Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài trình bày các biện pháp phòng chống nổ thiết bị chịu áp lực tại xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.96 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ

TÊN ĐỀ TÀI:
Trình bày các biện pháp phòng chống nổ thiết bị chịu áp lực tại xưởng
sản xuất để đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất lao động.

Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ PHƯƠNG THANH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ANH DŨNG
Mơn: An tồn và mơi trường công nghiệp
MSV: 2019606458
Hà Nội, 30 tháng 10 năm 2021….

1


A:MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống xã hội hiện nay, và đặc biệt là trong các nhà máy công nghiệp,
việc sử dụng các thiết bị chịu áp lực là rất phổ biến. Trên thực tế, thiết bị áp lực
ln có vai trị quan trọng trong rất nhiều quy trình sản xuất cơng nghiệp. Chúng
xuất hiện trong những xưởng sản xuất, xí nghiệp, các nhà máy, những khu công
nghiệp và đảm nhận những vai trị, nhiệm vụ khác nhau, nhưng nhìn chung đều
hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm thời gian, công sức
cho người lao động và đảm bảo hiệu quả công việc.
Thiết bị áp lực luôn vận hành với mức áp suất cao hơn so với áp suất khí quyển.
Theo quy định thì những thiết bị có áp suất 0.7 at trở lên coi là thiết bị áp lực. Nó
ln vận hành với mức áp suất lớn và nhiệt độ cao nên chúng được xếp vào danh
mục kiểm định công nghiệp bắt buộc. Các thiết bị áp lực trước khi đưa vào sử
dụng hoặc trải qua một quá trình sử dụng đều phải được kiểm định nghiêm ngặt
để tránh xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn. Bởi bên cạnh nhiều lợi ích thì nó cũng


đi kèm những nguy hiểm mà chúng ta không thể lường trước được như cháy nổ
gây thiệt hại về tài sản và nguy hiểm hơn là thiệt hại về tính mạng con người
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, em xin cảm ơn cô Lê Thị Phương
Thanh đã hướng dẫn và chỉ bảo em rất nhiều. Bên cạnh đó, bài tiểu luận của em
cũng cịn nhiều thiếu sót, mong cơ và các bạn đóng góp ý kiến. Em xin chân
thành cảm ơn!

2


Tóm tắt bài tiểu luận:
Bài tiểu luận với đề tài: Trình bày các biện pháp phịng chống nổ thiết bị chịu áp
lực tại xưởng sản xuất để đảm bảo an toàn và nâng cao năng suất lao động.. Bài
tiểu luận em gồm có 4 chương :
+

Chương1 : Tìm hiểu về các thiết bị chịu áp lực

áp lực
+Chương 2: Các nguy cơ thường gặp khi sử dụng thiết bị chịu áp lực
+Chương 3: Tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nổ thiết bị chịu
áp lực
+Chương 4: Các biện pháp giảm thiểu rủi do và giải pháp phòng ngừa cháy nổ
khi sử dụng thiết bị chịu áp lực trong xưởng sản xuất.
Với những nội dung được nêu ra trong bài tiểu luận, em hy vọng bài tiểu luận có
thể cung cấp được những kiến thức cơ bản về các biện pháp phòng ngừa cháy nổ
thiết bị chịu lực trong xưởng sản xuất. Từ đó hạn chế được những tai nạn đáng
tiếc có thể xảy ra.

3



B : NỘI DUNG

CHƯƠNG I : TÌM HIỂU VỀ CÁC THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC
1.1.

Thiết bị chịu áp lực là gì?

Trên thực tế, thiết bị áp lực ln có vai trị quan trọng trong rất nhiều quy trình sản
xuất cơng nghiệp. Chúng xuất hiện trong những xưởng sản xuất, xí nghiệp, các nhà
máy, những khu công nghiệp và đảm nhận những vai trị, nhiệm vụ khác nhau, nhưng
nhìn chung đều hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm thời gian,
công sức cho người lao động và đảm bảo hiệu quả công việc.
-

