Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giáo dục kỹ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.66 MB, 189 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh” là
cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện

Đoàn Thị Huệ Minh

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đƣợc luận văn “Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh”,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý Thầy/Cô trong Viện Sƣ phạm
Kỹ thuật, những ngƣời đã cho em những kiến thức cơ bản, những bài học, những
kinh nghiệm quý báu để em có thể hình dung đƣợc một cách khái qt những gì cần
làm suốt quá trình hình thành ý tƣởng và bắt tay vào thực hiện luận văn.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.Vũ Trọng Rỹ,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu. Nhờ sự
chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy mà em đã hoàn thành luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức, các
trƣờng Tiểu học đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ nhiệt tình trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, tập thể các anh chị em lớp cao
học GDH - 16A đã chia sẻ, hỗ trợ về mặt tinh thần, động viên nhau cùng cố gắng
trong suốt quá trình thực hiên nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !


TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 8 năm 2017
Học viên

Đoàn Thị Huệ Minh

iv


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Dạy học thơng qua hoạt động trải nghiệm là một trong những nội dung cụ thể
của quá trình đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục ở bậc tiểu học nói riêng và của
giáo dục Việt Nam nói chung. Với mục đích nghiên cứu đề xuất nội dung, hình thức
tổ chức và quy trình tổ chức HĐTN phù hợp với HS lớp 4 nhằm GDKNS cho các
em, đề tài “Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh lớp 4 tại quận Thủ Đức, TPHCM” bao gồm các nội dung:
Thứ nhất, phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu và các
nhiệm vụ nghiên cứu, đối tƣợng, khách thể nghiên cứu, lập giả thuyết và phạm vi
nghiên cứu, lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài.
Thứ hai, để làm rõ cơ sở lý luận, đề tài đã khái quát hóa các nghiên cứu về kĩ
năng sống và hoạt động trải nghiệm trên thế giới và ở Việt Nam, tìm hiểu và xác
định các khái niệm liên quan đến đề tài nhƣ kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống,
hoạt động trải nghiệm.
Thứ ba, nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 tại quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh. Phƣơng
pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi với tổng cộng 270 cán bộ quản lý, giáo viên,
tổng phụ trách Đội và phụ huynh học sinh tại 4 trƣờng Tiểu học quận Thủ Đức, đề
tài rút ra một số kết luận sau:
- Hầu hết CBQL, GVCN và PHHS tại các trƣờng TH quận Thủ Đức,
TP.HCM đều đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của GDKNS cho
HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN và trách nhiệm GDKNS cho HS lớp 4 thông qua

tổ chức HĐTN là trách nhiệm của tất cả các LLGD. Mức độ thực hiện của các
LLGD trong việc GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN tại các trƣờng
TH quận Thủ Đức, TP.HCM đƣợc đánh giá ở mức khá.
- Các phƣơng pháp dạy học tích cực và hình thức tổ chức HĐTN đƣợc
GVCN, TPTĐ sử dụng thƣờng xuyên. Đánh giá KNS của HS chủ yếu thông qua
việc HS thực hiện các bài kiểm tra lý thuyết và thực hành.

v


- Khảo sát mức độ phối hợp của CBQL, TPTĐ và GVCN trong việc GDKNS
cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTNcho thấy PHHS chƣa có sự phối hợp với các
LLGD trong nhà trƣờng nhằm hình thành và phát triển các KNS cần thiết cho HS.
- Phần lớn các LLGD cho rằng GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức
HĐTN chƣa có nội dung, chƣơng trình cụ thể và đề xuất tổ chức HĐTNcần có quy
trình, nội dung cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
Thứ tƣ, trƣớc những mặt làm đƣợc và chƣa làm đƣợc trong quá trình tổ chức
HĐTN nhằm GDKSN cho HS, ngƣời nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhƣ sau:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của các LLGD trong GDKNS cho HS
lớp 4 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Biện pháp 2: Thu hút sự quan tâm của các LLGD trong GDKNS cho HS
lớp 4 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
- Biện pháp 3: Đổi mới công tác tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS lớp 4
- Biện pháp 4: Xây dựng quy trình tổ chức HĐTN gồm 9 bƣớc:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức HĐTN
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động.
Bước 4: Xác định nội dung và phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình thức của hoạt động.
Bước 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy.
Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chƣơng trình hoạt động.

