Mức độ tin tưởng: Đảm bảo các nhà cung cấp có đủ điều kiện để đáp ứng và cam
kết thực hiện theo đúng hợp đồng.
Tính đa dạng: Nơi tổ chức phải có cảnh quan đẹp, hấp dẫn, đa dạng tính văn hóa
dân tộc, đặc sắc, có nhiều khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim,
phịng ca nhạc…
1.3.3. Điều kiện phát triển loại hình du lịch MICE
1.3.3.1. Điều kiện để khai thác khách du lịch MICE
Chính sách sản phẩm du lịch MICE
Chính sách sản phẩm du lịch MICE hiện nay chia theo địa lý và mục đích của
chuyến đi của khách hàng mục tiêu:
-

Tour trong nước: tour cuối tuần, về nguồn, miền Bắc, Trung, Nam

-

Tour theo chủ đề: Tour gia đình, mua sắm, nghỉ biển, văn hóa, hành
hương

Xây dựng sản phẩm du lịch MICE đặc thù


14
Định hướng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách MICE
Xây dựng hàng hóa, dịch vụ đặc thù:
-

Địa điểm và không gian tổ chức hội nghị

-


Trang thiết bị cần thiết cho hội nghị:
Bàn ghế phục vụ hội nghị
Vật trang trí trên bàn
Bục diễn thuyết
Phơng nền của sân khấu
Ly, nước phục vụ khách trong hội nghị
Đồ ăn nhẹ/ teabreak trong hội nghị
Hệ thống âm thanh, ánh sáng
Các trang thiết bị hỗ trợ: (Thiết bị nghe nhìn: Micro, máy chiếu,
máy quay phim, chụp ảnh, ổ cắm và phích điện); Các tài liệu trình bày
và bảng tên, chỉ dẫn trong cuộc họp, pano, áp phích treo trước cửa nơi tổ
chức hội nghị, bảng tên trên bàn khách mời, bảng chỉ dẫn chỗ ngồi, chức
vụ, tên…; Các vật dụng phụ trợ khác: thuốc y tế, dây buộc, chỉ, kéo,
kim,… để phịng tình huống có thể xảy ra đối với khách.

-

Trang trí đặc biệt trong nhà: trang trí như pháp khói, thiết bị phun khói
màu…

1.3.3.2. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
-

Tình hình phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua và tương lai

-

Xu hướng phát triển kinh tế của đất nước


-

Tình hình phát triển kinh tế du lịch của đất nước trong thời gian qua và
tương lai

-

Xu hướng phát triển kinh tế du lịch của nước ta.

1.3.3.3. Tình hình chính trị hịa bình ổn định
-

Ổn định trong nước

-

Hịa bình ổn định chính trị


15
1.3.3.4. Điều kiện về văn hóa, giáo dục và con người
-

Về văn hóa

-

Về giáo dục

-


Về con người

1.3.3.5. Điều kiện về tài nguyên du lịch
-

Tài nguyên du lịch nhân văn

-

Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.3.3.6. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch
-

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật

-

Điều kiện cơ sở hạ tầng và thiết bị


×