Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM RA đời – QUÁ TRÌNH SÀNG lọc NGHIÊM KHẮC của LỊCH sử và dân tộc VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.83 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
TP HỒ CHÍ MINH 

BÀI TẬP LỚN
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG
LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
LỚP L05--- NHÓM 04 --- HK 212
NGÀY NỘP 19/02/2022
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Hữu Kỷ Tị

STT
1
2
3
4
5

Thành phố Hồ Chí Minh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN
Mơn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhóm/Lớp:L05 Tên nhóm:Nhóm 4
Đề tài:


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

STT

Mã số SV

1

1913317

2

1910146

3

1913230

4

1913354

5

1913433
NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ CỦA
GIẢNG VIÊN
Họ và tên nhóm trưởng: Bùi Trọng Hiếu


GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 5
I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX......................... 5
1.1. Bối cảnh thế giới..................................................................................................................... 5
1.2 Bối cảnh trong nước........................................................................................ 6
II. Quá trình sàng lọc của lịch sử đối và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng Sản Việt Nam............................................................................................... 13
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến....................................... 13
2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản............................................... 17
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản.............................................. 22
III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam........................................................ 27
3.1. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng..........27
3.2. Giá trị của việc thành lập Đảng................................................................... 29
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................... 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 32


PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam ta ngày nay tuy còn là một nước đang phát triển nhưng đời sống tinh
thần, vật chất của nhân dân đã được cải thiện, tốt hơn trước kia rất nhiều. Chúng ta
trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 chúng ta còn là thuộc địa của Pháp, cịn nghèo
túng lạc hậu, trì trệ hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Nhưng sau Cách mạng
giành được chính quyền, tiếp tục đấu tranh xây dựng cho đến nay chúng ta đã đạt được
những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Trong suốt quá trình đấu tranh, đi lên, thay

da đổi thịt đó của nước ta là Đảng Cộng Sản Việt Nam trong vai trò một tổ chức lãnh
đạo, người soi đèn dẫn đường đưa đất nước từng vượt qua bao mưu toan của kẻ xâm
lược mạnh, của thế lực thù địch, phá hoại.
Ra đời vào đầu tháng 3 năm 1930 trong hoàn cảnh đất nước khó khăn loạn lạc
chịu sự bê tha rệu rã và xuống cấp của chế độ phong kiến, chịu sự chà đạp của gót giày
xâm lược thực dân Pháp, phát xít Nhật. Các phong trào công nông, phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc lúc bấy giờ đang bế tắc, và đã nhiều lần thất bại. Thế nhưng
sau khi ra đời, hoạt dộng và cũng đã có những sai lầm, thiếu sót nhưng Đảng ta đã làm
được điều kì diệu đó là đem độc lập ấm no cho dân tộc.
Nhìn nhận lại lịch sử, trong khi có bao nhiêu tổ chức khác lúc bấy giờ ra đời
với mn vàn hình vẻ, bao nhiên hào sĩ, hiền tài tìm mọi cách để cứu nguy cho dân
cho nước đều không thành. Điều này cho ta thấy sự ra đời định mệnh và những gì tiếp
theo xảy ra của Đảng sau đó khơng phải là chuyện tình cờ. Vấn đề này nếu xét cụ thể
bản chất, nhìn nhận khách quan một cách tổng quát cả một quá trình, theo qui luật lịch
sử chúng ta thấy được rằng sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam khơng chỉ là một
điều tất yếu mà cịn là một sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc Việt Nam.
Đó là lí do nhóm tác giả chúng tôi chọn đề tài “ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra
đời – Quá trình sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử và dân tộc Việt Nam”.

4


PHẦN NỘI DUNG
I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
1.1. Bối cảnh thế giới1
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do
cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Các đế quốc đua nhau xâm lược các nước châu
Á, châu Phi và Mỹ la tinh. Sự xâm lược và bóc lột thực dân làm cho nhân dân các
thuộc địa rất khổ cực. Mâu thuẫn giữa các đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu
thuẫn giữa các đế quốc với nhau rất gay gắt. Tiếp đến, mâu thuẫn giữa các nước đế