Định nghĩa: Thiết bị chịu áp lực là thiết bị được giới hạn bằng một thể tích đóng
kín bởi các van, khóa, có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar dùng để tiến hành các
quá trình nhiệt học (như nồi hơi, nồi hấp, nồi đun nước nóng, hệ thống lạnh...)
hoặc q trình hóa học (như các bình phản ứng) hoặc dùng để bảo quản, tồn trữ
vận chuyển các chất khí nén, khí hóa lỏng, khí hịa tan ở trạng thái có áp suất
(như bồn gas; bình gas; bình chứa khí hóa lỏng; bình chứa khí nén; xi téc...) hoặc
dùng để chứa chất rắn ở dạng bột khơng có áp suất nhưng được tháo ra bằng chất
khí có áp suất cao hơn 0,7 bar (theo quy định tại điểm 1.4.17 của Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về ATLĐ nồi hơi và bình chịu áp lực QCVN: 01-2008/BLĐTBXH
thì: Đơn vị đo áp suất được qui đổi như sau:

1 KG/cm2 = 0,1 MPa = 0,98 bar = 14,4 PSI).
4



Hình 1 Bình chịu áp lực

Hình 2 Nồi hơi

5


Trong lĩnh vực thiết bị chịu áp lực, người ta thường sử dụng các đơn vị đo: áp
suất tuyệt đối, áp suất tương đối, áp suất khí quyển.
Áp suất tuyệt đối = áp suất tương đối + áp suất khí quyển
Trong đó: áp suất tương đối (hay cịn gọi là áp suất dư) là áp suất đo được bằng
áp kế dùng để chỉ trị số áp suất bên trong của thiết bị chịu áp lực; áp suất khí
quyển (hay cịn gọi là áp suất trọng trường) phụ thuộc vào sức hút của trái đất.
Khi tăng độ cao (so với mực nước biển) áp suất này sẽ giảm. Ở mức nước biển,
áp suất này có giá trị là 760mm Hg.
1.2.

Phân loại thiết bị chịu áp lực
Thông thường thiết bị chịu áp lực được phân ra 2 loại chính: Bình chịu áp

lực và nồi hơi.
a, Bình chịu áp lực (pressure vessels, pressure tanks, air tanks) là một thiết
bị dùng để chứa và chun chở mơi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí
quyển.dùng để tiến hành các q trình nhiệt học, hoặc hóa học, cũng như để chứa
và chun chở mơi chất có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển hoặc để chứa chất
rắn ở dạng bột khơng có áp suất nhưng được tháo ra bằng chất khí có áp suất cao
hơn 0,7 bar.

6



b, Nồi hơi là thiết bị dùng để sản xuất hơi nước (dùng cho sản xuất công

nghiệp hoặc sinh hoạt) mà nguồn nhiệt cung cấp cho nó là do sự đốt cháy nhiên
liệu hữu cơ hoặc do các phản ứng hóa học, kể cả năng lượng nguyên tử (nồi hơi
sử dụng trong nhà máy điện nguyên tử). Nồi hơi làm nhiệm vụ chính là cấp hơi,
nhiệt cho các loại máy móc, dây chuyền sản xuất... Nồi hơi có thể tách riêng làm
một loại thiết bị áp lực do những đặc tính nổi bật cùng mức độ phổ biến của nó.
Bạn có thể dùng các loại nồi hơi khác nhau để đáp ứng được nhu cầu sản xuất,
các quy trình khác nhau.

7


CHƯƠNG II : TÌM
HIỂU VỀ NHỮNG NGUY CƠ THƯỜNG GẶP KHI SỬ DỤNG
THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC
Trong quá trình sử dụng thiết bị chịu áp lực, có rất nhiều nguy cơ có thể dẫn đến
sự cố, tai nạn lao động, thậm chí đã xảy ra rất nhiều tai nạn lao động chết người,
có những tai nạn lao động chết người rất nghiêm trọng. Có hai nhóm nguy cơ:
1. Nguy cơ nổ thiết bị
Do xu thế cân bằng áp suất của các thiết bị chịu áp lực kèm theo sự giải phóng
năng lượng lớn, khi điều kiện độ bền của thiết bị không đảm bảo dẫn đến hiện
tượng nổ. Hiện tượng nổ thiết bị chịu áp lực có thể đơn thuần là nổ vật lý nhưng
cũng có trường hợp kết hợp cả hai hiện tượng nổ là nổ vật lý và nổ hóa học.
Trường hợp này năng lượng nổ rất lớn, tác hại cơng phá của nó cũng rất lớn. Hình
ảnh nổ chai khí nén tại một cơ sở sản xuất

