Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (20222023) Môn: LỊCH SỬ – Khối: 12 KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.14 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY
TỔ SỬ - ĐỊA

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ƠN TẬP
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021-2022)
Mơn: LỊCH SỬ – Khối: 12 KHXH

I.TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Sau 8 năm xâm lược Việt Nam (1946-1953), Pháp bị thiệt hại ngày càng lớn, vùng chiếm đóng
bị thu hẹp, lâm vào thế
A. phịng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ
B. co cụm ở nhiều nơi.
C. thất bại hồn tồn.
D. phịng ngự, bị động.
Câu 2. Tháng 5/1953, thực dân Pháp đã đề ra kế hoạch quân sự nào sau đây để tiếp tục cuộc chiến
tranh xâm lược Đông Dương?
A. Kế hoạch Xtalây-Taylo.
B. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi.
C. Kế hoạch Nava.
D. Kế hoạch Rơve.
Câu 3. Bước thứ nhất của kế hoạch Na-va là giữ thế phịng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến cơng chiến
lược để bình định khu vực nào?
A. Nam Bộ.
B. Trung Bộ và Nam Đông Dương.
C. Đông Dương.
D. Trung Bộ.
Câu 4. Trong kế hoạch Na-va, Pháp tập trung quân ở
A. Tây Nguyên.


B. Nam Trung Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Nam Đông Dương.
Câu 5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống cho thích hợp:
“Kế hoạch Na-va chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn…. cùng tán thành.
Nó cho phép……đủ điều”
A. Mĩ – hi vọng.
B. đồng minh – hi vọng.
C. chúng ta - chiến thắng.
D. Việt Nam - chiến thắng.
Câu 6. Mục đích của kế hoạch Na-va là
A. trong vịng 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B. giành lại thế chủ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương.
C. củng cố thế chủ động chiến lược tại đồng bằng Bắc Bộ.
D. thực hiện chính sách đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 7. Chủ trương và nhiệm vụ của Bộ Chính trị trung ương Đảng để đập tan kế hoạch Na-va nằm
ở những điểm chính nào?
A. Tiêu diệt địch và buộc chúng phải co cụm về Bắc Bộ.
B. Tiêu diệt địch, giải phóng đất đai.
C. Tiêu diệt sinh lực địch.
D. Tiêu diệt sinh lực địch và chủ động phân tán lực lượng của chúng.
Câu 8. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 đã làm cho kế hoạch Na-va
A. thất bại hoàn toàn.
B. bước đầu phá sản.
C. cơ bản phá sản.
D. phá sản hoàn toàn.
Câu 9. Tổng chỉ huy quân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ là
A. Hoàng Văn Thái.
B. Lê Trọng Tấn.
C. Võ Nguyên Giáp.

D. Nguyễn Chí Thanh.
Câu 10. Tại sao cả ta và Pháp đều chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược?
1/8


A. Điện Biên Phủ xa căn cứ của ta nên khả năng tiếp tế khó khăn
B. Cả hai bên đều phải giành chiến thắng quân sự tiến tới hội nghị Giơ-ne-vơ
C. Đây là tập đồn cứ điểm mạnh, có vị trí then chốt cần được giữ vững
D. Điện Biên Phủ một trong những điểm trọng tâm của kế hoạch Na-va
Câu 11. Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng chiến lược của quân dân ta trong đông xuân 1953 - 1954 nhằm mục đích
A. tiêu diệt tập đồn cứ điểm mạnh nhất của Pháp và Mĩ ở Đông Dương.
B. phá thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Việt Bắc.
C. phân tán lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ.
D. bảo vệ cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta ở Việt Bắc.
Câu 12. Phương châm tiến hành cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam là
A. đánh nhanh, thắng nhanh.
B. đánh chắc, tiến chắc.
C. đánh du kích ngắn ngày.
D. thần tốc, táo bạo, bất ngờ.
Câu 13. Một trong những mục tiêu của quân dân Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
A. Tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào
B. Buộc Mĩ ngừng chiến tranh phá hoại miền Bắc
C. Làm thất bại thủ đoạn lập ấp chiến lược của Mĩ
D. Buộc Mĩ rút khỏi miền Nam Việt Nam
Câu 14. Một điểm khác của chiến dịch Điện Biên Phủ so với các chiến dịch trong cuộc Tiến công
chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là đánh vào
A. nơi đông dân nhiều của để cung cấp tiềm lực cho chiến tranh.
B. nơi quan trọng về chiến lược và mạnh nhất của địch.
C. nơi quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