Bước 7: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch đến các LLGD.
Bước 8: Tổ chức cho HS đƣợc trải nghiệm nhằm hình thành và GDKNS cho các
em.
Bước 9: Rút kinh nghiệm sau mỗi lần tổ chức và lƣu trữ kết quả hoạt động vào hồ
sơ của học sinh.
Thứ năm, kết quả thực nghiệm cho thấy nhận thức, mức độ sử dụng và mức
độ thành thục các KNS của HS đã đƣợc nâng lên đáng kể. Các biện pháp tổ chức
HĐTN nhằm GDKNS cho HS lớp 4 đƣợc CBQL các trƣờng đánh giá cao và từng
bƣớc áp dụng thực hiện tại cả 5 khối lớp của trƣờng Tiểu học Linh Tây và các
trƣờng tiểu học tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
vi


ABSTRACT
Teaching through experiential activities is one of the specific contents of the
fundamentally and comprehensively reformative process at primary and secondary
schools in particular and Vietnamese education in general.
For the purpose of studying and proposing contents, organizational forms and
the process of organizing experiential activities suitably for 4thgrade pupils to educate
their life skills. The topic "Educating life skills through organizing the experiential
activities for 4th grade pupils in Thu Duc district, Ho Chi Minh City” includes the
following contents:
Firstly, the introduction presents the reasons for choosing the topic, defining the
objectives and tasks of the research, the subject and the research subject, the hypothesis
and the scope of the research, selecting research methods to implement the topic,
contribute the topic.
Secondly, to clarify the rationale, the topic generalizes the studies on life skills
and experiential activities in the world and in Vietnam, explores and defines concepts
related to this topic such as life skills, the education of life skills, experiential activities.
Thirdly, researching on the status of organizing experiential activities in order to

educate the living skills for4thgrade pupils in Thu Duc district, Ho Chi Minh City.
Through surveying 270 people including administrators, teachers, general staff and
parents at four primary schools in Thu Duc district, some conclusions are drawn as
follows:
Most managing staff, homeroom teachers and parents at primary schools in Thu
Duc district are aware of both the importance of educating life skills for 4thgrade pupils
through the organizing experiential activities and being the responsibility of all
educational forces. The level of performance of the education forces at Thu Duc district
primary schools in Ho Chi Minh City is rated at good.
- The active teaching methods and the forms of experimental activities are used
regularly by the homeroom teacher and the head of the team. The student's living skills
are primarily assessed through pupils doing the practical and theory tests.

vii


- In the survey, the degree of coordination of administrators, team leader and
homeroom teachers through organizing experiential activities shows that parents have
not cooperated with educational forces to develop the life skills for them.
- Most educators think that the fourth graders through organizing experiential
activities which there are no specific content or program. Hence, it is necessary to have
the proposal of organizing experiential activities which require a specific process and
content, and are suitable for ages.
Next, from above advantages and disadvantages of organizing experiential
activities to educate students living skills, the researcher proposes some methods as
follows:
Method 1: Raise awareness of education forces for the fourth graders through
innovative and experiential activity
Method 2: Get the attention of education forces in training the life skills through
experiential activities

Method 3: Innovate the organization of experiential activities for the 4th grade pupils
Method 4: Develop a process of innovative and experiential activity including 9 steps:
 Step 1: Identify the need of creative activity
 Step 2: Name the activity.
 Step 3: Determine the purpose of the activity.
 Step 4: Determine the content and method, means and form of the activity.
 Step 5: Design a detailed activity on the paper.
 Step 6: Check, adjust and complete the program.
 Step 7: Plan and implement the plan to the education forces.
 Step 8: Organize activities for pupils
 Step 9: Get the experience after each organization and store the results in
the student's file.
Lastly, the empirical results show that cognition, level of use and maturation of
students‟ living skills have been significantly improved. Experimental methods for the
4th grade pupils are highly appreciated and implemented by the school administrators
in all five classes of the Linh Tay primary school and other primary schools in Thu Duc
district, Ho Chi Minh City.

viii


MỤC LỤC
TRANG
LÝ LỊCH KHOA HỌC ..............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..........................................xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... xv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .............................................................................. xvii

DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... xviii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu : .......................................................................................... 4
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................4
3.1 Khách thể nghiên cứu............................................................................................4
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................4
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................................................... 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận .................................................................5
7.1.1 Phƣơng pháp phân tích lịch sử - logic ......................................................... 5
7.1.3 Phƣơng pháp khái quát hóa lí luận .............................................................. 5
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................5
7.2.1Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm ....................................................................5
7.2.2 Phƣơng pháp điều tra giáo dục ....................................................................6
7.2.3 Phƣơng pháp phỏng vấn ..............................................................................6
7.2.4 Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia ............................................................ 6
7.2.5 Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm ............................................................ 6

ix


7.3 Phƣơng pháp thống kê tốn học ...........................................................................7
8. Đóng góp của luận văn…………………………………………………………..7
9. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM NHẰM GIÁO DỤCKĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4 TẠI
QUẬN THỦ ĐỨC, TP. HỒ CHÍ MINH .................................................................8

