Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.9 KB, 14 trang )

XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC “THỰC HỌC, THỰC NGHIỆP”
(NHÌN TỪ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY)


TS. Lê Thị Thu Hương*

1

Tóm tắt: Trong lịch sử dân tộc, nền giáo dục Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những ý tưởng “thực học, thực nghiệp”. Hà Nội
với vị thế trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước trong suốt bề dày lịch sử luôn là nơi khởi điểm cho những ý tưởng sáng tạo trong
giáo dục. Tư tưởng giáo dục “thực học, thực nghiệp” từ các nhà giáo Trường Đông Kinh nghĩa thục của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX,
trải qua hơn một thế kỷ đến nay còn nguyên giá trị. Bài học của lịch sử về “thực học, thực nghiệp” đã và đang được thể hiện trong
đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Mơ hình các Trường đại học theo định hướng ứng dụng trong đó có
trường Đại học Thủ đơ Hà Nội đang tiến hành đã và đang đi theo hướng “thực học, thực nghiệp”.
Từ khóa: Thực học, thực nghiệp, Đơng Kinh nghĩa thục, Đại học Thủ đô Hà Nội.

I. MỞ ĐẦU

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
trong đó đặt ra nhiều thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã đề ra vấn
đề về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Cần chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị
trường, đảm bảo định hướng XHCN, xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực
nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Đối với giáo dục đại học cần tập trung đào tạo
nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự
làm giàu tri thức, sáng tạo của người học, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt
Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, vấn đề thực học,
thực nghiệp ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết.
Hà Nội với vị thế là Thủ đơ có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, cái nơi của nền


giáo dục Việt Nam thì càng cần thiết phải đẩy mạnh vấn đề thực học, thực nghiệp ở
các cấp học, nhất là ở bậc đại học hướng đến cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
cho Thủ đơ và đất nước. Nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam thì tư tưởng thực học, thực
1

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

227

nghiệp đã bắt đầu xuất hiện trong các nhà giáo ở Hà Nội từ đầu thế kỷ XX, tư tưởng đó
được giảng dạy tại Trường Đông Kinh nghĩa thục - Hà Nội. Trải qua hơn một thế kỷ,
tư tưởng đó đã và đang được phát huy, cụ thể hóa trong đường lối giáo dục ở Việt Nam
phù hợp với các bối cảnh lịch sử khác nhau. Bài viết này muốn làm rõ hơn tư tưởng thực
học, thực nghiệp tại Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng đó được kế tiếp qua các giai đoạn
lịch sử đã và đang được hiện hữu một phần trong chương trình giáo dục tại các trường
đại học định hướng ứng dụng, trong đó có Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội.
2. NỘI DUNG
2.1. Đông Kinh nghĩa thục - nơi khởi đầu cho tư tưởng “thực học, thực nghiệp”

Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Hà Nội là nơi đặt nền móng cho chế độ giáo
dục khoa cử thời phong kiến. Từ thời nhà Lý, Thăng Long được chọn là nơi xây Văn
Miếu, dựng Quốc Tử Giám và khởi đầu cho một nền khoa cử có ảnh hưởng sâu sắc
bởi tư tưởng Nho giáo. Các kỳ thi Nho học ở Việt Nam bắt đầu có từ năm 1075 dưới
triều vua Lý Nhân Tơng và chấm dứt vào năm 1919 đời vua Khải Định. Trong 845
năm đó, đã có nhiều khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác
nhau, song có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức,
chỉ đạo thi. Hệ thống thi cử tuyển người làm quan này gọi là khoa cử. Tư tưởng Nho

giáo là tư tưởng chủ đạo trong nội dung khoa cử thời phong kiến. Khoa thi năm Kỷ
Mùi (1919) là khoa thi Nho học cuối cùng ở nước ta được tổ chức vào tháng 4 năm đó.
Từ đây cũng là mốc chấm dứt con đường thi cử truyền thống, vua Khải Định trong lời
phê tờ trình của Bộ Học đã viết: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa
cử từ đây dứt hẳn”. Quan điểm “thực học, thực nghiệp” thời phong kiến ở Việt Nam
mới dừng lại ở mục đích của người học, “học để làm quan”, “Khoa cử là đường thẳng
của quan trường”, chính vì lẽ đó, chọn được các vị quan thanh liêm, có đức, có tài
thì vương triều phong kiến thịnh vượng, quốc gia phát triển, cịn ngược lại thi cử mà
khơng nghiêm, chọn người khơng đúng sẽ có đám quan lại hại nước, hại dân dẫn đến
chế độ phong kiến suy vong, đất nước khủng hoảng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với vị trí là nhượng địa của thực dân Pháp (từ năm
1888), chính quyền thực dân đã chọn Hà Nội làm thủ phủ của Liên bang Đông Dương.
Tại Hà Nội, Pháp đã chú trọng đến việc mở trường lớp đào tạo bộ máy giúp việc cho
chính quyền thực dân. Trường học các cấp được xây dựng ở Hà Nội như Trường Tiểu
học Pháp - bản xứ đầu tiên của Bắc Kỳ được mở tại Hà Nội, tháng 3 - 1885 ngay trong
thời kỳ quân quản. Các năm sau mở tiếp các trường dạy nghề như Trường Thông ngôn
(năm 1886), Trường Dạy nghề sơ cấp (năm 1898), Trường Y học Đông Dương (năm
1902), Trường Hậu bổ (năm 1903)... với mục đích tuyển trí thức Hán học để đào tạo
quan lại người Việt cho Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Học sinh bậc học phổ thông người Âu