quốc đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 — 1918), để lại cho nhân dân thế
giới những hậu quả rất nặng nề. Thực dân Pháp trút gánh nặng, tăng cường bóc lột,
đàn áp cách mạng các nước thuộc địa.
Đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin (1870 - 1924) đã bảo vệ và phát triển học thuyết
Mác, đưa ra lý luận về đảng vô sản kiểu mới của giai cấp công nhân, về cách mạng vô
sản trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc; về nhiệm vụ kinh tế và chính trị trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội... Sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã thúc đẩy phong trào
cách mạng thế giới phát triển . Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga giành được
thắng lợi. Nhà nước Xô Viết dựa trên nền tảng liên minh công - nông dưới sự lãnh đạo
của Đảng Bơnsêvích Nga ra đời. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Muời mở ra một
thời đại mới, "thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". Cuộc
cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân
các nước và là một trong những động lực ra đời của nhiều đảng cộng sản: Đảng Cộng
sản Đức, Đảng Cộng sản Hunggari (Năm 1918), Đảng Cộng sản Mỹ (năm 1919),
Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Mông cổ (năm 1921), Đảng Cộng sản
Nhật Bản (năm 1992) ...
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế
giới được thành lập, thúc đẩy sự ra đời các đảng cộng sản và dẫn đến cao trào cách
mạng thế giới (1919 - 1923). Tháng 7/1920. V.I Lênin gửi tới tới các Đảng Cộng sản

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 14.
5


Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Tại
Pháp, Nguyễn Ái Quốc được đọc và tìm thấy ở bàn Luận cương của Lênin con đường

cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Cuộc cách mạng Tân Hợi (10/1911) ở Trung Quốc, công cuộc Canh tân đất
nước của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX; phong trào “bất bạo động” của Đảng Quốc Đại ở
Ấn Độ lãnh đạo những năm đầu thế kỷ XX đã ảnh hưởng đến tư tưởng, thu hút sự
quan tâm của nhiều người yêu nước Việt Nam
1.2 Bối cảnh trong nước1
- Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:
Đêm 31/8/1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Tháng 6/1884, triều đình
nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở tồn Việt Nam.
+ Về chính trị:
Thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đơng Dương. Chúng dùng
bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự
chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống
trị khác nhau. Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa
chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế. Nhân dân ta mất
nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vơ cùng khổ cực.
+ Về kinh tế:
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần thứ nhất
(1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là
trọng điểm. Tư bản Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su,
cà phê, chè...) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng...) để thu lợi nhuận
nhiều và nhanh. Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,
phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương. Ngân hàng Đông
Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế
thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 16.
1

6



Kết quả là nền kinh tế nước ta có sự phát triển mức độ nào đó theo hướng tư
bản chủ nghĩa nhưng là nền kinh tế thuộc địa, mất cân đối, phụ thuộc vào Pháp.
+ Về văn hoá:
Thực dân Pháp thực hiện chính sách nơ dịch văn hố; xố bỏ hệ thống giáo dục
phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế. Pháp mở nhà tù, trại giam
nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè,
hạn chế xuất bản sách báo, gây tâm lý tự ti dân tộc. Hơn 90% nhân dân ta bị mù chữ,
bị bưng bít mọi thơng tin tiến bộ từ bên ngồi.
- Sự thay đối tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam:
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay đổi.
Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến.
+ Giai cấp địa chủ: đa số là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu nước, căm ghét, vừa
có tinh thần dân tộc chống Pháp, số đại địa chù, tay sai, chỗ dựa của thực dân Pháp là
đối tượng của cách mạng.
+ Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột,
cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến.
+ Tầng lớp tiểu tư sản: gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh
viên... phát triển khá nhanh. Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên
hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực
dân Pháp. Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành tay sai của
chúng. Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên
có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam: ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
của thực dân Pháp (1897 - 1914) và phát triển khá nhanh. Năm 1914 khoảng 10 vạn,
đến năm 1929 tăng lên 22 vạn. Giai cấp công nhân Việt Nam tuy số lượng ít, ra đời
muộn so với cơng nhân nhiều nước nhưng mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấp
cơng nhân quốc tế là có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chất

quốc tế. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa lớn lên
7


đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, rất kiên quyết cách mạng và đã nhanh chóng trở
thành lực lượng chính trị độc lập. Cơng nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nơng dân, bị
bần cùng hố nên có quan hệ gần gũi với nông dân, rất thuận lợi cho liên minh công
nông. Trong các giai cấp ở Việt Nam lúc đó "Chỉ có giai cấp cơng nhân là dũng cảm
nhất, cách mạng nhất, ln ln gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý
luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp
công nhân ta tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân
Việt Nam”'.
Trong xã hội Việt Nam nối lên hai mâu thuẫn cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản thứ
nhất đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với
thực dân Pháp. Mâu thuẫn cơ bản thứ hai giữa nhân dân Việt Nam, đa số là nông dân
với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này gắn bó, tác động lẫn nhau đòi hỏi đồng
thời giải quyết. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã
hội Việt Nam nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu cơ bản, chủ yếu nhất vì phản ánh
nguyện vọng bức thiết của cả dân tộc Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản:
+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:
Tiêu biểu nhất là phong trào cần Vương do vua Hàm Nghi phát động. Phong
trào cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa
vũ trang. Nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo
(1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Cơng Tráng tổ chức
(1885 - 1886); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu (1885 1892). Kéo dài và quyết liệt nhất là phong trào nơng dân n Thế do Hồng Hoa
Thám lãnh đạo (1884 — 1913) v.v...
Các cuộc khởi nghĩa vũ trang đó tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí
bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta và làm cho thực dân Pháp tổn thất nặng nề,
không ổn định thống trị hàng chục năm trời. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại

của phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến do thiếu đường lối đúng đắn.
Giai cấp phong kiến đã không đủ sức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam đi đến
thành công.
8


+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dẫn chủ tư sản:
Đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng các cuộc cách mạng tư sản bên ngoài, phong
trào yêu nước Việt Nam diễn ra sơi nổi theo hai khuynh hướng chính:
Khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo. Ơng tổ chức
phong trào Đơng Du (1906 — 1908) chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ. Phong trào du
học diễn ra gần hai năm, Pháp - Nhật Bản thoả hiệp trục xuất Phan Bội Châu và du
học sinh Việt Nam. Phong trào Đông Du thất bại. Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung
Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu về Trung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục
Hội, chủ trương vũ trang chống Pháp ở trong nước, khôi phục độc lập dân tộc.
Khuynh hướng cải cách dân chủ do Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức .
Những năm 1906 - 1908, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí, cổ vũ tinh
thần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, cơng khai khai hố cải
cách, chấn hưng văn hóa, cơng nghệ, chống mê tín dị đoan.
Ngồi ra có các phong trào khác như phong trào dạy học theo lối mới ở Trường
Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội (1907); phong trào biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ
(1908); phong trào đấu tranh của Đảng Lập Hiến (1923), Đảng Thanh Niên (1926).
Mạnh mẽ nhất là phong trào của Việt Nam quốc dân Đảng (1929- 1930).
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ánh tinh thần
dân tộc của một bộ phận trí thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên
nhân thất bại chính là do thiếu đường lối đúng đắn. Địa vị kinh tế, chính trị non yếu
của giai cấp tư sản Việt Nam đã khơng đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Tóm lại, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ
khủng hoàng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam
ví như “trong đêm tối khơng có đường ra”.

- Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị thành lập Đảng và

phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:1

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 20.
1

9


+ Ngày 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc ra nước ngồi tìm đường cứu nước. Trước khi ra
đi, Người đã tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình;
được học tập, có vốn kiến thức văn hố, sớm cảm thơng với nỗi khổ nhục của người
dân mất nước; hiểu rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước, Người quyết
định sang phương Tây tìm đường cứu nước. Người qua Pháp, đến nhiều nước châu Phi
và sống ở Mỹ (1912 - 1913), sống ở Anh (1914 - 1917); kiên trì chịu đựng gian khổ và
sớm có tình cảm thương u giai cấp của những người lao động nghèo khổ.
+ Tháng 7/1917, Người từ Anh trở về Pháp. Cùng với những người yêu nước Việt
Nam, Người tham gia các hoạt động chính trị- xã hội, văn hố Pháp và ủng hộ nước
Nga Xơ viết.
+ Từ sau ngày 17/7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” trên báo L’Humanite và hoàn toàn tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế Cộng sản. Cuối tháng 12/1920, tại Đại hội XVIII của Đảng xã
hội Pháp họp ở thành phố Tua (Pháp), Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là bước chuyển về chất trong lập trường
chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, ra
báo Người cùng khổ (Le Paria) và tham gia viết báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở
Đông Dương.
+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô và làm việc ở Ban Phương Đông của

Quốc tế Cộng sản. Người đã tham gia các Hội nghị Quốc tế nông dân, Quốc tế Thanh
niên và dự các khoá bồi dưỡng ngắn hạn của Quốc tế Cộng sản.
+ Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc là phái viên Ban thư ký Viễn Đông trở về hoạt
động ở Quảng Châu, Trung Quốc. Tháng 6/1925, Người thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, ra báo Thanh Niên, mở nhiều lớp và trực tiếp giảng bài, huấn luyện
con đường cách mạng, phương pháp truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường
cách mạng giải phóng dân tộc.
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được Bộ Tuyên
truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành tác phẩm “Đường kách
mệnh” (1927). Đường cách mệnh chỉ rõ kinh nghiệm của các cuộc cách mạng Mỹ năm
1776, cách mạng Pháp năm 1789, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và kết luận:
10


Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là cách mạng triệt đệ nhất. Cách mạng Việt Nam
cần phải đi theo con đường cách mạng vô sản mới thành công.
Bây giờ chủ nghĩa nhiều nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, trong
đó cơng nông là "gốc cách mệnh". Cách mạng muốn thắng lợi phải có đảng cách
mệnh. Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của
cách mạng thế giới.
- Sự ra đời các tổ chức cộng sản:
Trước năm 1925, phong trào công nhân Việt Nam diễn ra hoàn toàn tự phát. Sự
ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, báo Thanh Niên làm
cho chủ nghĩa Mác - Lênin và khuynh hướng giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vơ sản ngày càng chiếm ưu thế ở Việt Nam.
Tiêu biểu nhất vào đầu tháng 8/1925, hơn 1.000 công nhân Ba Son, Sài Gịn do Cơng
hội đỏ tổ chức bãi cơng thắng lợi. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên chủ trương
"Vô sản hố", đưa hội viên của mình vào làm việc tại các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
trong nước để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cách mạng, tổ chức lãnh

đạo giai cấp công nhân đấu tranh.
+ Tháng 3/1929, tại nhà số 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên đã
thành lập. Ngày 17/6/1929 tại nhà số 312 Khâm Thiên, Hà Nội, Đại biểu các tổ chức
cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng,
ra Tuyên ngôn, Điều lệ và phát hành báo Búa liềm của Đảng.
+ Ngày 28/7/1929, tại 15 phố Hàng Nón, Đại hội thành lập Tổng Cơng hội đó, thơng
qua Chương trình, Điều lệ, bầu ra Ban chấp hành lâm thời do Nguyễn Đức Cảnh đứng
đầu, ra Báo Lao động và tạp chí Gơng hội đỏ.
+ Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời, thơng qua đường lối chính trị, Điều
lệ Đảng và lập Ban lãnh đạo của Đảng.
+ Tháng 9/1929, một số hội viên tiên tiến của Tân Việt ra Tuyên đạt thông báo thành
lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

11


+ Những năm 1929 - 1930 cả nước có hàng chục cuộc bãi công lớn của công nhân.
Phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao, thuế nặng, chống cướp ruộng đất và
phong trào bãi khoá của học sinh, bãi thị của tiểu thương tạo thành làn sóng đấu tranh
cách mạng dân tộc, dân chủ dâng cao khắp cả nước.

12


II. Quá trình sàng lọc của lịch sử đối và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng Sản Việt Nam
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các hiệp ước
Ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patonot (Patenotre) năm 1884, đầu hàng thực dân
Pháp. Song trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân

tộc theo khuynh hướng phong kiến diễn ra mạnh mẽ.
- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896):
Một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát
động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không
thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sơn (Quảng Trị), hạ chiếu Cần
Vương. Mặc dù sau đó Hàm nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển,
nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của
Phạm Bành và Đình Cơng Tráng (1881 – 1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật
(1883 – 1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 – 1895). Đêm ngày 30
tháng 10 nǎm 1888,vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ
say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra súc dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà
vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua
chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại
Algeria, một thuộc địa cua Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống
Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cân Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi
nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa
Hương Khê cua Phan Đinh Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.
Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nơng dân n Thế do Hồng Hoa Thám
lãnh đạo, kéo dài đến năm 19131.
Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:

CSDL Biên niên lịch sử Việt Nam, Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Truy cập từ: />option=com_content&task=view&id=968&Itemid=69
1

13


Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ
sự kháng cự chỉ có tính chất đại phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp

thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ
có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lai
mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tu bị bắt hay
chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng1.
Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lịng dân q nhiều lắm
bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân
chúng.
Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo cua quân Cần
Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía Pháp.
Những thống kê của người Pháp cho biết có hơn 20000 giáo dân đã bị quân Cần

Vương giết hại2.
Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc
thiểu sổ được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía
Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo,
Nùng, Thổ đều đã cắt đứt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa
làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc đường rừng núi, họ cũng giúp quân
Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả3.
- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), diễn ra từ năm 1884:
Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4/1884), Hoàng Hoa Thám tham gia khởi
nghĩa cua Cai Kinh (Hồng Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá
Phúc trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một
tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa
Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ
ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm
Nguyễn Thế Anh (2019), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới triều vua Nguyễn, Nxb.
Hội nhà văn, Hà Nội, Tr 108.
2 Nguyễn Thế Anh (2019), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới triều vua Nguyễn, Nxb.
Hội nhà văn, Hà Nội, Tr 102.
3 Nguyễn Thế Anh (2019), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới triều vua Nguyễn, Nxb.

