Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa luật ngân hàng và các ngành luật luật tài chính, luật hành chính, luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.85 KB, 13 trang )

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH
---------------------------

BÀI THUYẾT TRÌNH NHĨM 1 LUẬT NGÂN HÀNG

ĐỀ TÀI: Tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa Luật ngân hàng và

các ngành luật: Luật tài chính, Luật hành chính, Luật dân sự
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu
Hương Nhóm sinh viên thực hiện:
Vũ Trần Thu Thảo 19071016
Nghiêm Phan Đức 18050426
Tiêu Thiên Minh 18041653
Nguyễn Anh Tuấn 19051350
Đỗ Việt Hoàn 190510823
Nguyễn Ngọc Thiện 19071083
Đặng Phương Linh 19050134
Nguyễn Thị Chuyên 18050876
Nguyễn Thị Huyền Trang 19071527
1


MỤC LỤC
A.

Khái niệm về các ngành luật cụ thể............................................................3

B.

So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngành luật cụ thể..........3



1. Luật ngân hàng với Luật dân sự................................................................................. 3
1.1. Đối tượng điều chỉnh.......................................................................................... 3
1.2. Phương pháp điều chỉnh.................................................................................... 4
1.3. Nguồn.................................................................................................................. 4
1.4.Vai trò................................................................................................................... 5
2. Luật ngân hàng với Luật hành chính.......................................................................... 5
2.1. Đối tượng............................................................................................................ 5
2.2. Phương pháp điều chỉnh.................................................................................... 6
3. Luật ngân hàng với luật tài chính.............................................................................. 7
3.1. Điểm tương đồng................................................................................................ 7
3.2. Điểm khác biệt..................................................................................................... 7
C. Câu hỏi và câu trả lời cho các câu hỏi phản biện của nhóm 2.................................9

2


A. Khái niệm về các ngành luật cụ thể

Luật dân sự là một nhánh pháp luật giải quyết các tranh chấp giữa các cá nhân
hoặc các cơ quan tổ chức, theo đó bên bị thiệt hại có thể được đền bù cho những
thiệt hại đó.
Luật Tài chính là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ, các nguồn vốn
tiền tệ gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước và hoạt
động của các chủ thể kinh tế xã hội khác.
Luật hành chính là bộ phận luật pháp quản lý hoạt động của các cơ quan hành
chính của chính quyền. Hoạt động của cơ quan chính phủ có thể bao gồm việc
hoạch định chính sách, xét xử, hoặc thực hiện một chương trình nghị sự về quản lý
cụ thể. Luật hành chính được coi là một nhánh của luật công. Là một bộ phận luật

pháp, luật hành chính liên quan đến việc ra quyết định các đơn vị hành chính của
chính phủ (ví dụ tịa án, ban hoặc ủy ban) thuộc một chương trình quy định quốc
gia trong các lĩnh vực như luật cảnh sát, thương mại quốc tế, sản xuất, Môi
trường, thuế, phát thanh, nhập cư và vận tải.
Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng,
các quan hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng
của các tổ chức khác.
B. So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngành luật cụ thể
1. Luật ngân hàng với Luật dân sự
1. 1. Đối tượng điều chỉnh

- Luật ngân hàng: đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng gồm các nhóm
quan hệ xã hội:
+ Quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
+ Quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng;

3


+ Quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khơng phải là tổ chức tín

dụng nhưng được Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
- Luật dân sự: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và
tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở
bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
1.2. Phương pháp điều chỉnh
- Luật ngân hàng:
+ Đối với các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng phương thức tác động của


pháp luật (phương pháp điều chỉnh) là mệnh lệnh phục tùng.
+ Các quan hệ kinh doanh ngân hàng phát sinh trong kinh doanh của các tổ chức

tín dụng hoặc của các tổ chức khác được phép hoạt động ngân hàng được thiết lập
trên cơ sở bình đẳng. Phương thức tác động của pháp luật đối với các quan hệ này
là phương thức bình đẳng, thoả thuận.
- Luật dân sự: Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện

pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm
cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù
hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân).
1.3. Nguồn
- Luật ngân hàng: có các nguồn chính: Hiến pháp; luật và bộ luật; điều ước quốc

tế; các VB dưới luật; tập quán quốc tế và thông lệ quốc tế
- Luật dân sự:
+ Văn bản quy phạm pháp luật: Hiến Pháp, BLDS, các văn bản khác như Luật hôn

nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật đất đai, Luật trẻ em, Luật
về bảo vệ và phát triển rừng…. Nghị Quyết của Quốc hội, các văn bản dưới luật
như pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
thơng tư, chỉ thị của các bộ, các cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao;
4


+ Án lệ.