1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................ 8
1.1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài.............................................................................8
1.1.1.1 Những nghiên cứu về KNS và GDKNS...................................................8
1.1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm .........................................10
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ..............................................................................16
1.1.2.1 Những nghiên cứu về KNS và GDKNS.................................................16
1.1.2.2 Những nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm .........................................18
1.2 Lí luận về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ..........................................20
1.2.1 Khái niệm kỹ năng, kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống ............................20
1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .................24
1.2.3 Các giai đoạn thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ..........................27
1.3 Lí luận về trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm ..........................................28
1.3.1 Khái niệm trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm.............................................28
1.3.2 Mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học .......30
1.3.2.1 Mục tiêu tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học .............................. 30
1.3.2.2 Nội dung tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học ............................. 31
1.3.2.3 Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở Tiểu học ............................ 32
1.3.3 Đặc trƣng của hoạt động trải nghiệm trong trƣờng Tiểu học ..........................33
1.3.3.1 Trải nghiệm và sáng tạo là dấu hiệu cơ bản của hoạt động ................... 33
1.3.3.2 Nội dung hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp và phân hóa
cao……… ..........................................................................................................33
1.3.3.3 Hoạt động trải nghiệm đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức đa dạng...34
1.3.3.4 Hoạt động trải nghiêm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lựclƣợng giáo
dục trong và ngoài nhà trƣờng ...........................................................................34
x


1.3.3.5 Hoạt động trải nghiệm giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà cáchình
thức học tâp khác khơng thực hiện đƣợc............................................................ 35
1.3.4 Hiệu quả của hoạt động trải nghiệm ................................................................35

1.4 Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học
sinh lớp 4 ..................................................................................................................38
1.4.1 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống dựa vào trải nghiệm ..................................38
1.4.2 Quy trình, phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh. .....................................................................................................39
1.4.2.1 Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh ........................................................................................................39
1.4.2.2 Phƣơng pháp tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh ...................................................................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 44
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THÔNG QUA TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4 TẠI CÁC
TRƢỜNG TIỂU HỌC QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH ........................ 45
2.1 Khái quát điều tra, khảo sát thực tế ................................................................ 45
2.1.1 Mục đích khảo sát ............................................................................................45
2.1.2 Nội dung khảo sát.............................................................................................45
2.1.3 Đối tƣợng, địa bàn khảo sát .............................................................................45
2.1.3.1 Đối tƣợng khảo sát .................................................................................45
2.1.3.2 Địa bàn khảo sát ..................................................................................... 47
2.1.4 Phƣơng pháp, công cụ khảo sát .......................................................................48
2.1.4.1 Phƣơng pháp khảo sát ............................................................................48
2.1.4.2 Công cụ khảo sát .................................................................................... 48
2.2Kết quả khảo sát .................................................................................................50
2.2.1 Nhận thức của các lực lƣợng giáo dục về việc giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 4 thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm .................................................50
2.2.2 Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của học sinh lớp 4 hiện nay .......................54

xi



2.2.3 Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh lớp 4 .....................................................................................................60
2.2.4 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất khi thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh lớp 4 thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm .................................................67
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 71
Chƣơng 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM NHẰM
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 4 TẠI CÁC TRƢỜNG
TIỂU HỌC ...............................................................................................................73
QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HỒ CHÍ MINH ................................................................ 73
3.1Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ....................................................................73
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu...................................................................73
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .....................................................................74
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống...................................................................74
3.1.4 Ngun tắc đảm bảo tính tồn diện ..................................................................75
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .....................................................................75
3.2Các biện pháp GDKNS cho HS lớp 4 thông qua hoạt động trải nghiệm tại
các trƣờng tiểu học quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh .........................................76
3.2.1 Nâng cao nhận thức các LLGD trong GDKNS cho HS lớp 4 thông qua hoạt
động trải nghiệm .......................................................................................................76
3.2.2 Nâng cao mức độ thực hiện của các LLGD trong GDKNS cho HS lớp 4 thông
qua hoạt động trải nghiệm .........................................................................................79
3.2.3Định hƣớng tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS lớp 4................................80
3.2.3.1 Nội dung HĐTN gắn với đời sống thực tiễn của HS. ............................ 80
3.2.3.2 Các HĐTN đƣợc thiết kế phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS lớp 4
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS ...................................82
3.2.3.3 Lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN phù hợp .........................................84
3.2.4 Xây dựng quy trình tổ chức HĐTNST .............................................................87
3.3Thiết kế một số HĐTN nhằm GDKNS cho HS ...............................................90
3.3.1 Thiết kế hoạt động nhân đạo ............................................................................90
3.2.3.1Khái niệm ................................................................................................ 90

xii


3.2.3.2Vai trò của hoạt động nhân đạo đối với HS TH ......................................91
3.2.3.3Hình thức hoạt động nhân đạo ................................................................ 91
3.3.1.4 Quy trình hoạt động nhân đạo ................................................................ 91
3.3.2 Thiết kế hoạt động lao động cơng ích ..............................................................93
3.3.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 93
3.3.2.2 Vai trị của hoạt động lao động cơng ích................................................93
3.3.2.4 Quy trình tổ chức hoạt động lao động cơng ích .....................................94
3.3 Thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................................... 95
3.3.1 Khái quát về thực nghiệm sƣ phạm..................................................................95
3.3.1.1 Mục đích thực nghiệm ..................................................................................95
3.3.1.2 Nội dung thực nghiệm ...................................................................................95
3.3.1.3 Đối tƣợng, địa bàn thực nghiệm....................................................................97
3.3.1.4 Tiến trình thực nghiệm ..................................................................................98
3.4 Kết quả thực nghiệm .......................................................................................100
3.5. Kết luận chung về kết quả thực nghiệm .....................................................103
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................107
1.Kết luận ...............................................................................................................107
2.Kiến nghị .............................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110
PHỤ LỤC 1…. ........................................................................................................114
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................118
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................123
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................127
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................129
PHỤ LỤC 6 .............................................................................................................131
PHỤ LỤC 7 .............................................................................................................135