Hội nhà văn, Hà Nội, Tr 109.
1

14


xám Yên Thế". Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng
nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm
1913 thì bị dập tắt1.
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời.
Nhiều lúc còn bị động.
Giai cấp lãnh đạo là nơng dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư
tưởng lãnh dao.
Là phong trào mang tính tự phát.
Nhược điểm của phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong
trào nông dân yêu nước của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đất
nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
- Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861-1868):
Nguyễn Trung Trực sinh năm 1837. Thuở nhỏ có tên là Chơn, năm Kỷ Mùi
1859 đổi tên là Nguyễn Văn Lịch, vì tên là Chơn cộng với tính ngay thẳng, nên thầy
dạy học đặt tên hiệu là Trung Trực. Ông quê gốc ở xã Vĩnh Hội, Phù Cát, tỉnh Bình
Định. Sau khi Pháp tấn công vùng duyên hải Trung Bộ, gia đình ơng phiêu dạt vào
Nam, định cư tai làng Bình Nhật, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay
thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An) sinh sống bằng nghề làm nghề chài lưới vùng
hạ lưu sông Vàm Cỏ.
Năm 1859 thực dân pháp tấn công vào thành Gia Định, ông dã tham gia vào đội
nghĩa binh kháng chiến và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An
và phối hợp tác chiến với Trương Định. Năm 1861, ông chiêu mộ một số đông nông
dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An, nhờ lập được nhiều

công lao, ơng được triều đình Nguyễn phong chức Quản cơ nên còn gọi là Quản Chơn,
hay Quản Lịch.

Nam Tuấn, Khởi nghĩa Yên Thế - bản hùng ca bất diệt. Truy cập từ:
/>1

15


Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhật Tảo, ông đã bố trí một kế hoạch để
dánh tàu Hi Vọng (pháo hạm L'Espérance) của quân xâm lược Pháp đang hoạt độnng
trên Nhật Tảo (pháo hạm L'Espérance là tàu gỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước có
thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác và nhiều vũ khí đa năng, là
một trong những tàu thuộc hạng bậc nhất cua hải quân Pháp lúc bây giờ).
Tham gia trong trận chiến này có Nguyễn Trung Trực và các Phó quản binh
Hồng Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, lương thần Hồ Quang
cùng 59 nghĩa quân cảm tử. Sáng ngày 10 tháng 12 nǎm 1861,sau khi bố trí lực lượng
phục kích trên bờ, nghĩa quân phân tán lên các thuyền nhỏ giả làm thuyền buôn tiến
sát pháo hạm L'Espérance của địch và bất thần nhảy lên tiêu diệt địch. Sau khi làm chủ
được chiến trường, nghĩa quân lấy búa phá tàu giặc nhưng không phá được nên đổ
dầu, châm lửa đốt cháy tàu. Không kịp trở tay tồn bộ lính Pháp bị tiêu diệt. Chiếc tàu
dần chìm xuống đáy sơng. Sau trận đốt cháy pháo hạm L'Espérance của thực dân
Pháp, triều đình Huế đã phong Nguyễn Trung Trực chức Quan cơ và hậu thưởng cho
nghĩa quân. Sau đó, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu trên
địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất (1862) đã ký, 3 tỉnh miền đông
rời vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực rút quân về hoạt động ở 3 tỉnh miền
Tây.
Năm 1867, ông về lập căn cứ chống Pháp ở Hòn Chông, Rạch Giá (nay thuộc
xã Bình An, Huyện Kiên Luong, tinh Kiên Giang). Ở đó sau khi nắm được tình hình
củaa đối phương và tập trung xong lực lượng (trong đó có cả hương chức, nhân dân

Việt – Hoa – Khơ me cùng tham gia).
Đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên (nay
là xã Vinh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đi đánh úp đồn Kiên Giang
(Rạch Giá) do trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận đánh, nghĩa quân chiếm được
đồn, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu được nhiều vũ khí, đạn dược, làm chủ
Rạch Giá. Đây là lần đầu tiên lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung
tâm đầu não của tỉnh. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, Nguyễn Trung
Trực đành phai lui qn về Hịn Chơng, rồi ra đảo Phú Quốc lập căn cứ tại Cửa Cạn
nhằm chống Pháp lâu dài.
16