1.4.Vai trò

-

Luật ngân hàng:
+ Pháp luật tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng được thực hiện trên

thực tế.
+ Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức tín dụng

khi tiến hành hoạt động ngân hàng.
+ Pháp luật duy trì và bảo vệ sự phát triển an tồn, lành mạnh của hệ thống ngân

hàng
-

Luật dân sự:
+ Luật Dân sự có vai trị rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ cơ bản nhất

trong đời sống và kinh tế của mọi người dân. Nhà nước xem Luật Dân sự là công
cụ, phương tiện quan trọng và hữu hiệu bật nhất trong việc cụ thể hóa đường lối
của pháp luật và Đảng.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong giao dịch dân

sự.
+ Tạo hành lang pháp lý trong quan hệ dân sự

2. Luật ngân hàng với Luật hành chính
2. 1. Đối tượng
-

Luật ngân hàng: đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là

+ Các quan hệ nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
+ Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín

dụng và những chủ thể khác có tham gia vào lĩnh vực này.
-

Luật hành chính: đối tượng điều chỉnh của luật hành chính được chia ra làm 3
nhóm
+ Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức nội bộ

của các cơ quan nhà nước.

5


+ Những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà

nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành trên các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội.
+ Những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình cá nhân, tổ chức được Nhà

nước trao quyền quản lý hành chính trong những trường hợp cụ thể nhất định.
2.2. Phương pháp điều chỉnh
-

Cả hai ngành luật này đều có phương pháp điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh,
quyền uy và phương pháp thỏa thuận.
Phương pháp mệnh lệnh quyền uy:

 Về khía cạnh LHC: chủ yếu phương pháp quyết định một chiều, ra mệnh lệnh để


điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của mình; xuất phát từ
bản chất của quản lý, bởi vì muốn quản lý thì phải có quyền uy.
 Về khía cạnh LNH: Nhà nước tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàng, các quan

hệ về tổ chức hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các
tổ chức khác.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận
 LHC: thể hiện ở hoạt động phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước.
 LNH: ngành luật này liên quan nhiều đến hợp đồng áp dụng (vd: hợp đồng cho

vay).
2.3. Nguồn
-

Luật ngân hàng có 5 nguồn chính: Hiến pháp; luật và bộ luật; điều ước quốc tế;
các VB dưới luật; tập quán quốc tế và thơng lệ quốc tế.

-

Luật hành chính: 3 nhóm chính.

-

Theo hiệu lực pháp lý: VB luật và VB dưới luật.

-

Theo phạm vi hiệu lực: VB do cơ quan nhà nước ở Trung Ương ban hành và VB
do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành.


6


-

Theo chủ thể ban hành: VB của các cơ quan quyền lực nhà nước; VB của các cơ
quan hành chính nhà nước; VB của các cơ quan, tổ chức xã hội ban hành để thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước khi được Nhà nước ủy quyền, VB
liên tịch

LHC có phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh rộng hơn so với Luật Ngân hàng
do LHC tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, hình
thành trong hoạt động quản lý nhà nước. LHC cũng điều chỉnh cả một số những quy
phạm trong luật ngân hàng (vd: Nghị định 88/2019/NĐ-CP về “Quy định xử phạt hành vi
hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”).
3. Luật ngân hàng với luật tài chính
3. 1. Điểm tương đồng

Thứ nhất, chúng đều là những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bởi
vì có thể xác định được phạm vi, đối tượng và phương pháp điều chỉnh đối với mỗi
lĩnh vực luật này.
Thứ hai, cả hai đều có một trong những đối tượng tác động thuộc phạm vi điều
chỉnh là tiền bạc, tiền tệ. Đây cũng là một trong những đặc điểm đặc trưng khi nhắc
đến hai ngành luật này.
Thứ ba, cả ngành luật ngân hàng và ngành luật tài chính đều sử dụng phương pháp
điều chỉnh là phương pháp mệnh lệnh quyền uy phục tùng và phương pháp bình đẳng
thỏa thuận.
3.2. Điểm khác biệt
Về đối tượng điều chỉnh:

- Luật ngân hàng: Các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thơng

tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, các hoạt động ngân hàng và các hoạt động ngân hàng
của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các chủ thể khác trên
lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.