PHỤ LỤC 8 .............................................................................................................139
PHỤ LỤC 9 .............................................................................................................145
PHỤ LỤC 10 ...........................................................................................................155
xiii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TT

Ký hiệu, chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

ĐC

Đối chứng

3

GD


Giáo dục

4

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

5

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

6

GV

Giáo viên

7

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

8

HĐGDNGLL


Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

9

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

10

HS

Học sinh

11

KN

Kỹ năng

12

KNS

Kỹ năng sống

13

LLGD


Lực lƣợng giáo dục

14

PHHS

Phụ huynh học sinh

15

TB

Trung bình

16

TH

Tiểu học

17

TN

Thực nghiệm

18

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

19

TPTĐ

Tổng phụ trách Đội

xiv


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1

Số lƣợng đối tƣợng khảo sát thực trạng

46

Bảng 2.2

Đặc điểm mẫu khảo sát của CBQL, GV và TPTĐ

46

Bảng 2.3


Đặc điểm mẫu khảo sát của PHHS

47

Bảng 2.4

Thống kê trình độ chun mơn CBQL và GV tiểu học quận Thủ

48

Đức (Năm học 2016 – 2017)
Bảng 2.5

Kết quả khảo sát nhận thức của các LLGD về sự cần thiết của

51

việc GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.6

Kết quả khảo sát nhận thức về trách nhiệm của các LLGD đối

52

với việc GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.7

Kết quả khảo sát GVCN – TPTĐ về những KNS thƣờng đƣợc

54


chú trọng GD cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.8

Kết quả khảo sát GVCN về sử dụng phƣơng pháp khi thiết kế

56

giáo án GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.9

Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các KNS của HS

58

Bảng 2.10

Kết quả khảo sát mức độ tham gia của các LLGD trong việc

60

GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.11

Kết quả khảo sát mức độ phối hợp của các LLGD trong việc

62

GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 2.12


Kết quả khảo sát GVCN về các hình thức chủ yếu đƣợc sử dụng

63

nhằm GDKNS cho HS lớp 4
Bảng 2.13

Kết quả khảo sát GVCN về các hình thức kiểm tra, đánh giá

66

KNS của HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Bảng 3.1

Kết quả kiểm định khác biệt trung bình trƣớc thực nghiệm giữa

97

nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
Bảng 3.2

Kết quả kiểm định khác biệt trung bình sau thực nghiệm giữa

xv

100


nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm

Bảng 3.3

Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình trƣớc và sau thực

101

nghiệm của nhóm thực nghiệm
Bảng 3.4

Mức độ tham gia, phối hợp của HS và PHHS trƣớc và sau khi 102
có tác động sƣ phạm.

Bảng 3.5

Mức độ tham gia, phối hợp của PHHS trƣớc và sau khi có tác 103
động sƣ phạm.

xvi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 2.1 Nhận thức về trách nhiệm của các LLGD đối với việc GDKNS

53

cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN

Biểu đồ 2.2 Những KNS GVCN – TPTĐ thƣờng đƣợc chú trọng GD cho

55

HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Biểu đồ 2.3 Các phƣơng pháp dạy học GVCN thƣờng sử dụng khi thiết kế

57

giáo án GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Biểu đồ 2.4 Mức độ sử dụng các KNS của HS

59

Biểu đồ 2.5 Mức độ tham gia của các LLGD trong việc GDKNS cho HS

61

lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Biểu đồ 2.6 Mức độ phối hợp của các LLGD trong việc GDKNS cho HS

62

lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN
Biểu đồ 2.7 Các hình thức dạy học GVCN thƣờng sử dụng trong việc
GDKNS cho HS lớp 4 thông qua tổ chức HĐTN

xvii

64



DANH MỤC CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 1.1

Mơ hình học từ trải nghiệm và Kiểu học cúa David Kolb's

13

Hình 1.2

Tổng quan giáo dục và dạy học

30

xviii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới ngày càng tiến bộ nhanh chóng và mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, y tế, khoa học - cơng nghệ, giáo dục - đào
tạo, … Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự tiến bộ đó. Khi nguồn
nhân lực đƣợc xem là yếu tố quyết định sự phát triển, giáo dục trở thành phƣơng
tiện chủ yếu quyết định chất lƣợng nguồn lực này. Nhận thấy điều này, cũng nhƣ