Tháng 9 nǎm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt ở Phú Quốc rồi bị
đem về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27 tháng 10 năm
1868, thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và xử tử ông tại đây. Trước
khi chết Nguyễn Trung Trực đã dõng dạc nói với quân Pháp “Bao giờ nước Nam hết
cỏ, thì mới hết người Nam đánh Tây”1.
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tự tưởng
phong kiến không đủ điều kiện để lãnh dạo phong trào yêu nước giải quyết thành công
nhiệm vụ dân tộc ở Viêt Nam. Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và
cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế,... đã chứng tỏ rằng:
Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện
để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công nhiệm vụ giành độc
lập dân tộc mà lịch sử đặt ra.
Do những hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp mà các phong trào yêu nước của
các sĩ phu yêu nước Việt Nam đều lần lượt thất bại.
Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ,
chưa tập hợp được lực lượng cách mạng.
Chưa có phương pháp vận động, đấu tranh cách mạng, bạo động và cải cách
không phải là phương pháp phù hợp và đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.

2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cho thấy rõ
sự bất lực của hệ tư tương này trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do
lịch sử đặt ra. Cũng trong giai đoạn này, về mặt xã hội, bên cạnh các giai cấp cũ, các
lực lượng xã hội mới ra đời như công nhân, tư sản, tiểu tư sản với những hệ tư tưởng
mới. Và một bộ phận ưu tú trong hàng ngũ tri thức phong kiến sớm tiếp xúc với tư
tưởng mới bên ngoài đã sớm nhận ra những hạn chế của hệ tư tưởng này. Tân thư, tân
báo được đưa vào Việt Nam, truyền bá, cổ vũ tư tưởng dân chủ tư sản
Một trong những phong trào đầu tiên cũng như là tiêu biểu cho hệ tư tưởng tư
sản phải kể đến phong trào Đông Du. Ở Việt Nam vào thời kỳ này các phong trào khởi
Dương Kinh Quốc (1999), Việt Nam những sự kiện Lịch Sử (1858-1918), Nxb giáo
dục, Hà Nội, tr 28,29.
1

17


nghĩa của nhiều nhà yêu nước bị thất bại liên tiếp, dân ta lại phải tiếp tục sống trong
cảnh nô lệ, lầm than. Nhà yêu nước Phan Bội Châu (1867-1940) sáng lập ra đã sáng
lập ra Duy Tân Hội nhằm thúc đẩy phong trào yêu nước trong nước. Tuy nhiên, để tìm
ra con đường cứu nước, giải phóng nhân dân lại là một việc khó khăn. 1
Lúc này cũng là thời kỳ các tài liệu tân văn liên quan tình hình thế giới, các
phong trào yêu nước được tuyên truyền rộng rãi. Phan Bội Châu cũng khơng ngồi
ảnh hưởng của các tài liệu này. Khác với những nhà yêu nước khác ơng đã chọn cho
mình con đường đi riêng, con đường giải phóng dân tộc kiểu Phan Bội Châu.. Với mục
đích học tập Nhật Bản, tháng 1/1905, lần đầu tiên một số sĩ phu Việt Nam do Phan Bội
Châu đứng đầu sang Nhật để gặp một số nhà yêu nước, ủng hộ Việt Nam như
Okumura, Kashiwabara Buntaro, bác sĩ Asaba Sakitaro. Tuy nhiên trong cuộc gặp mặt
này, Phan Bội Châu có lẽ đã khơng mấy “thỏa nguyện” khi họ khơng có ý muốn giúp
Việt Nam về mặt quân sự, mà họ chỉ hứa lấy danh nghĩa dân Đảng Nhật, giúp học sinh

Việt Nam ăn học. Đồng ý với đề nghị của người Nhật, Phan Bội Châu thực hiện gửi
học sinh Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản, tạo dựng phong trào cách mạng sau này.
Từ năm 1906, phong trào Đông Du đi vào hoạt động ngày càng rầm rộ trên cả ba miền
đất nước, hàng loạt các tác phẩm của Phan Bội Châu được dịch từ chữ Hán ra chữ
Quốc ngữ, gửi về nước. Từ năm 1907-1908 là thời kỳ phong trào Đông Du phát triển
mạnh nhất với trên 200 lưu học sinh.
Cũng chính vào lúc này, thực dân Pháp đã tìm ra nhiều manh mối của phong
trào, chúng cấu kết với Nhật để xúc tiến đàn áp. Tháng 9/1908, khi các học sinh
Trường Chấn Võ đang làm lễ tốt nghiệp thì Bộ Nội vụ Nhật hạ lệnh giải tán tổ chức
học sinh Việt Nam, tịch thu các văn kiện, đuổi học sinh ra ngoài nước Nhật. Tháng
2/1909, Phan Bội Châu, Cường Để cũng bị trục xuất khỏi nước Nhật. Trước tình hình
đó, Phan Bội Châu và các đồng chí của ơng phải về lánh nạn ở Trung Quốc, qua Xiêm
hoạt động một thời gian với mục đích chờ đợi những cơ hội mới. Tình hình lúc này rất