D. nơi tập trung các cơ quan đầu não của cả Việt Nam và Pháp.
Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam
kết thúc thắng lợi?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 kết thúc thắng lợi.
B. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đơng Dương được kí kết
C. Những lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phịng tháng 5/1955.
D. Cuộc Tiến cơng chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 thắng lợi.
Câu 16. Thành quả quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
A. Các bên tham chiến thự hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
B. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trên cả nước.
C. Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên tồn Đơng Dương.
D. Giá trị pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước ở Đông
Dương.
Câu 17. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống
Pháp của nhân dân Việt Nam song chưa trọn vẹn vì
A. mới giải phóng được miền Bắc Việt Nam.
B. quân đội Pháp chưa rút khỏi Việt Nam theo điều khoản Hiệp định.
C. mới chỉ công nhận quyền tự do của Việt Nam.
D. chưa đề cập tới các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
2/8


Câu 18. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam?
A. Sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa
B. Quân đội Pháp khủng hoảng, suy yếu và tan rã
C. Lực lượng quân sự chính quy tinh nhuệ và hùng hậu
D. Có sự lãnh đạo của Đảng với đường lối đúng đắn
Câu 19. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945-1954 là gì?
A. Khơi phục kinh tế

B. Kháng chiến, kiến quốc
C. Đổi mới đất nước
D. Kháng chiến chống Mĩ
Câu 20. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam trong thế kỉ XX góp phần làm tan rã hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới?
A. Kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
B. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
C. Cách mạng tháng Tám 1945
D. Kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
Câu 21. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết là gì?
A. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
B. Cả nước đã hoàn thành cách mạng ruộng đất.
C. Đất nước đã được thống nhất về lãnh thổ.
D. Cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 22. Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, thế lực cản trở nền độc lập và thống nhất của
nước Việt Nam là
A. thực dân Pháp và chính quyền Sài Gịn.
B. đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gịn.
C. thực dân Pháp và tay sai.
D. thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Câu 23. Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kì 1954-1975 là biến miền Nam Việt Nam thành
A. căn cứ quân sự duy nhất.
B. thị trường xuất khẩu duy nhất.
C. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương.
D. đồng minh duy nhất.
Câu 24. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam đã thông qua nội dung
nào dưới đây?
A. Quyết định đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đề ra chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C. Đồng ý cho nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng chống lại Mĩ – Diệm.

D. Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền.
Câu 25. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã xác định
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trị nào sau đây với sự phát triển của cách mạng cả
nước?
A. Vai trò quyết định trực tiếp.
B. Vai trò quyết định nhất.
C. Vai trò quyết định gián tiếp.
D. Vai trò hỗ trợ và tạo điều kiện.
Câu 26. Nhiệm vụ của miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là
A. tiến lên chủ nghĩa xã hội.
B. đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.
C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước
D. tiền tuyến chống Mĩ và tay sai.
Câu 27. Mục tiêu chung của hai miền Nam-Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là
A. đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai.
B. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C. đánh đổ Mĩ và tay sai ở miền Nam, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
3/8


D. giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 28. Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954-1975 là một Đảng lãnh đạo
A. Cả nước thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B. Đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng ở hai miền đất nước
C. Cả nước thực hiện cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa
D. Cả nước khôi phục king tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 29. Tháng 1-1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định để nhân
dân miền Nam đấu tranh chống chính quyền Mĩ-Diệm bằng con đường nào?
A. Bạo lực cách mạng.
B. Thương lượng.

