Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số nội dung và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.73 KB, 9 trang )

MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ThS. Phạm Minh Tú, TS. Nguyễn Hồi Phương, ThS. Lê Trung Thành*

1

Tóm tắt: Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương
pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động
quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu
có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính
hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng
điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Từ khóa: Đổi mới căn bản và tồn diện, giáo dục...

MỞ ĐẦU

Đổi mới giáo dục là vấn đề đã được đặt ra từ lâu. Tuy nhiên, khi Ban Chấp hành
Trung ương Đảng chính thức ban hành một nghị quyết riêng yêu cầu phải “đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” thì rõ ràng, đổi mới đã trở thành một yêu
cầu bức thiết, một nhiệm vụ không thể trì hỗn đối với ngành Giáo dục. 
Làm gì để đất nước sớm thốt ra khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu so với thế
giới? Câu trả lời duy nhất đúng là phải đi lên bằng sự đầu tư toàn diện, hiệu quả cho
giáo dục. Sự lạc hậu về tư duy và phương thức quản lý giáo dục, nội dung chương
trình, phương pháp đào tạo, bệnh thành tích là thủ phạm chính dẫn đến những lạc hậu,
trì trệ của giáo dục hiện nay. Vì vậy, đổi mới căn bản, triệt để, hướng đến một nền giáo
dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho
sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa nước ta phát triển, sánh vai cùng các nước tiên tiến
trên thế giới.



Trường Đại học Lao động - Xã hội.

*


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

713

NỘI DUNG

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước
quan tâm và đầu tư, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục, đào tạo
luôn được ưu tiên đầu tư trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI)
thông qua đề ra quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sau gần 6 năm triển khai Nghị quyết, chất lượng ngành Giáo dục nước ta đã có
những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
1.1. Chất lượng giáo dục được nâng cao

Cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo được chú trọng hoàn thiện để giải quyết
những bất cập, hạn chế, tạo ra hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục thực hiện. Đặc
biệt là Quốc hội đã thông qua hai luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục đại học 2018 và Luật Giáo dục năm 2019.
Đối với cấp giáo dục mầm non được quan tâm đầu tư phát triển. Đến năm 2017
tất cả 63 tỉnh, thành phố nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em

5 tuổi. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực. Chính
phủ đã thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi và hỗ trợ học
phí cho trẻ em ở cơ sở ngồi cơng lập, đặc biệt là dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa,
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Đối với cấp giáo dục phổ thơng, chất lượng giáo dục được đánh giá cao, tạo được
sự ấn tượng về các chỉ số phát triển và được quốc tế ghi nhận. Đồng thời, kế hoạch
triển khai chương trình sách giáo khoa mới, đổi mới phương pháp dạy và học được
từng bước thực hiện tạo ra những chuyển biến rõ rệt. Công tác kiểm tra, đánh giá, phân
loại học sinh dựa trên những tiêu chí nhất định đảm bảo đánh giá đúng năng lực và
phẩm chất của học sinh. Chú trọng công tác giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho
học sinh, sinh viên.
Chương trình giáo dục đại học được nâng cao, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho đất nước. Thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế, hỗ trợ khởi nghiệp đối
với sinh nhằm giải quyết nhu cầu về việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp cho sinh viên mới
ra trường.
Cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học được triển khai, các chương trình
giáo dục của các trường đại học được phát triển, đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính.


714

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

1.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường về số
lượng và chất lượng, đồng thời nâng cao trình độ đào tạo ở các cấp. Xây dựng tiêu
chuẩn nghề nghiệp và khung năng lực giáo viên. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Rà soát nhu cầu sử dụng
giáo viên tại các địa phương và nhu cầu tuyển dụng cán bộ vào công tác quản lý giáo

dục. Nâng cao năng lực ngoại ngữ, có tiêu chí đánh giá, phân loại về năng lực ngoại
ngữ và năng lực sư phạm.
1.3. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục

Công nghệ thông tin được đẩy mạnh ứng dụng trong dạy và học cũng như trong
công tác quản lý, điều hành. Dữ liệu trong công tác quản lý giáo dục được thống kê
và lưu trữ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác phân tích, đánh giá số liệu để kịp thời
đưa ra những chính sách điều chỉnh phù hợp.
Đồng thời việc tích hợp cơng nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo giúp
cho công việc kiểm định chất lượng giáo dục trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
1.4. Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh

Nhiều thỏa thuận hợp tác quốc tế được ký kết tạo ra cơ hội học tập cũng như học
hỏi để đổi mới về giáo dục và dào tạo. Liên kết đào tạo nước ngoài và trao đổi sinh
viên, hợp tác nghiên cứu, tích cực hội nhập quốc tế.
1.5. Công tác thanh tra giáo dục

Trong những năm qua, công tác thanh tra giáo dục được đẩy mạnh đã chấn chỉnh,
duy trì kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động giáo dục. Phát hiện những sai phạm, thiếu
sót trong cơng tác giáo dục và có những biện pháp phịng ngừa, xử lý vi phạm kịp thời.
1.6. Hạn chế, bất cập trong công tác quản lý giáo dục và một số vấn đề trong dạy và học

Công tác đổi mới giáo dục hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu tuy nhiên vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập cần giải quyết triệt để.
Hiện nay quy hoạch tổng thể về mạng lưới trường, lớp học cịn chưa hồn thiện,
nguồn lực tài chính đáp ứng cho nhu cầu đổi mới giáo dục vẫn cịn hạn chế, quy mơ
ngân sách cịn nhỏ. Năng lực quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản
lý và trình độ của giáo viên các cấp vẫn chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ đề ra. Việc
ứng dụng phương pháp dạy học và ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thiếu sự đồng
bộ, tạo ra tính cục bộ, mất cân đối. Việc quản lý, phân luồng giáo viên chưa phù hợp

và đạt được hiệu quả, cịn thiếu những giáo viên có trình độ sư phạm và tâm huyết với
nghề. Đồng thời chính sách tiền lương cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non
còn hạn chế nên chưa thu hút được sinh viên theo học nghề sư phạm.


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

715

Các chương trình giáo dục, định hướng nghề nghiệp chưa sát với thực tiễn và nhu
cầu của thị trường lao động. Nội dung giáo dục hướng nghiệp còn chậm đổi mới, chưa
được thường xuyên cập nhật. Tỉ lệ phòng học kiên cố còn chưa đáp ứng được nhu cầu
sử dụng do nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất còn hạn hẹp. Việc đầu tư dàn trải
và chưa chú trọng huy động vốn từ các nguồn lực khác trong xã hội cũng là một yếu
tố khiến cho cơng tác đổi mới giáo dục cịn chậm so với mặt các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Cách nay 10 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Nói khơng
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích”. Nhưng cơng tác thực hiện ở các địa
phương chưa được triệt để. Những năm gần đây, tình trạng lạm phát, tháo khốn về
điểm số, học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các bậc học phổ thông đã đến mức báo
động. Các năm gần đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép xét tuyển học bạ cho
các em vào đại học, cao đẳng thì các danh hiệu của học sinh lớp 12 ở nhiều địa phương
cũng tăng vọt, số “học bạ đẹp” cũng nhiều hơn. Căn bệnh thành tích là một trong
những nguyên nhân kéo lùi sự phát triển của giáo dục nước nhà.
Không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn
mới đây đã khẳng định tiếp tục con đường đổi mới giáo dục, mà trọng tâm là đội ngũ
thầy, cô giáo. Chất lượng người thầy vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến chất
lượng giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên. Dẫu công nghệ phát triển, việc giao lưu,
học hỏi lẫn nhau khá thuận lợi; tính tự chủ, tự lập của học sinh, sinh viên bây giờ đã
cao hơn rất nhiều, nhưng vai trò định hướng, hướng dẫn của người thầy vẫn luôn là

yếu tố không thể thiếu. Chống căn bệnh thành tích trong giáo dục, có lẽ khơng đâu xa,
mà hãy bắt đầu từ việc đề cao lương tâm, trách nhiệm của người thầy. Thầy trên lớp
và thầy quản lý. Làm sao việc khắc phục căn bệnh thành tích phải trở thành phương
châm hành động của mỗi cán bộ, giáo viên trong tồn ngành Giáo dục. Biết nhận thiếu
sót, biết chấp nhận thua cuộc, trong một chừng mực nào đó cịn có ý nghĩa giúp con
người tìm ra con đường khác để giành chiến thắng. Vì vậy, đổi mới tư duy quản lý và
khắc phục căn bệnh thành tích trầm kha lâu nay là chìa khóa để nâng cao chất lượng
giáo dục. Muốn học sinh có thái độ học tập đúng đắn, có kỹ năng sống, biết vượt lên
những khó khăn thách thức để đi đến tận cùng sự học, người làm thầy phải biết truyền
cho các em ngọn lửa nhiệt tình và trách nhiệm của mình. Điều ấy chỉ có thể thực hiện
khi xã hội dành sự đầu tư xứng đáng cũng như có quyền ra đầu bài cho ngành Giáo
dục, để đất nước có những người thầy đúng nghĩa: “Thầy ra Thầy!”... 
2. NỘI DUNG ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2.1. Quan điểm chỉ đạo