228

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

được sắp xếp học riêng theo chương trình tiểu học, trung học Pháp. Nhìn chung, các
trường học mà Pháp xây dựng ở Hà Nội thuộc các cấp học khác nhau, nhằm phổ biến
rộng rãi chữ Quốc ngữ, chữ Pháp với ý đồ hạn chế ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục
Trung Hoa, tăng dần ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục Pháp. Trường lớp mới mở ra,
nội dung giáo dục mang nặng tư tưởng thực dân nhưng dù muốn hay khơng thì những

tư tưởng dân chủ tư sản từ thời kì Cách mạng tư sản Pháp cũng đã có ảnh hưởng đến
người học, đến tầng lớp cấp tiến ở Hà Nội. Cùng với đó, trước sức mạnh và ảnh hưởng
của Nhật Bản sau thắng lợi của cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) khiến các
sĩ phu, trí thức Việt Nam hướng đến Nhật Bản. Những tư tưởng mới của Đơng, Tây
đã từng bước thấm vào các trí thức Nho học, khiến họ chuyển mình mà thể hiện đầu
tiên trong quan điểm giáo dục: giáo dục gắn với thực nghiệp, giáo dục gắn với nhiệm
vụ khơi dậy lòng yêu nước.
Đầu thế XX, tư tưởng mới về “thực học, thực nghiệp” thể hiện trong các nhà giáo
Hà Nội - những người mở trường và hoạt động trong Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội.
Cuối năm 1906 đầu năm 1907, đã có cuộc hội ngộ của các sĩ phu Bắc, Trung
Kỳ. Tại nhà cử nhân Lương Văn Can, cuộc họp diễn ra ngay trên căn gác hai nhà
Lương Văn Can ở số 4 Hàng Đào, Hà Nội. Tham dự cuộc họp có Phan Bội Châu,
Tăng Bạt Hổ, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền và một số nhà cách
mạng trẻ hơn như Lương Trúc Đàm, Đỗ Cơ Quang (tức Đỗ Chân Thiết), Nguyễn
Côn (tức Phương Sơn),... Các sĩ phu đã đồng thuận quan điểm cho rằng: một mặt
giải phóng dân tộc bằng biện pháp võ trang, mặt khác đấu tranh công khai hợp pháp
nhằm tuyên truyền giáo dục quốc dân, cải cách kinh tế, xã hội để phục vụ cho cuộc
đấu tranh võ trang. Cụ Tây Hồ (Phan Châu Trinh) sau khi sang Nhật về đã kể rõ
phương pháp giáo dục mới của trường Khánh Ứng nghĩa thục của nhà tư tưởng và
canh tân lỗi lạc Fukuzawa Yukichi - ngôi trường được coi là nền tảng đưa giáo dục
Nhật Bản phát triển, cùng với những kết quả của Cải cách Minh Trị đã góp phần
biến Nhật Bản từ một nước lạc hậu trở thành một cường quốc ở châu Á đầu thế kỷ
XX. Vì vậy cụ Phan Châu Trinh đã hội đàm cùng với cụ Phan Bội Châu và các trí
sĩ yêu nước và đề nghị lập ở Hà Thành một nghĩa thục tương tự. Đề nghị được chấp
thuận và sau một hồi bàn xét, tên Đông Kinh nghĩa thục được lựa chọn”. Địa điểm
chọn để đặt trường ngay tại nhà cử nhân Lương Văn Can, số 4 phố Hàng Đào - Hà
Nội. “Đông Kinh” là tên gọi của kinh thành Thăng Long thời nhà Hồ, Đơng Kinh
cịn chỉ Tokyo là kinh đô Nhật Bản, nơi Khánh Ứng nghĩa thục tọa lạc, “nghĩa thục”
là trường dạy làm đạo nghĩa, vì nghĩa mà dạy người khơng thu học phí. Khẩu hiệu
của trường là “thực học, thực nghiệp”.

Mục đích của các trí thức lúc đó mở Trường Đơng Kinh nghĩa thục nhằm nâng
cao lịng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, nhất là thế hệ


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

229

trẻ; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ,
hưởng ứng phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh; phối hợp hành động với các
sĩ phu xuất dương và hỗ trợ cho phong trào Đông du của Phan Bội Châu và phong
trào Duy tân đang phát triển trong cả nước. Đông Kinh nghĩa thục đã thu hút đơng
đảo đội ngũ trí thức Nho học như Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Hồng Tăng Bí,
Lương Trúc Đàm, Đào Ngun Phổ,...có cả những nhà Tân học như Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Trần Đình Đức, Bùi Đình Tá,... Ngồi ra
cịn có nhiều cộng tác viên khơng trực tiếp tham gia giảng dạy tại Đông Kinh nghĩa
thục nhưng viết bài cho trường như Lê Đại, Phan Bội Châu,... Trường Đông Kinh
nghĩa thục hoạt động từ tháng 3 - 1907 đến tháng 12 - 1907 đã thu hút được các trí
thức cả nước về hội tụ ở Hà Nội.
Tinh thần “thực học, thực nghiệp” của Đông Kinh nghĩa thục được thể hiện ở mục
đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập.
Mục đích học: Học để cứu nước, học để trở thành người hữu dụng, giúp cho đất
nước trở nên cường thịnh vì vậy nội dung giảng dạy trong trường là những tác phẩm
kêu gọi lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Một số tài liệu của
Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và các nhà yêu nước khác từ hải ngoại gửi về
cũng được dịch và dùng làm tài liệu giảng dạy như: Hải ngoại huyết thư, Nam Hải bô
thần ca (tức Á Tế Á ca hay Đề tỉnh quốc dân ca),... Ngồi ra trường cịn có thư viện có
nhiều sách Tân thư nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản như: Trung Quốc hồn, Vạn quốc
sử ký, Doanh hồn chí lược, Nhật Bản tam thập niên duy tân sử,...
Ngoài nội dung học lý thuyết thì trong trường đã đề cao nội dung thực nghiệp, với