C. Đấu tranh chính trị.
D. Đấu tranh ngoại giao.
Câu 30. Ở miền Nam Việt Nam, phong trào Đồng Khởi (1959-1960) bùng nổ trong bối cảnh lịch sử
nào sau đây?
A. Quân Anh đang tiến vào Đông Dương
B. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết
C. Cách mạng gặp mn vàn khó khăn
D. Qn Nhật đang tiến vào Đơng Dương
Câu 31. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) nổ ra tiêu biểu nhất ở
A. Bình Định.
B. Quãng Ngãi.
C. Ninh Thuận.
D. Bến Tre.
Câu 32. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào “Đồng Khởi”(1959 1960) ở miền Nam Việt Nam?
A. Làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
B. Đưa cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng.
C. Giáng một địn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm.
Câu 33. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã dẫn tới sự ra đời của mặt trận nào
sau đây?
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Câu 34. Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1954 –
1975)?
A. Chiến thắng Bình Giã
B. Phong trào Đồng khởi
C. Chiếm thắng Ấp Bắc
D. Chiến thắng Vạn Tường

Câu 35. Từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” để lại cho cách mạng miền Nam kinh nghiệm gì?
A. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B. Kết hợp giữa đấu tranh binh vận và đấu tranh chính trị.
C. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
D. Sử dụng bạo lực cách mạng.
Câu 36. Trong những năm (1961 – 1965), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới
đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Việt Nam hóa chiến tranh.
C. Đơng Dương hóa chiến tranh
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 37. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào sau đây?
4/8


A. “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968).
B. “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 - 1973).
C. “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).
D. “Đơng Dương hóa chiến tranh” (1969 - 1973)
Câu 38. Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt, quân đội Sài Gòn sử dụng phổ biến chiến thuật nào
dưới đây?
A. Tìm diệt và bình định.
B. Bao vây, đánh lấn.
C. Trực thăng vận, thiết xa vận.
D. Tràn ngập lãnh thổ.
Câu 39. Qn đội Mĩ đóng vai trị cố vấn trong chiến lược chiến tranh nào dưới đây ở Việt Nam?
A. Chiến tranh tổng lực.
B. Chiến tranh đơn phương.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Chiến tranh đặc biệt.

Câu 40. Đế quốc Mĩ có thủ đoạn nào sau đây trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)
miền Nam Việt Nam?
A. Chỉ mở các cuộc hành quân tìm diệt.
B. Chỉ sử dụng quân đội viễn chinh Mĩ.
C. Chỉ sử dụng quân đồng minh Mĩ.
D. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
Câu 41. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
A. “dùng người Việt đánh người Việt”.
B. dùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
C. dùng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mĩ.
D. chống lại lực lượng cách mạng miền Nam.
Câu 42. Mĩ và chính quyền Sài Gịn coi “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là
A. dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
B. tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm.
C. trang bị phương tiện hiện đại.
D. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
Câu 43. Thủ đoạn nào dưới đây không phải là những thủ đoạn khi Mĩ tiến hành “Chiến tranh đặc
biệt” ở miền Nam Việt Nam?
A. Thực hiện các cuộc hành quân “tìm và diệt”. B. Dồn dân lập “Ấp chiến lược”.
C. Mở các cuộc hành quân càn quét.
D. Tăng nhanh viện trợ và cố vấn quân sự.
Câu 44. Nội dung nào dưới đây không phải là thủ đoạn của chính quyền và qn đội Sài Gịn trong
chiến lược Chiến tranh đặc biệt?
A. Mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.
B. Tiến hành những hoạt động phá hoại miền Bắc.
C. Thực hiện dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. Tham gia vào các cuộc hành quân “tìm diệt” của quân viễn chinh Mĩ.
Câu 45. Năm 1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi trong trận
A. Đồng Xồi( Bình Phước)
B. Ba Gia( Quảng Ngãi)

C. Bình Giã( Bà Rịa)
D. Ấp Bắc( Mĩ Tho)
Câu 46. Chiến thắng nào dưới đây của quân và dân Miền Nam đã mở ra khả năng đánh bại chiến
lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ?
A. Bình Giã (1964).
B. “Đồng khởi” (1960)
C. Ấp Bắc (1963).
D. Vạn Tường (1965)
Câu 47. Một trong những chiến thắng của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu
chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ là
5/8


A. Bình Giã
B. Thất Khê
C. Cao Bằng
D. Tuyên Quang
Câu 48. Trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt( 1961-1965), quân dân miền Nam
Việt Nam đã
A. Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp
B. Đánh thắng chiến thuật trực thăng vận của Mĩ và qn đội Sài Gịn
C. Hồn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, ánh cho Ngụy nhào”
D. Buộc thực dân Pháp kí Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đơng Dương
Câu 49. Thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ có ý nghĩa nào sau đây?
A. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng.
B. Buộc Mĩ phải tun bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. Tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động tiến công của cách mạng miền Nam.
D. Bắt đầu chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ sang giai đoạn “vừa đánh vừa đàm”.
Câu 50. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự thất bại của Mĩ trong chiến lược « Chiến tranh đặc biệt »

