Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (20222023) Môn: LỊCH SỬ – Khối: 11 KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.39 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY
TỔ SỬ - ĐỊA

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ƠN TẬP
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021-2022)
Mơn: LỊCH SỬ – Khối: 11 KHXH

I- THẾ GIỚI:
1. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945)
* Sâu xa:
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa.
- Việc phân chia thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thơng qua hịa ước Vec xai- Oasinhtơn
chứa đựng nhiều mâu thuẫn, khơng cịn phù hợp.
* Trực tiếp:
- Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Đức, Italia, Nhật Bản tìm lối thốt khủng
hoảng bằng cách phát xít hóa chính quyền, gây chiến tranh chia lại thị trường thế giới.
- Thủ phạm gây chiến: Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Song chính sách hai mặt của các cường
quốc Anh, Pháp Mĩ đã tạo điều kiện cho phát xít gây chiến.
2. Tính chất và kết cục chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945)
*Tính chất
- Cuộc chiến tranh do phe phát xit phát động đi xâm chiếm các nước là cuộc chiến tranh phi
nghĩa.
- Đối với Liên Xô và các dân tộc bị phát xít xâm chiếm, nhằm bảo vệ lãnh thổ, giành độc lập tự do
cho đất nước là cuộc chiến tranh chính nghĩa.
* Kết cục
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hồn tồn của các nước phát xít→ thắng lợi
vĩ đại này thuộc về các quốc gia-dân tộc đã kiên cường chống phát xít, trong đó 3 cường quốc Liên
Xơ-Mĩ-Anh là trụ cột.
- Hậu quả để lại vô cùng nặng nề: hơn 70 quốc gia với hơn 1700 triệu người bị lôi cuốn vào cuộc


chiến; khoảng 60 triệu người chết; 90 triệu người bị tàn phế; nhiều làng mạc, thành phố… bị tàn
phá.
- Chiến tranh kết thúc dẫn đến sự thay đổi căn bản tình hình thế giới, mở ra một thời kì lịch sử thế
giới mới.
II- VIỆT NAM:
1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Viêt Nam
- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Pháp phát triển với tốc độ nhanh. Nhu cầu mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hóa, tìm kiếm nguồn tài ngun, nhân cơng ngày càng trở nên cấp thiết.
- Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến của nước ta đang khủng hoảng, suy yếu.
- Lấy cớ Triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo- giết đạo, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
2. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
- Ngày 1/9/1858, Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược
nước ta.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả, thực hiện kế sách “vườn
không nhà trống”, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp => Pháp chuyển
sang đánh lâu dài, kéo vào thành Gia Định.


*Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng
- Đà Nẵng là cảng nước sâu, tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc
nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
- Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô giáo, hy vọng được
giáo dân ủng hộ.
3. Kháng Chiến ở Gia Định năm 1859:
+ Không chiếm được Đà Nẵng→Ngày 17-2-1859, Pháp đánh thành Gia Định, qn triều đình tan
rã nhanh chóng.
+ Trong khi đó, các đội dân binh vẫn chiến đấu ngoan cường, gây cho địch nhiều khó khăn→
buộc Pháp chuyển hẳn sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chiếm Việt Nam từng bước.

+ Giữa lúc tiến thối lưỡng nan thì đại qn Pháp ở Việt Nam bị điều động sang chiến trường
Trung Quốc, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định.
+ Tháng 3-1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đại đồn Chí
Hồ, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi nhanh chóng.
* Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định
- Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh đựơc sự can thiệp của nhà Thanh.
- Xa kinh đô Huế, sẽ tránh được sự tiếp viện của của triều đình Huế.
- Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho
triều đình.
- Đánh xong Gia Định, sẽ theo đường sơng Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia và làm chủ
lưu vực sông Mê-Kông.
4. Phong trào Cần Vương
Nội dung

Giai đoạn 1885-1888

Giai đoạn 1888-1896

Mục tiêu

Đánh Pháp, giành độc lập, khôi
phục chế độ Phong kiến

Đánh thực dân Pháp, giành độc lập

Qui mô

Rộng lớn, khắp Bắc Kì, Trung Kì

Thu hẹp, chuyển trọng tâm về Trung du

miền núi.

Hình thức Khởi nghĩa vũ trang
đấu tranh
Kết quả
1888 vua Hàm nghi bị bắt và bị đi
lưu đày

Khởi nghĩa vũ trang.
1898 khởi nghĩa Hương Khê bị đàn áp,
đánh dấu sự thất bại của phong trào Cần
Vương

5. Nguyên nhân thất bại phong trào Cần Vương:
- Chủ quan:
+ Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo và thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn
+ Các cuộc đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự thống nhất, liên kết với nhau
+ Chưa kết hợp nhiều hình thức đấu tranh
-Khách quan:
+ Sự chênh lệch về tương quan lực lượng giữa Việt Nam với Pháp.
+ Sự phản bội của triều đình phong kiến đầu hàng
6. Khởi nghĩa Hương Khê là điển hình nhất vì:


+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mơ rộng lớn, lan rộng ra 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
+ Thời gian tồn tại hơn 10 năm ( 1885-1896), dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần Vương.
+ Tính chất ác liệt, chiến đấu chống Pháp và chống phong kiến tay sai. Gây cho địch nhiều tổn
thất
+ Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp.

+ Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân và các dân tộc thiểu số ở miền núi
 Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu
nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.
Tổ Trưởng

Trần Thị Hải

Nhóm Trưởng

Người Soạn

Lê Thị Bé

Lê Thị Xuân



×