quan điểm “dân giàu, nước mạnh”, có giàu mạnh mới cứu được nước cứu được dân, vì
vậy các nhà giáo trong Đơng Kinh nghĩa thục đã đề cao việc dạy nghề, dạy thực hành,
thực nghiệp, dạy kinh doanh. Bản thân các thầy giáo đều là những tấm gương trên con
đường thực nghiệp với quan điểm khi đã có những hiểu biết khoa học tối thiểu và xác
định lập trường tư tưởng mới thì người học phải bắt tay vào hành động, (khác với các
Nho sĩ xưa, thường xa rời thực tế, đứng ngồi cuộc sống), chính Phan Châu Trinh đã
thúc dục: “Mau mau đi học lấy nghề; Học rồi ta sẽ mang về dạy nhau” (Tỉnh hồn quốc
ca). Bản thân các nhà giáo đã tự đứng ra kinh doanh, mong muốn xây dựng một nền kinh
tế tự cường. Đầu thế kỷ XX, mối quan hệ “dân - nước” đã có sự nhìn nhận mới trong
giới trí thức. Muốn cho nước mạnh thì dân phải giàu, dân phải biết sản xuất, kinh doanh,
trao đổi,... Trên thực tế, ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX, nền kinh tế nơng
nghiệp lạc hậu, sản xuất trì trệ, cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp khơng phát triển được.
Nhìn vào thực tế của đất nước, giới trí thức Hà Nội đã hiểu được căn nguyên của sự lạc
hậu, kinh tế kém phát triển là do “khư khư lối cũ, ôm cây đợi thỏ” và chính họ đã nhận
thức được rằng: “nếu ta biết hợp nhau lại thành đoàn thể, mở mang xưởng thợ, vận dụng


230

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

trí não để chế tạo máy mới, máy càng tinh xảo thì đường tiêu thụ càng mở rộng, như vậy
nền công nghệ nước ta há lại không lừng danh trong giới kỹ xảo hay sao?”.
Từ đầu thế kỷ XX, số lượng những nhà kinh doanh, nhà buôn ở Hà Nội cũng tăng
hơn so với cuối thế kỷ XIX. Chính quyền Pháp cũng nhận thấy vị thế thương mại của
Hà Nội, muốn đầu tư vào đây để thu lời cho chính quốc. Lợi dụng điều này, nhiều trí
thức Hà Nội đã mở hiệu buôn, mở hiệu kinh doanh. Động cơ thúc đẩy họ kinh doanh,
một phần do họ chịu ảnh hưởng ít nhiều của hệ tư tưởng dân chủ tư sản và kinh doanh
để chống lại quan niệm của chế độ phong kiến trọng nông, ức thương, kinh doanh để
thực nghiệp truyền bá tư tưởng mới, truyền bá những vấn đề có tính lý thuyết mà họ

đã dạy cho học sinh tại Trường Đông Kinh nghĩa thục và phần quan trọng hơn, đối với
những trí thức yêu nước của Hà Nội lúc bấy giờ là thông qua hoạt động kinh doanh
để hoạt động chính trị. Để kinh doanh thuận lợi, các nhà giáo của Đông Kinh nghĩa
thục Hà Nội lúc bấy giờ là tuyên truyền những tư tưởng mới thông qua các giờ học tại
Đông Kinh nghĩa thục, thông qua các buổi diễn thuyết, qua các tờ báo: Đăng cổ tùng
báo, Thực nghiệp dân báo,… Nội dung tuyên truyền là cần thiết phải xây dựng một
nền kinh tế tự cường, phá bỏ tư duy bảo thủ của chế độ phong kiến, chống lại sự chèn
ép của thực dân Pháp, làm cho “dân giàu, nước mạnh”.
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của Bắc Kỳ và cả nước lúc bấy giờ nên việc truyền
bá tư tưởng mới gắn chặt với việc hô hào thực nghiệp, chấn hưng kinh tế thuận lợi
hơn so với nhiều nơi khác. Trong cuốn Văn minh tân học sách, cuốn sách được giảng
dạy trong Đông Kinh nghĩa thục đã nêu ra những trăn trở của các sĩ phu về vấn đề
kinh doanh: “Người ta đang cạnh tranh về nghề bn đấy! Cịn ta vẫn như cũ! Hỏi có
hạm đội để hộ thương, thị trường để thông thương, công ty lớn do chính phủ và nhân
dân góp cổ phần lại để lập nên không?”. Trong cuốn Quốc dân độc bản, tài liệu giáo
khoa cơ bản của Đông Kinh nghĩa thục, cuốn sách được in đi in lại nhiều lần, cũng đã
khuyên các bậc phụ huynh, nếu thực thụ muốn công, nơng, thương phát triển thì “nên
bảo con em mình đi học các trường thực nghiệp của nước ngoài, để cho nghề gốc của
mình thịnh vượng”. Cuốn Đề tỉnh quốc dân hồn của Phan Bội Châu, Hợp quần doanh
sinh thuyết của Nguyễn Thượng Hiền và Học công nghệ, học buôn bán của Phan Châu
Trinh,... đều chỉ rõ nguyên nhân “dân chưa giàu, nước chưa mạnh” và cũng đã chỉ ra
“phương châm, phương pháp” để cứu tình trạng đó. Những trí thức - nhà giáo của Hà
Nội bấy giờ đều nhận thấy sự cấp bách là phải chấn hưng kinh tế, phải trau dồi thực
nghiệp để đạt được mục đích dân thịnh, nước cường.
Tinh thần tích cực kinh doanh trong mọi hồn cảnh, thể hiện rất rõ trong người
thầy giáo Lương Văn Can. Khi thực dân Pháp bắt Lương Văn Can đày sang Nam Vang
(Phnôm Pênh - Campuchia), theo qui định của bản án thì tại nơi lưu đầy, cụ phải tự lo
sinh kế. Tại Nam Vang, Lương Văn Can nhận thấy đây là một thị trường còn trống trải,



Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

231

rất thích hợp cho các loại hàng hóa từ Việt Nam sang nên đã mở hiệu buôn Đại Thanh
và Hưng Thạnh giao cho con dâu, con gái sang kinh doanh. Cũng tại đây, Lương Văn
Can đã nung nấu và cho ra đời hai cuốn sách Thương học phương châm và Kim cổ
cách ngôn, đây là những cuốn sách bàn về kinh doanh thương mại, nêu lên những kinh
nghiệm về kĩ thuật và đạo đức kinh doanh. Đúc rút kinh nghiệm kinh doanh ngay từ
bản thân mình và khuyên những người sau nên làm, Lương Văn Can đã đưa ra quan
điểm “Kinh doanh phải hiếu nghĩa” và “Bí quyết thành cơng của nhà kinh doanh là
trung thực”. Khi Lương Văn Can mất, giới thương gia đã viết bài Thương giới Việt
Nam đối với lễ truy điệu Lương Chí sĩ, Trong nhà bn chúng ta, đối với Lương tiên
sinh khơng những kính mến cụ về lịng u nước thương nòi mà phải biết ơn cụ đã chỉ
đường cho chúng ta đi buôn bán tại xứ xa xôi. Về sau trong giải thưởng dành cho các
ý tưởng kinh doanh giỏi có tên là giải thưởng “Tài năng Lương Văn Can”.
Về phương pháp dạy và học: Để truyền tải được nội dung học tập thì phương
pháp dạy học phải đơn giản, thuận tiện, dễ thực hiện. Lần đầu tiên phấn trắng, bảng
đen được sử dụng trong nhà trường thay cho bút lơng, nghiên mực. Vai trị của thầy
giáo chỉ là người cố vấn nhiệt tình chứ khơng phải là ông thẩm phán hay quan tòa ngồi
trên mà phán truyền. Trong giờ học, học trò trai gái đều được tự do tranh luận các vấn
đề, không phải thụ động chỉ biết nghe thầy nói. Trong các buổi diễn thuyết nội dung
thường phổ biến lối sống mới, phê phán những hủ tục lạc hậu của chế độ phong kiến
hoặc nói về các đề tài lịch sử, thời sự, xã hội và hô hào nhân dân xây dựng nếp sống
văn minh, kêu gọi mọi người dùng hàng nội hóa,... Các buổi diễn thuyết đã thu hút
nhiều người đến nghe, nhất là thanh niên, khơng khí đó được những người đương thời
ghi nhận:
“Buổi diễn thuyết người đơng như hội
Kỳ bình văn khách tới như mưa”
Như vậy, lợi dụng khẩu hiệu “khai hóa” và các văn bản pháp qui về giáo dục

do chính quyền thực dân - phong kiến ban hành, các nhà trí thức Việt Nam lúc đó đã
manh nha định hình một nền giáo dục thực nghiệp, học gắn với hành.
Để làm được điều đó, bản thân những người thầy tham gia dạy ở Đơng Kinh nghĩa
thục Hà Nội chính là những người tiên phong tự gột rửa mình khỏi cái cũ, họ đã làm
cuộc cách mạng trên chính bản thân mình và giật mình trước một lối học lạc hậu mà
chính họ là sản phẩm tiêu biểu nhất. Giám học Nguyễn Quyền đã phải thốt lên “khoa
danh buổi đã qua rồi; Giật mình tỉnh dậy, than ơi xin chừa”. Từ đó họ tích cực cổ súy
cho cái mới. Khắp Hà thành, mọi người nhất là tầng lớp thanh niên, bắt chước Nguyễn
Quyền cạo đầu “mới”, ăn mặc theo “mốt mới”, đua nhau học chữ Quốc ngữ, chữ Pháp...
Chính đội ngũ các nhà trí thức Hà Nội đầu thế kỷ XX, nhận thấy rằng cần phải chống