8



Hình 3 Quang cảnh nổ chai chứa khí tại một xưởng sản xuất

9


2. Nguy cơ bỏng
Nguy cơ bỏng do sự cố thiết bị chịu áp lực rất phổ biến. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến bỏng nhưng chủ yếu do xì hở mơi chất, nổ vỡ thiết bị, người vận hành
tiếp xúc với các bộ phận có nhiệt nổ cao (chủ yếu ở nồi hơi) không được bọc
cách nhiệt hoặc cách nhiệt hư hỏng v.v... Hiện tượng bị bỏng do thiết bị chịu áp
lực có thể là bỏng nóng (do nhiệt độ cao), bỏng lạnh (do nhiệt độ thấp).

Hình 4 Vết bỏng do tai nạn trong quá trình vận hành các thiết bị chịu áp lực

10


CHƯƠNG III : TÌM HIỂU VỀ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY
RA HIỆN TƯỢNG CHÁY NỔ THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC
Nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các nguy cơ trong quá trình vận hành, sử dụng
thiết bị chịu áp lực, có thể phân ra thành các nhóm nguyên nhân sau:
1.
-

Do chế tạo, sửa chữa

Khi chế tạo khơng có thiết kế hoặc thiết kế khơng được phê duyệt của cơ


quan có thẩm quyền, dẫn đến một số vi phạm sau đây:
+

Các bộ phận của thiết bị không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật;

+

Kết cấu mối hàn không phù hợp nhất là các mối hàn góc;

+

Vật liệu chế tạo không phù hợp;

+

Các ống nối, ống cụt, đặc biệt là các ống xả đáy, ống cấp nước không bảo

đảm điều kiện an toàn.
-

Việc sửa chữa thiết bị áp lực thường vi phạm các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
+

Tự sửa chữa hoặc thuê các đơn vị, cá nhân sửa chữa mà khơng có chức

năng hành nghề trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị chịu áp lực.
+

Không xây dựng phương án, qui trình sửa chữa đảm bảo an tồn; có


phương án sửa chữa nhưng khi tiến hành sửa chữa không bảo đảm yêu cầu
kỹ thuật; không kiểm tra, nghiệm thu theo qui định sau khi sửa chữa, do đó
chất lượng thiết bị khơng đảm bảo an tồn trong
vận hành.

11


2.
-

Do trang bị, lắp đặt

Trang bị các thiết bị phụ trợ không đồng bộ, không phù hợp với thông số hoạt

động của thiết bị chịu áp lực (như hệ thống cấp nước, xử lý nước cho nồi hơi, các
thiết bị đi kèm của hệ thống lạnh...);
-

Các thiết bị đo lường, bảo vệ, an tồn ít được chú ý đến, nhất là về chất lượng

sử dụng. Hình 2 cho ta thấy rõ đồng hồ đo áp suất bị hỏng nhưng vẫn cịn đang sử
dụng trong thực tế hiện nay.
Có trường hợp sử dụng các vật tư, thiết bị cũ đã qua sử dụng, chất lượng kém,
thơng số điều chỉnh khơng chính xác, thời gian bảo đảm hoạt động ngắn.
-

Việc lắp đặt thiết bị chịu áp lực có nhiều vi phạm như: vị trí lắp đặt nồi hơi, hệ


thống lạnh hoặc các bồn chứa môi chất độc hại, cháy nổ... không bảo đảm các
khoảng cách an tồn; vị trí lắp đặt các thiết bị phụ, các thiết bị phục vụ khác
không đảm bảo yêu cầu vận hành và xử lý sự cố.

Hình 5 Đồng hồ đo áp suất của van giảm áp đã hư hỏng vẫn đem sử dụng

12


3.
-

Do quản lý, vận hành

Việc đăng ký, kiểm định đối với thiết bị không được thực hiện đầy đủ, đúng qui

định, do đó việc theo dõi và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động không
được triệt để.
-

Việc xây dựng, ban hành nội qui, qui trình vận hành chưa đầy đủ. Công tác

kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng, sửa chữa không đáp ứng kịp thời.
-

Việc kiểm định định kỳ các thiết bị đo lường, bảo vệ, an toàn ít được thực hiện.