7


- Luật tài chính: Các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối

và sử dụng các quỹ và các nguồn vốn tiền tệ, gắn liền với việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước và hoạt động của các chủ thể kinh tế, xã hội khác.
Về chủ thể tham gia thuộc phạm vi điều chỉnh:
- Luật ngân hàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng và tổ chức tín

dụng, các chủ thể khác được thực hiện hoạt động ngân hàng.
- Luật tài chính: Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, cơ quan tài

chính, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội…
Chủ thể tham gia thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tài chính rộng hơn chủ thể
của luật ngân hàng. Ngoài ra, một số chủ thể nhất định vừa thuộc phạm vi điều
chỉnh của cả hai ngành luật (ví dụ như các tổ chức tín dụng).

8


C. Câu hỏi và câu trả lời cho các câu hỏi phản biện của nhóm 2
1. Qua các nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng nhóm đã Các tổ chức tín dụng


vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của luật tài chính và luật ngân hàng, thì nếu có
sự xung đột trong quy định ở 2 bộ luật này này thì áp dụng luật nào?
Nếu có sự xung đột trong quy định ở 2 bộ luật này thì sẽ áp dụng luật các tổ
chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12 và luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng
2017 số 17/2017/QH14.
2. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng phải thỏa mãn điều

kiện gì? Nhận xét về các chủ thể này (phân loại, điều kiện).
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động
ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các
loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân
hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm
mục tiêu lợi nhuận.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một
hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động
nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của
khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty
cho th tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Cơng ty cho th tài chính là loại hình cơng ty tài chính có hoạt động chính là cho
thuê tài chính theo quy định của Luật này.
Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số
hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu
nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
9



Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu
là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các
quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của
Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa
vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
3. Trường hợp nào mà nếu ngân hàng nhà nước Việt Nam tham gia vào những

mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, khơng thể hiện chức năng quản lý nhà
nước, thì phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ khơng được áp dụng ?
Có nhiều trường hợp mà ngân hàng nhà nước VN tham gia vào những mối
quan hệ mang tính nghiệp vụ như tham vấn, cho vay, dự báo thống kê, hợp tác
quốc tế thì sẽ khơng thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước, theo đó khơng
thể sử dụng phương pháp mệnh lệnh phục tùng.
4. Phân tích vai trị quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh tế Việt

Nam.
Một trong những vai trò quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với nền kinh
tế Việt Nam:
Thứ nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát,
từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỉ giá, góp phần cải thiện kinh
tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh;
Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và
hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt
động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy
động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính
sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và

hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay.

10


Dịch vụ ngân hàng cũng phát triển cả về chất lượng và chủng loại, góp phần
thúc đẩy sản xuất kinh doanh;
Thứ ba, tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng
trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục. Với dư nợ cho vay
nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, mỗi năm hệ thống ngân hàng đóng
góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước;
Thứ tư, đã hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động,
góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thơng qua nguồn vốn
tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng
năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất
là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng nguồn vốn ngân hàng cho mục đích
này ngày càng có tính chun nghiệp, minh bạch và hiệu quả, nhất là từ khi tín
dụng chính sách được tác bạch với tín dụng thương mại và giao cho Ngân hàng
Chính sách xã hội đảm nhiệm;
Thứ năm, góp phần tích cực vào việc bảo vệ mơi trường sinh thái, đảm bảo
phát triển bền vững. Đóng góp này được thể hiện qua công tác thẩm định dự
án, quyết định cho vay vốn ngân hàng cho các dự án và giám sát thực hiện một
cách chặt chẽ sau khi cho vay, các TCTD luôn chú trọng yêu cầu các khách
hàng đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay, tuân thủ các
cam kết quốc tế và các quy định về bảo vệ môi trường.
5. Nếu như phân định các ngành luật theo hướng các hướng khác nhau thì

Ngành Luật Ngân Hàng có thể được xếp vào ngành luật nào? (Luật công hay
Luật Tư, Luật Hành chính hay luật Dân sự, Luật Nội dung hay hình thức).
Nếu phân định các ngành luật theo hướng những ngành luật cơ bản như là Luật