Nguyễn Tuấn Hùng, Phan Bội Châu- Phan Châu Trinh và khuynh hướng cứu nước
đầu TK XX. Truy cập từ: />1

18


khó khăn, kinh phí để cho lưu học sinh về nước trở thành vấn đề lớn đối với Phan Bội
Châu. Phong trào Đông Du tan rã từ đây
Nếu như chủ trương của phong trào Đông Du là vận động quần chúng tranh thủ
sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp
giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến. thì nhà yêu nước
Phân Châu Trinh lại muốn giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương
cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan
phong kiến thối nát, địi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công
thương nghiệp và tự cường.
Phan Châu Trinh vốn là quan trong triều đình, giữ chức, Thừa thiện Bộ Lễ. Sau

khi cáo quan về quê, ông dốc lịng vào cơng việc cứu nước. Mặc dù rất đau xót trước
cảnh thực dân Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước
mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc (tức đánh
đuổi Pháp), mà nhiệm vụ cấp bách là phải:
Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ
cùng kiến thức khoa học thực dung, bài trừ hủ tục xa hoa
Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực, tự cường, mọi người giác ngộ được
quyền lợi và nghĩa vụ của mình, giải thốt khỏi tư tưởng chun chế phong
kiến.
Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội bn,
sản xuất hàng nội địa hóa…
Cho nên sau khi ông vào Nam ra Bắc, sang Nhật để trao đổi và tìm hiểu, cuối
cùng ơng nhất quyết làm cuộc cải cách Duy tân cho quốc dân trong nước. Với phương
châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc
Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc
duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân
sinh. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam bằng cách
khuyến khích cải cách giáo dục mở mang công thương nghiệp, chấn hưng cơng nghệ,
bỏ mê tín dị đoan, thay đổi tập quán (cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay)….

19


Trong quá trình phát triển phong trào Duy Tân đã đã bộc lộ hai khuynh hướng.
Một số sĩ phu như Nguyễn Đình Kiên, Lê Văn Huân thiên về khuynh hướng bạo động.
Còn số khác như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh lại chủ trương cải cách nghị
viện, ơn hịa. Họ vận động mở trường dạy học, khuyến khích mở mang công thương,
cải đổi phong tục tập quán và lối sống. Phong trào Duy Tân tại miền Trung diễn ra trên
nhiều lĩnh vực khác nhau mà nổi bật nhất vẫn là giáo dục và kinh tế. Phong trào này
cũng nhận được rất nhiều sự ủng hộ của dân chúng cũng như các sĩ phu yêu nước. Duy

Tân ngày càng lớn mạnh và được hưởng ứng đông đảo
Tháng 3 năm 1908 nhân dân Trung Kỳ đã đứng lên làm cuộc đấu tranh – Chống
đi phu, đòi giảm sưu thuế do nạn sưu thuế của thực dân Pháp. Một số nhà lãnh đạo
trong phong trào kháng thuế cũng nằm trong phong trào Duy Tân. Điều này gây ảnh
hưởng lớn đến nền cai trị của triều đình nhà Nguyễn và thực dân Pháp nên đã bị thẳng
tay đàn áp. Họ ra lệnh lùng sục bắt bớ hàng trăm người có liên quan, giải tán các hội
bn, đóng cửa các trường học. Đồng thời cho lính đi bắt bớ các thành viên lãnh đạo
phong trào Duy Tân và liên quan đến phong trào sưu thuế, ra lệnh xử tử hình các đối
tượng lãnh đạo cốt cán trong phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ như: Nguyễn Bá
Loan, Trần Quý Cáp, Lê Khiết,… Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội, giải về Huế. Nhờ
sự can thiệp của những người Pháp có thiện chí và những đại diện của Hội Nhân
quyền tại Hà Nội, họ buộc lịng phải kết ơng án “trảm giam hậu, lưu tam thiên lý, ngộ
xá bất nguyên”. Phong trào Duy Tân tan rã
Nguyên nhân thất bại:
Các đề nghị cải cách của phong trào Duy Tân cịn tản mạn, xa rời thực tế,
khơng phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Quan trọng hơn cả là các đề nghị này không đáp ứng được nguyện vọng của các
tầng lớp nhân dân, do đó khơng được nhân dân ủng hộ.
Do triều đình Huế bảo thủ, từ chối mọi cải cách và không muốn đổi mới. Điều
này khiến cho xã hội Việt Nam luẩn quẩn trong trong bế tắc của xã hội thực dân
nửa phong kiến, đồng thời cũng khiến các cải cách của phong trào Duy Tân xa
rời thực tế.