-

Người vận hành thiết bị không được đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động; vi


phạm các qui trình vận hành; việc huấn luyện cho người trực tiếp vận hành hiểu
biết và xử lý sự cố đối với thiết bị ít được chú ý.
-

Bố trí người vận hành ở một số vị trí khơng đủ số lượng hoặc không đúng ngành

nghề được đào tạo dẫn đến việc theo dõi, kiểm tra an toàn cũng như xử lý sự cố
không đảm bảo yêu cầu.
-

Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động không đầy đủ. Người lao

động chưa tự giác sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp.

13


CHƯƠNG IV : CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU RỦI DO VÀ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ CHỊU ÁP LỰC TRONG
XƯỞNG SẢN XUẤT.

Các giải pháp phòng ngừa
Để ngăn ngừa sự cố, tai nạn lao động có thể xảy ra trong quá trình sử dụng các
thiết bị chịu áp lực, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân ở trên, chúng ta cần
thực hiện một số giải pháp sau đây:
1. Đối với doanh nghiệp, người sử dụng thiết bị chịu áp lực
-

An toàn thiết bị chịu áp lực phải được quan tâm ngay từ khi mua

thiết bị.

+

Lắp đặt thiết bị có thiết kế phù hợp với điều kiện sử dụng và tuân thủ trong các

tiêu chuẩn an toàn hiện hành.
+

Thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu phù hợp với môi chất và điều kiện làm

việc.
+

Quy trình cơng nghệ phải được lựa chọn cho q trình thao tác ít gây ảnh

hưởng nhất đến thiết bị.
+

Cẩn thận đến từng chi tiết khi sửa chữa, cải tạo.

+

An tồn vị trí lắp đặt thiết bị

+

Lắp đặt thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng, vệ sinh công nghiệp, các

quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành để vận hành thuận tiện và an toàn.

+

Thiết bị phải được đặt trong nhà riêng.
-

Người quản lý, vận hành và bảo dưỡng phải được huấn luyện an toàn
thiết bị áp lực. Nắm rõ và đầy đủ điều kiện vận hành của thiết bị.

+

Nắm được các thông số vận hành, các thông số phạm vi an tồn.

+

Đảm bảo cơng nhân vận hành, sửa chữa, những người có liên quan được hướng

dẫn, huấn luyện, kiểm tra chi tiết quy trình vận hành và xử lý sự cố.
14


-

Lắp đặt đầy đủ các thiết bị bảo vệ và đảm báo chúng luôn ở trạng thải
sẵn sàng làm việc.

+

Các thiết bị bảo vệ như van an toàn, role áp suất cũng như các thiết bị nhằm

mục đích ngắt thiết bị khi áp suất, nhiệt độ, môi chất bên trong vượt quá mức cho

phép.
+

Các thiết bị báo động (nếu có) cần lắp đặt sao cho các tín hiệu âm thanh, ánh

sang dễ nhận thấy nhất.
+

Đảm bảo các thiết bị bảo vệ ln trong tình trạng hoạt động tốt nhất. Các thiết bị

xả tự động như van an tồn, màn phịng nổ phải có ống xả dẫn ra vị trí an tồn.
+

Thực hiện đầy đủ q trình bảo dưỡng thiết bị.

Mỗi đơn vị sở hữu phải lập kế hoạch bão dưỡng cho thiết bị và toàn bộ hệ

thống thiết bị chịu áp lực. Kế hoạch phải tính đến các đặc điểm riêng biệt, từng
chi tiết.
+

Kiểm tra và phát hiện các điểm bất thường trước khi tiến hành.

+

Trước khi thực hiện bảo dưỡng phải đảm bảo xả hết áp suất bên trong, làm vệ

sinh đầy đủ.
+


Thực hiện các biện pháp và quy trình an tồn trong q trình sửa chữa, bảo

dưỡng thiết bị.
+

Thực hiện đầy đủ các quá trình đào tạo, huấn luyện.

Tất cả những người vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và làm các công việc liên

quan đến thiết bị chịu áp lực đều phải được huấn luyện, đào tạo một các đầy đủ.
+

Và trong các trường hợp khi thay đổi cơng việc; thiết bị hoặc quy trình vận

hành thay đổi; sau một thời gian nghỉ việc hoặc làm việc khác và định kỳ hằng
năm đều phải huấn luyện.
+

Hệ thống chính sách pháp luật về an toàn lao động.