các quốc gia khác, Việt Nam xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là con đƣờng
cơ bản để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, đúng nhƣ lời Chủ tịch
Hồ Chí Minh căn dặn: “Vì lợi ích mƣời năm trồng cây - Vì lợi ích trăm năm trồng
ngƣời.”
Theo luật giáo dục, mục tiêu của giáo dục là “Đào tạo con ngƣời Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung
thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23]. Giáo dục nƣớc ta đang từng bƣớc đổi mới theo 4 trụ
cột giáo dục của thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống: “Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống”. Theo định
hƣớng này, một trong số 5 nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng
trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động là tăng cƣờng
rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Nhƣ vậy, nền giáo dục Việt Nam trong thời
đại mới không thể xem nhẹ giáo dục kĩ năng cơ bản cần thiết nhằm phát triển ngƣời
học một cách toàn diện.
Xã hội đƣơng đại ln tìm ẩn nhiều nguy cơ tác động trực tiếp tới đạo đức,
phẩm chất, nhân cách, lối sống của con ngƣời, trong đó có giới trẻ. Lứa tuổi HS là
lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ƣớc mơ, ham hiểu biết, thích
tìm tịi, thích khám phá. Nhƣng về mặt tâm sinh lí lứa tuổi, các em còn hiểu biết
chƣa sâu về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị kích động, lơi kéo vào con đƣờng

1


xấu, tệ nạn của xã hội. Những năm gần đây đang bùng phát hiện tƣợng HS nghiện
game đánh cắp tiền của cha mẹ, nói dối thầy cơ, khơng ý thức đƣợc việc học tập.
Nhiều trẻ rất thiếu kĩ năng làm việc nhà, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp với
ơng bà, cha mẹ, thầy cơ, khơng có khả năng tự học, khơng phụ giúp cha mẹ đƣợc
việc gì ngồi việc học. Các em bị lúng túng hoặc khơng biết xử lí các tình huống

xảy ra trong cuộc sống, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vƣợt qua khó
khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí. Bạo lực gia tăng, tình trạng mang thai, phạm
pháp, nghiện hút, tự tử, nhiễm HIV… càng có xu hƣớng lan rộng. Một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do lớp trẻ thiếu các KNS. Do đó,
GDKNS trong xã hội hiện đại có vai trị quan trọng, GDKNS sẽ tác động tới hành
vi của con ngƣời và góp phần tạo ra lối sống lành mạnh. Chính vì vậy, giáo dục
trong xã hội đƣơng đại vừa phải hƣớng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề
nghiệp vừa phải giáo dục KNS cho các thành viên trong xã hội để họ có thể thích
ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và có đƣợc cuộc sống lành mạnh.
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi tạo nền tảng cho cuộc đời con ngƣời,
cho sự hình thành và phát triển về trí tuệ, nhân cách, hành vi của mỗi con ngƣời. Do
đó, việc GDKNS cho các em có vai trị rất quan trọng. GDKNS sẽ giúp các em có
đƣợc kiến thức và kĩ năng cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình và cộng đồng; có khả năng ứng phó tích cực trƣớc sức ép cuộc sống
và sự lơi kéo của bạn bè cùng trang lứa; biết ứng xử phù hợp trong các tình huống
của cuộc sống. Nó giúp tăng cƣờng khả năng xã hội của các em, giúp các em sống
an tồn, khỏe mạnh. GDKNS sẽ góp phần tạo ra sự phát triển hài hòa và cân bằng ở
trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của các em trong tƣơng lai.
Nếu thiếu hụt KNS, HS sẽ không thể thực hiện tốt nhiệm vụ đối với bản thân,
gia đình và cộng đồng. HS lứa tuổi Tiểu học, nhất là HS lớp 4, là lớp học đầu tiên
của giai đoạn cuối cấp ( lớp 4 và 5), rất ham tìm tịi, khám phá, song cịn thiếu kinh
nghiệm sống, dễ dàng học theo, bắt chƣớc những thói hƣ, tật xấu. Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, sự bùng nổ thông tin nhƣ vũ bão, các em thƣờng xuyên chịu sự
tác động từ những yếu tố tích cực lẫn tiêu cực. Tiểu học là bậc học nền tảng nên
việc GDKNS cho HS lứa tuổi này trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
2


Chính vì thế, dựa trên mục tiêu chung, mục tiêu của GD Tiểu học là “nhằm giúp HS
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,

trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để HS tiếp tục Trung học cơ sở”
[23]. Nói cách khác, việc giáo dục trong trƣờng phổ thơng ở nƣớc ta, trong đó có
nhà trƣờng TH, khơng thể chỉ đặt nặng việc dạy kiến thức, “dạy chữ” mà còn rất
cần chú trọng đến dạy KNS, “dạy ngƣời”.
Đến nay, nội dung về KNS đã đƣợc giảng dạy ở rất nhiều quốc gia trên thế
giới.Bắt nhịp với xu hƣớng giáo dục của quốc tế, giai đoạn gần đây, giáo dục Việt
Nam chủ trƣơng tăng cƣờng GDKNS cho HS. Từ năm 2010 - 2011, Bộ GD&ĐT đã
chính thức đƣa GDKNS vào các trƣờng phổ thơng bằng cách giáo dục thơng qua
chƣơng trình học và các hoạt động có tiềm năng khác, bao gồm : thơng qua các mơn
học; thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp, thơng qua hoạt động ngoại
khóa, thơng qua hoạt động Đội, Sao Nhi đồng,… Trong đó, hoạt động trải nghiệm
với đặc trƣng là hoạt động giáo dục, dƣới dự hƣớng dẫn và tổ chức của nhà giáo
dục, từng cá nhân HS đƣợc tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau
của đời sống nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội với tƣ cách là chủ thể của hoạt
động, qua đó phát triển năng lực tâm lí xã hội, năng lực thực hiện, phẩm chất nhân
cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân, nên GDKNS thông qua hoạt động
này thƣờng tạo hứng thú ở HS, mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Ở bậc Tiểu học, nội dung GDKNS thông qua tổ chức HĐTN chƣa có chƣơng
trình cụ thể và chƣa sát với từng giai đoạn lứa tuổi, nhất là khối lớp 4. Hƣớng dẫn
thực hiện GDKNS chƣa có những lƣu ý phù hợp đặc điểm HS và điều kiện địa
phƣơng khiến thực tế GDKNS khơng tránh khỏi khó khăn, lúng túng. Tại các
trƣờng Tiểu học quận Thủ Đức, TPHCM, trong những năm gần đây, một số biện
pháp GDKNS còn bị bỏ ngõ. HĐTN còn chƣa đƣợc tổ chức thực hiện nhiều ở hầu
hết các trƣờng.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài “Giáo dục kĩ năng sống thông qua
tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại quận Thủ Đức, Thành phố
Hồ Chí Minh” đƣợc triển khai nghiên cứu, nhƣ là một giải pháp góp phần tăng
hiệu quả GDKNS, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng giáo dục Tiểu học.
3



2. Mục đích nghiên cứu :
Dựa trên cơ sở lí luận và khảo sát thực trạng, nghiên cứu đề xuấtbiện pháp,
nội dung, hình thức tổ chức và quy trình tổ chức HĐTN phù hợp với HS lớp 4 nhằm
GDKNS cho các em.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục KNS cho HS lớp 4 ở TH.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa nội dung giáo dục KNS với hoạt động trải nghiệm.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS lớp 4 lựa chọn đƣợc các
biện pháp, nội dung, hình thức tổ chức và quy trình tổ chức theo hƣớng đƣa HS vào
các tình huống thực thì sẽ hình thành và phát triển đƣợc các KNS cho HS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã xác định, nhiệm vụ nghiên cứu cần
thực hiện gồm các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ cơ sở lí luận về KNS, về HĐTN, về GDKNS cho HS lớp 4 thông
qua tổ chức HĐTN tại trƣờng TH.
- Khảo sát các đối tƣợng CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS, tìm hiểu thực
trạng GDKNS cho HS lớp 4 thơng qua tổ chức HĐTN tại 4 trƣờng TH quận Thủ
Đức : Linh Tây, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Lƣơng Thế Vinh.
- Đề xuất biện pháp tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khoa học và khả thi của nội
dung, quy trình, hình thức tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS đã đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung
- Khảo sát các đối tƣợng CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS về thực trạng
nhận thức, mức độ thực hiện hoạt động, việc thiết kế giáo án; căn cứ để đánh giá
KNS của HS và sự phối hợp của các LLGD trong việc GDKNS cho HS lớp 4 thông

qua tổ chức HĐTN tại 4 trƣờng TH quận Thủ Đức, TP HCM.

4


- Thực nghiệm sƣ phạm quy trình, hình thức tổ chức HĐTN.
6.2 Về địa bàn và thời gian
- Khảo sát các đối tƣợng CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS khối lớp 4 tại 4
trƣờng TH quận Thủ Đức: Linh Tây, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Diệu, Lƣơng Thế
Vinh vào tháng cuối tháng 02/2017.
- Chọn trƣờng TH Linh Tây, quận Thủ Đức, TP HCM là địa bàn thực
nghiệm sƣ phạm từ tháng 03/2017 đến tháng hết tháng 4/2017 (8 tuần).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
7.1.1 Phương pháp phân tích lịch sử - logic: để tổng quan tƣ liệu lịch sử
trong nghiên cứu vấn đề, hệ thống hóa các quan điểm và lí thuyết có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
7.1.2 Phương pháp so sánh: để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, so sánh, chọn
lọc những thành tựu lí luận và kinh nghiệm giáo dục phù hợp với tƣ tƣởng của đề
tài.
7.1.3 Phương pháp khái qt hóa lí luận: để xác định hệ thống khái niệm
và quan điểm, xây dựng khung lí thuyết, đƣờng lối phƣơng pháp luận và thiết kế
điều tra, thiết kế thực nghiệm khoa học.
7.2 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát tổng quát hoạt động của các trƣờng TH quận Thủ Đức, TP HCM
đƣợc chọn khảo sát và TN nhằm phân tích đặc điểm, tình hình môi trƣờng tác động
đến đối tƣợng nghiên cứu.
- Tham gia vào tổ chức HĐTN có GDKNS cho HS lớp 4, qua đó học tập
kinh nghiệm, đồng thời phát hiện những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện hoạt

động này.
- Tham gia vào hoạt động TN, quan sát để ghi nhận mức độ biểu hiện KNS
của HS.