20


- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực
kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã
bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ
thể với những hình thức khác nhau.

+ Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp
trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc
quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực
dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.
+ Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản
và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo
quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền
lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.
+ Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam
Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó
Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt
Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam
trong quân đội Pháp.
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đơng đảo quần chúng tham gia với những
hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của
giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại, ngoài những nguyên nhân đến
từ riêng bản thân các phong trào thì nguyên nhân chung vẫn vì giai cấp tư sản Việt
Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh
đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà u nước, nhất
là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường
21


mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu
mới của nhân dân Việt Nam.

2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản
Các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đều đã thất bại.
Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, thiếu sự lãnh đạo của
giai cấp tiên tiến. Giai cấp phong kiến, có vai trị tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở
thành giai cấp phản động, bán nước, tay sai cho đế quốc. Giai cấp tư sản mới ra đời,
còn non yếu với lực lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương,
khơng có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc
lập tự do. Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế
quốc và phong kiến, nhưng khơng thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và
khơng thể đóng vai trị lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc
khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.1
Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận
cách mạng tiên tiến của giai cấp cơng nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc Việt Nam thành công.Câu hỏi đặt ra lúc này là : đâu là đường lối, hệ tư
tưởng đúng đắn dẫn dắt các phòng trào yêu nước, và ai sẽ là ngưởi lãnh đạo thành
cơng nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân,
chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người khơng tán thành đường lối cứu nước của các bậc
tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã
hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự ra đi
tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác
giúp mình. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp
thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ
Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước,
rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hồng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng khơng
có hướng thốt rõ ràng, “cịn mang nặng cốt cách phong kiến.
CSDL Biên niên lịch sử Việt Nam, Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX. Truy cập từ: />1

option=com_content&task=view&id=968&Itemid=69


22


Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, bằng thiên tài
trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén, tháng 6-1911 Nguyễn Tất Thành, lúc này lấy tên
gọi là Nguyễn Ái Quốc đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học - kỹ
thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, xem họ làm như thế nào, để rồi trở
về nước giúp đồng bào cởi ách xiềng xích nơ lệ.
Với tên gọi Văn Ba, Người đã qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước
tư bản phát triển như Mỹ, Pháp, Anh. Người nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn
cách mạng đã có trên thế giới như cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, đồng thời tham
gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao động
thuộc đủ các màu da. Người nhận thấy các cuộc cách mạng tư sản Mỹ và Pháp "chưa
đến nơi" vì quần chúng nhân dân vẫn đói khổ.
Vào cuối năm 1917, giữa lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, Người
trở lại nước Pháp. Tại đây, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp,
tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo
Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Trong những ngày hoạt động
cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn
động toàn cầu. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh sáng của
Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ
đại đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị
Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước
sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách đòi
các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó khơng
được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp cơng bố rộng rãi
và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là địn tiến công trực diện đầu tiên của
Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Kết luận quan trọng mà Nguyễn ái Quốc rút ra

là: Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm; các dân
tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của
bản thân mình, phải tự mình giải phóng cho mình.

23


Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
phát triển mạnh mẽ. Quốc tế Cộng sản do Lênin đứng đầu thành lập (1919) và tuyên
bố kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Tháng
7-1920, Nguyễn ái Quốc được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện
vọng tha thiết mà Nguyễn ái Quốc đang ấp ủ: độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng
bào.
Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) đã nảy ra cuộc
tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai. Nguyễn
ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của
Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn
về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách
mạng của mình, Nguyễn ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử.
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu
hướng tư sản đương thời, Nguyễn ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ
nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vơ sản... Người nói: “Muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ đối
với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh mẽ
việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ
nghĩa Mác - Lênin để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị

và tổ chức cho việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam.
Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn ái Quốc cùng một
số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa
nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ
nghĩa thực dân. Hội quyết định xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria), do Nguyễn
ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút… Cuối năm 1921, tại Đại hội lần thứ nhất của
Đảng Cộng sản Pháp họp ở Mácxây, Nguyễn ái Quốc trình bày dự thảo
24


×