232

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

cựu học. Nền giáo dục Nho giáo đã không thể đưa đất nước tiến lên, mà ngược lại nó
làm cho “nước yếu, dân ươn”, làm cho con người ngu muội, đưa nước nhà đến diệt
vong, người Pháp đã lợi dụng nó để thực hiện chính sách ngu dân. Vì vậy, để theo kịp
các nước phương Tây, những nhà giáo của Đông Kinh nghĩa thục cho rằng, cần canh tân
đất nước, cần thay thế Nho học bằng một nền giáo dục mới cả về nội dung và hình thức.
Họ đã tìm mọi cách đưa tư tưởng mới đến với đông đảo quần chúng nhân dân. Chính
bản thân các ơng thầy đã lấy mình làm gương và hô hào, cổ súy cho những tư tưởng mới.
Tư tưởng đó đã được thể hiện qua nội dung những bài học dạy trong Trường Đông Kinh
nghĩa thục như: Tế sống thầy đồ hủ, Cáo hủ lậu văn,...
Mục tiêu giáo dục của Đông Kinh nghĩa thục là học không phải để thi, để đỗ đạt
ra làm quan, mà là học để làm người dân, làm người hữu dụng. Giám học Nguyễn
Quyền đã nói rõ mục tiêu căn bản của Đơng Kinh nghĩa thục là: “Duy có lớp trung
học, đại học thì học chữ Pháp, chữ Hán, cịn từ trung tiểu học trở xuống, bất cứ nam nữ
đều học chữ Quốc ngữ, những lớp trên, lớp dưới cũng vậy, chỉ cốt Học để làm người

dân, chứ không học lối từ chương khoa cử”.
Song song với việc bài xích lối học cũ, không đề cao chữ Hán, các nhà giáo của
Đông Kinh nghĩa thục đã cổ súy, hô hào xây dựng một nền giáo dục mới mà những
nguyên tắc cơ bản không rời xa những nguyên tắc nhân bản, dân tộc, tiến bộ hiện đại.
Nền giáo dục mới yêu cầu phải học chữ Quốc ngữ. Bản thân các thầy giáo xuất phát
vốn là các nhà Nho, cũng đã có sự thay đổi nhìn nhận mới. Nếu như trước đây họ cho
rằng chữ Quốc ngữ là công cụ của thực dân, dùng làm phương tiện truyền bá chính
sách xâm lược nên đã tẩy chay thứ chữ viết bằng bút sắt “mọi rợ”, “ngoằn ngoèo như
con giun”, thì nay đã khác, họ đã nhận thấy tính chất đơn giản, dễ học, mau biết của
chữ Quốc ngữ, dễ phổ cập đến các tầng lớp nhân dân. Họ đã sáng suốt cho rằng việc
hô hào học chữ Quốc ngữ là một trong những điều kiện quan trọng để truyền bá tư
tưởng mới, khai dân trí, thức tỉnh đồng bào. Với sự hoạt động tích cực của đội ngũ
giáo viên giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, đến đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ đã
dần dần được coi là chữ viết của dân tộc, thay thế chữ Nho tồn tại hàng ngàn năm.
Trong tác phẩm Văn minh Tân học sách (khuyết danh), vốn được coi là cương lĩnh
hành động của Đông Kinh nghĩa thục có đoạn viết: “Người trong nước đi học nên lấy
chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong một thời gian vài tháng, đàn bà, trẻ
con đều biết chữ và người ta có thể dùng chữ Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép
việc đời nay,... đó thực là bước đầu tiên mở mang trí khơn vậy”.
Ngay trong đối tượng dạy và học đã bỏ được tư tưởng “nam tôn, nữ ti” của xã
hội phong kiến. Tham gia giảng dạy tại Đơng Kinh nghĩa thục có hai nữ giáo viên dạy
chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Trên tờ Đăng cổ tùng báo, số 822, ra ngày 17 – 10 - 1907,
đưa tin về hai phụ nữ Nam Định đến tận trường xin được góp sức: “Chị em chúng tôi


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

233

thơng chữ Pháp cũng có, thơng chữ Nho cũng có, tài các nghề nữ cơng cũng có, vậy

xin các ngài cho chị em chúng tơi đến giúp thục”. Trường cũng có một lớp dành cho
học sinh nữ “ít bữa sau, trong nhà số 4 Hàng Đào đã có hai lớp học: một nam, một nữ,
học sinh tổng cộng sáu bảy chục...”
Do uy tín của trường số lượng học sinh tăng nhanh chóng, trong nhân dân còn
truyền tụng câu ca dao:
“Trường Nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ
Khắp ba mươi sáu phố Hà thành
Gái trai nô nức học hành,
Giáo sư tám lớp, học sinh non ngàn”.
Đầu thế kỷ XX, ở Hà Nội Đông Kinh nghĩa thục không dừng lại ở một trường
học, nó trở thành một phong trào cải cách văn hóa - giáo dục có sức lan tỏa rộng lớn.
Và quan trọng hơn Đông Kinh nghĩa thục mở đầu cho luồng tư tưởng giáo dục mới:
Thực học, thực nghiệp, dù mới dừng lại ở việc học để tiếp nhận những tư tưởng mới
để canh tân đất nước, học để áp dụng những kiến thức nhằm chấn hưng kinh tế, hướng
đến mục đích cao nhất là tạo nên sức mạnh để giải phóng dân tộc. Dù chưa có triết lý
rõ ràng nhưng tư tưởng thực học, thực nghiệp của Đơng Kinh nghĩa thục đã đặt nền
móng cho một nền giáo dục hiện đại của Việt Nam mà Hà Nội là nơi đầu.
2.2. Quan điểm “thực học, thực nghiệp” được kế thừa trong quá trình lịch sử

Tư tưởng thực học, thực nghiệp được các nhà giáo Đông Kinh nghĩa thục khởi
nguồn, đặt nền móng và nó đã được phát huy trong những giai đoạn tiếp theo.
Trong thời kỳ giải phóng dân tộc từ năm 1930 đến năm 1945, để thuận lợi cho
việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tiếp cận với những vấn đề mới
của thế giới thì truyền bá chữ Quốc ngữ là một nhiệm vụ trọng tâm của những nhà
cách mạng, những trí thức yêu nước. Việc phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ
ln là nhiệm vụ quan trọng mà các trí thức lúc đó đã nhận ra. Năm 1943, khi thành
lập Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ do Nguyễn Văn Tố đứng đầu đã thu hút nhiều trí
thức yêu nước tham gia, nổi bật là giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã tham gia với tư cách
một thành viên chính thức, ông đảm nhận nhiệm vụ là Trưởng ban Tu thư và cùng một
vài tác giả cho công bố cuốn: Phương pháp học y tờ, đổi mới cách học chữ Quốc ngữ.