Đảng, Nhà nước lấy đổi mới giáo dục và đạo tạo là quốc sách hàng đầu, ưu tiên
đầu tư phát triển giáo dục. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới


716

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến nội dung, phương pháp, chính sách, mục tiêu. Đổi
mới từ hoạt động quản lý Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục –
đào tạo. Tăng cường sự tham gia của gia đình, cộng đồng xã hội, các tầng lớp nhân
dân đóng góp ý kiến, xây dựng để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục.
Kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được, học hỏi có chọn lọc kinh nghiên
của nền giáo dục các nước trên thế giới. Xây dựng chính sách giáo dục dài hạn, phù
hợp đối với từng cấp học, có lộ trình và tính khả thi cao. Gắn lý luận với thực tiễn

nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học. Có sự kết hợp, trao đổi và kết nối giữa
gia đình và nhà trường. Phát triển kinh tế – xã hội phải đi đôi với phát triển giáo dục
và đào tạo. Nghiên cứu nâng cao phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học công nghệ
vào công tác quản lý giáo dục và giảng dạy trong nhà trường.
Chú trọng giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Hạn chế những tiêu cực trong
công tác thi cử, kiểm tra để đánh giá đúng năng lực của người học. Phát triển giáo dục
ở các cấp, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi điều kiện kinh tế – xã
hội còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Mục tiêu đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy khả năng tư duy,
sáng tạo của người học, đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước trong thời kì mới, tạo ra
những chuyển biến tích cực trong cơng tác giáo dục và đào tạo; xây dựng sự nghiệp
giáo dục đạt trình độ tiên tiến, xây dựng nền giáo dục mở; đảm bảo các tiêu chuẩn
về cơ sở vật chất cũng như nguồn lực để phục vụ sự nghiệp đổi mới giáo dục; Tăng
cường hợp tác quốc tế, liên kết các chương trình giáo dục với các nước có nền giáo
dục tiên tiến, hiện đại.
Đưa giáo dục mầm non phát triển, chuẩn hóa, trang bị cho các em hiểu biết, nâng
cao thể chất để bước vào lớp 1. Xây dựng hệ thống các trường mầm non đạt tiêu chuẩn
và có chính sách miễn học phí phù hợp. Phát triển giáo dục phổ thông theo hướng hiện
đại, nâng cao trí tuệ và năng lực cơng dân, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Giáo
dục toàn diện cả về thể chất và tinh thần, bồi dưỡng nhân tài, có sự phân luồng sau
trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Xây dựng mạng lưới cơ cấu ngành nghề, nhân lực trình độ đại học phù hợp với quy
hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Nâng cao năng lực tự học, sáng tạo của người học gắn
với lòng yêu nước và nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho mọi người dân
đều có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chun mơn, xóa mù chữ bền vững.
Giảng dạy tiếng Việt góp phần giữ vững bản sắc của dân tộc và tình cảm gắn bó
với q hương, Tổ quốc, xây dựng khối đại đồn kết dân tộc vững mạnh.



Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

717

3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TỒN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
3.1. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đổi mới nền
giáo dục

Đưa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế và giải
quyết triệt để những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng. Đánh giá đúng tầm
quan trọng của chất lượng giáo dục và đào tạo để có cơ chế, chính sách phù hợp. Đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có vai trị quyết định chất lượng giáo dục và
đào tạo. Đặt người học là chủ thể của quá trình giáo dục và sự phối hợp có trách nhiệm
của giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
Tăng cường phản biện trong xã hội, huy động các tầng lớp nhân dân, nhất là đội
ngũ trí thức tham gia vào đánh giá, giám sát nội dung cũng như quá trình đổi mới nền
giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để tạo được sự đồng thuận cao
trong xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong cơng tác bồi dưỡng chính trị, tư tưởng
trong đội ngũ giáo viên. Thực hiện gương mẫu, đi đầu và có trách nhiệm trước Đảng,
nhân dân về thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Đưa đội ngũ giáo viên, viên
chức và học sinh phát huy vai trò và sứ mệnh để xây dựng nền giáo dục hiện đại và phát
triển. Có chính sách quy hoạch dài hạn để phát triển đội ngũ giáo viên, viên chức ngành
giáo dục, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo.
3.2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

Đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, xác định rõ định hướng đào tạo;
Đưa ra các tiêu chuẩn, chuẩn đầu ra đối với từng cấp học, chuyên ngành đào tạo; Cam
kết đảm bảo chất lượng đào tạo đối với từng cơ sở đào tạo, có quy trình giám sát, đánh

giá, kiểm định chất lượng giáo dục khoa học, cơng khai, minh bạch.
Đổi mới nội dung chương trình dạy học nhằm mục tiêu phát triển phẩm chất và
năng lực người học. Nội dung chương trình dạy học phải đảm bảo hài hòa giữa lý
thuyết và thực tiễn, giữa phát triển tri thức và phát triển thể chất cho học sinh, sinh
viên Việt Nam. Tăng cường đạo đức, lối sống và ý thức cơng dân. Giữ gìn và phát huy
tinh thần hiếu học của dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống nhân văn, tốt đẹp
của con người Việt Nam.
Tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kiến
thức quốc phịng, an ninh, dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho cộng đồng
người Việt Nam xa xứ.
Xây dựng bộ sách giáo khoa, tài liệu học tập đảm bảo về nội dung và hình thức, phù
hợp với từng cấp học và yêu cầu đào tạo; Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng áp


718

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

dụng những thành tự khoa học, nhất là tin học vào giảng dạy và đào tạo; Hạn chế tiến tới
xóa bỏ những phương pháp dạy đã lỗi thời, khơng cịn phù hợp với u cầu thực tiễn; Đa
dạng hóa các hình thức học tập, các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học.
Giáo dục nhân cách người học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và phát triển thể
lực của từng cá nhân. Có sự phân hóa giữa các mơn học cho đồng đều, giảm số giờ lý
thuyết trên lớp và tăng cường các hoạt động giáo dục ngồi trời. Có chính sách hỗ trợ
và phát triển giáo dục cho học sinh khuyết tật, học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Giáo dục và định hướng nghề nghiệp cho
người học, giảm tỉ lệ thất nghiệp, tạo môi trường và việc làm cho người học sau khi
hồn thành chương trình học.
3.3. Ngăn chặn, xử lý những tiêu cực trong kiểm tra, thi cử, đánh giá, xếp loại người học


Chất lượng các kì thi, kiểm tra, đánh giá kết quả phải có các tiêu chí cụ thể, khoa
học. Kết quả đánh giá phải tồn diện, từ đánh giá quá trình học cho đến đánh giá cuối
kỳ, cuối năm học.
Áp dụng phương thức thi và cơng nhận tốt nghiệp theo hưóng giảm tốn kém cho
xã hội nhưng vẫn đảm bảo đánh giá đúng năng lực người học. Tăng cường việc đánh
giá của gia đình, nhà trường, cá nhân người sử dụng lao động với tự đánh giá của
người học.
Xây dựng phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kết quả học tập và nhu
cầu sử dụng lao động của từng ngành nghề. Áp dụng chính sách tự chủ tuyển sinh cho
các trường đại học, cao đẳng.
Nâng cao công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo. Rà soát, kiểm tra
định kỳ và có tham khảo tiêu chí đánh giá của các chương trình giáo dục quốc tế có uy
tín. Giảm bớt gánh nặng về bằng cấp, tăng hiệu quả công việc thực tế.
3.4. Xây dựng xã hội học tập suốt đời

Nghiên cứu đổi mới hệ thống giáo dục theo điều kiện của đất nước và xu hướng
của nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới.
Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đảm bảo phù hợp với nhu cầu
đào tạo và tính khoa học. Phát triển nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế – xã
hội. Xã hội hóa để đầu tư xây dựng hệ thống các trường học, cơ sở vật chất đạt chất
lượng cao.
3.5. Tăng cường sự tham gia đóng góp của các nguồn lực xã hội