Hình sự, Luật Hành chính, Luật Dân sự thì ngành Luật Ngân hàng sẽ là giao
thoa của cả 3 ngành luật này, đặc biệt là Luật Hành chính và Luật Dân sự.
Nếu phân định các ngành luật theo nhóm luật nội dung và luật hình thức, Luật
Ngân hàng là luật nội dung.
Nếu xét về Luật cơng và Luật tư, thì Luật Ngân hàng là sự giao thoa vì có
những ngân hàng tư nhân và có những ngân hàng của nhà nước.
11


6. Hiện tại Luật Tài chính và Luật Ngân hàng có những vấn đề giao thoa, đặc

biệt trong lĩnh vực tiền tệ vậy thì trong trường hợp nào sẽ áp dụng Luật Ngân
Hàng, trường hợp nào thì áp dụng Luật Tài chính, có trường hợp nào có thể áp
dụng cả hai luật hay không?
Những lĩnh vực liên quan đến ngân hàng sẽ áp dụng luật ngân hàng, những
trường hợp liên quan đến tài chính doanh nghiệp, tài chính tiền tệ, chứng khốn,
tài chính cơng sẽ áp dụng luật tài chính. Do đó mới phân chia rõ ràng 2 luật khác
nhau dành cho ngành tài chính-ngân hàng nói chung và các ngành nghề cụ thể
trong tài chính-ngân hàng nói riêng.
7. Trong quan hệ pháp luật, nếu các tổ chức tín dụng có lãi suất tiền gửi khác

nhau, khi này nếu muốn ổn định thị trường thì tổ chức nào sẽ đứng ra?
Phương thức điều chỉnh là gì?Áp dụng các quy phạm pháp luật nào để điều
chỉnh vấn đề lãi suất tiền gửi nói trên?
Các tổ chức tín dụng có lãi suất tiền gửi khác nhau nhưng cũng cần tuân theo
lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và ngân hàng nhà nước là chủ thể
đứng ra để điều hành những thị trường tiền tệ. Có hai phương pháp điều chỉnh
là phương pháp mệnh lệnh quyền uy và bình đẳng thỏa thuận và áp dụng
những quy pháp về luật tổ chức ngân hàng nhà nước, luật tổ chức tín dụng,....
8. Nhóm đã đề cập đến việc phương pháp bình đẳng thỏa thuận của luật ngân


hàng có liên quan đến nhiều hợp đồng, vậy những bên nào có thể có liên quan
với nhau trong những hợp đồng này?
Bên liên quan trong hợp đồng là bên cho vay( tổ chức tài chính) và bên đi vay
(khách hàng).
9. Các bạn có thể kể tên một số điều ước quốc tế về lĩnh vực Luật Ngân Hàng mà

Việt Nam đã tham dự hay không?
Như UCP 600 về tín dụng chứng từ, URC 522 về phương pháp nhờ thu hay Hiệp
định vay (Các nghiệp vụ thông thường [Ưu đãi] cho Dự án Nâng cao hiệu
12


quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán giữa Việt Nam Ngân hàng Phát triển Châu Á [3745-VIE (COL]).
10. Qua các nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng nhóm đã phân tích, Nhận xét về

nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng hiện nay ở Việt Nam? So sánh với nguồn
pháp luật?
Nguồn điều chỉnh của luật ngân hàng
Luật ngân hàng: có các nguồn chính: Hiến pháp; luật và bộ luật; điều ước quốc
tế; các VB dưới luật; tập quán quốc tế và thông lệ quốc tế
Nhận xét:
Những thơng tư, Nghị định sẽ điều chỉnh LNH. Có nhiều ngành luật cũng bị
điều chỉnh bởi thông tư và Nghị định, bởi vì Bộ Luật thì nhiều khi sẽ có những
điều khoản chưa được rõ ràng và thoả đáng nên thơng tư và Nghị định sẽ đóng
vai trị thêm hoặc mang ý hướng dẫn áp dụng.
Ngân hàng là cơ quan ngang bộ có quyền hạn phát hành tiền. Giá trị đồng tiền
thay đổi theo mức lạm phát tại Việt Nam do đó, một bộ luật mất nhiều thời
gian để chỉnh sửa nhưng đôi khi sẽ phải luôn cập nhập nắm bắt thị trường để
thay đổi sao cho hợp lý vì vậy thơng tư và Nghị định sẽ đóng vai trò điều chỉnh

LNH.
So sánh nguồn pháp luật: Tập quán pháp, Án lệ , Văn bản quy phạm pháp luật.

13



×