Cuốn sách đã được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Khi Cách mạng tháng Tám thành
công, phong trào “diệt giặc dốt” được phát động thì phương pháp học chữ Quốc ngữ
của giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trở thành một phương pháp chủ đạo giúp hàng triệu
người có thể thốt nạn mù chữ trong vịng 6 tháng. Điều đáng chú ý là phương pháp
dạy và học chữ Quốc ngữ lúc đó ln gắn với thực hành nên hiệu quả rất cao. Các hội


234

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

viên chia nhau đến từng ngõ xóm, dạy bà con biết chữ. Dạy chữ gắn với những hoạt
động thường ngày của người nông dân Việt Nam, dạy chữ vận thành những câu ca dễ
học, dễ nhớ. Học gắn với hành và phương pháp dạy cần phù hợp với các đối tượng thì
sẽ có hiệu quả, đây là bài học cịn ngun giá trị.
Nền giáo dục Việt Nam đã có nhiều lần cải cách thay đổi cho phù hợp với bối cảnh
lịch sử và tình hình mới của đất nước lúc có chiến tranh hoặc lúc hịa bình. Tinh thần dân
tộc, dân chủ luôn là quan điểm chủ đạo trong đường lối giáo dục của Việt Nam.
Sau năm 1975, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ, năm 1976 thống nhất đất
nước về mặt nhà nước đã tạo điều kiện thống nhất mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục.
Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước có tính nhân dân, dân tộc, khoa
học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt
động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với
thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Từ năm 1976 tới nay, với việc ban hành và sửa đổi Luật Giáo dục ở các đợt khác
nhau, hệ thống giáo dục Việt Nam liên tục có nhiều thay đổi, nhất là giáo dục đại học
đã được sửa đổi cho phù hợp với nhu cầu xã hội. Quan điểm “thực học, thực nghiệp”
thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước hiện nay. Nghị quyết số
29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa
XI) thơng qua. Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết là: Giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết số 29-NQ/TW là “Xây dựng nền giáo dục mở,
thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục
hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng;
chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục
và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến
năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Nghị quyết
số 29-NQ/TW cũng xác định quan điểm chỉ đạo là: “Đổi mới hệ thống giáo dục theo
hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức
giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo”.
Nội dung đổi mới căn bản, tồn diện có đề cập đến việc hướng tới xây dựng nền
giáo dục mở, thực học, thực nghiệp.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

235

Theo quan điểm của Nghị quyết 29- NQ/TW, “thực học, thực nghiệp” là người
dạy và người học hiểu đúng mục đích của việc dạy và học; dạy và học thực chất; kết
quả thi, kiểm tra phản ánh đúng, thực chất chất lượng giáo dục; người học là chủ thể
trung tâm của quá trình giáo dục, sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực và phẩm chất cần
thiết để sống và làm việc.
Thực học, thực nghiệp đối lập với hư học, hư danh, bệnh thành tích, với việc chạy
điểm, chạy bằng cấp, bằng thật học giả mà dư luận xã hội bức xúc, lên án.
Giải pháp quan trọng căn bản trong giáo dục đại học là đổi mới chương trình và

phương pháp giảng dạy theo hướng thực học, thực nghiệp. Các trường khơng chỉ dạy
những gì mình có mà phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động, mặt khác bắt buộc
phải tạo được nền tảng nghiên cứu xứng đáng mang danh đại học. Trên thực tế hiện nay
có một số ít đại học lớn đi theo định hướng nghiên cứu, phần lớn còn lại phát triển theo
định hướng ứng dụng và thực hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay đã và đang củng cố
trung tâm dự báo nghề nghiệp, thị trường lao động làm cơ sở cho các trường tham khảo
trong việc xác định chỉ tiêu đào tạo và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Cần đẩy mạnh tự
chủ đại học, chừng nào các trường đại học chưa được tự chủ, vẫn cịn dựa vào bộ chủ quản
thì chừng đó vẫn chưa thể mạnh. Nhà nước tiến tới khơng giao kinh phí thường xuyên mà
thông qua đặt bài, đặt hàng, cũng không phân biệt trường cơng, trường tư, thậm chí khơng
phân biệt trường nước ngoài đầu tư với trường trong nước đầu tư. Phát triển giáo dục đại
học sẽ trên nguyên tắc cạnh tranh, không bao cấp. Đảng và Nhà nước cũng đang tính đến
những giải pháp khuyến khích các trường đại học gắn kết với người sử dụng lao động, đặc
biệt là với các doanh nghiệp, tạo ra chuỗi cung ứng nhân lực.
Đổi mới phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng kết hợp sử dụng
kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu của ngành đào tạo. Đánh giá kết quả đào tạo
đại học theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến
thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ;
năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc. Giao
quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học,...
2.3. Mơ hình đào tạo định hướng ứng dụng - một biểu hiện của thực học, thực nghiệp