5


7.2.2 Phương pháp điều tra giáo dục
- Chọn ngẫu nhiên đảm bảo yêu cầu điều tra, đạt đƣợc mục đích nghiên
cứu. Từ tổng thể 25 trƣờng TH quận Thủ Đức, TP HCM năm học 2016 - 2017,
chọn ngẫu nhiên 4 trƣờng TH để khảo sát thực trạng và 1 trƣờng TH để TN.
- Điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL, TPTĐ, GVCN và PHHS ở lớp 4
tại 4 trƣờng TH quận Thủ Đức.
- Điều tra sản phẩm hoạt động nhƣ giáo án, kế hoạch tổ chức HĐTN có
GDKNS cho HS lớp 4; sổ ghi chép của GVCN về mức độ biểu hiện KNS của HS.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
- Đặt câu hỏi trực tiếp với CBQL. TPTĐ, GVCN và PHHS lớp 4 tại 4
trƣờng TH quận Thủ Đức nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn khi GDKNS
thơng qua tổ chức HĐTN cho HS, lắng nghe những đề xuất của họ để khắc phục
những khó khăn đó.
- Đặt câu hỏi trực tiếp với GVCN tham gia TN để nắm vững mức độ biểu
hiện KNS của HS và đánh giá tính khả thi, hiệu quả của quy trình, phƣơng pháp,
hình thức tổ chức HĐTN đƣợc đề xuất.
7.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Xin ý kiến CBQL,TPTĐ, GVCN và PHHS lớp 4 về thuận lợi, khó khăn
và phƣơng hƣớng khắc phục khó khăn khi GDKNS thơng qua tổ chức HĐTN cho
HS để làm cơ sở đề xuất quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐTN; xin ý
kiến của họ về tính khả thi của quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐTN.
7.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Thực nghiệm sƣ phạm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của quy trình, phƣơng

pháp, hình thức tổ chức HĐTN đƣợc đề xuất. Tiến hành TN theo trình tự sau:
- Học sinh khối 4: chọn 2 lớp làm nhóm ĐC (82 HS) và 2 lớp làmnhóm TN
(82 HS). Bốn lớp tƣơng đồng nhau về các phƣơng diện cơ bản; kiểm tra đầu vào để
đảm bảo HS ở 4 lớp có mức độ biểu hiện KNS ngang nhau.

6


- Khi tiến hành tác động, ở nhóm ĐC sẽ tổ chức HĐTN nhƣ vẫn thƣờng sử
dụng, ở nhóm TN sẽ áp dụng quy trình, phƣơng pháp, hình thức tổ chức HĐTN
đƣợc đề xuất trong đề tài; đo kết quả biểu hiện KNS của HS ở 4 lớp.
- Phân tích và tổng hợp kết quả thu đƣợc trƣớc và sau TN
7.3 Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học, dùng phần mềm Excel và SPSS
để xử lí số liệu nghiên cứu thu đƣợc từ phiếu thăm dị ý kiến. Các thơng số thống kê
đƣợc quan tâm chủ yếu là số lƣợng phần trăm, điểm trung bình, hạng.
8. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp về mặt lí luận: làm sáng tỏ cơ sở lí luận về KNS, HĐTN và
GDKNS thông qua tổ chức HĐTN cho HS ở trƣờng TH.
- Đóng góp về mặt thực tiễn: tìm hiểu thực trạng GDKNS cho HS lớp 4
thơng qua tổ chức HĐTN tại các trƣờng TH quận Thủ Đức năm học 2016 - 2017; đề
xuất nội dung, quy trình, hình thức tổ chức HĐTN nhằm GDKNS cho HS.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, phần “Kết luận và kiến nghị”, “Danh mục tài
liệu tham khảo”, luận văn gồm có 3 chƣơng :
- Chương 1: Cơ sở lí luận của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 tại các trƣờng tiểu học quận Thủ Đức,
TP.HCM.
- Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho học sinh lớp 4 tại các trƣờng tiểu học quận Thủ Đức,

TP.HCM.
- Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh lớp 4 tại các trƣờng tiểu học quận Thủ Đức, TP.HCM.