+

Kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh lao động.

+

Kiến thức chuyên ngành về sử dụng thiết bị áp lực.

+


Cấu tạo

+

Các yếu tố có thể tạo nên nguy hiểm, có hại liên quan đến thiết bị áp lực.
15


+

Các quy định về chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo

dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động.
+

Các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

+

Kiểm tra và kết thúc khóa học

+

Sau khóa học, học viên sẽ được cấp chứng chỉ an toàn theo quy định của

pháp luật.
+

Thiết bị phải được đăng ký và kiểm định an toàn đầy đủ.


Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thiết bị chịu áp lực phải được

kiểm định an toàn đầy đủ.
+

Thời hạn kiểm định thiết bị chịu áp lực được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ

thuật an toàn và thay đổi theo từng loại thiết bị. Thường thì 3 năm kiểm định bên
trong, bên ngồi là 6 năm 1 lần.
-

An toàn khi cất trữ, bảo quản thiết bị áp lực là các chai chứa khí,
bình khí nén.

+

Nhiệm vụ của người vận hành thiết bị chịu áp lực

+

Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình, sự hoạt động của dụng cụ kiểm

tra, đo lường cơ cấu an toàn và phụ tùng.
+

Vận hành thiết bị một cách an tồn theo đúng quy trình. Kịp thời và bình tĩnh

xử lý theo đúng quy trình khi có sự cố xảy ra. Báo ngay với người phụ trách.
+


Không được làm việc riêng hoặc bỏ vị trí cơng tác khi thiết bị đang hoạt động.
2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động

-

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy, các qui chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về

kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực, đặc biệt chú ý hệ thống văn bản pháp qui qui
định các chế tài quản lý, an toàn lao động đối với các doanh nghiệp, người sử
dụng lao động và người lao động.

16


-

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về các điều kiện sử dụng an toàn thiết

bị chịu áp lực. Cần tăng cường lực lượng thanh tra cả về số lượng và chất lượng
thanh tra viên an toàn lao động. Mặt khác trong công tác thanh tra cần cải tiến nội
dung và phương pháp để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và tránh gây phiền
hà cho cơ sở. Trong điều kiện lực lượng thanh tra an toàn lao động còn mỏng như
hiện nay, cần xác định và tập trung thanh tra, kiểm tra theo trọng điểm ở các khu
vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, khu vực có khả năng gây tổn thất
nghiêm trọng về người và tài sản nếu tai nạn xảy ra.
-

Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động đối với

các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động. Tăng cường công

tác huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao
động theo qui định của pháp luật hiện hành (Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH
ngày 29/12/2005 và thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011 của Bộ
LĐ-TB và XH hướng dẫn cơng tác huấn luyện an tồn lao động, vệ sinh lao
động).
-

Xử lý nghiêm minh trước pháp luật những trường hợp vi phạm các qui định của

Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động để xảy ra các sự cố, tai nạn lao động, gây
thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

17


C. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp hiện nay, sự phổ biến của các thiết
bị chịu áp lực sẽ ngày một tăng. Là một sinh viên khối ngành kĩ thuật của trường
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, sau khi ra trường thì rất có thể em cũng sẽ
được làm việc trong mơi trường có các loại thiết bị chịu áp lực ngày càng hiện đại
và chắc chắc là không thể tránh khỏi các sơ xuất cũng như lỗi trong quá trình làm
việc với các thiết bị kể trên. Bài tiểu luận này của em là những kiến thức cơ bản
về các loại thiết bị chịu áp lực chính, các nguy cơ và nguyên nhân cũng như các
biện pháp nhằm giảm thiểu rủi do và tăng tính an tồn trong khi vận hành. Trong
q trình thực hiện bài tiểu luận này em đã học được thêm rất nhiều những kiến
thức mới, qua đó cũng đã biết và có thể hạn chế những rủi do trong khi vận hành
máy cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Tài liệu tham khảo:
-


Giáo trình an tồn và mơi trường cơng nghiệp – Trường đại học Công
Nghiệp Hà Nội

-

Bảo hộ lao động 2012…
18



×