Quan điểm học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, tránh tình trạng “thừa
thầy, thiếu thợ” là một trong những yếu tố cần phân loại đại học thành hai loại: mơ
hình đại học nghiên cứu và đại học định hướng ứng dụng. Mơ hình đào tạo đại học
ứng dụng và đại học nghiên cứu cần được phân định rõ ràng giúp người học lựa chọn
môi trường học tập phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 73/2015/NĐ-CP thì chương trình
đào tạo định hướng ứng dụng là chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây



236

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn
thành các giải pháp cơng nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các cơng cụ hồn chỉnh.
Giáo dục định hướng ứng dụng, đào tạo nhân lực có tay nghề; kích hoạt năng lực
sáng tạo, tự nhận thức thích nghi với thế giới việc làm. Chương trình học mang tính
thực hành; tập trung nâng cao kỹ năng nghề nghiệp giúp sinh viên sẵn sàng tham gia
ngành nghề cụ thể. Nhiều giờ học ngoại khóa; 70% thực hành; 30% lý thuyết. Trong
đó doanh nghiệp trực tiếp tham gia chương trình đào tạo, trường đại học xây dựng mơ
hình đào tạo theo mơ tả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhận sinh viên thực tập và
tuyển dụng nếu đáp ứng được yêu cầu của thế giới việc làm.
Nhiều quốc gia phát triển mơ hình đào tạo đại học ứng dụng và nhận được những
thành quả nhất định như Australia, Hà Lan, Na Uy hay Nhật Bản... Định hướng đào tạo cử
nhân trình độ đại học có chun mơn, kiến thức, kỹ năng, tay nghề sẵn sàng bắt tay vào
công việc trong thời đại mới. Họ không chỉ hiểu được ngành nghề đang đào tạo mà còn
được trang bị kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực chuyên môn đồng thời cập nhật những
thay đổi trong lĩnh vực ấy bắt kịp thời đại. Theo mơ hình này, học viên học tập ngay trong
khi thực hành, chất lượng giáo dục đảm bảo giữa nhà trường – doanh nghiệp – người học.
Ví dụ: Tại Na Uy, mơ hình đại học ứng dụng – đào tạo nghề là “2 + 2” nghĩa là
2 năm học đại cương và 2 năm học nghề tại doanh nghiệp… những người được lựa
chọn sẽ ký hợp đồng với doanh nghiệp đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp phải đảm bảo
nguyên tắc: năm 1 công nhân được hướng dẫn về kỹ thuật; năm 2: giảm hướng dẫn,
tăng tự học. Học viên được hưởng lương trong cả 2 năm học, sau khi kết thúc sẽ được
trao chứng chỉ và tìm kiếm việc làm.
Tại Việt Nam, mơ hình đào tạo định hướng ứng dụng đã và đang được các
trường đại học vừa và nhỏ và các trường đại học địa phương hướng đến. Một thực
tế đứng trước bài toán thất nghiệp sau khi ra trường; thực trạng “thừa thầy, thiếu

thợ” và “cơn khát” về nhân sự có chuyên môn cao tại Việt Nam hiện nay đã khiến
cho nhiều trường đại học cần phân định rõ hơn trong chun ngành và mơ hình đào
tạo. Ưu điểm của mơ hình đào tạo đại học ứng dụng với quy trình chặt chẽ tiến hành
theo 6 bước: thay đổi tư duy; khái qt chung về cơng việc; ví trí việc làm; tham
quan thực tế doanh nghiệp; định hướng nghề nghiệp sơ bộ; tổ chức đào tạo và hỗ trợ
tuyển dụng. Theo mơ hình này, sinh viên được việc giảm bớt thời gian học lý thuyết
hàn lâm, tăng cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế đúng ngành, chuyên ngành học
giúp sinh viên theo học mơ hình đại học ứng dụng có cơ hội nghề nghiệp rộng mở
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên đây là vấn đề các trường đại học
theo định hướng ứng dụng đang thực hiện nhưng cũng có nhiều bất cập do cơ chế
liên kết đào tạo với doanh nghiệp chưa rõ ràng. Tính chủ trong các trường đại học
còn đang lúng túng.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

237

2.4. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với quan điểm thực học, thực nghiệp.

Là trường đại học duy nhất trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, hơn
60 năm xây dựng, trưởng thành (Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội thành lập ngày
06/01/1959), trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan trọng; đặc biệt, ngày 31/12/2014
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên
cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, tạo động lực cho Trường trong
phát triển đột phá trong những giai đoạn tiếp theo.
Sau 6 năm thành lập, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội bước đầu đã phát triển theo
đúng định hướng là trường đại học ứng dụng với đa ngành nghề phục vụ nguồn nhân
lực chất lượng cao của Hà Nội và cả nước. Nhà trường đã được phép tổ chức đào tạo
trên 20 ngành học trình độ đại học. Tổng số sinh viên đang theo học tại trường là trên