(1961-1965) ở miền Nam Việt Nam là do
A. Quân dân miền Nam được sự giúp đỡ của các nước trên thế giới
B. Quân dân miền Nam có hậu phương miền Bắc chi viện
C. Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa
D. Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên tất cả các mặt
Câu 51. Trong những năm (1965 - 1968), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở Việt
Nam?
A. Việt Nam hóa chiến tranh.
B. Chiến tranh cục bộ
C. Chiến tranh đơn phương.
D. Chiến tranh đặc biệt.
Câu 52. Trong giai đoạn 1965-1968, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Đề ra kế hoạch quân sự Nava
B. Mở các cuộc hành quân tìm diệt
C. Mở cuộc tiến công lên Việt Bắc
D. Đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tát xinhi
Câu 53. Hành động quân sự nổi bật nhất của Mĩ và quân đội Sài Gịn trong chiến lược “Chiến tranh
cục bộ” là gì?
A. Mở các cuộc hành quân càn quét.
B. Tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt”.
C. Mở các cuộc ném bom phá hoại.
D. Mở các cuộc phản công mùa khô
Câu 54. Nội dung nào không phải là biện pháp của Mĩ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam?
A. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất.
B. Mở các cuộc hành quân tấn công vào vùng “đất thánh Việt Cộng”.
C. Ồ ạt đưa quân Mĩ và đồng minh Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
D. Rút dần quân Mĩ và đồng minh khỏi chiến trường miền Nam.
Câu 55. Trong những năm 1965-1968, chiến thắng nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam
đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

A. Bình giã.
B. Đồng Xồi.
C. Vạn Tường.
D. Ấp Bắc.
Câu 56. Điểm giống nhau giữa chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “ Chiến tranh cục
bộ” của Mĩ ở Việt Nam là gì?
A. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
B. Thực hiện các cuộc hành quân “ tìm diệt” và “ bình định”
C. Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
6/8


D. Sử dụng lực lượng quân đội Mĩ là chủ yếu
Câu 57. Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân
đội và nhân dân Việt Nam?
A. Là biểu hiện của sự kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng.
B. Căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút” của cuộc kháng chiến.
C. Tạo ra sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam.
D. Là một đợt tổng khởi nghĩa ở các đơ thị, có lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Câu 58. Chiến dịch quân sự nào của quân và dân miền Nam đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân
Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
A. Tổng tiến cơng chiến lược.
B. Ấp Bắc.
C. Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
D. Vạn Tường.
Câu 59. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính
quyền Mĩ phải
A. ngừng hẳn viện trợ quân sự cho chính quyền và quân đội Sài Gịn.
B. tun bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
C. “xuống thang” chiến tranh và chấp nhận đến đàm phán ở Pari.

D. “xuống thang” chiến tranh và kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam.
Câu 60. Nội dung nào dưới đây là một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục
bộ” (1965 - 1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam?
A. Biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mĩ.
B. Quân viễn chinh Mĩ trực tiếp tham chiến.
C. Loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
D. Nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã trực tiếp buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp
định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình ở Đông Dương? Hãy rút ra nhận
xét về mối quan hệ giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp (1945
- 1954).
Câu 2. Những nguyên nhân chủ quan dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước
(1945- 1954). Trong các nguyên nhân đó, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
Câu 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng cả nước, cách mạng từng miền như thế nào?
Câu 4. Phong trào Đồng Khởi(1959-1960) ở miền Nam Việt Nam nổ ra trong hoàn cảnh lịch sử
nào?
Câu 5. Nêu ý nghĩa lịch sử của Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam.
Câu 6. Nêu âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở
miền Nam Việt Nam.
Câu 7. Nêu âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở
miền Nam Việt Nam.
Câu 8. So sánh điểm khác nhau cơ bản giữa Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) với chiến
lược Chiến tranh cục bộ(1965-1968) của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.
------ HẾT -----GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ

NHÓM TRƯỞNG
7/8


Thủ Đức, ngày 08. tháng 4 năm 2022
TỔ TRƯỞNG


(họ tên và chữ ký)
Nguyễn Thị Hường

Trần Thị Hải

8/8



×