Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (20222023) Môn: LỊCH SỬ – Khối: 10 KHTN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.68 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY
TỔ SỬ - ĐỊA

NỘI DUNG TRỌNG TÂM ƠN TẬP
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021-2022)
Mơn: LỊCH SỬ – Khối: 10

Nội dung 1. Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
a. Nguyên nhân
* Nguyên nhân sâu xa:
- Thế kỉ XVII, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở Anh phát triển mạnh nhất châu Âu
- Sự xâm nhập của CNTB vào trong nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ→ nông dân mất đất nghèo khổ
- Mâu thuẫn giữa tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến trở nên gay gắt
* Nguyên nhân trực tiếp
- Tháng 4-1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh nhằm tăng thuế --> Quốc hội không đồng ý --> Nội
chiến giữa vua và quốc hội bùng nổ.
b. Ý nghĩa lịch sử
- Cách mạng đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển
- Cách mạng vẫn chưa triệt để: chưa xóa bỏ hồn tồn chế độ phong kiến; cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi
của tư sản và q tộc mới, nhân dân khơng được hưởng gì.
Nội dung 2. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập 13 bang ở Bắc Mĩ
a. Nguyên nhân
- Đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã thiết lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa phát
triển mạnh mẽ→ Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh với kinh tế nước Anh→ thực dân Anh tìm cách ngăn cản,
kìm hãm, khiến cho mâu thuẫn nhân dân Bắc Mĩ và chính phủ Anh trở nên gay gắt.
- Dưới sự lãnh đạo của tư sản, chủ nô: nhân dân 13 thuộc địa đã đứng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị của
thực dân Anh.
b. Kết quả
- Cuộc chiến tranh kết thúc, nước Hợp chúng quốc Mĩ (USA) được ra đời.


- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp: quy định Mĩ là nước Cộng hịa Liên bang
c. Ý nghĩa
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, ra đời nước Mĩ, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ
- Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.
- Cách mạng vẫn chưa triệt để: quyền lợi chỉ giành cho tư sản, chủ nơ, nhân dân chưa hưởng được gì.
Nội dung 3: Nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Pháp
a. Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân sâu xa:
* Kinh tế: Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Kinh tế TBCN phát triển nhưng bị chế
độ phong kiến cản trở, kìm hãm.
* Chính trị: Pháp duy trì chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua Lu-I XVI.
* Xã hội: Chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ- Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba → Cuối thế kỉ XVIII, mâu thuẫn giữa
các đẳng cấp trở nên gay gắt.
* Tư tưởng: Trào lưu tư tưởng "Triết học Ánh sáng" (với những nhà tư tưởng như: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te,
Rút-xô...) đã: Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo. Đưa ý tưởng xây dựng nhà
nước mới, tiến bộ
+ Nguyên nhân trực tiếp:
- Tháng 5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế--> Đẳng cấp thứ ba phản đối.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng vũ trang tấn công ngục Bastin --> cách mạng bùng nổ.
b. Ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản Pháp
- Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, vì:
+ Lật đổ chính quyền chun chế, xóa bỏ mọi tàn dư phong kiến
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, những cản trở công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc
thống nhất được hình thành
+ Quần chúng nhân dân đóng vai trị quyết định tiến trình cách mạng
- Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra một thời đại mới- thời đại thắng lợi và củng cố CNTB ở các nước tiên
tiến


Nội dung 4. Cách mạng cơng nghiệp

a. Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở nước Anh?
- Vì nước Anh có những điều kiện thuận lợi:
+ Cách mạng tư sản nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản
+ Có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất: tư bản (vốn), nhân công, kĩ thuật….
+ Có hệ thống thuộc địa rộng lớn
→ Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ XVIII và kết thúc những năm 40 của
thế kỉ XIX.
b. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
* Kinh tế
- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Chuyển từ nền sản xuất nhỏ, thủ cơng sang nền sản xuất lớn, bằng máy móc..
- Đưa nền kinh tế một số nước từ kinh tế nơng nghiệp sang kinh tế cơng nghiệp
* Xã hội
- Hình thành 2 giai cấp mới: tư sản công nghiệp và vơ sản cơng nghiệp
- Tư sản bóc lột vơ sản làm cho xã hội mâu thuẫn, cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản không ngừng tăng
lên.
Nội dung 5. So sánh các cuộc cách mạng tư sản Anh- Mĩ- Pháp
So sánh
Nội dung
Cách mạng tư sản Anh Chiến tranh giành độc lập 13
Cách mạng tư sản Pháp
thuộc đia Anh ở Bắc Mĩ
Nhiệm vụ
Lật đổ chế độ phong kiến Lật đổ nền thống trị của thực
Lật đổ chế độ phong kiến
chuyên chế (vua Sác-lơ I) dân Anh, giải phóng dân tộc
chuyên chế (vua Lu-i XVI)
Lãnh đạo
Liên minh giữa tư sản và Liên minh giữa tư sản và chủ
Giai cấp tư sản

quý tộc mới

Khác nhau Hình thức
Nội chiến
Chiến tranh giải phóng dân tộc Nội chiến và chiến tranh vệ
quốc
Kết quả
Xác lập chế độ quân chủ Ra đời nhà nước Hợp chúng
Xóa bỏ hoàn toàn chế độ
lập hiến --> Cách mạng
quốc Mĩ (USA), tiếp tục duy trì phong kiến; vấn đề ruộng
tư sản chưa triệt để.
chế độ nô lệ--> Cách mạng tư
đất cho nông dân được giải
sản chưa triệt để.
quyết--> Cách mạng tư sản
triệt để nhất.
Nguyên
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) với quan hệ sản xuất lạc
nhân sâu xa hậu, bảo thủ.
Nhiệm vụ
Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, đưa nền kinh tế TBCN
Giống
phát triển mạnh mẽ sau cách mạng.
nhau
Động lực
Quần chúng nhân dân
cách mạng
Ý nghĩa lịch Xóa bỏ rào cản thực dân phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển; xác lập sự thắng lợi
sử

của CNTB đối với chế độ phong kiến.

------ HẾT -----GIÁO VIÊN SOẠN ĐỀ

Hoàng Ngọc Lữ

NHÓM TRƯỞNG
(họ tên và chữ ký)

Thủ Đức, ngày 08. tháng 4 năm 2022
TỔ TRƯỞNG

Trần Thị Hải



×