8000 sinh viên. Công tác tổ chức và quản lí các ngành đào tạo trình độ đại học được
thực hiện theo đúng yêu cầu với mục tiêu đào tạo theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng, lấy nhu cầu của thị trường lao động làm trung tâm. Các ngành đào tạo của nhà
trường đã và đang tăng cường hợp tác với các cơ sở sử dụng lao động. Nhiều ngành đã
đào tạo theo định hướng POHE như các ngành Quản trị khách sạn, Quản lý chuỗi cung
ứng logistics,.. đã có sự tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động ngay
từ khi xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức học nghiệp vụ tại doanh nghiệp, thực tế,
thực hành, thực tập tại doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo
thực hành đạt trên 50% đã cho thấy chất lượng thực học, thực nghiệp thể hiện rất rõ
trong quá trình đào tạo. Việc thực học, thực nghiệp còn được thể hiện trong việc kiểm
tra, đánh giá có sự tham gia của doanh nghiệp ở các học phần nghiệp vụ chuyên sâu.
Việc đánh giá khách quan của các doanh nghiệp đã sẽ khẳng định chất lượng của việc
học thật, thi thật. Kết quả đánh giá của các cơ sở đào tạo còn bổ sung thêm phần lý
thuyết trên lớp và cải tiến nội dung, chương trình dạy học cho phù hợp với thị trường
lao động đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng cao.
Tư tưởng thực học, thực nghiệp không đi ngược lại với tư tưởng khai phóng trong
giáo dục. Khai phóng là tư tưởng giáo dục mở, thực học, thực nghiệp sẽ tăng thêm cơ
hội việc làm cho người học, giúp người học chuyển dịch cơ hội việc làm cho phù hợp
với nhu cầu thị trường và năng lực học tập của cá nhân.
Chiến lược phát triển của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong thời gian tới,
trường quyết tâm đổi mới toàn diện để trở thành cơ sở giáo dục đại học tự chủ; có
bước đi đột phá về chất lượng; gắn kết sự phát triển của trường với sự phát triển của
thủ đô; phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những trường đại học đào tạo theo
định hướng nghề nghiệp ứng dụng có uy tín và ảnh hưởng rộng lớn, đào tạo nguồn
nhân sự và nghiên cứu khoa học chất lượng cao... Để làm được điều đó vấn đề thực


238

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP


học, thực nghiệp đã và đang được cụ thể hóa trong việc đổi mới chương trình học, theo
định hướng ứng dụng, chú trong gắn lý thuyết với thực hành, đảm bảo với các ngành
có tính đặc thù có trên 50% thời gian sinh viên được học tập, thực hành, thực tập tại
các doanh nghiệp. Đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, của các sở đào tạo
là nhiệm vụ trọng tâm mà Nhà trường đang hướng đến. Nội dung giáo dục luôn bám
sát nhu cầu thị trường lao động, tăng cường các kĩ năng mềm cho người học. Đồng
thời tăng cường giáo dục kiến thức về Hà Nội, chú trọng phát triển khả năng ngoại
ngữ, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học nhằm đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho Hà Nội và cả nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
3. KẾT LUẬN

Hà Nội với vị thế là thủ đơ có lịch sử ngàn năm văn hiến, là cái nôi của giáo dục Việt
Nam và là nơi khởi điểm đề xuất và thực hiện những ý tưởng sáng tạo trong đổi mới giáo
dục toàn diện. Những ý tưởng của các nhà giáo Hà Nội từ đầu thế kỷ XX trong Trường
Đông Kinh nghĩa thục về tư tưởng thực học, thực nghiệp đã được các thế hệ nhà giáo
Hà Nội ở những giai đoạn sau tiếp nối thể hiện trong nội dung giảng dạy, phương pháp
giảng dạy không ngừng đổi mới cho phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Những bài học của quá khứ về triết lý giáo dục vẫn cịn ngun giá trị, đó là: “học gắn
với hành; học phải đáp ứng được nhu cầu xã hội ở những giai đoạn lịch sử cụ thể; nội
dung và phương pháp dạy học phải có tính thực tiễn, đơn giản nhưng có hiệu quả. Học
thật, thi thật, làm được thật;... và thâu suốt trong quan điểm thực học, thực nghiệp là học
để phụng sự Tổ quốc, học để hội nhập... các giá trị đó ln đúng ở mỗi giai đoạn lịch sử.
Hà Nội cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để thực hiện các chủ trương đổi mới về
giáo dục của Đảng và Nhà nước. Với vị thế và truyền thống lịch sử của Trường Đại
học Thủ đô Hà Nội (đi lên từ Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội), Nhà trường đã và
đang không ngừng đổi mới để thực hiện tư tưởng giáo dục mở, thực học, thực nghiệp
để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ở các ngành nghề của Hà Nội
và cả nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Anh (1967), “Vài nét về giáo dục Việt Nam từ sau Đại chiến thế giới thứ nhất đến
Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.

2.

Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học, Hà Nội.

3.

Vũ Hy Chương (Chủ biên) (2010), Phát triển khoa học và trọng dụng nhân tài của Thăng
Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.

4.

Lý Tùng Hiếu (2005), Lương Văn Can và phong trào Duy tân - Đông du, NXB Văn hóa
Sài Gịn.


Phần I: QUAN ĐIỂM VỀ “NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI”

239

5.

Vũ Đình Hịe (1997), “Nguyễn Văn Tố vị hội trưởng của dân trí”, Tạp chí Xưa và Nay.

6.


Nguyễn Văn Huyên (1990), Những bài nói và viết về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

7.

Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Lâm Bá Nam (2008), 100 năm Đông Kinh nghĩa thục
và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8.

Đinh Xuân Lâm (2006), “Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, nơi đào tạo các nhà giáo
dục và nghiên cứu văn hóa dân tộc lỗi lạc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.

9.

Nguyễn Hiến Lê (1974), Đông Kinh nghĩa thục, NXB Sài Gòn.

10. Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019, hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
11. Trần Viết Nghĩa (2008), “Hoạt động chấn hưng thực nghiệp của tư sản Việt Nam đầu thế kỷ
XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
12. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
13. Chương Thâu (1982), Đông Kinh nghĩa thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX,
NXB Hà Nội, Hà Nội.



×