7


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM NHẰM GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH LỚP 4 TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH
1.1 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1.1 Những nghiên cứu về KNS và GDKNS
Vào những năm 1960 thuật ngữ KNS đƣợc đƣa ra bởi các nhà tâm lí học
thực hành và xem KNS là một khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát triển
cá nhân. Đến những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ KNS thƣờng xuyên xuất hiện
trong một loạt chƣơng trình giáo dục của Quỹ cứu trợ Nhi đồng Liên hiệp quốcUNICEF. Những nghiên cứu về KNS trong giai đoạn này hƣớng đến thống nhất
quan niệm chung về KNS và đƣa ra danh mục KNS cơ bản cần có. Đó là nền tảng
để các Tổ chức Y tế thế giới - WHO, UNICEF, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và giáo
dục của Liên hiệp quốc - UNESCO cùng nhau xây dựng chƣơng trình GDKNS cho
thanh thiếu niên. Những KNS này đã hỗ trợ đắc lực hơn cho trẻ em và thanh thiếu
niên khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống so với những kĩ năng cơ bản
nhƣ đọc, viết, tính tốn.
Sang thế kỉ XXI, trong diễn đàn thế giới về giáo dục tại Senegal năm 2000,
kế hoạch hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó, có đến 2 mục tiêu yêu cầu
mỗi quốc gia cần đảm bảo cho ngƣời học đƣợc tiếp cận chƣơng trình GDKNS phù
hợp và việc đánh giá chất lƣợng giáo dục phải hàm chứa cả KNS của ngƣời học.

Hay nói cách khác, kĩ năng của ngƣời học là một tiêu chí của chất lƣợng giáo dục.
Điều này đƣa GDKNS cho ngƣời học lên vị trí nhƣ là một nhiệm vụ quan trọng bậc
nhất trong số những nhiệm vụ giáo dục của một quốc gia.
Một trong những dự án trọng yếu nhằm vào nhiều vấn đề khác nhau liên
quan đến KNS là dự án ở 5 nƣớc Đông Nam Á do tổ chức UNESCO tiến hành. Kết

8


quả của dự án phản ánh các nhận thức, quan niệm về KNS mà các nƣớc tham gia dự
đang áp dụng hoặc dự kiến áp dụng. Dự án này chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1
nhằm xác định quan niệm của mỗi quốc gia về KNS. Việt Nam cũng tham gia qua
ấn phẩm “Life skills Mappingain Việt Nam” trong khuôn khổ hợp tác giữa
UNESCO với Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục. Giai đoạn 2 tập trung đƣa
ra những chỉ dẫn đo đạc, đánh giá và xây dựng các cơng cụ kiểm tra [15].
Tính đến nay, thế giới đã có nhiều cơng trình, dự án nghiên cứu về KNS.
Bốn trụ cột về giáo dục mà UNESCO đã đƣa ra trong thời gian gần đây: “Học để
biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống” thực chất
chính là một cách tiếp cận KNS. Từ đó, các quốc gia từng bƣớc nghiên cứu và đƣa
KNS vào chƣơng trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa, chẳng hạn:
- Tại Mỹ Latinh, năm 1996, hội thảo về KNS đƣợc tổ chức tại Costa Rica
nhằm đẩy mạnh giáo dục sức khỏe thông qua GDKNS trong các trƣờng học.
- Tại vùng Caribe, các cơ quan Liên Hiệp Quốc phối hợp với đại học Tây
Ân, Bộ Giáo dục và Bộ Y tế đã đƣa KNS vào các bậc học Mẫu giáo, TH và Trung
học qua giáo dục sức khỏe và cuộc sống gia đình.
- Tại Botswana và Nam Phi, bắt đầu từ năm 1996, đƣợc sự hỗ trợ bởi Trung
tâm Chính sách quốc tế về rƣợu (ICAP), chƣơng trình “Growing Up” (1996 - 1999)
đƣợc ra đời nhằm thực hiện GDKNS cho một số trƣờng TH ở khu vực này.
- Tại khu vực Đông Nam Á, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu GDKNS cũng
đa dạng ở nhiều lứa tuổi HS, mở rộng trong nhiều hoạt động giáo dục, chẳng hạn:

 Ở Thái Lan, năm 1996, GDKNS đƣợc triển khai cùng chƣơng trình ngăn
chặn AIDS. Chƣơng trình đƣợc thực hiện ở cả 3 bậc học phổ thông, chủ yếu thơng
qua các hoạt động ngoại khóa.
 Ở Indonesia, năm 1997, GDKNS đƣợc đƣa ra qua chƣơng trình GDKNS
cho cuộc sống khỏe mạnh, thực hiện trong cấp TH. Nội dung GDKNS bao gồm:
GDKNS cho sống khỏe mạnh; GDKNS cho phòng chống HIV/AIDS.
 Ở Philippin, KNS bắt đầu đƣợc tích hợp giảng dạy vào trong chƣơng trình
giáo dục cơ bản từ năm 2001. Nƣớc này còn triển khai GDKNS trong quân sự, lồng
ghép đƣa KNS cốt lõi vào giảng dạy.
 Ở Lào, năm 1998, nghiên cứu về KNS bắt đầu phát triển với các nội dung
cơ bản nhƣ phòng chống HIV/AIDS; phòng chống ma túy và sử dụng rƣợu, thuốc
9


×