Nhà nước đóng vai trị chủ đạo và quản lý đầu tư ngân sách cho giáo dục. Đảm
bảo kinh phí cho hoạt động đổi mới và phát triển nền giáo dục. Khuyến khích phát


Phần 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

719


triển các trường ngồi cơng lập để đáp ứng nhu cầu về giáo dục và tự chủ về tài chính
của các cơ sở giáo dục.
Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động hỗ
trợ đào tạo. Xây dựng chính sách tài chính minh bạch, xây dựng các quỹ học bổng,
khuyến học để hỗ trợ học sinh, sinh viên gặp khó khăn. Tơn vinh các cá nhân, tập thể
có những cống hiến cho nền giáo dục Việt Nam.
3.6. Xây dựng nền giáo dục mở

Xây dựng nền giáo dục mở Việt Nam tiên tiến theo yêu cầu đặt ra của Nghị quyết
số 29-NQ/TW và hướng đến tiệm cận nền giáo dục mở tiên tiến của các nước trong
khu vực. Muốn vậy, Nhà nước cần sớm ban hành chính sách phát triển giáo dục mở
phù hợp, có lộ trình cụ thể, tạo nền tảng pháp lý, cơ sở thực tiễn để thực hiện và phát
triển mơ hình giáo dục mở. Phát triển nền giáo dục mở phù hợp quy luật phát triển của
đất nước, theo định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, quá trình đổi mới
thể chế và tái cơ cấu cần thực hiện một cách toàn diện, từ cơ chế vận hành quản lý, đầu
tư tài chính, đất đai, cơ sở vật chất, thuế cho đến cơ chế kiểm định, thanh tra, giám sát
chất lượng giáo dục. Cùng với đó, định hướng xóa bỏ cơ chế bao cấp cho các trường
và quan điểm phân biệt bằng cấp của trường công – trường tư.
Phát triển nền giáo dục mở bình đẳng, tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người,
khơi dậy tài năng của người học. Để có thể thực hiện điều này, cần xây dựng cơ sở
hạ tầng cho nền giáo dục mở, cụ thể là xây thêm trường học, trung tâm học tập cộng
đồng ở những nơi đông dân cư, vùng sâu, vùng xa; Xây dựng và phát triển hệ thống
công nghệ thông tin hỗ trợ việc học tập và tra cứu… Thiết kế nền giáo dục mở linh
hoạt, liên thông với môi trường và phù hợp với xu thế thời đại. Trước hết, cần linh
hoạt trong xây dựng chương trình học tập sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo;
khuyến khích người học liên thơng, cấp chứng chỉ cho người học đối với từng trình
độ và người học đạt được.
Thiết kế nền giáo dục mở dựa trên nền tảng triết lý giáo dục Việt Nam. Nghĩa là
hình thành một nền giáo dục mở trên cơ sở 2 mục tiêu sau: Phải đào tạo mỗi người học

vừa thành con người xã hội, vừa thành con người cá nhân. Tổng hòa lại hai mục tiêu sẽ
là phẩm chất và năng lực người học cần đạt được. Thiết kế nền giáo dục mở phù hợp
với hoàn cảnh của người học và thực tiễn phát triển của đất nước, như vậy nền giáo
dục mới có thể tồn tại và phát triển. Hình thành kho tài nguyên và tài liệu giáo dục mở,
nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, giáo viên. Song song với đó, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng cần chú trọng các chương trình huấn luyện về phương pháp giảng dạy;
tiếp tục nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các mơ hình giáo dục mở phát triển, rút ra
bài học kinh nghiệm để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.


720

KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC GIA: XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN

Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Phát triển
giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển
giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả,
đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh
hoạt, liên thơng giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo.
Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo. Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát
triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hịa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi
cơng lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng

xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào
tạo. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời
giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.../.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2

Vũ Minh Giang (2020), Giáo dục Việt Nam trước đòi hỏi đổi mới căn bản và toàn diện, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

3

Mai Đan (2020), “Hệ thống giáo dục mở phải gắn với tự chủ”, Thời báo Tài chính Việt Nam.

4

Lê Ngọc Trà (2019), “Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa”,
Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

5

Nguyễn Hữu Châu, Đào Thái Lai (2015), Tiến tới một xã hội học tập ở Việt Nam, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.




×